Lễ Cúng Tuần Cho Người Mới Mất Gồm Những Gì / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Những Nghi Lễ Cúng Tuần Cho Người Mới Mất

Nghi lễ cúng tuần là nghi lễ lâu đời được lưu truyền qua nhiều thế hệ, là một trong những nghi lễ quan trọng khi đưa tiễn người mới mất, giúp vong linh nhận thức được mình đã mất và nhanh chóng siêu thoát.

Tập tục nghi lễ cúng tuần cho người mới mất 

Cúng tuần hay còn gọi là cúng thất tuần, cúng 7 ngày là nghi lễ có nguồn gốc bắt nguồn từ Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam sau đó được lưu truyền từ đời này qua đời khác bởi nhiều lớp thế hệ người Việt. Tương truyền rằng, bất cứ linh hồn nào sau khi mất cũng bị xét xử tội tại điện Diêm Vương, nếu không có tội sẽ được nhanh chóng đầu thai, còn nếu mắc tội nghiệp nặng nề khi còn sống phải ở lại dưới địa phủ chịu đoạ đày, hết nghiệp mới được siêu thoát.

Nghi lễ cúng tuần cho người mới mất giúp người thân của bạn bớt chịu thống khổ, thanh thản siêu thoát hơn. Trong lễ cúng tuần gia đình có thể đọc kinh cầu siêu cho người mất, đây vừa là cách giúp người mới mất tích thêm đức để nhanh chónh siêu thoát, vừa là cách để gia đình cầu phúc cho chính mình.

Nghi lễ cúng tuần phải làm đủ 7 ngày tượng trưng cho 7 phần công đức trong đó có 6 phần của người làm lễ và 1 phần cho người đã mất. Gia đình nếu làm lễ này nên mời thầy cúng, pháp sư, thầy chùa có đức hạnh hiểu biết nghi lễ làm giúp để cách thức tiến hành nghi lễ được chính xác hơn. Con cháu người thân của người mất cũng chú ý phải luôn hướng thiện, thành tâm làm việc lành để tích đức đặc biệt trong khoảng thời gian làm lễ này.

Người đã mất trong khoảng thời gian 49 ngày sẽ nằm trong giai đoạn đặc biệt chờ được tái sinh gọi là “thân trung ấm”, linh hồn vẫn quanh quẩn ở trong nhà, vẫn có thể hưởng được mùi thức ăn. Bởi vậy, khi cúng lễ cho người mới mất họ vẫn hưởng dụng được và có cảm giác ấm no đầy đủ. 

Nếu không làm lễ cúng này, linh hồn quay trở về phải chịu đói rét sinh ra sầu oán với người thân. Nghi lễ này cũng đồng thời là phút giây quây quần cuối cùng của tất cả mọi người trước khi tiễn người mất ra đi.

Nghi lễ cúng tuần cho người mới mất cần được tôn trọng, làm đúng và đầy đủ các bước, quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của người làm lễ. Chỉ có sự thành tâm thật sự mới có thể làm cảm động trời xanh, giúp người mất không còn phải chịu đau khổ đày ải nữa.

Nghi lễ cúng tuần cho người mới mất như thế nào?

Sau khi người mất, gia đình phải làm mâm lễ cúng trong suốt 7 ngày liên tiếp không đứt đoạn. Mâm cơm phải đầy đủ các món, nếu là món chay thì càng tốt, mời các thiền sư về đọc kinh gõ mõ. 

Trong suốt buổi lễ, con cháu sẽ ở cạnh để làm theo hướng dẫn của thầy pháp, chú ý nghiêm túc không cười cợt, không nói chuyện rì rầm to nhỏ hay đùa giỡn, thành tâm cầu phúc cho vong linh đã mất cũng là cách tạo phúc cho chính bản thân mình.

Trong lúc khấn, người nhà con cháu có thể khấn xin người đã khuất phù hộ cho những người ở lại được bình an, may mắn và nhiều thành công.

Theo quan niệm dân gian, vào lễ cúng tuần vong linh sẽ trở về nhà bởi vậy người nhà nên tưởng nhớ người mất, phải tránh cãi cọ để tránh người mất cảm thấy đau lòng nuối tiếc không muốn đi đầu thai.

Nghi lễ cúng tuần cho người mới mất nếu làm đúng cách sẽ mở đường giúp vong linh siêu thoát, giảm bớt tội lỗi mắc phải trong khi còn sống, bởi vậy cần được hết sức chú trọng. Nếu không thể mời thầy pháp về hãy xin thầy bài khấn để gia chủ tự làm lễ siêu thoát cho người mất. 

Lưu ý khi làm lễ cúng tuần cho vong linh

Nói về mâm cúng tâm linh, rất nhiều gia đình có thái độ chủ quan khi làm cơm cúng, điều này vô tình phạm tới người đã khuất, gây ra những hệ lụy không nhỏ ảnh hưởng trực tiếp đến vong linh, làm người đã khuất khó siêu thoát, gia đình người sống cũng trở nên lục đục, nảy sinh nhiều vấn đề, khó làm ăn, có người đau ốm triền miên.

Bởi vậy bạn nên chú trọng và hết sức lưu ý đến trình tự nghi lễ cúng tuần cho người mới mất. Một số những lưu ý quan trọng khi làm lễ bạn cần chú ý sau đây:

Không sử dụng thịt chó, mèo, bò khi làm mâm cơm cúng tuần, nên nhất là làm cơm cúng hoàn toàn bằng các món chay. Việc này giúp vong linh không phải chịu tội sát sanh khi xuống địa ngục, giúp người đã mất nhẹ nhàng siêu thoát hơn. Cũng không được dùng xôi gấc, xôi đỗ đen khi cúng tuần, mâm cơm cúng không cần quá cầu kỳ nhưng phải tươm tất đơn giản, gọn gàng, sạch sẽ không ôi thiu là được.

Mâm cơm cúng phải đặt dưới bàn thờ không đặt trực tiếp lên trên nhưng cũng không được đặt dưới đất, tốt nhất là dưới bàn thờ khoảng 50 phân. hãy lấy một chiếc bàn ra lau sạch bằng nước gừng để khô rồi đặt mâm cơm trên đó.

Người thân cũng phải mặc đồ chỉn chu, kín đáo, không mặc đồ nhiều màu sắc. Khi cúng hai tay chắp lại, đứng sau người làm lễ thành tâm cầu xin. Nếu làm lễ mà không có lòng thành thì cũng không có lợi ích gì cho người mất và người còn sống cả, có làm cũng như không.

Thức ăn sau khi nấu chín thì đặt lên mâm mang lên luôn, không bốc nhón thức ăn cúng, ngay cả việc nếm đồ ăn khi thêm gia vị cũng không được phép.

Lau dọn gọn gàng sạch sẽ đồ đạc căn phòng làm cơm cúng, không để đồ dơ dáy ở gần bởi điều này xúc phạm đến người đã khuất. Chú ý hướng đặt bàn thờ phải đúng phong thủy, mâm cỗ bài trí đúng hướng, kiểm tra vị trí của lư hương xem đã chính xác chưa, nếu gia chủ không biết điều này hãy hỏi thầy pháp làm chủ trì nghi lễ để biết chính xác.

Khi thực hiện các nghi lễ cúng tuần cho người mới mất hãy thành tâm, không cười đùa, nếu có một vị khách nào không biết ý thì hãy thẳng thắn mời họ đi nơi khác, tránh phạm phải những điều linh thiêng, tránh làm gián đoạn khi thầy pháp đang cử hành nghi lễ cúng kiếng.

Lúc đọc văn khấn, chú ý đọc vừa phải rõ ràng mạch lạc là được, không nên đọc quá to bởi như vậy làm các vong linh lang thang bên ngoài ghé vào tranh mâm cỗ với người đã mất.

Sau khi nhang cháy tàn rụi rồi gia chủ mới được mang mâm cơm cúng xuống và bắt đầu ăn. Tuyệt đối không được mang mâm xuống trước khi nhang chưa cháy xong, điều này là đại kỵ đối với người khuất mặt.

Cuối cùng hãy đốt tiền vàng mã, áo quan xe cộ cho người mất, chú ý đối từng ít một để tiền giấy được cháy hết, không để cháy nham nhở chọc lỗ chỗ. Bởi nếu như vậy, người mất rồi cũng sẽ chỉ nhận được phần tiền, áo quan đã cháy hết mà thôi.

Lưu ý phải luôn chú ý đốt nhang liên tục cho người mới mất, nếu không có thời gian đốt nhiều hãy sử dụng nhang vòng để thời gian cháy kéo dài hơn. Thường xuyên thay hoa cúng, không để hoa rủ hoặc héo điều này cũng không tốt cho người mới mất.

Nghi Lễ Cúng Tuần Cho Người Mới Mất Là Gì?

Ông bà ta từ xưa đến nay đều có những nghi lễ lâu đời được gìn giữ và lưu truyền. Cúng thất tuần cho người mới mất cũng là một trong những nghi lễ quan trọng. Cúng thất tuần cho người mới mất là một trong những nghi lễ không thể thiếu khi tiễn đưa người chết. Hãy cùng xem nguồn gốc của cúng thất tuần và vì sao ta phải cúng thất tuần cho người mới chết nhé.

Nguồn gốc tục cúng đầu tuần

Tục cúng đầu tuần hay thất tuần có nguồn gốc từ Trung Quốc lâu đời. Sau này, ông bà ta gọi là bài cúng cơm 7 ngày cho người đã khuất. Với ý nghĩa cầu siêu, giúp người đã khuất bớt đi khổ ải, trả bớt nghiệp chướng trên trần gian.

Tục cúng thất tuần có nguồn gốc từ Trung Quốc lâu đời

Theo tương truyền, những người khi sống làm thiện, tích đức, khi chết sẽ về nương nhờ cửa Phật. Còn người thường, khó tránh phạm lỗi sai trái, mang nghiệp chướng cho đến khi chết. Linh hồn họ sẽ phải xuống địa ngục trải qua 7 cửa ải đau khổ thì mới được siêu thoát.

Để người chết bớt chịu nỗi thống khổ, có thể siêu thoát nhẹ nhàng. Thì người nhà có thể đọc kinh, niệm phật sám hối hướng về người chết. Cúng bái và đọc kinh trong nghi lễ thất tuần sẽ giúp học từ phúc, cầu an cho người tụng kinh, và cả người chết.

Tại sao phải cúng thất tuần?

Cúng thất tuần như một nghi lễ tích công đức cho người đã khuất. Khi cúng thất tuần đủ 7 ngày, sẽ tích được cả 7 phần công đức. Trong đó 6 phần cho người cúng còn 1 phần cho người đã khuất. Để có thể tích được nhiều công đức cho người đã khuất thì gia chủ nên mời các sư thầy, pháp sư. Để có sự hướng dẫn và hