Mâm Cơm Cúng Thổ Công / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Mâm Cúng Động Thổ Khởi Công Công Trình Xây Nhà

Ngày nay dịch vụ phục vụ đồ cúng tại nhà đã khá quen thuộc. Với quý khách tại TP HCM cũng như Biên Hòa, Bình Dương, Long An… Với nhu cầu cung cấp đầy đủ trọn gói Mâm cúng khởi công, sửa chửa, mở móng, cất nóc. Cũng như mâm cúng, thôi nôi, khai trương, cúng thần tài… Dịch vụ đồ cúng chúng tôi ra đời mang lại sự tiện lợi và cần thiết đến với mọi người.

1. Ý NGHĨA CÚNG ĐỘNG THỔ – KHỞI CÔNG, CẤT NÓC.

Người Việt Nam theo tín ngưỡng dân gian tin rằng:. Nơi ở cũng như nơi công xưởng, cửa hàng làm ăn buôn bán đều có công thần địa thổ coi giữ. Vì thế, những khi có việc động chạm đến đất đai nhà cửa, công xưởng, cửa hàng, cửa hiệu, … Như đào móng làm nhà, sửa sang nhà mới, cơi nới nhà ở, … Tức là động đến công thần thổ địa, long mạch tại khu vực đó. Cho nên cần phải có lễ vật dâng cúng xin phép và cầu khẩn các vị thần này. Trước là cáo lễ, sau là cầu các vị gia cát phù trì cho mọi điều được may mắn.

Sau khi gia chủ (chủ nhà hay chủ đầu tư) cúng xong. Thì đơn vị thi công cũng vào thắp nhang cúng và khấn giống như bên trên nhưng nhớ là. “Ngoài việc khấn cùng thần hoàng, thổ địa thì khấn thêm tổ nghề (Lỗ Ban) và cầu mong mọi việc tiến hành suôn sẻ thuận lợi”.

Sau khi tàn nhang thì gia chủ đổ các chén nước cúng, rượu cúng ra công trình, đốt giấy tiền vàng mã và rãi bánh, kẹo, gạo, muối ra công trình, cắm hoa cúng xuống công trình. Sau đó, chính tay gia chủ đặt viên gạch đầu tiên để khởi công xây dựng. Và viên gạch ấy phải đúng vị trí và không thay đổi di chuyển trong quá trình thi công.

2. LƯU Ý LỄ CÚNG ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY NHÀ:

Gia chủ chuẩn bị quần áo chỉnh tề, thắp đèn nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay vào mâm lễ tiến hành khấn. Sau khi cúng xong, khi nhang đã gần tàn gia chủ mới tiến hành hoá tiền vàng, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo và tự tay cuốc mấy nhát vào chỗ định đào móng. Sau đó tốp thợ đào móng có thể tiến hành công việc của mình. Riêng 3 hũ muối – gạo – nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi làm lễ nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân. (Nhớ mỗi kỳ đổ mái – đổ thêm tầng đều phải sắm lễ cúng vái).

Nếu mượn tuổi làm nhà: trước đó phải làm giấy tờ bán tượng trưng khu đất đó cho người mượn tuổi lấy 99.000 đồng có làm giấy tờ (chủ nhà giữ).

Khi động thổ: người được mượn tuổi thay gia chủ khấn vái và làm lễ động thổ như trên. Lúc này gia chủ phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên, sau khi lế động thổ được hoàn tất xong mới được trở về.

Các kỳ đổ mái tầng 1, tầng 2… và tầng cuối cùng, người mượn tuổi vẫn tiếp tục dâng hương, khấn lễ, gia chủ vẫn phải lánh mặt lúc làm lễ.

Khi nhập trạch: người mượn tuổi phải làm mọi thủ tục dâng hương, khấn thành lời bàn giao nhà cho gia chủ. Gia chủ làm giấy tờ mua lại nhà với giá 100.000 đồng và khấn cầu, lễ theo phần nhập trạch.

3. Lễ cúng động thổ- khởi công xây nhà gồm những gì?

Đối với lễ cúng để việc thi công xây nhà diễn ra thuận lợi và thể hiện ý nghĩa tâm linh đúng theo văn hóa người Việt thì trong nghi lễ động thổ có 2 phần chính là bài cúng văn khấn động thổ và lễ vật cúng cụ thể là mâm cúng.

Bài cúng văn khấn động thổ

Mâm cúng động thổ xây nhà hay các công phải được chuẩn bị chu đáo vừa thể hiện mang tính kính trọng giá trị tâm linh với người thổ địa cai quản, vừa mang lại cảm giác yên tâm hơn trong quá trình thi công và sử dụng sẽ bao gồm đầy đủ những. Mâm cúng cho lễ cúng động thổ của Đồ Cúng Việt cung cấp bao gồm đầy đủ như sau:

Khi chuẩn bị đầy đủ và bài cúng văn khấn lễ động thổ và chọn ngày lành tháng tốt. Thì các gia chủ tiến hành cúng, mà cách cúng như thế nào, làm sao cho đúng cách. Thể hiện sự tôn nghiêm của tâm linh, thể hiện lòng thành kính của các vị thánh thần, không hẳn ai cũng biết. Đồ Cúng Việt xin chia sẻ thêm cách cúng chuẩn theo nghi lễ thể hiện lòng thành của gia chủ cúng.

