Gợi Ý Mâm Cỗ Ngày Tết Để Cúng Cơm Ở Miền Bắc

Theo phong tục, ngày Tết của người Việt nhất định phải có mâm cỗ với những món ăn đặc trưng khác với ngày thường. Mâm cỗ Tết không chỉ là một mâm cỗ bình thường để cúng mà còn chứa đựng trong đó cả nét đặc trưng văn hóa của cả dân tộc Việt.

Ẩm thực ngày Tết thường mang đậm tính vùng miền. Tùy vào đặc điểm khí hậu, văn hóa của từng miền Bắc-Trung-Nam mà mâm cỗ Tết sẽ có những dấu ấn riêng.

Thịt đông là món ăn quen thuộc không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Bắc. Chỉ có vào vụ đông xuân Bắc Bộ.

Thịt đông có nguyên liệu chủ yếu từ thịt lợn, đa phần là thịt chân giò. Ngoài ra còn có bì lợn (da heo) đi kèm. Vi gia vị gồm mộc nhĩ (nấm mèo) và hạt tiêu. Các nguyên liệu được ninh nhừ, sau đó để nguội.

Đây là món ăn nguội, thịt sẽ có màu hơi hồng với khẩu vị mềm, béo. Cùng hương thơm từ hạt tiêu, ăn kèm với chén cơm nóng. Và dưa muối chua thì còn gì bằng.

Giò chả hay còn gọi là giò lụa, chả lụa được làm từ thịt lợn thăn nạc giã nhuyễn kết hợp với nước mắm ngon. Sau đó gói trong lá chuối và đem đi luộc chín.

Đây là món ăn quen thuộc trong mâm cỗ Tết miền Bắc với hương vị thơm mềm, thanh ngọt. Giữ trọn vẹn hương vị của thịt, cùng độ giòn dai và màu sắc trắng hồng bắt mắt.

Nem rán hay chả giò, chả ram là món ăn truyền thống miền Bắc, thường được dùng trong các dịp quan trọng, đặc biệt là vào dịp Tết.

Món nem rán với lớp vỏ ngoài giòn tan kết hợp với phần nhân bên trong béo ngậy từthịt lợn nạc, thịt cua bể hay tôm nõn, nấm hương, mộc nhĩ cùng một số nguyên liệu khác chắc chắn sẽ làm nức lòng bất kỳ ai.

Nem rán phải ăn kèm với chén nước chấm chanh tỏi cay nồng chén nước chấm chanh tỏi cay nồng đúng cách thì mới có thể làm dậy lên tất cả hương vị mà nó mang lại.

Gà luộc là món ăn quen thuộc, không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Bắc nói riêng và của cả người dân Việt nói chung.

Gà luộc ngày Tết thường sẽ là gà luộc nguyên con để cúng ông bà tổ tiên, sau đó có thể xé nhuyễn hoặc chặt ra để ăn hay làm các món ăn khác.

Theo dân gian, gà luộc để cúng thường là gà trống khỏe mạnh, có mào đỏ tươi, lông mượt, móng khỏe, chân vàng. Khi luộc gà cũng phải buộc để gà có dáng đẹp. Và bôi nước nghệ để gà được vàng đẹp mắt.

Người ta thường sẽ ưu tiên chọn gà vườn để mang lại hương vị thịt được thanh ngọt và có độ chắc vừa đủ. Thịt gà có thể ăn kèm với lá chanh hoặc muối ớt chanh. Để mang lại hương vị thơm ngon nhất.

Mâm cỗ Tết của người Bắc rất chú trọng hình thức, vì thế phải có đủ các món mặn, món xào, món canh. Rau xào không phải là một món ăn đặc trưng dịp Tết. Nhưng lại luôn được người miền Bắc ưu tiên đưa vào mâm cỗ Tết.

