Mâm Cơm Cúng Tết Hàn Thực / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Tết Hàn Thực Cúng Gì? Cách Làm Bánh Trôi Bánh Chay Cúng Tết Hàn Thực

BTV/ Sức Khỏe Đời Sống

Tết Hàn thực cúng gì?

Tết Hàn thực cúng gì còn tùy vào phong tục từng vùng miền, từng gia đình, tuy nhiên cũng có những thứ cơ bản như sau:

– Bánh trôi, bánh chay

– Hương, hoa quả

– Trầu cau

– Ly nước sạch

– Mâm ngũ quả

Cách trình bày của các lễ vật cho mâm cúng cũng như cách trình bày các mâm cúng thông thường. Tuy nhiên, điều cần chú ý nhất là làm bánh trôi, bánh chay – món ăn đặc trưng của tết Hàn thực.

Cách làm bánh trôi, bánh chay cúng tết Hàn thực

Bánh trôi – bánh chay có nguồn gốc Trung Quốc, nhưng đã phổ biến tại miền Bắc nước ta từ lâu đời. Món bánh này gắn liền với phong tục ngày tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, bên cạnh mâm cỗ thông thường để cúng tổ tiên, chúng ta cũng làm cả bánh trôi, bánh chay để thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Cách làm bánh trôi, bánh chay cúng tết Hàn thực đơn giản như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

500 gram

Bột gạo nếp

50 gram

Bột gạo tẻ

Nước hoa bưởi

vani

2 thìa canh Bột sắn dây

150 gram Đường Đường phên, dừa nạo

Cách làm bột bánh trôi, bánh chay:

Cho bột nếp và bột gạo tẻ vào âu, trộn đều cho hỗn hợp đồng nhất. Thêm nước vào âu bột và trộn đều tay cho các nguyên liệu hòa quyện với nhau thật mịn mượt. Để âu bột trong khoảng 3 giờ cho phần bột tách thành 2 phần nước ở trên mặt và bột ở dưới.

Sử dụng một chiếc khăn sạch cho phần bột vào khăn, buộc túm đầu khăn lại rồi treo lên cao cho bột róc hết nước trong khoảng 1 tiếng. Khi nào bột không còn dính tay và trở nên mịn là được.

Tạo hình bánh:

Chia bánh thành các phần nhỏ bằng đầu ngón tay để làm bánh trôi và bằng quả chanh nhỏ để làm bánh chay.

Với bánh trôi, cần chuẩn bị đường phên cắt thành những viên nhỏ hình hạt lựu. Dùng tay ấn dẹt bột vỏ bánh rồi cho hạt đường phên vừa cắt vào giữa. Khéo léo dùng tay bọc kín phần bột bánh quanh đường.

Với bánh chay, cần hấp đỗ xanh rồi xay nhuyễn cùng đường, dừa tươi để làm nhân. Tạo hình với bột bánh.

Chuẩn bị 1 nồi nước sôi và 1 bát nước lạnhVới bánh trôi: Đúng câu “Bảy nổi ba chìm”, khi thả bánh vào nồi, bánh sẽ chìm xuống dưới (tức bánh sống), khi bánh chín sẽ nổi lên trên mặt nước. Tuy nhiên, khi bánh mới nổi lên mặt nước cứ để tầm 3-5 phút cho bánh chín kỹ thì vướt sang bên tô nước lạnh để làm lạnh nhanh bánh.Với bánh chay:

Bạn có thể tận dụng nồi nước luộc bánh chay để nấu chè rồi thêm đường cho đủ ngọt, nấu cho sôi lên.

Trong khi đó bạn cho bột năng hoặc bột sắn dây vào bát và thêm nước khuấy đều cho tan, tiếp theo bạn chế từ từ vào nồi chè, vừa chế vừa khuấy để chè không bị vón cục. Khi thấy nồi chè có độ sánh đặc thì dừng lại, nấu cho chè sôi lên mới cho đậu xanh nguyên hạt đã để lại khi nãy vào, khuấy đều là tắt bếp, cho thêm chút tinh dầu hoa bưởi hoặc dầu chuối cho thơm sau đó khuấy thêm lần nữa là xong phần chè.

Vớt bánh chay bày ra bát sau đó bạn múc phần chè vừa nấu vào cùng, rắc thêm vừng trắng rang chín lên trên, để cho nguội là có thể thưởng thức, vậy là món bánh chay đã hoàn thành.