4.Cách cúng động thổ xây nhà công trình

Trong lễ cúng động thổ khởi công thì có 2 chủ thể quan trọng. Là gia chủ và đơn vị trực tiếp thi công. Chủ thể nào cũng quan trọng cho nên không thể so sánh. Và bỏ qua 2 chủ thể này khi tiến hành xây dựng. Mỗi chủ thể lại có những cách cúng khác nhau cho giai đoạn của công trình

Bày biện lễ vật lên một chiếc bàn nhỏ để giữa khu đất được thi công, chọn chỗ đất cao ráo, đẹp nhất.

Đốt hai cây đèn và thắp 07 cây nhang với nam và 09 cây nhanh với nữ.

Cắm 3 cây nhang trên mâm cúng, 3 cây dưới đất và 1cây (hoặc 3 cây với nữ)

Trang phục của chủ nhà chỉnh tềm thắp đèn nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay vào mâm lễ rồi khấn.

Đọc trong nội dung văn khấn động thổ xây nhà để xin làm nhà trên mảnh đất.

Sau khi cúng xong, hương gần tàn, gia chủ hóa tiền vàng, đồ hàng mã. Tiếp theo là rải muối gạo rồi tự tay cuốc những phát đầu tiên hoặc đặt viên gạch đầu tiên vào chỗ đào móng để trình với thần Thổ Địa xin được động thổ. Ngay sau đó tốp thợ đào móng có thể thi công.

Riêng 3 hũ muối – gạo – nước thì cất đi để sau này khi nhập trạch thì để ở. Sau này khi đã nhập trạch thì gia chủ đem để nơi Bếp, nơi trang trọng để thờ cúng Táo Quân.

Cắm hoa cúng tại vị trí ở công trình chứ không mang về nhà.

Nếu làm nhà nhiều tầng, mỗi lần đổ mái – lên tầng đều phải sắm lễ cúng vái.

Sau khi gia chủ cúng xong, đơn vị thi công vào thắp nhanh cúng và khấn giống như bên trên.

Lưu ý: Ngoài việc khấn thổ công thần đất thì khấn thêm tổ nghề để mọi việc tiến hành suôn sẻ.

Đối người mượn tuổi làm nhà

Cũng chuẩn bị đầy đủ lễ vật và các bước như trên. Nhưng trước đó phải làm giấy tờ bán tượng trưng khu đất đó cho người mượn tuổi lấy 100.000 đồng có làm giấy tờ (chủ nhà giữ).

Lưu ý: Khi cúng động thổ, người chủ đất phải lánh khỏi nơi làm nhà từ 50 m trở lên, sau khi hoàn tất việc động thổ mới trở về. Xây dựng nhà cao tầng, đổ mái lên tầng vẫn tiếp tục mượn người đó dâng hương, khấn lễ và gia chủ vẫn phải tạm tránh lúc làm lễ.

Đặc biệt khi nhập trạch, người mượn tuổi làm mọi thủ tục dâng hương, khấn thành lời bàn giao lại cho gia chủ. Lúc này chủ nhà làm giấy tờ mua lại với giá 100.000 đồng và khấn, lễ theo phần nhập trạch.

5.Nên mua lễ cúng động thổ xây nhà ở đâu cho chuẩn bộ.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dịch vụ cung cấp đồ cúng mâm cúng động thổ xây nhà mới. Mà bạn vẫn còn băn khoăn lo lắng không biết nên chọn đơn vị cung cấp nào chất lượng. Với giá cả và số tiền mình bỏ ra cho đúng, và đặc biệt hơn là phải chuẩn nghi lễ tâm linh đầy đủ các lễ vật. Thể hiện lòng thành kính với thánh thần để công việc diễn ra tốt đẹp.

Với những điều kiện như trên Đồ Cúng Việt với trách nhiệm và sự am hiểu nghiên cứu. Và tham khảo các nhà phong thủy học các nhà văn hóa. Để cung cấp cho thị trường những mâm cúng chuẩn, mâm cúng động thổ, khai trường, thôi nôi đầy tháng,… với phương châm.

Đồ cúng đảm bảo chuẩn theo tâm linh nghi lễ văn hóa truyền thống người Việt

Đồ cúng đảm bảo chất lượng sạch an toàn vệ sinh thực phẩm

Mức giá phù hợp với túi tiền người tiêu dung vì có các gói đồ cúng khác nhau

Khách đã sử dụng thì luôn quay lại với Đồ Cúng Việt

Vậy thì bạn còn chần chờ gì nữa khi làm lễ thi công khởi công công trình mà thiếu Đồ Cúng Việt

Liên hệ ngay để được tư vấn và phục vụ tốt nhất

Đài truyền hình HTV nói về chúng tôi

Thổ Công Là Gì? Cách Thức Thờ Cúng Thổ Công?

Trong chúng ta, hầu hết mọi người có lẽ ai cũng biết “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Tuy chưa tận mắt chứng kiến hoặc gặp gỡ các vị ấy nhưng từ xa xưa ông cha ta mỗi khi động thổ, khởi công, xây nhà, làm lễ hoặc chuyện cúng bái điều không quên việc xin phép chư vị thổ công trong vùng.

Việc thờ cúng Thổ Công & Tài Thần trong mỗi cửa hàng, gia đình có lẽ khá phổ biến ở VN trên khắp mọi vùng miền. Ấy thế mà lai lịch và thân thế của chư vị Thổ Công cũng như những công đức mà chư vị ấy cống hiến cho chúng sanh thì ít khi nghe nhắc đến, phần vì chúng sanh còn không biết hoặc vì theo chủ nghĩa tôn thờ của cải nên xem trọng Thần Tài hơn hết!

Để giúp mọi người hiểu thêm về vị Thổ Công Tinh Quân tôi sẽ trích đăng lại một vài cuộc đối thoại giữa một nhà sư và một vị Thổ Công, hy vọng mọi người có thêm kiến thức để nhận biết được những việc gì nên làm!

