Lễ Vật Cúng Đầy Tháng Như Thế Nào / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Lễ Vật Cúng Đầy Tháng Cho Bé Và Nghi Thức Cúng Như Thế Nào?

Theo quan niệm xưa kia của ông bà ta thì những em bé được sinh ra là do các Bà Chúa đầu thai mà chúng ta hay gọi là 12 Bà Mụ nặn ra. Mỗi bà Mụ sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc… xấu hay đẹp cũng là do tay các Bà Mụ nặn ra.

Cho nên lễ cúng đầy tháng cho trẻ mục đích là nhằm tạ ơn Bà Mụ và Đức Ông đã mang đứa trẻ tới nhà, giúp cho em bé sinh ra khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông. Và cũng là lễ để trình báo với mọi người rằng có một thành viên mới và mong mọi người chăm sóc, che chở mang phước lành đến cho đứa trẻ.

Khi tổ chức lễ đầy tháng thì tùy thuộc vào từng địa phương vùng miền mà có những phong tục và cách cúng khác nhau.

Thông thường chúng ta sẽ lấy lịch âm để tính ngày cúng đầy tháng cho trẻ và phụ thuộc vào giới tinh của trẻ theo cách tích ” gái sụt 1, trai sụt 1″. Nếu sinh bé gái thì ngày cúng đầy tháng bé sẽ lùi lại 2 ngày so với ngày sinh (âm lịch), còn đối với các bé trai thì sẽ lùi lại một ngày.

Ví dụ. Bé sinh vào ngày 25/2: đối với các bé gái thì ngày cúng đầy tháng sẽ là 23/3, còn các bé trai sẽ là ngày 24/3.

Giờ cúng phụ thuộc vào mỗi gia đình có thể làm lễ cúng đầy tháng vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.

4. Chuẩn bị lễ vật cúng đầy tháng

– Lễ vật cho mâm cúng 12 bà Mụ đầy đủ gồm:

+ 12 chén chè nhỏ (tùy theo vùng miền: người Nam hay cúng chè đậu nước dừa, người Bắc cúng chè hoa cau, người Huế cúng chè đậu xanh đánh); + 12 đĩa xôi nhỏ (tùy theo vùng miền: người Nam hay cúng xôi gấc, người Bắc cúng xôi vò, người Huế cúng xôi đậu xanh cà); + 12 chén cháo nhỏ; + Các loại bánh dành cho trẻ con xếp thành 12 đĩa + 2kg thịt quay + bánh hỏi chia làm 12 đĩa + 12 ly rượu nhỏ có thể thay bằng 12 quả trứng vịt + 12 ly nước nhỏ

– Lễ vật cúng kính Đức ông và 3 đức thầy (gồm thánh sư, tổ sư và tiên sư )

+ 1 con gà luộc tréo cánh + 1 tô cháo lớn + 1 tô chè lớn + 3 đĩa xôi lớn + 1 miếng thịt quay + 1 đĩa hoa quả (5 loại quả bất kỳ) + Trầu cau, rượu và đồ hàng mã (giấy tiền).

– Cùng với các lễ vật này còn có thêm một bình hoa, trà, hương, đèn, nước, gạo, muối, muỗng và có thể có hoặc không có đôi đũa hoa.

– Đồ cúng sẽ được sắp làm 2 bàn: 1 bàn nhỏ ở phía trên sẽ bày đồ cúng Đức ông, 1 bàn lớn phía dưới bày lễ cúng 12 bà Mụ. Bàn trên và bàn dưới đặt cắt nhau khoảng 10 cm.

– Nguyên tắc sắp mâm cúng: theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” tức là ở phía đông đặt bình bông còn phía tây đặt lễ vật. Lưu ý, các mâm này phải được bài trí thật cân đối và đầy đủ các lễ vật đã nêu

6. Các nghi lễ cúng đầy tháng

Sau khi đặt hết lễ vật lên trên bàn cúng, người lớn trong gia đình, dòng họ có thể là ông, bà, bố, mẹ sẽ đại diện một người thực hiện nghi lễ thắp nhang và khấn.

Bài khấn đơn giản: “Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âl), ngày cháu (nội hay cháu ngoại… ) họ, tên… tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên… ) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.

Sau nghi thức cúng là nghi thức khai hoa, dân gian còn gọi là “bắt miếng”. Đứa trẻ (trai hay gái) được đặt trên bà, người cúng rót trà thắp hương và xin phép bắt miếng sau đó bồng đứa trẻ trên tay, đồng thời cầm một cành hoa quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp:

Đồng thời bé gái sẽ được dùng cuống trầu vẽ chân mày cho bé, nếu là bé gái. Hình thức này giống như cách “làm phép” với mong muốn sau này con gái lớn lên sẽ dịu dàng, xinh đẹp như hoa.

Kết thúc nghi thức cúng, mọi người cùng gửi đến bé những điều tốt đẹp nhất

Sau khi tất cả những nghi lễ cúng đầy tháng ở trên hoàn tất thì tất cả mọi người sẽ dành những lời chúc tốt đẹp cho các bé và tham gia vào bữa tiệc vui vẻ và ấm áp của gia đình.

Địa chỉ công ty: 296 Đường số 10 Cây Trâm, P.09, Q. Gò Vấp, chúng tôi

Lễ Vật Cúng Giao Thừa Như Thế Nào ?

Nam mô A-di-đà-Phật (3 lần).

Kính lạy:

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Phương Lai Hạ Sinh Di Lạc Tôn Phật.

Con kính lạy Đức Bồ tát Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn chúng sinh.

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài Cựu niên Đương cai hành khiển.

Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các Bản gia Táo Quân, chư vị tôn thần.

Nay là giây phút giao thừa năm Giáp Ngọ với năm Ất Mùi, chúng con là: …, sinh năm:…, hành canh:… tuổi, cư ngụ tại số nhà:…,ấp/khu phố:…, xã/phường…, quận/huyện…, tỉnh/thành phố…

Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Ngay ngài Thái Tuế tôn trần trên vâng lệnh Nọc Hoàng Thượng-đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phút, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. nhân buổi tân xuân tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật-Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cái Thái tuế, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân, và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên kháng thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần.

Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Văn khấn giao thừa trong nhà

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật Nam mô Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh

Nay phút giao thừa năm cũ Giáp Ngọ với năm mới Ất Mùi.

Chúng con là :… sinh năm: …, hành canh: … tuổi, ngụ tại số nhà …, ấp/khu phố …, xã/phường…, quận/huyện/thành phố …, tỉnh/thành phố …

Phút giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lể vật.

Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Mâm Lễ Cúng Đầy Tháng Tổ Chức Như Thế Nào?

Mâm lễ cúng đầy tháng như thế nào để có thể đầy đủ và trọn vẹn nhất luôn là điều các bậc phụ huynh quan tâm, đặc biệt là những ai mới làm cha mẹ lần đầu hẳn sẽ phải tìm hiểu thật kĩ để có thể tổ chức thực hiện nghi lễ này con bé yêu của mình. Bài viết sau đây sẽ góp phần cung cấp thêm một vài thông tin về nghi lễ quan trọng này cũng như là cách chuẩn bị mâm lễ cúng đầy tháng sau cho đầy đủ nhất.

Ý nghĩa của lễ cúng đầy tháng cho các bé

Lễ cúng đầy tháng cho bé bắt nguồn từ quan niệm của ông bà ta từ bao đời nay về 12 bà mụ và công lao của các bà mụ trong việc bảo hộ cho sự phát triển và chào đời của các em bé. Không chỉ riêng vào lúc chuyển dạ đầy gian nan của các bà mẹ, ngay từ lúc em bé còn trong bụng mẹ cũng phải nhờ đến các bà mụ ra sức bảo hộ để chín tháng mười ngày mang thai được bình an, suông sẻ.