Ý nghĩa của tết Hàn thực

Ở Trung Quốc, ngày 3 tháng 3 hằng năm, người dân thường tổ chức lễ tưởng nhớ vị hiền sĩ Giới Tử Thôi. Đồ cúng cũng phải chuẩn bị từ hôm trước vì lệnh cấm lửa. Tên gọi Tết Hàn Thực ra đời cũng vì vậy.

Dù bắt nguồn từ một truyền thuyết của Trung Quốc nhưng khi du nhập vào Việt Nam, ngày Tết Hàn Thực có ý nghĩa tâm linh khác, phong tục cúng Tết Hàn Thực cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với văn hóa của người Việt.

Bánh trôi, bánh chay của người Việt cũng không giống với người dân Trung Quốc mà mang trong mình đặc sắc riêng của nền ẩm thực Việt Nam. Người Việt Nam cũng quen gọi ngày Tết này với cái tên dân dã là Tết bánh trôi, bánh chay nhiều hơn Tết Hàn Thực.

Việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ mang rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp, là kết tinh của văn hóa Việt, thấm đẫm linh hồn, bản sắc của người Việt.

Cả hai loại bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, là thành quả lao động vất vả dâng lên ông bà tổ tiên, là hình ảnh thể hiện rõ nhất nền văn minh lúa nước lâu đời của dân tộc Việt Nam cùng với các loại bánh truyền thống khác như bánh chưng, bánh giầy,…

Đặc biệt, hình ảnh những chiếc bánh trôi, bánh chay tròn vo, trắng bóc xếp đầy cạnh nhau trên đĩa còn mang hàm ý tưởng nhớ tới sự tích “mẹ Âu Cơ cùng bọc trăm trứng”.

Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở thành 50 người con theo Âu Cơ lên rừng, bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng trở thành 50 người con theo cha Lạc Long Quân xuống biển, mở mang bờ cõi, xây dựng đất nước, đem lại cuộc sống ấm no. Chính vì vậy người dân Việt mới sử dụng hình ảnh bánh trôi, bánh chay để bày tỏ lòng thành, tiếp nối truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ công lao của ông bà, tổ tiên vào dịp Tết Hàn Thực.

Mâm Cỗ Cúng Tết Hàn Thực Thế Nào Cho Đúng

Ngày Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm. Người Việt Nam thường gọi ngày lễ đặc biệt này với cái tên thật dân giã là Tết bánh trôi, bánh chay. Theo âm Hán – Việt, “hàn” là lạnh, “thực” là ăn, vậy Tết Hàn Thực là tết ăn đồ nguội, lạnh.

Trong Tết Hàn Thực, nhà nhà làm bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng. Thay vì tên gọi chính thức, vào 3/3 âm lịch thường được người Việt gọi dân giã là Tết bánh trôi – bánh chay.

Tết Hàn Thực của Việt Nam mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc và có những nét khác biệt cơ bản với ngày lễ này tại Trung Quốc.

Phong tục làm bánh trôi, bánh chay trong tết Hàn Thực

Bánh trôi và bánh chay trong ngày Tết Hàn Thực thường được cho rằng có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng cũng nhiều sự tích cho rằng, bánh trôi, bánh chay có từ thời Hùng Vương. Tục làm bánh trôi, bánh chay để nhắc lại sự tích “bọc trăm trứng” của bà Âu Cơ.

Bánh trôi làm bằng bột nếp nhào nặn với nước, có nhân bằng đường phên. Gạo làm bánh trôi, bánh chay phải kén được nếp cái hoa vàng. Cứ chín phần nếp cho một phần tẻ hoặc non hai phần tẻ. Đường làm nhân bánh trôi ngon nhất là đường phên Dương Liễu, Cát Quê, những miếng đường vuông thành, sắc cạnh, đỏ thắm, rắn đanh và giòn, hương thơm mát.

Bánh nặn xong, được thả vào nồi nước sôi. Bánh chìm xuống rồi nổi lên, “ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh” thì vớt ra và ngâm trong nước lã đun sôi để nguội cho săn trở lại rồi lại vớt ra bày vào đĩa. Đĩa bánh trôi được rắc thêm mấy hạt vừng trắng rang thơm.

Bánh chay cũng làm bằng bột nếp nhào nặn với nước và cũng có nhân, nhưng nhân bằng đậu xanh nấu chín. Đỗ để làm nhân bánh cũng phải là giống đỗ tiêu, hạt nhỏ, thơm, được hấp chín tới, giã mịn, trộn với đường kính trắng. Bánh chay được đựng trong bát, chan thêm một chút chè đường quấy với bột đao hay bột sắn dây ướp hoa bưởi.