Vì đâu ông trở thành Thổ Địa? (vị đạo sư vấn).

Chuyện kể ra thì rất dài: Ngày xưa tôi từng làm quan cai quản vùng này, sau khi mạng chung vì phúc đức lớn nên được Diêm Vương cho tôi chọn lựa:

1 là luân hồi làm quan cao ở vùng khác hưởng cuộc sống phú qúy, giàu sang

Hai là làm thần Thổ Công tiếp tục cai quản vùng này vì vị thần Thổ Công vùng này trước kia đã chuyển lên làm Thần Hoàng nên vị trí còn khuyết.

Vậy là ông đã chọn làm Thổ Công? (vị đạo sư vấn)

– Phải!

Vậy ông cũng có gia đình chứ? (vị đạo sư vấn)?

– Trước kia khi tôi còn tại dương thế tôi có 1 vợ 2 thiếp và 1 đứa con trai, tuy nhiên khi tôi mạng chung thì không còn gặp lại họ nữa!

Vậy khi họ mạng chung ông lại là Thổ Công trong vùng này ông không biết chuyện đó sao (vị đạo sư hỏi)

– Thật ra thì tôi có biết! Nhưng mỗi người một nghiệp khác nhau khi dương thọ đã hết thì các Quỷ Sai đến chỉ thông báo cho tôi biết trước 3 ngày rồi 3 ngày sau đến bắt họ mang đi còn đi đâu thì tôi không được biết đến.

Cho nên mới nói dù là vợ con cha mẹ, thân quyến tình thâm sâu đâm nhưng khi mạng chung thì mỗi người mỗi một nẻo trong lục đạo luân hồi làm sao có thể tìm lại được nhau!? Trừ khi tất cả cùng đồng viên mãn từ cõi trời trở lên mới có được thần thức cũ trước khi dương mạng nhân gian chấm dứt chứ còn luân hồi trong 5 nẻo còn lại thì u mê làm sao mà nhớ được.

CÔNG VIỆC CỦA THỔ CÔNG LÀ GÌ?

Vậy công việc của ông là gì? (vị đạo sư vấn)

– Xưa kia dân cư thưa thớt nên tôi cai quản một vùng từ Tây giáp Núi Cấm, phía Đông ra đến Biển, Phía Nam đến tận vùng U Minh, Phía Bắc đến núi Bà Đen. Dần dần dân chúng đông lên nên công việc này được đệ trình lên Ngọc Đế đã sắc phong thêm một số vị Thổ Công mới để phân vùng lại.

Bên dưới tôi còn có 2 phụ thần, đó là

Hữu thần (chuyên ghi nhận các công đức)

Tả thần (chuyên ghi nhận các việc ác nghiệp của bất cứ ai trong vùng).

Trước khi họ mạng chung 3 hôm có Qủy Sai đến để xác nhận lại một lần nữa công tội việc này. Hàng năm sẽ đệ trình xuống Âm Ty xin gia hạn hoặc giảm niêm với những người gieo ác nghiệp hay thiện nghiệp khác nhau. nói chung công việc thì nhiều lắm.

Ông có xuất gia không?!(Vị đạo sư vấn)

– Cái đó còn tùy từng người như tôi đây thì có mà chư vị khác thì không!

Vậy ông thọ nhận chay hay mặn?!

– Tôi thọ nhận các món chay và hoa quả do nhân gian cúng dường (chỉ thọ nhận các gia chủ có công đức và hiền thánh còn ác nghiệp sanh tà khí tôi không đến đó nhận được, sẽ làm ảnh hưởng đến thân đạo!).

Tại sao khi thờ cúng ông bà hoặc làm việc gì động đến đất đai điều phải xin ngài? Nếu không xin thì có làm sao không? (Vị đạo sư vấn),

– Thật ra việc người sống khấn xin là một việc làm tốt đẹp.

Bở vì sau khi họ khấn xin như thế thì tôi sẽ có một đạo văn để cho chư vị âm binh và tả hữu thần không khiển trách hoặc nhầm lẫn họ là oan vong vào phá phách để bị bắt đem đi, tra hỏi, xét xử rất mất thời gian.

Cho nên khi tìm mồ mả ông bà hoặc cúng giỗ, gọi vong …v … v thì nên báo để có đạo văn này là thuận tiện nhất.

THỔ CÔNG CÓ NGĂN CẢN, ĐUỔI VONG LẠ VÀO NHÀ KHÔNG?

Vậy ngài có coi việc quản các vong oan trên vùng cai quản của mình không!?

Nếu có tại sao lại có việc các oan vong nhập vào người hoặc hiện trò trêu ghẹo phá phách người còn sống thế!? (vị đạo sư vấn),

– Thật sự thì là có nhưng tôi không phải là phán quan hay quỷ sai, cho nên khi phát hiện có oan vong trong vùng của mình thì tôi có đạo văn gửi về âm ty, để dưới đó cho quỷ sai lên bắt mang về xét hỏi mà thôi. Còn việc có các vong ám người còn sống, việc này là do oán cừu nhiều đời còn sót lại:

Có khi việc đó được phép của Âm Ty để thi hành luật nhân quả tuần hoàn các vong đó làm cho kẻ ác bị suy đồi, bệnh tật

Cũng có khi do các oan vong mới chết nên chưa phát hiện được hoặc len lõi trốn tránh các quỷ sai cho nên dựa hơi dương khí để tránh bị phát hiện (vì các quỷ sai chỉ phát hiện những nơi có âm khí mạnh hơn – nghĩa là tìm đến các vong linh mà thôi!).

Hơn nữa khi nhận lệnh thì nhóm quỷ sai chỉ có thời gian từ 1-3 canh giờ để tìm và bắt cho kỳ được các oan vong, nếu sau thời gian ấy thì quỷ sai không thể ở lại nơi dương thế được cho nên nếu các vong đó tìm cách trốn chạy trong khoảng thời gian này thì khó lòng mà phát hiện ra.

BÀN THỜ THỔ CÔNG GỒM NHỮNG GÌ?

Ông có được thăng quan không!? ai cai quản ông!?

– Có! Nếu làm tốt chức phận thì đều được thăng quan, trên tôi là Thần Hoàng.

Nhân gian thường nói ông thích ăn “Chuối” nên khi họ cúng thổ địa thì thường cúng nải chuối, ở các quán ăn hay quán nước người ta còn cúng cả thuốc hút vậy ông có thích ăn chuối và hút thuốc lá không? (vị đạo sư vấn),

– Tất cả các món hương hoa quả của bá tánh cúng tôi thường rất ít khi nhận lấy mà do hai vị Tả Hữu thần đến nhận. Có khi mang về phân phát lại cho chư vị âm binh, có khi phát lại cho cô hồn bá tánh.

Nếu là kẻ ác nhân cúng điếu thì Tả Thần đến nhận, rồi bố thí lại cho bá tánh cô hồn vất vưởng lang thang để tích chút công đức cho kẻ đó.

Còn là người hiền nhân thì Hữu thần đến nhận mang về phân phát lại cho âm binh và tôi cũng có nhận để được hưởng thêm phần phúc đức của người đó.

Vì xưa kia nhân gian còn nghèo khó, các loại hoa quả thực phẩm còn thiếu thốn, khó khăn hơn nữa vùng này thường có nhiều chuối cho nên tôi có hiển linh nói rằng mình cần cúng nải chuối! Thực ra đó là cho dễ bề phân phát cho mọi người, hơn nữa cũng đỡ phần tốn kém cho bá tánh nhân gian, vì chuối có khắp mọi nơi lại thuộc loại rẻ tiền nhất lúc ấy cho nên nhân gian chúng sanh truyền nhau tích ấy.

Còn chuyện cúng thuốc hút thì thật sự tôi không có nhận! Chư vị Tả Hữu thần cũng không nhận, chỉ có âm binh có khi có người từng sống có hút thuốc nên đến nhận mà thôi.

NĂNG LỰC THẦN THÔNG CỦA THỔ CÔNG, THỔ ĐỊA

Làm thần như ông đây thì có thần thông chứ phải không? (vị đạo sư vấn).

– Phải!

Vậy thần thông của ông từ đâu có được? Là do Ngọc Đế ban cho hay do chính ông tu tập mà có được?!

– Một phần là do công hạnh lúc còn sống mà có được, một phần lại do tu tập, lại một phần là do Ngọc Đế ban cho.

Ông có thể nói rõ hơn việc này không?

Trả lời:

Phần do công hạnh lúc còn sống đó là phần thần thông có thể cảm thấu những suy tính của kẻ ác nhân, những buồn lo của người thiện phước, đó là do lúc còn sống biết phân biệt thị phi, đúng sai, làm quan biết vì lợi ích của quốc gia, bá tánh.

Phần do tu tập là các năng lực biến thân, hiển linh, nhập thân, hay hóa thân đi về nơi chốn khác nhau.

Phần do Ngọc Đế ban cho từng chức vị khi nhận sắc phong đó là năng lực để ban ra chỉ dụ hoặc án văn đệ trình gửi đến các nơi như Âm Ty, hay Thiên Đình … Hoặc có thể ban phước cho người hiền, tạo ngang trái cho kẻ ác… ất cả những năng lực này sẽ mất đi nếu bị tước quan, còn các năng lực do công hạnh và tu tập thì vẫn còn lại.

Vậy có phải các vị Thổ Công điều có thần thông như nhau không?

– Về mặt thần lực do Ngọc Đế ban cho theo sắc ấn được thụ phong thì là như nhau, nhưng năng lực do công hạnh và tu tập khác nhau nên có sự khác nhau.

Có những người có những thần thông lớn hơn do lúc còn tại thế dù làm người thiện nhân, tu tập các phước lành lại quy y tam bảo nên có thêm kim cang pháp hộ lại có thêm sắc vàng trên đầu. Những vị này tuy chỉ là Thổ Công nhưng ngay cả ma quỷ, chư thần ở Thiên Giới cũng điều biết đến, Còn như tôi đây thì ít được biết đến cho nên tôi mới quy y đây thôi!

CÁCH THỨC THỜ CÚNG THỔ CÔNG?

Việc nhân gian vẫn thường thờ phụng chung giữa ông và Tài Thần, liệu giữa ông và Tài Thần có mối quan hệ nào chăng hay chỉ do nhân gian tiện bề nên đặt chung như thế? (vị đạo sư vấn).

– Việc bá tánh thờ phụng chung giữa tôi và Tài Thần thì nguyên nhân đầu tiên chỉ là do hạn chế lại các trang thờ, hơn nữa tôi chủ về Phúc Đức, Tài Thần lại chủ về Tài Bảo nên thờ cùng thì họ nghĩ rằng có Tài Bảo có Phúc Đức thì còn gì bằng. Chứ giữa tôi và Tài Thần chẳng có mối quan hệ gì, người nào việc ấy thậm chí hiếm khi gặp nhau nữa.

Tại sao bàn thờ của thổ công và Tài Thần lại hay cúng tỏi? (Vị đạo sư vấn).

