Lễ Vật Cúng Dọn Nhà Mới / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Lễ Vật Và Bài Văn Khấn Cúng Nhập Trạch Dọn Về Nhà Mới

– HOÀNG THIÊN HẬU THỔ CHƯ VỊ TÔN THẦN.

– CÁC NGÀI BẢN XỨ THẦN LINH THỔ ĐỊA, BẢN GIA TÁO QUÂN cùng CÁC THẦN LINH CAI QUẢN TRONG KHU VỰC NÀY.

Hôm nay là ngày……tháng……năm……

Tín chủ chúng con là………

Hiện ngụ tại……..Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật các thứ cúng dâng bày ra trước án, kính cẩn tâu trình: Nay gia đình chúng con công trình viên mãn, chọn được ngày lành tháng tốt dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cúi xin chư vị Linh thần cho phép chúng con, được rước vong linh Tiên Tổ về đây thờ phụng để tỏ tấc lòng hiếu thuận của con cháu. Nguyện xin chư vị tâm thành chứng minh, độ cho chúng con từ đây gia đạo an khương, làm ăn thuận lợi, sanh ý hưng long, đinh tài lưỡng vượng.

Tín chủ lại mời các vị Hương Linh phảng phất trong khu vực này, các Linh Hồn Chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa quanh đây xin cùng tề tựu hâm hưởng lễ vật. Tín chủ thành tâm lễ tạ Chư vị Hương Linh bấy lâu đã hộ trì tín chủ khởi công thuận lợi, cho đến nay đã hoàn tất thi công, tín chủ lại xin các vị tiếp tục phù trì tìn chủ từ đây ăn nên làm ra, gia đạo thuận hòa, người người an lạc, nạn tiêu tai giảm, toàn gia hưng thịnh.

(A): LÀ TÊN CÁC VỊ THẦN LINH ứng với từng năm, năm nào thì điền tên vị Thần ấy vào chỗ ấy.

– Năm Tý : Chu Vương hành Khiển.Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.

– Năm Sửu : Triệu Vương Hành Khiển.Tam thập lục phương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

– Năm Dần : Ngụy Vương Hành Khiển. Mộc tinh chi thần, Tiêu Tào phán quan.

– Năm Mẹo : Trịnh Vương Hành Khiển. Thạch tinh chi thần, Liễu tào phán quan.

– Năm Thìn : Sở Vương Hành Khiển. Hỏa tinh chi thần, Biểu Tào phán quan.

– Năm Tị : Ngô Vương Hành Khiển. Thiên Hải chi thần, Hứa Tào phán quan.

– Năm Ngọ : Tần Vương Hành Khiển. Thiên hao chi thần, Nhân tào phán quan.

– Năm Mùi : Tống Vương hành Khiển. Ngũ Đạo chi thần, Lâm tào phán quan.

– Năm Thân : Tề Vương Hành Khiển. Ngũ miếu chi thần, Tống Tào phán quan.

– Năm Dậu : Lỗ Vương hành Khiển. Ngũ Nhạc chi thần, Cựu Tào phán quan.

– Năm Tuất : Việt Vương Hành Khiển. Thiên Bá chi thần, Thành tào phán quan.

– Năm Hợi : Lưu Vương Hành Khiển. Ngũ Ôn chi thần, Nguyễn tào phán quan.

(B): là TÊN CÁC VỊ ĐẠI KIẾT TINH như: Thiên Đức, Thiên Đức Hợp, Nguyệt Đức, Nguyệt Đức Hợp, Tuế Đức, Tuế Đức Hợp, Thái Dương, Thái Âm, Tử Vi Đế Tinh

CÁC LỄ VẬT CÚNG

Khi cúng động thổ, quý vị hãy chuẩn bị các lễ vật sau: ngũ quả (là 5 loại trái cây), hoa tươi, nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp, 1 bộ tam sanh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc (chéo cánh), 3 miếng trầu cau (đã têm), giấy vàng bạc, 1 dĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước, 3 chung trà, 3 chung rượu, 3 điếu thuốc.

Sau khi cúng xong, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ.

Lúc đốt giấy vàng bạc thì dùng chung rượu ở giửa rưới lên sau khi đốt xong.

Riêng 3 hũ muối-gạo-nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân.

Nhớ mỗi kỳ đổ mái- đổ thêm tầng đều phải sắm lễ cúng vái.

