Lễ tạ mộ là gì?
Lễ cúng tạ mộ là một trong những thủ tục lễ cúng tạ mộ của người Việt để luôn nhớ tới nguồn cội, vì họ cho rằng tổ tiên ở dưới “âm” yên ổn thì con cháu trên trần gian mới có thể “an cư lạc nghiệp”. Vì vậy, cứ mỗi ngày 24 hoặc 25 tháng Chạp âm lịch mỗi năm thì nhiều gia đình thường tổ chức lễ cúng tạ mộ cuối năm này. Cúng tạ mộ là một trong những lĩnh vực khá tâm linh nên thông thường sẽ mời các thầy có chuyên môn về làm lễ cúng và hiểu biết về tâm linh để cúng.
Khi chuẩn bị xây mộ thì gia chủ cần tổ chức làm lễ khấn tạ mộ mới xây nhằm xin ý kiến và thông báo cho người đã khuất về ngôi nhà mới của họ. Còn trong trường hợp phần mộ đã được yên ổn, luôn mang đến những điều may mắn, thuận lợi cho con cháu ở trần gian thì họ thường làm văn khấn tạ mộ để tỏ lòng biết ơn ông bà tổ tiên đã phù hộ.
Với những gia chủ có tâm, có tín, khấn lễ chu đáo thì tổ tiên sẽ ban phát may mắn, sức khỏe, gia đình êm ấm, cuộc sống yên lành, công việc thuận lợi và không phải lo lắng bị ma quỷ quấy nhiễu, điều dữ hóa lành, mọi hung đều hóa cát,…
Một số loại lễ tạ mộ trong năm
Lễ tạ mộ dịp cuối năm
Lễ tạ mộ dịp đầu năm (còn gọi là lễ tạ mộ thanh minh)
Lễ tạ mộ mới xây xong
Lễ tạ mộ kết phát: đây là lễ tạ mộ phát theo phong thủy tâm linh cho các ngôi mộ đặc trưng.
Lễ tạ mộ kết mối (còn gọi là mối đùn): lễ này cho mộ có lớp keo kiên cố để bảo vệ hài cốt.
Lễ tạ mộ phát kết thủy – thủy tụ: hình thức tạ mộ này được thực hiện theo một cách riêng và có tác dụng giúp con cháu có nhiều điều may mắn. Theo đó, thi hài của người đã mất được bao bọc bởi lớp nước và không được cải táng. Trường hợp làm ngược lại nước sẽ bị đục và thi hài sẽ chuyển màu đen.
Lễ tạ mộ tam đại: đây là lễ tạ cúng tổ tiên 3 đời.
Lễ, văn khấn tạ mộ 3 ngày, lễ tạ mộ trong ngày giỗ
Lễ tạ mộ rằm tháng 7
Lễ tạ mộ dòng họ, dòng tộc
Tham khảo 200 mẫu mộ đá đẹp mới nhất tại Đá Mỹ Nghệ Ninh Vân – Ninh Bình:
Văn khấn tạ mộ là gì?
Như đã nói trên thì lễ cúng tạ mộ là một trong những nghi lễ của người Việt nhắm ghi nhớ những người đã khuất, tổ tiên với hy vọng mang đến một năm đầy may mắn, được tổ tiên ban ơn, gia đình thuận hòa và tăng sự hưng vượng gia đạo. Để có thể gửi những hy vọng tỏ lòng biết ơn đến “bề trên” thì phải cần đến văn khấn tạ mộ.
Vì vậy, văn khấn tạ mộ là một bài văn được biên soạn theo lĩnh vực tâm linh thường được các thầy có chuyên môn lập nên để đọc lên trong ngày tạ mộ. Đây cũng như những lời mà người ở trần gian muốn gửi đến người ở cõi âm.
Tham khảo bài viết:
Chọn ngày thế nào khi muốn thực hiện lễ tạ mộ?
Chọn ngày để tiến hành lễ tạ mộ là điều rất quan trọng mà bất cứ ai cũng cần quan tâm. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào từng địa điểm khác nhau. Mặc dù vậy sẽ có một số lễ tạ mộ cố định cũng như các loại lễ bắt buộc phải lựa chọn ngày tốt.
1. Lễ tạ mộ cuối năm
Lễ tạ mộ cuối năm thường được chọn trong khoảng thời gian từ khi đưa ông Táo lên trời 23/12 âm lịch đến ngày cuối cùng của năm là 30 Tết Nguyên Đán. Theo đó, các gia đình sẽ tiến hành dọn dẹp các phần mộ một cách sạch sẽ. Đồng thời làm lễ tạ mộ cuối năm. Mục đích của công việc này chính là mời ông bà tổ tiên về ăn Tết. Cùng với đó là cảm ơn thần linh đã dung dưỡng phần mộ rất bình an.