– Việc đặt tỏi trên bàn thờ cũng có một nguyên do, nhưng đó chỉ là hi hữu nhưng nhân gian lại làm thành thông lệ mà thôi!

Ngày trước do có một tên đạo sĩ, biết chút tà thuật, làm điều gian ác, vì sợ tôi biết được cản ngăn nên hắn dùng thuật ám tà khí cho hầu hết các gia đình (vì thần thì ít khi viếng nơi có tà khí sẽ ảnh hưởng đến thần khí, chỉ trừ các vị Hắc Thần thì không sao.) Tôi đã báo mộng cho một lão ông trong làng nên để tỏi trên bàn thờ tôi sẽ xua được hắc khí thì tôi sẽ biết được hắn làm gì và sẽ giúp đỡ cho mọi người kịp lúc. Từ đó nhân gian truyền nhau về việc cúng tỏi trên bàn thờ chứ chẳng có lý do gì khác.

Ông có thường cư ngụ trong các am thờ? hay ở nơi nào khác?!

– Thật ra tôi không có cư ngụ trong các am thờ của bá tánh! Nhưng gia đình nào có am thờ thì linh tánh của tôi sẽ tốt hơn (do có sự giao cảm của người nhân gian với thần tánh). Vì vậy khi có những quỷ ma quấy phá thì tôi biết được nhanh hơn là những gia đình không có am thờ hoặc không tin quỷ thần! Điều này chỉ là biết nhanh hơn hoặc muộn hơn chứ không có ý thiên vị nào khác! Tôi thường đi về dưới các đình chùa hoặc đình thần trong vùng!

Tại sao bàn thờ của ông lại đặt dưới đất hoặc gần đất nhân gian đặt như thế có đúng không? Vì thông thường để thể hiện sự tôn kính người ta hay đưa lên cao?! (Vị đạo sư vấn).

– Thật ra đặt dưới thấp hay trên cao đều được cả! Tuy nhiên dưới thấp thì thuận tiện hơn vì khi các vị Âm binh hay Tả Hữu thần đi ngang qua nhà sẽ dễ dàng trông thấy được có thờ phụng Thổ Công hay không để mà xét lại (vì đôi khi nơi có thờ phụng Thổ Công lại không được sự thông linh cảm ứng tức là nơi đó có tà khí rất mạnh, cần phải xem xét cẩn trọng.)

THỔ CÔNG BẢO VỆ NGƯỜI HIỀN, CÓ ĐỨC NHƯ THẾ NÀO? Các vị thiện thần thường hay gia trì người hiền, ông có làm việc đó không?! (vị đạo sư vấn)

– Tất nhiên là có vì đó là luân lý của trời đất của chúng sanh!

Vậy khi họ gặp tai kiếp hoặc bị yêu ma quấy phá hoặc bị ác nhân hãm hại thì họ nên làm thế nào!?

– Chư vị Bồ Tát và chư vị Thiện Thần thường hay cho âm binh theo hộ trì người hiền có công đức. Tuy nhiên, nghiệp nhân quả là một mạch xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại, vì vậy nếu là việc nào do nhân quá khứ tạo và hiện kiếp phải nhận thì dù người đó có là bậc hiền nhân của hiện kiếp thì cũng không thể tránh khỏi mà chỉ có vị lại kiếp mới có được phúc báo mà thôi!

Còn nếu như bị hãm hại không do nghiệp báo thì tôi đây cùng chư vị thiện thần trong tam giới luôn ra sức giúp đỡ, tuy nhiên vì chúng sanh rộng lớn nên việc túc trực bên người nào là không thể!

Đa phần người đã chết đều bị thất lạc hồn vía phải không? Người chết về báo mộng bị giam cầm, đánh đập là sao?

Không hẳn là như vậy, vì không phải tất cả mọi trường hợp điều như thế!

Đa phần là những người chết do dương số đã tận thì bị quỷ sai bắt mang đi (những thành phần này thì hồn phách bị mang đi trọn vẹn không bị lạc lẽo nhau, sau khi phán xét công và tội nếu là tội thì đưa đi chịu phạt nếu là công lại được đưa đi luân hồi).

Các trường hợp hồn vía thất lạc nhau đa phần là các trường hợp chết oan ức, chết bất ngờ và chết trong sợ hãi, lúc đó trước khi chết đã có 1 phần hồn bay ra khỏi xác rồi (nhân gian hay nói sợ mất hồn vía là vậy) cho nên khi mạng chung thì phần hồn phách đó sẽ có thể mất một thời gian thì các quỷ sai mới phát hiện ra và mang về âm ty xét xử. Tuy nhiên lại vẫn có những trường hợp còn 1 phần hồn thất lạc nên lại rong ruổi khắp nhân gian, có khi đến hàng chục hàng trăm năm sau mới ý thức được rằng mình đã chết nên từ bỏ thế gian này mà đi chuyển thế luân hồi thì lúc đó phần hồn lạc mới có thể hội tụ được. Sau khi hội đủ như thế thì mới xét xử, mới cho luân hồi!

Cho nên nếu trên dương gian có 1 vong thất lạc thì dưới âm ty có lẽ cũng có những vong còn lại đang bị giam cầm chờ ngày bắt được vong còn lại đó hoặc vong đó tự nhận thức được mà khế hợp lại thì mới xử sau. Đây cũng là lý do hàng năm các chùa chiền hay tổ chức chay đàn để cầu siêu cho các vong linh này là vậy! Chứ bị như thế thì không thể luân hồi được.