CÁC ĐIỀU CẦN BIẾT KHI NHẬP TRẠCH (DỌN VÀO NHÀ MỚI):

Nếu là 1 gia đình có vợ chồng con cái thì đầu tiên là vợ gia chủ cầm 1 cái gương tròn đem vào nhà trước (mặt gương soi vào nhà), kế đến là gia chủ tự tay bưng bát nhang thờ Tổ Tiên, rồi lần lượt các người trong nhà mới đem vào: Bếp lửa (tốt nhất là Bếp còn đang cháy đỏ từ nhà cũ đem tới), chăn nệm, gạo, nước, muối, đồ tư trang quý giá…vv…

Nếu nhà vắng đàn ông thì người mẹ bưng bát nhang thờ Tổ Tiên vào trước, kế đến là con cái lần lượt mang Bếp, gạo, nước…vv… vào.

Chuyển đồ đạc vào nhà trước, dọn đồ cúng sau.

Không ai được đi tay không vào nhà. Tuồi Dần không được phụ dọn. Phụ nữ có thai không được phụ dọn (nếu muốn phụ, thì mua 1 cây chổi mới, dùng chổi quét qua 1 lượt các đồ vật thì không sao). Trong giờ tốt, gia chủ tự tay cầm tiền bạc nữ trang, tài sản quý giá cất vào tủ.

VĂN KHẤN GIA TIÊN KHI NHẬP TRẠCH

LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (ghi họ tộc chỗ này) GIA TẠI THƯỢNG

CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI….. GIA TIÊN LINH.

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm……

Gia đình chúng con dọn đến đây là…………………….. (ghi địa chỉ)

Hôm nay chúng con thiết lập hương án, sắm sanh phẩm vật, trước linh vị kính trình các Cụ tổ Tiên nội ngoại 2 bên: nhờ hồng phúc Tổ Tiên, nhờ Âm Đức cha mẹ, chúng con đã tạo được ngôi gia. Nay hoàn tất thi công, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt để di cư nhập trạch, kính rước chư Hương linh Tiên Tổ về đây để chúng con sớm hôm hương khói tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin, Ông Bà Tổ tiên nội ngoại 2 bên thương xót con cháu, chứng giám lòng thành giáng lâm linh án thụ hưởng lễ vật. Độ cho chúng con phước lộc song tu, gia đạo hưng long, xuất nhập bình an, lộc tài thạnh vượng.

Cúi mong Anh linh Tiên Tổ chứng giám, thọ cảm ân sâu.

Kính cáo.

BÀI HAY NÊN XEM:

Tử vi tuổi Sửu năm 2013 Quý Tỵ: Ất Sửu, Kỷ Sửu, Quý Sửu, Tân Sửu

Lễ vật và bài văn khấn Cúng Cô Hồn hàng tháng

Giải pháp phong thủy cho các thế nhà đất xấu

Giải pháp phong thủy giúp khôi phục sinh khí cho ngôi nhà của bạn

Xem tử vi 2012 – Tử vi trong năm Nhâm Thìn cho Tuổi Dậu

Xuất hành, chọn tuổi xông nhà (xông đất), khai trương Tết Tân Mão 2011

Chọn tuổi xông đất, xông nhà năm 2012 Nhâm Thìn, Cúng Giao Thừa đúng cách

Nguyên tắc chơi tranh: 6 loại tranh không nên treo ở văn phòng

Những biểu tượng phong thủy tốt cho văn phòng làm việc – P2

Tử vi tuổi Ngọ năm 2013 Quý Tỵ: Bính Ngọ, Canh Ngọ, Giáp Ngọ, Mậu Ngọ

Chọn màu sơn và đồ nội thất cho không gian Kim theo phong thủy

Những con vật linh thiêng cần dùng trong Phong Thủy

Những vật phẩm phong thủy giúp cuộc sống trường thọ hơn

Bình Tài Lộc phong thủy, vật phẩm giúp bảo tồn tài sản

Tương truyền về Tỳ Hưu (truyền thuyết về con Tỳ Hưu)