Hai thứ bánh tuy cùng làm bằng bột gạo nếp, nhưng mỗi thứ có hương vị đặc biệt riêng.

Lễ vật và cúng khấn Tết Hàn Thực thế nào cho đúng

Lễ vật cúng ngày Tết Hàn Thực: Hằng năm, vào 3/3 âm lịch, theo cha ông hướng dẫn Tết Hàn thực gồm: Hương, hoa, trầu cau và 5 (hoặc 3) bát bánh trôi, 3 (hoặc 5 bát) bánh chay đặt gọn gàng nghiêm chỉnh lên bàn thờ tổ tiên.

Theo sách Văn khấn nôm truyền thống của NXB Thanh Hóa, khi cúng tổ tiên trong ngày Tết Hàn Thực (3/3 âm lịch), chúng ta phải khấn thần ngoại trước, thần nội sau.

Mâm Lễ Cúng Ngày Tết Hàn Thực Cần Những Gì?

Trong mâm lễ cúng Tết Hàn thực, không thể thiếu bánh trôi, bánh chay. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, số lượng bánh trôi, bánh chay “chuẩn” nhất trong mâm cúng là 5 hoặc 3 bát bánh trôi, 3 hoặc 5 bát bánh chay.

Bánh trôi làm bằng bột nếp nhào nặn với nước, có nhân bằng đường. Gạo làm bánh trôi, bánh chay phải kén được nếp cái hoa vàng. Cứ chín phần nếp cho một phần tẻ hoặc non hai phần tẻ.

Đường làm nhân bánh trôi ngon nhất là đường phên Dương Liễu, Cát Quê, những miếng đường vuông thành, sắc cạnh, đỏ thắm, rắn đanh và giòn, hương thơm mát.

Bánh nặn xong, được thả vào nồi nước sôi. Bánh chìm xuống rồi nổi lên, “ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh” thì vớt ra và ngâm trong nước lã đun sôi để nguội cho săn trở lại rồi lại vớt ra bày vào đĩa. Đĩa bánh trôi được rắc thêm mấy hạt vừng trắng rang thơm.

Bánh trôi ngũ sắc là sự lựa chọn của nhiều bà nội trợ.

Bánh chay cũng làm bằng bột nếp nhào nặn với nước và cũng có nhân, nhưng nhân bằng đậu xanh nấu chín. Đỗ để làm nhân bánh cũng phải là giống đỗ tiêu, hạt nhỏ, thơm, được hấp chín tới, giã mịn, trộn với đường kính trắng.

Bánh chay được đựng trong bát, chan thêm một chút chè đường quấy với bột đao hay bột sắn dây ướp hoa bưởi.

Hai thứ bánh tuy cùng làm bằng bột gạo nếp, nhưng mỗi thứ có hương vị đặc biệt riêng.

Hương, hoa, trầu cau

Trầu cau là thứ không thể thiếu trên mâm cúng ngày 3/3 Âm lịch.

Trong lễ cúng dù to hay nhỏ, người Việt đều không thể thiếu nén hương, hoa tươi và trầu cau để trên ban thờ. Do vậy, vào ngày Tết Hàn thực, mâm cúng cũng sẽ không thể thiếu những thứ này.

Ly nước sạch

Trong mọi lễ cúng Phật hoặc gia tiên, một ly nước sạch là điều không thể thiếu ở trên bàn thờ.

Nước là biểu hiện cho tâm của gia chủ. Nhìn ly nước để biết: “Tâm của ta có thanh tịnh như nước hay không?”. Ly nước sẽ giúp chúng ta soi lương tâm của mình có trong sáng, lương thiện hay không.

Mâm ngũ quả

Ngoài những thực phẩm trên, các gia đình có thể mua một đĩa hoa quả tươi với khoảng 5 loại quả.

Tùy từng mùa, gia chủ chọn 5 quả có màu sắc khác nhau như màu xanh, đỏ, vàng, tím… để đại diện cho ngũ hành, dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành.

Mâm Cúng Tết Hàn Thực Đầy Đủ Cần Những Gì?

Bánh trôi, bánh chay là loại bánh không thể thiếu trên mâm cúng Tết Hàn thực của người Việt ta từ xưa đến nay. Theo báo Vietnamnet, nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh cho hay số lượng bánh trôi, bánh chay “chuẩn” nhất trong mâm cúng là mỗi loại bánh 5 hoặc 3 đĩa.