Vì vậy tích xưa mới có chuyện người chết còn về báo mộng với người thân rằng mình đang bị gông cùm, chịu tội nơi địa ngục mà nhân gian lại không hiểu sao có thể vừa chịu tội vừa về báo mộng thế được. Đó là do quỷ sai cho phép một phần hồn về báo mộng cho thân quyến và được áp giải đưa đi và mang về chứ không phải được tự do đi về mà có thể báo mộng như thế!

Còn khá nhiều điều nhầm tưởng của thế gian, tuy nhiên tôi không thể nói hết mọi việc!

Thổ công: Ông là vị sư đắc đạo?!

Đạo sư: Nếu tôi nói tôi đã đắc đạo thì tôi ko phải là sa môn!?

Thổ công: Ông triệu được tôi bằng Pháp Ấn! Xin cho hỏi đó là loại ấn chứng gì?!

Đạo sư: Đó đơn giản chỉ là Phật Ấn!

Thổ công: Tôi là một tiểu thần! Phật ấn tất nhiên có thể triệu hồi tôi. Vậy Phật Ấn ông nói có triệu được các vị Thiên thần và chư thiên không?

Đạo sư: Tùy vào đạo hạnh của người dụng pháp chứ không tùy vào Pháp Ấn. Như một thanh gươm tuy ko thay đổi nhưng người có đủ lực sẽ chặt ngã cây lớn. Người yếu hơn chỉ chặt được cây nhỏ hay cây cỏ thôi!

Đạo sư: Có rất nhiều thầy bà tự xưng là ứng thân của chư thiên hay vị thần nào đó khi nhập đồng lên cốt. Thổ công ông có biết chuyện này?!

Thổ công: Thiên có thiên Quy! Thần có thần pháp! Không thể có chuỵện tùy tiện ứng hiện nhân gian như thế! Hơn nữa chư thiên và chư thần rất ngại xen vào chuyện thế gian vì nếu không khéo thì phước mạng của họ còn không lo nổi huống chi là của thế gian! Trừ những việc thiện phúc giúp đời. Đa phần là các cô hồn ngạ quỷ giả danh nhập vào tự xưng thần thánh để được cung phụng cúng bái! Người thế gian chớ có mê lầm mà hại thân!*

Đạo sư: Ông vừa nói: Thiên có Thiên quy, Thần có Thần pháp, vậy ông có thể nói rõ hơn điều này?

Thổ công: Tôi là Tiểu thần (Thần cũng có nhiều cấp bậc cao thấp thứ tự khác nhau), Như tôi đây là Địa Thần (Chư thần thường trụ trong cõi ta bà, thường trụ hòa lẫn trong chúng sinh), Ngoài ra còn có Thiên Thần, Chánh Thần, Tà Thần …v….v (ở đây nói chánh hay tà không có nghĩa là ông thần làm ác, ông thần làm thiện mà là các ông ấy chủ về một việc nào đó thiên về thiện ý hay ác ý của chúng sanh).

Mỗi người mỗi chức trách khác nhau, hàng năm tôi chỉ được về Thiên Giới một ngày (mùng 7 tháng 7 âm lịch) là ngày chư thần trong tam giới cùng chầu về Thiên giới (cũng như một ngày họp hội chốn nhân gian vậy).

Đạo sư: Địa Thần thì không thể lên Thiên Giới, vậy Thiên Thần thì có xuống được nhân gian không?

Thổ công: Tất nhiên, địa thần hay thiên thần điều có thể lên hay xuống, tuy nhiên phải là việc công, có ấn chỉ của Tứ Thiên Vương (canh giữ 4 hướng cõi trời) thì mới được lên, hay được xuống! Còn bằng không thì khi đi qua khỏi cõi trời, tất cả các pháp, các thần thông, cả thân mạng cũng bị thiêu cháy hết!

Đạo sư: Ở trên trời có phải đều thấy được mọi việc dưới trần gian không?

Thổ công: Không hề có chuyện đó! Mỗi người một việc ai nấy điều chỉ có thể thấy trong phạm vi cai quản của mình, nói cai quản thì là không chính xác! mà là trợ lực thì đúng hơn!

Đạo sư: Ông nói rõ hơn được không?

Thổ công: Nghĩa là như tôi, hay một vị thần nào đó như Tài Thần chẳng hạn!

Thổ công không có nghĩa là chủ quản hết mọi việc về đất đai, nhà cửa mà chỉ là trợ lực cho nhân gian (những người chí thành tin tưởng)

Tài Thần cũng không phải chủ quản hết mọi tiền tài của thiên hạ (vì việc đó đã có quy luật của nhân quả tự vận hành), mà chỉ hỗ trợ

theo thiện phước hay ác nghiệp mà thôi!

Cũng như Thần Mưa (Long Vương), không phải trận mưa nào cũng do ông ấy tạo ra, mà đa phần là theo quy luật vận hành tự nhiên của vũ trụ, trời đất, chỉ những khi nào cần thiết cho mưa ở một nơi mà tự nhiên cũng không thể có được mới cần đến ông ấy ban cho những trận mưa khác thường này!

Do vậy nhân gian lại mê lầm, cứ tưởng Thần mưa là cứ hễ mưa là do ông ấy, hay thần tài cứ hễ có tiền hay nghèo khó điều đổ cho ông ấy thì nào có phải đâu?

Hay con người tiến bộ tìm ra được quy luật vận hành tự nhiên của vũ trụ lại nói mưa là do nước bốc hơi, không có Thần, không có Phật đó là ngu si mê muội, chưa hiểu hết được mọi việc trong tam giới lấy cái thiển cận mà nói cái vô vi!

Note: NW chỉ trích đăng một phần trong cuộc đối thoại đó mà thôi! Vì nhiều lẽ khác nhau, một phần trong cuộc trao đổi đó chỉ nên dành riêng cho những người tu hành nên không tiện đăng lên tất cả, hơn nữa chúng sanh còn hoài nghi nên những điều NW trích đăng lên chủ ý chỉ để giúp cho bá tánh nhân gian hiểu rỏ hơn những việc mình làm hàng ngày điều có Phúc Đức Chính Thần cẩn cẩn soi xét mà làm thiện lánh ác!

Thờ cúng thổ thần: TIỂU PHÁP ‘THỔ CÔNG HỘ CHÚNG’ – BẢO VỆ BÌNH AN

Có nhiều người trộm nghĩ, khi thờ thánh, thờ thần thì chọn ông lớn nhất, oai quyền nhất để mà thờ, ít có ai lại nghĩ mình nên phụng thờ chư vị Nhân Thần mà từng giờ, từng khắc dõi theo mình, gìn giữ, bảo vệ cho mình và gia quyến được bình an, khỏe mạnh.

Người ta sẵn sàng dâng mâm đầy, cỗ lớn cúng Thánh này, Thần nọ chứ thậm chí tiếc một mâm trái cây dâng cúng Thổ Thần.

Kỳ thực thì sự gia trì, ban ơn của chư vị Thiên Thần (các vị thần, tiên trên Thiên Giới) rất là hạn hữu, còn sự gia trì, bảo vệ của Địa Thần, Nhân Thần như Đức Thổ Công lại là việc hằng ngày, hằng giờ, thường xuyên, liên tục.

Cũng như người đời vậy, người ta tôn sùng, quý kính các ông quan lớn ở tỉnh, ở trung ương, chứ mấy khi họ quý kính cái ông quan làng, quan xã mà mỗi khi hữu sự họ lại là người đầu tiên xuất hiện, giải quyết hộ ta. Cái tâm lý này xem ra đã trở nên phổ biến, lấn át tất mọi suy nghĩ của nhiều người.

Hôm nay đây, Tamlinh.org chỉ cho mọi người một việc làm hữu ích nhất, thiết thực nhất của Thổ Thần để bảo vệ, gia trì cho bá tánh trong vùng công quản.

Những ngày Tết đến, ắt hẳn rất nhiều người sẽ đi thăm viếng bà con, họ hàng, người về quê, người về nước, mà ngày nay thì tai nạn luôn bất ngờ, khó lường, khó định.

Nếu mọi người muốn được bình an cho mình hay thân quyến của mình thì Tamlinh.org có một tiểu pháp sau:

Trước khi chuẩn bị đi xa, người đó hãy trực tiếp đến thắp hương trên bàn thờ Thổ Công (hoặc miếu thờ Thổ Công) khấn xin Thổ Công gia trì đi đến ….. và trở về nhà được bình an, nếu có lòng thành kính nên dâng hoa quả, mâm chay hay mặn đều được. Sau khi tàn nhang hãy giữ 3 chân nhang đó buộc chỉ đỏ lại thành một bó rồi bỏ theo bên mình. Như vậy, sau khi trở về nhà thì hoàn lại chân nhang ấy vào bát hương.

Đây chính là những điều trong một lần Thỉnh thần đối kiến chính ngài đã chỉ dẫn, mách bảo. Hy vọng sẽ ích hữu cho mọi người một năm mới được BÌNH AN, HẠNH PHÚC.

NAM MÔ PHÚC ĐỨC CHÁNH THẦN THỔ CÔNG TINH QUÂN, GIA TRÌ BÁ TÁNH THƯỜNG HẰNG BÌNH AN.

Nguồn: Quy Luật Tam Giới

Tamlinh.org (tổng hợp)

Văn Khấn Cúng Thổ Công, Nghi Thức Cúng Lễ Thần Thổ Công

Bài văn khấn cổ truyền chi tiết, hướng dẫn cách sắm lễ cho nghi thức cúng Lễ Thần Thổ Công đúng cách nhất.

1. Ý nghĩa lễ Thần Thổ Công:

Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình.

Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để danh hiệu của cả ba vị thần này, mỗi vị trông coi một việc khác nhau.

– Thổ Công: trông coi việc bếp núc.

– Thổ Địa: trông coi việc nhà.

– Thổ Kỳ: trông nom việc chợ búa cho phụ nữ, hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất.

Bài vị của ba thần được lập chung và viết như sau:

– Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân,

– Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần,

– Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ Phúc đức chính thần.

Mỗi gia đình có riêng một Thổ công. Hàng năm các Thổ công này được thay thế vào ngày 23 tháng chạp âm lịch (gọi là ngày ông Táo lên trời). Vào ngày này gia đình sửa lễ cúng ông Công , rồi đốt bài vị cũ, thay bài vị mới.

Mũ Thổ Công:

Mũ Thổ Công trên ban thờ

– Mũ Thổ Công là một cỗ gồm ba chiếc: 1 mũ đàn bà và 2 mũ đàn ông không có hai cánh chuồn. Nếu thờ 3 chiếc là thờ đủ mũ cho ba vị thần còn nếu thờ 1 mũ thì đó là mũ Thổ Công.

– Mũ được làm bằng giấy, mũ thường đi kèm với một chiếc áo và một đôi hia. Dưới mũ đặt 100 thoi vàng giấy.

– Mũ, áo, hia mỗi năm một màu hợp với ngũ hành: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ (trắng-xanh-đen-đỏ-vàng) mỗi năm có một hành riêng, mỗi hành có một màu nhất định:

+ Năm có hành Kim: cúng mũ màu trắng.

+ Năm có hành Mộc: cúng mũ màu xanh.

+ Năm có hành Thủy: cúng mũ màu đen.

+ Năm có hành Hỏa: cúng mũ màu đỏ.

+ Năm có hành Thổ: cúng mũ màu vàng.

Cũng như bài vị Thổ Công, hàng năm mũ cũng được đem hóa vào ngày tết Táo quân và được thay cỗ mũ khác để thờ cho đến tết Táo quân năm sau.

Cúng Thổ Công:

– Cúng vào ngày giỗ Tết, Sóc Vọng. Có thể cúng chay hoặc mặn.

– Trong ngày Sóc Vọng, ngày mồng Một, ngày Rằm, các gia đình thường cúng chay; đồ lễ gồm: giấy vàng, bạc, trầu, nước, hoa quả. Tuy vậy, cũng có gia đình cúng mặn có thêm các đồ: rượu, xôi, gà, chân giò….

– Những khi làm lễ cúng Gia tiên, bao giờ cũng cúng Thổ Công trước. Khấn cầu sự phù hộ của Thổ Công cũng giống như khấn Gia tiên. Mặc dù gọi là cúng Thổ Công, nhưng khi cúng phải khấn đủ các Thần linh ghi trong bài vị.

Tết Thổ Công:

– Thổ Công là vị thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc tốt xấu xảy ra trong mỗi gia đình. Lễ cúng Thổ Công quan trọng nhất là ngày tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp (còn gọi là tết ông Công) theo Lịch Vạn Niên.

– Trong ngày lễ này, sau khi cúng xong, Thổ Công lên chầu Thượng Đế để báo cáo những điều tai nghe, mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được.

Còn các gia đình sẽ hóa vàng, mũ, áo, hia của năm trước đổ tro ra sống và phóng sinh cho con cá chép để cho ông cưỡi lên trời. (quan niệm dân gia cho rằng: cá chép sau khi được phóng sinh sẽ hóa thành rồng để cho ông Táo cưỡi).

2. Văn khấn lễ Thần Thổ Công đúng chuẩn theo Văn khấn cổ truyền:

Văn khấn Thổ Công sau đây được dùng cho cả năm tùy theo cúng vào lúc nào mà thay đổi ngày tháng cho phù hợp.

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Tín chủ là………………………………………………………………

Ngụ tại………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày……….tháng……..năm………………………….

Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: ngày Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Cúi xin các Ngày thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Mời bạn tham khảo bài viết:Cúng Ông Công Ông Táo trước 1 ngày có được không?

Văn Khấn Thổ Công, Bài Cúng Thổ Công Và Các Vị Thần

Lịch ngày Tốt hướng dẫn bạn đọc cách sắm lễ và văn khấn Thổ Công và các vị thần đúng cách nhất theo phong tục cổ truyền Việt Nam. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

Theo phong tục cổ truyền và đời sống xưa để lại, cứ vào ngày mồng Một và chiều tối ngày Rằm hàng tháng, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng Thổ Công, Gia Thần, Gia Tiên để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, bình an, may mắn, thành đạt… .

Lễ cúng Thổ Công vào ngày Mồng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, loa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.

Sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Tín chủ là……………………

Ngụ tại………………………

Hôm nay là ngày… tháng…năm…

Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: ngày Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Cúi xin các Ngày thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Làm Lễ Cúng Thổ Công Thổ Địa Khi Khởi Công Xây Dựng

Theo quan niệm của cha ông ta từ thời xa xưa thì nơi ở, nơi công xưởng, cửa hàng làm ăn buôn bán đều là nơi có công thần địa thổ coi giữ. Vì thế, mỗi khi có việc động chạm đến đất đai nhà cửa, công xưởng, cửa hàng, cửa hiệu, … như đào móng làm nhà, sửa sang nhà mới, cơi nới nhà ở, … tức là động đến công thần thổ địa, long mạch tại khu vực đó cho nên cần phải có lễ vật dâng cúng và cầu khẩn các vị thần này, trước là cáo lễ, sau là cầu các vị phù hộ độ trì cho mọi điều được may mắn.

Đặc biệt làm nhà là một trong những việc quan trọng nhất của một đời người. Để những người sống trong ngôi nhà mới xây cất được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn tốt lành thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải tuân thủ một số nghi thức quy định về mặt phong thuỷ, chọn ngày tốt, tránh ngày xấu và phải chọn giờ Hoàng Đạo để làm lễ cúng động thổ (lễ cúng Thần Đất) để xin được làm nhà trên mảnh đất đó.

Sau khi đã lựa chọn được ngày giờ khởi công hợp lý, cần tổ chức lễ động thổ. Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh, ngày nay đơn giản hơn, nhưng phải là con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng mã… Sau khi làm lễ gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào. Trước khi khấn phải thắp nén nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay mặt vào mâm lễ mà khấn.

Nhà đẹp Đông A xin nếu các thủ tục cúng lễ chuẩn bị khởi công xây nhà bao gồm 3 bước sau:

Bước 1: Chọn ngày giờ tốt.

Bước 2: Chuẩn bị các vật phẩm cho lễ cúng.

Bước 3: Cúng lễ khởi công.

Các cụ thường khuyên con cháu rằng “Có cúng có thiêng, có kiêng có lành”, vì vậy khi tiến hành xây dựng hay sửa sang hay xây dựng nhà cửa chúng ta cần chuẩn bị lễ cúng thần công thổ địa để mọi việc diễn ra suôn sẻ, cuộc sống gia đình sau này yên ấm, hạnh phúc và phát tài phát lộc.