Rau xào là món ăn quen thuộc hằng ngày trong mọi bữa cơm. Bạn có thể kết hợp tùy thích các loại rau củ theo sở thích như: giá, măng, cà rốt, nấm hương, cải xanh, đậu phụ, đậu dẹt, súp lơ, cần tây,…

Để món rau xào được đẹp mắt và ngon miệng, bạn nên xào rau trên chảo trũng mỏng với lửa to. Đảo đều tay để rau xanh đẹp mắt. Nên để ý tắt lửa khi rau vừa chín tới và không đậy nắp ngay khi vừa xào rau. Vì sẽ khiến rau bị ngả màu vàng.

Nguyên liệu dùng để nấu món canh này là phần măng lưỡi lợn-măng non vừa nhú, xẻ ra phơi, nó giống hình lưỡi của con lợn, đặc, chắc và nhuyễn không có sợi xơ. Thịt dùng để nấu canh măng lưỡi lợn có thể là cổ, cánh, chân gà, nhưng thích hợp nhất là chiếc chân giò lợn.

Canh măng lưỡi lợn là sự kết hợp hoàn hảo giữa phần măng lưỡi lợn mềm ngọt, bùi bùi. Và vị béo ngọt vừa phải của thịt. Tạo nên một món canh ấm nóng, đậm đà, thanh nhã vào ngày Tết.

Canh miến nấu măng là món canh truyền thống. Và rất được yêu thích trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc.

Món canh là sự kết hợp giữa sự béo bùi của thịt gà, sườn non được hầm vừa chín. Và hương thơm thanh mát, vị bùi ngọt, dai dai của mắn. Sẽ đem đến cho bạn một cảm nhận vô cùng khó quên.

Còn gì bằng khi được thưởng thức một chén canh nóng hổi, nước dùng ngọt béo cùng vị cay cay của ớt trong không khí se lạnh ngày Tết đúng không nào.

Canh bóng thập cẩm là món canh được nấu từ các nguyên liệu như thịt, giò sống, cải xanh, nấm, su hào, đậu Hà Lan,… đặc biệt nhất chính là phần bóng bì. Bóng bì là phần da heo được ngâm mềm và ướp với rượu trắng, gừng, có màu ngả vàng. Chế biến được rất nhiều món ăn.

Không phải là món ăn quá cầu kỳ, canh bóng thập cẩm mang lại hương vị thanh ngọt từ thịt, rau củ. Và vị giòn dai của miếng bóng bì, ăn kèm với chén cơm nóng. Và các món kho thì đúng là không gì sánh bằng.

Món ăn ngày Tết thường nhiều dầu, mỡ, dễ gây cảm giác ngán. Do đó rau nộm là một món ăn kèm không thể thiếu giúp kích thích vị giác ăn uống hơn. Bổ sung rau nộm vào mâm cơm ngày Tết để hội tụ đủ sắc, hương, vị trong ngày đầu năm.

Món nộm rất đa dạng, từ các món nộm chay như nộm dưa leo, rau muống, su hào, hoa chuối,… Cho đến các món nộm mặn như nộm tai lợn xoài xanh, nộm đu đủ tai lợn,…Đều mang đến hương vị thơm ngon khó cưỡng.

Bánh chưng là món ăn truyền thống vào ngày Tết của nước ta. Mang trong mình quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt.

Bánh chưng có hình dạng vuông vức, màu xanh lá cây, tượng trưng cho đất. Thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời. Bắt nguồn từ truyền thuyết về hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6.

Món ăn thể hiện sự kết tinh của đất trời, là sự kết hợp giữa gạo nếp dẻo, đậu xanh ngọt bùi, tiêu cay nhẹ. Và thịt mỡ béo ngậy ăn kèm với dưa hành, củ kiệu. Đã đem đến cho ngày Tết một thứ bánh ngon tròn vị.

Xôi gấc với màu sắc đỏ cam từ trái gấc sẽ mang đến cho năm mới sự may mắn, sung túc, hạnh phúc theo quan niệm dân gian. Bên cạnh đó xôi gấc còn cung cấp nhiều dưỡng chất giúp cải thiện thị lực và duy trì sắc đẹp.

Chính vì vậy, xôi gấc rất được người miền Bắc ưa chuộng chuẩn bị trong mâm cỗ Tết để tiếp đãi bạn bè. Với mong muốn mang lại cho họ sự may mắn. Và niềm vui trong năm mới.

Dưa hành hay hành muối là món ăn kèm ngày Tết được người miền Bắc rất ưa chuộng. Dưa hành là một loại dưa muối dùng nguyên liệu chính là hành củ muối chua theo phương thức lên men.

Món dưa hành ngon đòi hỏi những củ hành phải trắng mịn, nổi vân xanh có độ giòn và vị chua vừa phải. Dưa hành ăn kèm với thịt mỡ, bánh chưng. Không chỉ kích thích vị giác giúp món ăn tròn vị hơn. Mà còn tốt cho hệ tiêu hóa.

Mâm Cơm Ngày Tết Miền Bắc Trung Nam

Miền Bắc với cỗ đầy mâm, nhiều màu sắc; miền Trung đơn giản, chân thành; miền Nam trù phú và phóng khoáng mang lại nét đặc trưng rất riêng cho mâm cơm ngày Tết.

Chị em thường trăn trở khi làm dâu khác miền, bởi khẩu vị khác mà cỗ Tết cũng lạ lẫm. Nghĩ thì thấy khó vậy nhưng cỗ Tết từng miền đều có đặc trưng riêng. Chị em hoàn toàn có thể am tường các món ăn đặc trưng mùa Tết của từng vùng miền mà không quá vất vả.

Ngoài các khu vực đặc trưng như Huế và các tỉnh ảnh hưởng ít nhiều từ văn hóa miền Bắc, cỗ Tết miền Trung thường đơn giản hơn và thể hiện tinh thần tiết kiệm, sẻ chia. Các món ăn trên mâm cơm hay mâm cỗ thường được chia vào chén hoặc dĩa nhỏ vừa phải, nhưng món ăn lại rất đa dạng trong cách ăn.Các món ăn Tết của người miền Trung hay xoay quanh các món cuốn với bánh tráng và rau. Vì vậy bữa ăn ngày Tết rất thường thấy thịt luộc, các loại nem tré, nem lụi, các món kho mặn hoặc món hấp.Và có lẽ không có vùng miền nào có nhiều món để dành ăn lâu đa dạng như miền Trung. Các món này xuất hiện rất nhiều trong bữa ăn ngày Tết. Tiêu biểu phải kể đến là thịt ngâm mắm, nem, tré, dưa món… Ngoài ra, món bánh tét hay bánh chưng miền Trung cũng khác các vùng miền khác. Món bánh này thường được gói chặt hơn, nhân đậu xanh ít để giúp bánh bảo quản được lâu hơn.

Đặc trưng vùng miền cho khu vực miền Nam những sản vật phong phú và ẩm thực rất da dạng. Vốn tính phóng khoáng, mâm cỗ của người miền Nam ít bị gò bó về nghi thức hơn so với các mâm cỗ vùng khác. Món ăn được nhìn thấy nhiều nhất trong mâm cỗ và mâm cơm Tết miền Nam là thịt kho nước dừa. Tùy từng nhà có thể kho chung với trứng luộc, trứng muối, cơm dừa… Bên cạnh chuẩn bị món thịt kho thì các chị em làm dâu miền Nam cũng cần chú ý đến món canh khổ qua dồn thịt. Món canh này vừa giúp cơm Tết đỡ ngán, vừa được tin rằng sẽ giúp mọi khó khăn, đau khổ của năm cũ qua đi.