Tags: bài khấn lễ nhập trạch, cúng nhà mới, cúng nhập trạch, cúng nhập trạch chuyển nhà mới, cúng nhập trạch nhà mới, cúng nhập trạch nhà thuê, làm lễ nhập trạch, lễ cúng nhập trạch, lệ nhập trạch, lễ vật cúng nhập trạch, nhập trạch, thủ tục cúng nhập trạch, thủ tục nhập trạch, văn cúng lễ nhập trạch, văn cúng nhập trạch, văn khấn gia tiên khi nhập trạch, văn khấn lễ nhập trạch, đồ cúng nhập trạch, đồ lễ cúng nhập trạch

Cùng Danh Mục Liên Quan Khác

Phong Thủy Gia – Chuyên Gia Phong Thủy – Tư Vấn Phong Thủy

Chọn Tuổi Xông Nhà (Xông Đất), Xuất Hành, Khai Trương Đầu Năm 2014 Giáp Ngọ

Đặt tên cho con sinh năm 2014 Giáp Ngọ (cách chọn tên cho bé)

Xem tử vi tuổi Tý năm 2014 Giáp Ngọ: Bính Tý, Canh Tý, Giáp Tý, Mậu Tý, Nhâm Tý

Xem tử vi tuổi Sửu năm 2014 Giáp Ngọ: Ất Sửu, Kỷ Sửu, Quý Sửu, Tân Sửu

Xem Tử vi tuổi Dần năm 2014 Giáp Ngọ: Bính Dần, Canh Dần, Giáp Dần, Nhâm Dần

Xem Tử vi tuổi Mão năm 2014 Giáp Ngọ: Ất Mão, Đinh Mão, Quý Mão, Tân Mão

Xem Tử vi tuổi Thìn năm 2014 Giáp Ngọ: Bính Thìn, Giáp Thìn, Mậu Thìn, Nhâm Thìn

Xem Tử vi tuổi Tỵ năm 2014 Giáp Ngọ: Ất Tỵ, Đinh Tỵ, Kỷ Tỵ, Quý Tỵ

Xem Tử vi tuổi Ngọ năm 2014 Giáp Ngọ: Bính Ngọ, Canh Ngọ, Giáp Ngọ, Mậu Ngọ

Xem Tử vi tuổi Mùi năm 2014 Giáp Ngọ: Ất Mùi, Đinh Mùi, Kỷ Mùi, Quý Mùi, Tân Mùi

Xem Tử vi tuổi Thân năm 2014 Giáp Ngọ: Bính Thân, Canh Thân, Giáp Thân, Mậu Thân, Nhâm Thân

Xem Tử vi tuổi Dậu năm 2014 Giáp Ngọ: Ất Dậu, Đinh Dậu, Kỷ Dậu, Quý Dậu, Tân Dậu

Xem Tử vi tuổi Hợi năm 2014 Giáp Ngọ: Ất Hợi, Đinh Hợi, Kỷ Hợi, Quý Hợi, Tân Hợi

Xem Tử vi tuổi Tuất năm 2014 Giáp Ngọ: Bính Tuất, Canh Tuất, Giáp Tuất, Mậu Tuất, Nhâm Tuất

Cúng Dọn Về Nhà Mới Sao Cho Chuẩn

Với nền văn hoá tâm linh đa dạng và bí ẩn của ông cha ta thì nghi lễ thực hiện bài cúng về nhà mới hay lễ nhập trạch luôn được coi trọng, kể cả ngày nay.

Nhập trạch được xem như là một nghi thức để báo cáo với thần linh và tổ tiên xin phép được cư trú, xây dựng tổ ấm và sự nghiệp nơi này, vì vậy việc có tầm ảnh hưởng rất quan trọng bởi lẽ không chỉ quyết định cách cuộc sống mới bắt đầu của cả gia đình và còn cả ở tương lai.

Lễ vật cần khi cúng về nhà mới

Ngoài việc chọn ngày lành, tháng tốt thì khi chúng ta cần chuẩn bị thêm những lễ vật như sau. Theo như ông cha dạy thì để thực hiện nghi thức cúng lễ dọn nhà mới thì cần có 3 phần đồ cúng chính là mâm ngũ quả, hoa và cơm

Ngũ quả: 5 loại quả hình tròn với các màu sắc khác nhau mang ý nghĩa cầu mong sự trọn vẹn và đa dạng, may mắn trong công việc