Lễ cúng đầy tháng vì vậy mà được xem như một nét đẹp truyền thống trong tín ngưỡng của dân tộc ta, nó đại diện cho tinh thần và quan niệm uống nước nhớ nguồn đầy tốt đẹp. Đó là quan niệm khi nhận được sự phù hộ của các đấng siêu nhiên thì con người cũng phải bày tỏ lòng biết ơn, cảm kích.

Bên cạnh đó đây cũng chính là tình yêu và sự quan tâm của bác ông bố, các bà mẹ dành riêng cho con yêu của mình. Dù chỉ là một nghi lễ nhỏ nhưng cũng thật ấm cúng, tràn đầy tình yêu. Các bậc cha mẹ luôn yêu thương và mong muốn con cái của mình sẽ có thể nhận được những điều tốt đẹp trong cuộc sống này, điều đó được thể hiện rõ nhất trong những lời cầu khấn được gửi đến những đấng siêu nhiên.

Chuẩn bị mâm lễ cúng đầy tháng gồm những lễ vật gì?

* 12 chén chè nhỏ đi kèm 1 tô chè lớn: Ở miền Nam thường là chè đậu trắng nước cốt dừa, ở miền Bắc thì là chè hoa cau. Mỗi loại chè khác nhau gắn liền với phong tục và quan niệm truyền thống cũng như đặc điểm riêng của các vùng.

* 12 đĩa xôi nhỏ và 1 đĩa xôi lớn: Đây là lễ vật không thể thiếu để dâng lên 12 bà mụ với mong muốn cuộc đời của các bé sau này sẽ luôn luôn được đong đầy, hạnh phúc trọn vẹn.

* Các món mặn khác như thịt heo quay và bánh hỏi

* Các loại bánh kẹo đi kèm

– Chuẩn bị mâm lễ cúng đầy tháng để cúng tam đức ông:

* 3 chén chè nhỏ và 1 tô chè lớn

* 3 đĩa xôi nhỏ kèm một đĩa xôi lớn

* 1 con gà luộc

– Ngoài các lễ vật trên, mâm lễ cúng đầy tháng cho các bé còn bao gồm một đĩa trái cây với đầy đủ 5 loại trái khác nhau như ông bà ta vẫn hay gọi là ngũ quả cùng một số vật phẩm khác để phục vụ cho việc thực hiện các nghi lễ, có thể kể đến như muối, gạo, nước, rượu, giấy tiền vàng mã, hương để thắp, đèn cầy, một bình hoa có cắm hoa tươi,…

Cách bày trí mâm cúng đầy tháng cho bé

Lễ cúng đầy tháng cho bé cũng phải được bày trí một cách đầy đủ và gọn gàng, các lễ vật được sắp xếp sao cho không những nhìn vào thấy vừa mắt mà còn phải đảm bảo đủ số lượng, không được bỏ sót bất kỳ lễ vật quan trọng nào.Việc chuẩn bị mâm cúng đầy tháng đầy đủ và trang trọng thể hiện sự tôn kính đối với thần linh và những sai sót, hay chuẩn bị qua loa cũng sẽ bị xem là không tôn trọng thần linh và tuyệt đối nên tránh.

Thông thường thì mâm cúng sẽ được bày trí theo nguyên tắc là đặt những lễ vật từ phía tây qua và phía đông thì sẽ đặt bình hoa. Các lễ vật để cúng 12 bà mụ sẽ được đặt trong một cái bàn lớn còn lễ vật dùng để dâng lên tam đức ông sẽ được đặt trong một cái bàn nhỏ hơn. Những ông bố, bà mẹ chuẩn bị các lễ vật cũng nên chú ý đặt chè và xôi xen kẻ và đều nhau, tránh tình trạng đặt các lễ vật lộn xộn.