Những vùng miền khác về món ăn truyền thống ngày Tết là bánh chưng bánh tét, còn bánh của miền Nam lại đa dạng về nhân lẫn cách gói từ nhân đậu xanh pha đậu đen hạt đến nhân chuối, nhân dừa, nhân trứng muối… Bánh tét miền Nam được ăn kèm với dưa món, củ kiệu, tôm khô.Các món ăn của mùa Tết từ vùng miền khác cũng rất thường xuất hiện trong cỗ Tết miền Nam như chả giò, chả lụa, lạp xưởng. Riêng mâm ngũ quả cúng Tết thì rất được chú trọng với các bài trí bắt mắt và được trưng suốt 3 mùng.Sự đa dạng trong món ăn mùa Tết khiến các chị em đôi khi chỉ muốn trở thành “Mẹ siêu nhân” để Tết đỡ vất vả hơn. Đi chợ, nấu ăn và chọn lựa món ăn cho đúng khẩu vị gia đình mình và gia đình chồng luôn yêu cầu nhiều sự tỉ mỉ, nhưng chỉ cần chịu khó tìm hiểu và chăm chút từng món ăn thì chị em hoàn toàn có thể cho cả gia đình hưởng một cái Tết thật ý nghĩa và trọn vẹn.

Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Ở 3 Miền Bắc

Mâm ngũ quả là lễ vật cúng gia tiên không thể thiếu trong ngày tết các gia đình Việt Nam. Một mâm ngũ quả đủ đầy, đẹp mắt không chỉ thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên mà còn tô điểm và làm không khí tết Nguyên đán thêm phần rực rỡ và ấn tượng.

Mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên là lễ vật cực kì quan trọng. Nó thể hiện 5 ước nguyện của người Việt Nam đó là: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh.

Ngũ quả không chỉ thể hiện công sức, thành quả của người nông dân sau một năm dài vất vả, biểu trưng cho sự sung túc, đủ đầy. Mà còn giúp không gian mỗi gia đình thêm rực rỡ khi tết đến xuân về.

Từ xưa đến nay, mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc thường gồm 5 loại quả tượng trưng cho năm yếu tố ngũ hành. Bao gồm: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy. Đây là những yếu tố cấu thành nên vũ trụ đó. Và những trái tượng trưng cho những yếu tố này bao gồm:

Chuối/táo màu xanh

Bưởi (hoặc phật thủ)

Cam/quýt màu vàng

Hồng đỏ hoặc táo tây, ớt màu đỏ

Roi/đào/lê màu trắng

Hồng xiêm/nho/măng cụt/mận tím.

Và có một điều rất đặc biệt đó là người miền Bắc thường chọn số quả lẻ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.

# Cách bài trí mâm ngũ quả trưng dịp tết của người miền Bắc

Cách trình bày trí mâm ngũ quả truyền thống mà hầu như gia đình nào cũng áp dụng đó là xếp nải chuối được đặt ở dưới cùng để đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác bên trên.

Một mâm ngũ quả đẹp phải có đủ màu sắc rực rỡ. Gồm nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng. Hoặc quả phật thủ chín vàng nổi bật. Và xung quanh là những trái chín đỏ. Hoặc xen kẽ những chỗ khuyết là màu quýt vàng, táo xanh hoặc ớt đỏ mọng.

Đối với người miền Bắc thì một mâm ngũ quả trông đẹp mắt sẽ giúp thể hiện mong muốn một năm mới đủ đầy, trọn vẹn và hạnh phúc.

Khác mâm ngũ quả miền Bắc, với đặc điểm nghèo khó, khí hậu khắc nghiệt, ít hoa quả nên người dân nơi đây cũng không quá câu nệ về hình thức trên mâm ngũ quả ngày Tết. Nhà nào có gì thì cúng nấy. Chủ yếu là sự thành tâm kính dâng lên ông bà, tổ tiên.

Do đó, các loại quả trưng tết ở mỗi gia đình miền Trung thường khác nhau. Chỉ giống nhau ở điểm là trái cây cúng đều tươi ngon và được hái tại vườn nhà.

Người miền Trung thường chọn các loại quả để trưng ngày Tết đó là: Thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt,…

Người miền Nam thể hiện mong ước của mình ngay trên mâm ngũ quả ngày Tết. Với mong ước “Cầu sung vừa đủ xài”. Tức một năm mới đủ đầy, sung túc người miền Nam chọn 5 loại quả để trưng đó là: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài.

Ngoài ra, một số gia đình còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà. Hoặc thậm chí là trưng thêm một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.

Không giống miền Bắc hay miền Trung, mâm ngũ quả của người miền Nam thể hiện rõ tính bình dị, dân dã và mộc mạc và cởi mở như chính con người miền Nam vậy.

Khi lựa trái cây thờ cúng dịp tết, người miền Nam cũng kiêng kị một số loại quả. Vì theo phát âm của tên loại quả đó chúng hàm chứa những ý nghĩa không tốt, như:

Chuối: Mang ý nghĩa chúi nhủi, làm ăn không phất lên được.

Lê, táo (bom): Lê lết, đổ bể, dễ thất bại.

Cam, quýt: Quýt làm cam chịu.

# Cách bài trí mâm ngũ quả của người miền Nam

Cách bày trí những trái cây cúng 3 ngày tết của người miền Nam cũng vô cùng đơn giản. Thường thì họ sẽ chọn những trái lớn như đu đủ, dừa, mãng cầu đặt lên mâm trước để lấy chỗ dựa, làm đế mâm trước. Sau đó bày những quả nhỏ hơn lên trên.

Cách sắp xếp mâm ngũ quả của người miền Nam có hình thù giống như một ngọn tháp. Riêng cặp dưa hấu thì được dùng để đặt hai bên sau khi công đoạn sắp xếp đã hoàn thành.

Ý nghĩa của từng loại quả trong mâm ngũ quả

Tùy theo từng vùng miền với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn các loại quả khác nhau để bày biện trên mâm cúng ngày tết.

Lê (hay mật phụ): Ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.

Lựu: Với đặc điểm là nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.

Đào: Thể hiện sự thăng tiến.

Mai: Do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn.

Phật thủ: Có hình dáng giống như bàn tay của Phật, ngụ ý chở che cho con người.

Táo (loại trái to màu đỏ tươi) có nghĩa là phú quý.

Hồng, quýt rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.

Thanh long: Trưng thanh long ngày tết với ngụ ý rồng mây gặp hội.

Bưởi, dưa hấu: Bên ngoài căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn trong năm mới

Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy nắng sương đọng thành quả ngọt và che chở, bảo bọc..

Quả trứng gà: Có hình trái đào tiên – lộc trời.

Dừa: Có âm tương tự như là “vừa,” có nghĩa là năm mới đủ đầy, tiền bạc rủng rỉnh, không thiếu.

Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe.

Đu đủ: Hàm chứa ý nghĩa về sự đầy đủ thịnh vượng.

Xoài: Có âm gần giống với từ “xài”. Nên người dân miền Nam thường trưng ngày tết với mong muốn tiền đủ tiêu xài, không thiếu thốn.

Lưu ý gì khi chọn các loại quả trưng tết?

Để bày trí mâm ngũ quả ngày đẹp và ý nghĩa thì bạn cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch sẽ. Tránh rửa các loại quả vơi nước vì chúng sẽ dễ bị héo và thối hỏng.

Tránh chọn những quả còn non hoặc chưa chín quá. Riêng nải chuối phải là chuối xanh để bệ đỡ mâm quả đủ cứng. Đồng thời có thể bảo ý nghĩa màu sắc theo ngũ hành và không chín trước 3 ngày tết.

Để chọn được nhiều quả đẹp và ngon và trên hết là sạch thì chị em nội trợ nên lấy tại vườn nhà. Nhưng nếu muốn chất lượng tốt nhất thì nên mua ở những địa điểm uy tín. Chỉ nên mua trước tết một vài ngày. Không nên mua quá cận Tết vì giá sẽ rất cao và không còn cơ hội chọn quả đẹp nữa.

Mặc dù mỗi vùng miền mâm ngũ quả sẽ khác nhau nhưng đều mang ý nghĩa nguyện cầu một năm mới hạnh phúc, đủ đầy, viên mãn và tài lộc dồi dào mà người dân Việt Nam gửi gắm.

Cách Làm Mâm Cơm Ngày Tết Ba Miền Bắc

Mâm cơm ngày Tết rất quan trọng và thường được chuẩn bị tỉ mỉ từ những ngày trước Tết. Ngoài ra, mỗi miền trên dọc dải đất chữ S lại có những khác biệt nho nhỏ trong việc chuẩn bị.

Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam

Ở Việt Nam, chúng ta thường ăn Tết cổ truyền rất to. Đây là dịp để con cháu và các thành viên trong gia đình trở về nhà sum họp sau một năm làm việc vất vả. Trong thời gian nghỉ ngơi, thư giãn tại nhà thì chúng ta có chuẩn bị các mâm cơm ngày Tết để thưởng thức, hồi ức lại các kỷ niệm đẹp với gia đình trong những năm qua.

Tết là dịp để gia đình sum họp

Trong văn hoá của người phương Đông, đây là cách thể hiện sự no đủ, hạnh phúc của một gia đình. Vì thế, mâm cơm ngày Tết đã trở nên cực kỳ quan trọng, được chuẩn bị và bày biện tỉ mỉ, cẩn thận. Ngoài để thưởng thức, mâm cỗ ngày Tết còn mang ý nghĩa thể hiện lòng hiếu kính của con cháu đối với tổ tiên, báo với những người đã khuất những chuyện đầy biến động xảy ra trong năm qua.

Đặc trưng của mâm cơm ngày Tết Bắc – Trung – Nam

Mỗi miền sẽ có các món ăn trong mâm cơm ngày Tết riêng với những đặc trưng nhất định. Cụ thể:

Mâm cơm ngày tết miền Bắc

Mâm cơm miền Bắc

Miền Bắc thường xem trọng mâm cao cỗ đầy. Vì thế cách làm mâm cơm ngày tết miền Bắc khá cầu kỳ. Các món ăn trên mâm cơm thường đa dạng, tốn thời gian chế biến. Thông thường, một mâm cơm ngày tết tại miền bắc sẽ có các món như: canh mọc, gà luộc, miến xào, bánh chưng, hành muối, giò thủ, chả lụa, bánh dày, canh măng, thịt kho,…

Những món ăn này sẽ được bày và trang trí đẹp mắt vào bát hoặc đĩa. Thông thường thì trên mâm sẽ có khoảng 6 – 8 món tất cả.

Mâm cơm ngày tết miền Trung

Mâm cơm miền Trung

Miền trung cũng có mâm cơm ngày Tết khá đặc trưng với các món ăn vùng miền. Cụ thể mâm cơm Tết của người miền trung từ Huế đổ vào sẽ có các món cuốn, bánh tráng và rau. Những món ăn được chia ra và bày vào các đĩa nhỏ riêng.

Các món cuốn sẽ có thịt lợn, giò, nem lụi,…chấm với nước mắm chua ngọt vừa miệng ăn kèm dưa món. Ngoài các món cuốn thì miền Trung còn nổi tiếng với các món kho hoặc hấp khá ngon miệng. Ngoài ra, món bánh tét hay bánh chưng miền Trung cũng khác các vùng miền khác. Món bánh này thường được gói chặt hơn, nhân đậu xanh ít để giúp bánh bảo quản được lâu hơn.

Mâm cơm ngày tết miền Nam

Mâm cơm miền Nam

Trong mâm cơm Tết của người miền Nam, các món ăn đặc sản cũng rất đa dạng. Mâm cơm Tết của người miền Nam không quá cầu kỳ và đặt nặng hình thức, hương vị như mâm cơm miền Bắc. Tuỳ từng gia đình họ có thể nghiên cứu triển khai nấu các món như: cơm dừa, trứng muối, trứng kho thịt, thịt kho dừa, canh khổ qua, giò lụa, củ kiệu muối,…và không thể thiếu là bánh tét – đặc sản của Tết miền Nam.

Bánh tét miền Nam đa dạng về nhân lẫn cách gói từ nhân đậu xanh pha đậu đen hạt đến nhân chuối, nhân dừa, nhân trứng muối… Bánh được ăn kèm với dưa món, củ kiệu, tôm khô để giảm cảm giác ngán và tăng cảm giác ngon miệng cho người ăn.

Cách làm mâm cơm ngày Tết

Nếu bạn muốn làm mâm cơm ngày Tết phù hợp nhất ở cả ba miền, trông ngon và đẹp mắt thì nên tham khảo cách làm mâm cơm ngày Tết. Cụ thể:

Trước khi làm mâm cơm ngày Tết

Trước khi làm mâm cơm ngày Tết, bạn nên lên kế hoạch chuẩn bị các món chính sẽ xuất hiện trên mâm cơm. Việc lên kế hoạch giúp bạn đi chợ chuẩn bị được đầy đủ các nguyên liệu hơn. Hầu hết các loại đồ để nấu mâm cơm ngày Tết đều được bán ở chợ, mách bạn nên mua đồ ăn cho ngày Tết tính toán sao cho đủ cả mấy ngày, có thể bảo quản ở tủ lạnh, bởi trong những ngày đầu năm thì một số nơi chợ không có mở cửa.

Trong quá trình chế biến

Trong quá trình chế biến các món ăn cần đọc kỹ hướng dẫn nấu để thao tác nhanh gọn, chuẩn, mang đầy đủ hương vị đặc trưng riêng của vùng miền đó. Nên nấu các món song song với nhau, món nào nấu lâu thì nấu trước. Những món xào nấu sau cùng để giữ được hương vị tươi ngon nhất có thể.

Các món ăn ngon cần phải có cách bày biện đẹp mắt và hoàn hảo. Điểm này giúp tăng giá trị món ăn, giá trị mâm cỗ. Hãy bày trí mâm cơm ngày Tết sao cho đẹp mắt nhất có thể. Mách bạn lên lên Internet và học hỏi cách trang trí từ các chuyên gia, có rất nhiều cách trang trí món ăn rất độc đáo và lạ mắt.

Mâm Cơm Ngày Tết 3 Miền Bắc Trung Nam

Chị em thường trăn trở khi làm dâu khác miền, bởi khẩu vị khác mà cỗ Tết cũng lạ lẫm. Nghĩ thì thấy khó vậy nhưng cỗ Tết từng miền đều có đặc trưng riêng. Chị em hoàn toàn có thể am tường các món ăn đặc trưng mùa Tết của từng vùng miền mà không quá vất vả.

Miền Bắc – cỗ đầy mâm, món đầy màu sắc

Sự sinh động và giàu màu sắc trên mâm cỗ được tin là sẽ mang lại tài lộc cho gia chủ. Vì vậy mà mâm cỗ miền Bắc có rất nhiều món với các nguyên liệu đa dạng.

Với món nước thường gặp nhất là canh bóng lợn và nấm. Các món khác cũng hay gặp là canh mọc với nấm, miến gà hoặc canh giò nấu măng. Còn món khô gồm có các loại giò chả là đặc trưng riêng biệt nhất của mâm cỗ miền Bắc. Các loại hay gặp trong mâm cỗ có giò thủ, chả lụa. Giò chả trên mâm thường được cắt khoanh dày, miếng chia 8 đều nhau. Đúng lệ sẽ có 4 đĩa bày dàn đều trên mâm cỗ để mâm nhìn đầy đặn hơn thay lời ước muốn năm mới sung túc đủ đầy.