Với sự sáng tạo của người làm bánh, bánh trôi nước không chỉ đơn thuần có màu trắng mà còn có các màu sắc khác nhau với sự pha trộn của cá nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên như đậu xanh, gấc, mè đen, nước lá cẩm,…

Hương, hoa tươi

Hương và hoa tươi là những thứ hết sức đơn giản và vô cùng cần thiết có trên bàn thờ của mỗi nhà. Trong lễ dù to hay nhỏ, người Việt đều dương lên nén hương và hoa tươi thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với gia tiên. Do đó, vào ngày Tết Hàn thực thì không thể thiếu những thứ này trên mâm cúng.

Trầu cau

Việt Nam luôn gắn liền với sự tích trầu cau. Trên bàn thờ người Việt luôn luôn phải có trầu cau. Trong Tết Hàn thực cũng không thể không có trầu cau.

Ly nước sạch

Mỗi lần thắp hương gia tiên, người nhà đều không quên thay một ly nước sạch trên bàn thờ. Dịp tết Hàn thực cũng cần phải có một ly nước sạch. Nước là thể hiện cho tâm của gia chủ.

Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả thể hiện lòng hiếu thảo và mong muốn những điều tốt lành của gia chủ

Mâm ngũ quả cũng là thứ cần thiết có trong mâm cúng dịp Tết Hàn thực. Tùy từng mùa, gia chủ chọn 5 quả có màu sắc khác nhau như màu xanh, đỏ, vàng, tím… để đại diện cho ngũ hành, dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành.

Nguồn gốc Tết Hàn thực

Theo báo Đời sống pháp luật, việc chỉ cúng bánh trôi vì theo gốc tích, Tết Hàn thực là ngày cấm đốt lửa, chỉ được ăn đồ nguội đã được ban hành từ đời vua Tấn Văn Công thời Xuân Thu bên Trung Quốc. Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc nên Tết Hàn Thực mới du nhập vào. Tuy vậy, người dân Việt Nam cũng vẫn duy trì Tết Hàn Thực nhưng ý nghĩa thì khác hẳn của Trung Quốc. Dân ta coi dịp này cũng là một dịp lễ để tưởng nhớ gia tiên.

Tổng hợp

Bài Văn Khấn Cúng Tết Hàn Thực

Bài văn khấn cúng Tết Hàn thực

Bài văn khấn Tết Hàn thực (3/3 Âm lịch)

Văn cúng Tết Hàn thực

Cách làm bánh trôi ngũ sắc

Cách làm bánh trôi – bánh chay

Cách nấu chè trôi nước củ dền

Ngày nay, người Việt Nam vào tiết Hàn Thực vẫn nổi lửa nấu nướng và thường làm bánh Trôi – bánh Chay để tượng trưng cho tết Hàn Thực. Chính vì vậy tết này còn được gọi là Tết bánh Trôi – bánh Chay.

1. Ý nghĩa Tết Hàn thực

Theo phong tục xưa của Trung Quốc: vào tiết Hàn Thực 3/3 mọi người không nổi lửa mà chỉ ăn đồ nguội đã chuẩn bị sẵn từ hôm trước. Hàn thực có nghĩa là thức ăn nguội.

Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng Tết Hàn thực của người Việt vẫn mang những sắc thái riêng, mang đậm chất Việt. Vào ngày này người Việt không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội – hàn thực.

Hướng về cội nguồn

Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất.

Chẳng hạn người Việt có lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng vào ngày mùng 6/3 ở Hà Tây. Tiếp đó, ngày giỗ tổ Hùng vương mùng 10/3 người Việt từ khắp mọi miền tổ quốc về đền Hùng, Phú Thọ thắp hương và dâng cúng những đĩa bánh trôi bánh chay, tưởng nhớ cội nguồn… Như thế, rõ ràng tết Hàn thực của ta mang màu sắc dân tộc riêng, trường tồn trong quá trình dựng nước và giữ nước.

2. Sắm lễ cho Tết Hàn thực

Mâm lễ cúng ngày Tết Hàn Thực gồm: Hương, hoa, trầu cau và 5 (hoặc 3 bát) bánh trôi, 5 (3 bát) bánh chay dâng lên bàn thờ.

Văn khấn Tết Hàn Thực: Tết Hàn Thực ngày 3 tháng 3 khi cúng Tổ Tiên thì phải khấn thần ngoại trước, thần nội sau.

VĂN KHẤN TẾT HÀN THỰC

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Dì, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………………………………………………………………….

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày………………………… gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………… cúi xin thương xót con cháu giáng về linh chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!