Lễ cúng đầy tháng cho bé tưởng chừng như là một nghi lễ rất đơn giản và dễ tổ chức nhưng lại đòi hỏi không ít tâm tư, sự quan tâm của các bậc cha mẹ để có thể chuẩn bị đầy đủ và trọn vẹn buổi lễ trong nhiều khâu. Từ lúc chuẩn bị các lễ vật trong mâm lễ cúng đầy tháng đến việc thực hiện đầy đủ các nghi lễ nhằm cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với thành viên mới này của gia đình.

Lễ Vật Và Bài Cúng Ông Táo Như Thế Nào ?

Một năm tất bật ngược xuôi lo làm ăn buôn bán đến cuối năm mọi người lại lo chuẩn bị Tết. Từ cúng tất niên (cúng đón, đưa ông bà tổ tiên), cúng ông Táo, giao thừa cho đến tân niên. Trong đó, mai vàng, mâm ngũ quả không thể thiếu.

23 tháng chạp âm lịch hằng năm là ngày cúng Táo Quân, hay còn gọi là Táo Công (hai ông, một bà), vua Bếp. Ngày này, mọi gia đình đều sắm sửa một mâm cổ bên cạnh đó còn có cá chép để thần Táo cởi về trời báo cáo Ngọc Hoàng mọi sự tốt lành, hay dở… trong một năm qua.

Trong mỗi gia đình đều có vị thần bếp hay còn gọi là thần Táo Quân trông nom cuộc sống. Theo quan niệm, thần Táo Quân bao gồm ba vị định đoạt phước đức cho gia đình. Đó là hai Táo ông và một Táo bà. Theo đó, mọi phước đức dày hay mỏng mà gia chủ có được là do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà như thế nào.

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Hồng Kông nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị nhất thể (thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.

Bếp tạo thế từ kiềng ba chân đã đi vào ca dao “Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung có ý lấy “kiềng ba chân” của chiếc bếp để làm thế “chân vạc” ba nước Ngụy, Thục, Ngô.

Theo truyền thuyết thì có người tên là Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con nên sinh ra buồn phiền hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá nên đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, chàng nghĩ lại thấy mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ.

Khi đi tìm, vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin. Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Ngọc Hoàng trên cao cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà) và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, Ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành chiếc kiềng ba chân ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa.

Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình. Đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người. Táo Quân hay còn gọi là Táo Công là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là vua bếp.

Ngày nay, bàn thờ của Táo Quân thường được đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Bài vị thờ vua bếp thường được ghi vắn tắt là “Định phúc Táo Quân” nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc. Vào các ngày như rằm, mùng một hay các lễ Tết trong năm, các gia đình vẫn dâng lễ để cúng Táo Quân. Song dịp lễ long trọng nhất dành riêng cho Táo Quân chính là ngày 23 tháng chạp hàng năm.

Sau một tuần về báo cáo Ngọc Hoàng, ngày 30 Tết thần Táo trở lại trần gian để tiếp tục việc chăm nom hưng thịnh của mỗi gia đình.

Lễ vật bao gồm: Một mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay, bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương thơm, hoa quả, ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng vàng nén và ba con cá chép sống để Táo Quân cưỡi bay lên trời, sau đó phóng sinh.

Mâm cúng ông Táo nên được đặt ở trong bếp với các món cơ bản sau:

1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống);

1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa hoa quả;

1 tập giấy tiền, vàng mã.

Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng (đốt) đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.

Bàn thờ Táo quân luôn có bài vị, ba chai/lọ gạo, nước, muối

Sắm cho ông Táo lễ bộ đầy đủ: áo mão và đôi hia vàng mã, cùng con cá chép sống nguyên để trong bát nước bày lên bàn thờ, sau khi cúng xong thì vàng mã đốt đi, cá đem ra bỏ sông hồ… Có nơi cúng cả mật ong và bánh nếp hằng mong ngài sẽ “báo cáo” ngọt ngào hơn khi yết kiến Ngọc Hoàng.

Văn khấn ông Táo lên chầu trời

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: …

Hôm nay ngày 23 tháng chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!