Bánh chưng là món bắt buộc phải có. Bánh cũng được cắt chia 8 đều đặn và dọn lên mâm kèm dưa hành hoặc dưa muối chua. Bánh chưng đúng chuẩn cần có màu xanh tươi hấp dẫn và hình dáng sắc đều đặn. Ngoài ra, thịt đông cũng thường xuất hiện trên mâm cỗ ngày Tết và được làm nhiều để dành ăn suốt Tết. Tuy nhiên, nếu gia đình ở vùng nóng thì không nên bày cỗ cúng với thịt đông vì thịt sẽ bị mềm và hư nhanh khi ở nhiệt độ phòng quá lâu.

Miền Trung – giản đơn, chân thành

Ngoài các khu vực đặc trưng như Huế và các tỉnh ảnh hưởng ít nhiều từ văn hóa miền Bắc, cỗ Tết miền Trung thường đơn giản hơn và thể hiện tinh thần tiết kiệm, sẻ chia. Các món ăn trên mâm cơm hay mâm cỗ thường được chia vào chén hoặc dĩa nhỏ vừa phải, nhưng món ăn lại rất đa dạng trong cách ăn.

Các món ăn Tết của người miền Trung hay xoay quanh các món cuốn với bánh tráng và rau. Vì vậy bữa ăn ngày Tết rất thường thấy thịt luộc, các loại nem tré, nem lụi, các món kho mặn hoặc món hấp.

Và có lẽ không có vùng miền nào có nhiều món để dành ăn lâu đa dạng như miền Trung. Các món này xuất hiện rất nhiều trong bữa ăn ngày Tết. Tiêu biểu phải kể đến là thịt ngâm mắm, nem, tré, dưa món… Ngoài ra, món bánh tét hay bánh chưng miền Trung cũng khác các vùng miền khác. Món bánh này thường được gói chặt hơn, nhân đậu xanh ít để giúp bánh bảo quản được lâu hơn.

Miền Nam – trù phú và phóng khoáng

Đặc trưng vùng miền cho khu vực miền Nam những sản vật phong phú và ẩm thực rất da dạng. Vốn tính phóng khoáng, mâm cỗ của người miền Nam ít bị gò bó về nghi thức hơn so với các mâm cỗ vùng khác. Món ăn được nhìn thấy nhiều nhất trong mâm cỗ và mâm cơm Tết miền Nam là thịt kho nước dừa. Tùy từng nhà có thể kho chung với trứng luộc, trứng muối, cơm dừa… Bên cạnh chuẩn bị món thịt kho thì các chị em làm dâu miền Nam cũng cần chú ý đến món canh khổ qua dồn thịt. Món canh này vừa giúp cơm Tết đỡ ngán, vừa được tin rằng sẽ giúp mọi khó khăn, đau khổ của năm cũ qua đi.

Những vùng miền khác về món ăn truyền thống ngày Tết là bánh chưng bánh tét, còn bánh của miền Nam lại đa dạng về nhân lẫn cách gói từ nhân đậu xanh pha đậu đen hạt đến nhân chuối, nhân dừa, nhân trứng muối… Bánh tét miền Nam được ăn kèm với dưa món, củ kiệu, tôm khô.

Các món ăn của mùa Tết từ vùng miền khác cũng rất thường xuất hiện trong cỗ Tết miền Nam như chả giò, chả lụa, lạp xưởng. Riêng mâm ngũ quả cúng Tết thì rất được chú trọng với các bài trí bắt mắt và được trưng suốt 3 mùng.

Sự đa dạng trong món ăn mùa Tết khiến các chị em đôi khi chỉ muốn trở thành “Mẹ siêu nhân” để Tết đỡ vất vả hơn. Đi chợ, nấu ăn và chọn lựa món ăn cho đúng khẩu vị gia đình mình và gia đình chồng luôn yêu cầu nhiều sự tỉ mỉ, nhưng chỉ cần chịu khó tìm hiểu và chăm chút từng món ăn thì chị em hoàn toàn có thể cho cả gia đình hưởng một cái Tết thật ý nghĩa và trọn vẹn.

Mai Thương