Hương hoa: một lọ hoa bất kỳ và nhang đèn

Mâm cơm cúng chuyển nhà: Mâm cúng mặn thì bắt buộc cần thịt luộc, tôm luộc và trứng vịt luộc (tam sên), ngoài ra gia chủ cũng có thể thêm các món khác để cho buổi lễ được phong phú hơn như gà luộc, xôi, chè,…. Ngoài ra gia chủ cũng có thể lựa chọn mâm đồ cúng chay

Bên cạnh những thành phần chính cần phải có trên thì bài cúng về nhà mới còn cần thêm những vật dụng sau để lễ vật cúng được đầy đủ nhất:

Trà, rượu và thuốc lá mỗi loại 3 phần

Trầu cau, vàng mã: 1 phần

Hủ nhỏ để đựng gạo, muối, nước: 1 phần

Bài văn khấn cúng vào nhà mới Một số lưu ý khi thực hiện nghi lễ nhập trạch

Chủ nhà cần phải chọn tỉ mỉ ngày giờ hoàng đạo phù hợp với vận mệnh để tiến hành bài cúng về nhà mới được suôn sẻ

Để thực hiện nghi lễ thì chủ nhà cần cần bài vị của tổ tiên đi dẫn đầu và tiếp theo đó là vợ/chồng, con cái cầm tài sản.

Gia chủ nên tránh sự có mặt của những người tuổi Cọp có mặt trong buổi lễ

Chuyển nhà vào buổi sáng là tốt nhất, tuy nhiên vẫn có thể chuyển vào những thời điểm khác trong ngày nhưng đặc biệt không được chuyển vào buổi tối.

Tuyệt đối không được gây gổ, cãi vã hay than khóc vào ngày này

Gia chủ cần phải đốt lửa vào ngày này bởi theo quan niệm rằng lửa cháy là sự bắt đầu mới

và cuối cùng là kiêng kị phụ nữ mang thai có mặt trong ngày lễ này

Cách Cúng Dọn Nhà Mới Như Thế Nào Mới Đúng?

Ý nghĩa của lễ cúng về nhà mới

Nghi thức khi dọn về nhà mới mang ý nghĩa linh thiêng, tâm linh, tín ngưỡng của người Việt theo quan niệm dân gian đã có từ rất lâu. Đó là nét văn hóa đẹp mang đậm bản sắc dân tộc ta. Thường được áp dụng cho những gia đình mới mua nhà mới, mới xây nhà,… với hay còn được gọi là lễ nhập trạch. Lễ cúng này mang ý nghĩa như là lễ xin phép thổ công, gặp thời trong công việc, thổ địa xin chuyển đến nơi ở này được mát mẻ, làm ăn suôn sẻ. Chính vì vậy, được nhiều người chú trọng đến vấn đề này hơn mà cúng về nhà mới càng được trở nên phổ biến.

Chuẩn bị mâm lễ cúng về nhà mới

Mâm ngũ quả cúng về nhà mới:

Chuối

Xoài

Cam

Nho

Hoa tươi:

Táo

Hương thắp (nhang)

Trầu cau (3 miếng trầu cau têm cánh phượng)

Tiền vàng mã

Nến (đèn cầy)

Muối và gạo

Rượu và thịt:

Một bộ tam sên (thịt luộc 1 miếng to, tôm luộc 1 con, trứng vịt luộc 1 quả)

Xôi và gà luộc cả con.

3 ly trà, 3 ly rượu và 3 điếu thuốc.

Quy trình thực hiện nghi lễ cách cúng dọn nhà mới như thế nào là hợp lý?

Bước 1: Gia chủ nên đem theo những vật sau trước khi bước vào ngôi nhà mới, như chiếu (có thể là cái đệm) mà bạn đang sử dụng nó.

Bước 2: Với tuổi của gia chủ, các đồ cúng phải được bày biện chu đáo, phải bày theo hướng đẹp.

Bước 3: Bát hương bàn thờ tổ tiên phải chính tay gia chủ bê chuyển đến nhà mới.

Bước 4: Người thắp nhang ở ngôi nhà mới phải chính là chủ nhà, để rước vong của tổ tiên về ngôi nhà mới cần xin thần linh trước. Cần làm 2 cái lễ Khi đã về ngôi nhà mới, đó là lễ cúng về nhà mới và lễ cúng áo yết gia tiên.

Bước 5: để pha trà dâng lên các vị thần linh nên tự tay chủ nhà nấu nước, đồng thời cũng là để khai trương bếp mới.

Văn Khấn Dọn Đến Nhà Mới

VĂN KHẤN DỌN ĐẾN NHÀ MỚI

Được rất nhiều hộ gia đình quan tâm. Đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ lần đầu chuyển nhà hoặc dọn đến nhà mới chưa có kinh nghiệm. Lễ nhập trạch là một việc làm rất quan trọng theo phong tục tập quán của người Việt. Với quan niệm là nghi lễ cúng thần linh, thổ địa nơi đây để được xin phép dọn về ở. Vì vậy, các hộ gia đình cần phải nắm được. Sau đây là bài văn khấn dọn đến nhà mới đầy đủ giúp một phần nào các hộ gia đình.

Cùng theo dõi bài viết sau đây để có được nghi lễ cúng đúng nhất nhé!

VĂN KHẤN DỌN ĐẾN NHÀ MỚI (LỄ NHẬP TRẠCH) LÀ GÌ?

Văn khấn dọn đến nhà mới là gì? nhiều cư dân tại chung cư Ban Cơ Yếu thường thắc mắc, Văn khấn trong bất kì một nghi lễ nào đều có ý nghĩa như lời mời mọc, kính xin các vị Thần Tiên, Tổ Tiên, Thần Tài… cho được phước lộc, bình an, may mắn.

Do đó, bài văn khấn lễ nhập trạch cũng như vậy. Nó có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống sau này khi gia đình chuyển vào căn nhà mới. Các hộ gia đình cần phải ghi nhớ thật kỹ để không mắc phải sai lầm gì.

MỘT SỐ LƯU Ý TRƯỚC KHI ĐỌC VĂN KHẤN

Trước khi đọc văn khấn dọn đến nhà mới, các hộ gia đình cần lưu ý một số điều sau:

Sau khi đã chuẩn bị xong các bước này, các bạn phải đọc đúng theo bài văn khấn dọn đến nhà mới như sau:

BÀI VĂN KHẤN DỌN ĐẾN NHÀ MỚI ĐẦY ĐỦ NHẤT

Bài văn khấn dọn đến nhà mới (lễ nhập trạch) này được trích từ sách văn khấn cổ truyền Việt Nam do NXB Văn hóa Thông tin xuất bản. Bài khấn này được chia thành 2 phần rõ ràng: văn khấn thần kinh và văn khấn cáo yết tổ tiên.

Đây là những gì đã được biên soạn kỹ lưỡng từ các nhà tâm linh và phong thủy. Vì vậy, các hộ gia đình chỉ cần dựa theo để khấn và thay tên tuổi, địa chỉ của gia chủ vào là được.

VĂN KHẤN THẦN LINH

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:……. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

VĂN KHẤN TỔ TIÊN

Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………

Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm……….

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nhà Cho Thuê Và Lễ Nhập Trạch Khi Mới Dọn Về.

Có không ít người cho rằng, nhà cho thuê thì không cần thiết phải cúng bái, hay làm lễ nhập trạch khi mới dọn về… Tuy nhiên, với các chuyên gia phong thủy thì không hẳn là như thế.

Lễ nhập trạch cho nhà thuê có cần thiết không?

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” ông bà ta vẫn hay nói như thế. Khi chuyển đến ở bất cứ nơi nào, người Việt Nam thường có lệ hay làm mâm cơm thịnh soạn để cúng. Mục đích là báo cáo với chư thần thổ địa nơi ấy về sự có mặt của mình, ngaoif ra còn mang ý cầu mong sự yên ổn và an lành cho gia đình.

Có nhiều gia đình thường xem nhẹ và thậm chí là bỏ qua việc này khi thuê nhà. Họ có suy nghĩ rằng nhà đi thuê thì không cần thiết phải làm lễ nhập trạch hay cúng bái. Quan điểm này hoàn toàn sai nếu luận theo thuyết phong thủy và phong tục Việt Nam.

Lễ nhập trạch khi dọn về nhà thuê cũng rất quan trọng

Tìm hiểu về lễ nhập trạch nói chung

Theo các chuyên gia nghiên cứu về tâm linh, lễ nhập trạch (hay còn gọi là lễ dọn về nhà mới, có thể đó là nhà tự xây, nhà mới mua, hay nhà thuê ở…), thì cần làm một số việc trước, rồi sau đó mới dọn đồ đạc vào nhà.

Lễ nhập trạch này rất quan trọng, việc cúng Thần linh, Thổ địa – được dân gian ta quan niệm: đó là những vị thần cai quản trong nhà, phù hộ độ trì cho gia đình. Thường thì ở nhà thuê, bạn chỉ cần thờ Thổ công, thần linh là được. Tùy vào mong muốn và điều kiện của gia đình thì có thể lập thêm bàn thờ gia tiên, nhưng điều này không bắt buộc. Bài vị cúng thần linh, gia tiên do gia chủ tự mình đưa về nhà mới. Nếu thờ Thần, Phật thì bạn phải chuyển thần vị vào nhà trước, sau đó mới chuẩn bị lễ bái. Cần nắm rõ quy tắc này để cả nhà luôn bình an.

Việc sắm đồ lễ và thắp hương căn cứ theo tục lệ từng địa phương, nhưng lập ban thờ, bốc bát hương mới, bày mâm lễ… thì phải chờ đúng giờ đẹp mới bắt đầu cúng nhập trạch. Lễ vật ban thờ khi nhập trạch bao gồm: Trầu cau, hương, hoa tươi, vàng mã, trái cây, hương đèn, bánh kẹo, mâm lễ mặn (rượu, thịt, xôi, gà, thịt lợn luộc, bánh chưng, thuốc, chè…). Nếu bạn nhờ thầy cúng làm giúp thì tốt, không thì gia chủ tự cúng bái. Nếu gia chủ tự làm thì thắp hương và đọc văn khấn lễ nhập trạch, bao gồm 2 bài, 1 bài là Văn khấn Thần linh, Văn khấn cáo yết gia tiên, xin phép về nhà mới, xin phù hộ cho gia đình. Làm lễ nhập trạch xong thì bạn hóa vàng. Sau đó đưa đồ đạc vào nhà và ổn định chỗ ăn ở.

Những vật cần mang khi lần đầu vào nhà mới

– Bếp lửa và chiếc chiếu đang dùng: Bếp lửa là chiếc bếp dầu, bếp có lửa, chứ bạn không nên mang bếp điện.

– Ấm nước sôi: gia chủ nhất định phải đun ấm nước sôi khi vào nhà mới – có ý nghĩa là giúp cho nguồn tài được sôi động, dồi dào.

– Theo quan niệm của dân gian, khi vào nhà mới bạn cần đậy nắp các bồn rửa bát, bồn tắm, rồi mở vòi nước thật nhỏ để nước chảy chậm và lâu – điều này tượng trưng cho vạn sự như ý, no đủ.

Những thứ dọn vào nhà mới thì gia chủ đích thân đưa vào. Các thành viên vào nhà mới lần đầu thì cũng không được đi tay không, phải mang theo thứ gì đó tốt đẹp (quả cam – biểu tượng của thịnh vượng, quả Táo – biểu thượng của an toàn, quả Lê – biểu tượng của may mắn, quả Lựu – biểu tượng của cơ hội và quả Đào – biểu tượng của sức khỏe, hoặc bạn mang gạo, muối, tiền bạc vào nhà mới cũng được…

Những lưu ý thêm:

– Nên dọn nhà vào sáng sớm, buổi trưa, và nên xong trước 3 giờ chiều, trước khi mặt trời lặn. Tránh dọn nhà vào ban đêm.

– Lấy khoảng 3 phần nước của thùng xách vào nhà.

– Đổ đầy khoảng 8 phần của thùng gạo, bao lì xì đỏ thì đặt phía trên thùng gạo.

– Mua cặp chổi, xẻng hót rác mới (các cụ ta thường buộc sợi vải đỏ). Kiêng mang chổi cũ về nhà mới (tránh mang rắc rối đã quét về nhà mới).

– Nên mua mỗi người 1 bộ chén đũa, số chẵn là tốt nhất, đặt vào thùng nước và xách vào nhà.

– Đặt những thứ trên vào nhà bếp, sau đó mới dọn thứ khác vào.

– Ngày dọn về nhà mới, mọi người hãy vui vẻ, nói và làm việc thiện lành, để bắt đầu khởi đầu mới suôn sẻ, tốt đẹp. Không cãi vã, tranh luận, khóc lóc,…. bởi quan niệm xưa cho nó là điềm báo của bất hạnh và bất hòa.