2. Lễ tạ mộ mới xây cất xong
Ngày được chọn làm lễ tạ mộ mới xây xong là ngày hoàn thành xây dựng mộ phần. Tuy nhiên, bạn cũng có thể lựa chọn ngày hợp với tuổi, ngày hoàng đạo hoặc ngày gần nhất với ngày xây xong mộ.
3. Lễ tạ mộ đầu năm, lễ Thanh Minh
Lễ tạ mộ Thanh Minh được thực hiện vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm. Bởi vậy, bạn cần phải chuẩn bị các đồ lễ, viết sớ trước ngày làm lễ.
Bên cạnh đó, các ngày lễ tạ mộ khác nhau sẽ được thực hiện vào ngày khác nhau. Ví dụ ngày giỗ gia tiên thực hiện vào ngày giỗ. Lễ tạ mộ tháng 7 sẽ làm trong các ngày khác nhau tùy thuộc ngày tốt hoặc ngày làm giỗ.
Sắm lễ và văn khấn tạ mộ
1. Lễ tạ mộ cuối năm
– Sắm lễ
Dọn dẹp khu lăng mộ: Trước khi bắt đầu làm lễ, bạn cần phải làm sạch và dọn dẹp khu lăng mộ. Thực hiện phát quang bụi rậm, cây cối, cỏ dại hoặc sơn sửa lại các vị trí đã bị hư hại. Đồng thời hãy nhớ kiểm tra xem mộ bị rắn rết, chuột… làm tổ hay không để tiến hành xử lý và lau chùi. Nếu như có phần mộ đẹp và khang trang sẽ mang đến mộ phần tốt, tổ tiên sẽ bình an và gia chủ sẽ được hưởng nhiều lộc.
Sau khi đã dọn dẹp xong phần mộ, bạn cần phải chuẩn bị phần lễ cũng như văn khấn để tiến hành lễ tạ mộ cuối năm. Mục đích của lễ này là cảm ơn thần linh và thổ địa đã che chở cho những người đã khuất. Đồng thời tạ ơn ông bà tổ tiên đã bảo vệ cho con cháu và mời ông bà về ăn Tết. Cụ thể phần lễ phải bao gồm 2 phần:
Lễ tạ ơn thần linh, thổ địa: Lễ này nên có một mâm xôi gà hoặc xôi giò. Nếu như ở nghĩa trang có miếu của thần linh thì nên bày ở đó và dâng sớ. Trường hợp không có miếu thì đặt bên cạnh mộ, khấn, vái lạy trời đất.
Lễ tạ ơn tổ tiên sẽ bao gồm:
Hương thơm
Trái cây
Hoa tươi
Trầu cau
Rượu trắng
Chè thuốc
Nến cốc
Vàng mã
Sớ tạ lễ
Một số quần áo, vật dụng cho người đã khuất
Mặc dù phần lễ sắm để tạ mộ có thể đơn giản và không quá cầu kỳ nhưng điều quan trọng bạn cần phải thành tâm. Đồng thời một lòng hướng về người đã mất.
Chú ý, nếu phần mộ nhỏ thì cần phải chuẩn bị thêm bàn, thêm mâm để có thể bày lễ khấn, cũng như đặt bát hương sao cho đúng và phù hợp nhất. Nếu vừa có nơi thờ thần linh riêng, Thổ Địa riêng buộc phải bày lễ khấn ở hai nơi và phần mã đã chuẩn bị sẽ được bày ở nơi thờ thần linh Thổ Địa. Ngoài ra, tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng vùng miền sẽ chuẩn bị nhiều đồ hơn hoặc ít đồ hơn để thích ứng và phù hợp.
2. Lễ tạ mộ mới xây xong
– Sắm lễ
Phần lễ thần linh
Phần lễ cho thần linh sẽ bao gồm: xôi, thịt luộc, vàng và tiền xu. Lễ này sẽ được đặt ở nơi có bàn thờ thần linh trong nghĩa trang. Trường hợp không có bàn thờ riêng thì sẽ đặt bên cạnh lễ gia tiên.
Phần lễ gia tiên
Phần lễ gia tiên sẽ được bày ở những nơi bằng phẳng và trên phần mộ vừa xây xong. Trường hợp mộ nhỏ quá không bày được lễ thì có thể sắm thêm bàn. Theo đó, phần lễ cúng tạ mộ mới xây sẽ tùy thuộc vào phong tục của từng địa phương và tùy điều kiện của gia đình để sắm lễ. Điều quan trọng nhất gia chủ cần phải thành tâm. Cụ thể như sau:
– Phần lễ vật cúng tạ mộ bao gồm:
Hương thơm và hoa tươi ( nên chọn một số loại hoa như: hồng đỏ, cúc, bách hợp trắng hoặc loài hoa mà người khuất thích): 10 bông
Trầu cau: 3 lá, 3 quả hoặc cành dài và đẹp
Trái cây: 1 mâm ngũ quả
Xôi trắng: 1 mâm trên bày gà luộc (gà trống thiến) cả con hoặc giò nạc.
Rượu trắng: nửa lít, 5 cái chén, 10 lon bia, 2 bao thuốc lá, 2 gói chè (1 lạng/gói) 2 nến cốc màu đỏ.
– Phần lễ cúng mã bao gồm:
1 cây vàng hoa đỏ
5 con ngựa với 5 màu khác nhau là: đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm, tím. 5 bộ mũ, áo, hia loại to và đồ đi kèm là cờ lệnh, kiếm, roi.
Mỗi con ngựa ở trên lưng sẽ có 10 lễ vàng tiền. Mỗi lễ sẽ bao gồm:tiền xu, vàng lá, tiền âm phủ.
4 đĩa để tiền vàng riêng:
1 đĩa 3 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền.
1 đĩa 1 đinh vàng lá + 7 đinh xu tiền.
1 đĩa 9 đinh vàng lá +1 đinh xu tiền.
1 đĩa 1 đinh xu tiền
Quần áo cho người trong mộ được chọn tùy theo vong linh là nam/nữ, phụ lão/ấu nhi tương ứng.
Bên cạnh những lễ đã chuẩn bị trên, bạn cũng có thể sắm thêm tiền âm phủ, vàng lá tiền xu…
Một số mẫu văn khấn tạ mộ khác:
(Tạ mộ để xin phép Thổ thần Thổ địa nơi đó cho Ông bà về ăn Tết)
Ngoài ra, cũng có rất nhiều bài văn khấn tạ mộ khác nhau, tùy theo vùng miền hoặc theo từng thầy. Hoặc mọi người có thể tìm kiếm trên mạng với các từ khóa như văn khấn thần linh ngoài mộ, văn khấn tạ mộ ngoài đồng,… để có thể lựa chọn và đọc trong buổi khấn sao cho phù hợp nhất.
Lưu ý về lễ tạ mộ
Lễ tạ mộ được thực hiện nhằm tạ ơn các vị thần linh, ông bà và cầu mong những điều may mắn, bình an và phát lộc. Chính vì vậy mà những người thực hiện cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng về lễ vật cũng như bài văn cúng. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý một số điểm để hạn chế những điều không tốt có thể xảy đến. Đồng thời đảm bảo được sự kính trọng đối với những người đã khuất:
Khi tạ mộ gia tiên cần quan tâm đến phần mộ của dòng họ: Đây là nơi thờ cúng những người có mối quan hệ trên 5 đời với gia chủ. Bởi vậy, bạn nên chú ý thắp hương cho cả những phần mộ xung quanh.
Người nên đi tạ mộ: là những cụ già lo việc cúng bái khấn tổ tiên
Người không nên đi tạ mộ: đây là việc làm thể hiện sự thành kính và rất linh thiêng. Hơn nữa rất nhiều ma quỷ, hơi lạnh nên một số người nếu tham gia có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể như sau:
Những người tình trạng sức khỏe không tốt như: ốm yếu, bệnh tật, phụ nữ mang thai
Trẻ em dưới 10 tuổi
Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt
Không nên đi tạ mộ quá sớm, sương gió sẽ không tốt cho sức khỏe nhất là khi có trẻ nhỏ.
Không nên đi quá muộn vì âm khí nhiều không tốt cho sức khỏe.
Không nên làm quá to, quá linh đình
Không ăn đồ cúng ở ngoài nghĩa trang sẽ mất vệ sinh và lạnh bụng.
Không vui đùa ngoài nghĩa trang, phần mộ
Khi tạ mộ về cần hơ lửa hay tắm nước gừng để xua tan hơi lạnh và loại bỏ âm khí.
Mời bạn xem video về văn khấn tạ mộ sau đây:
Các mẫu mộ xây đẹp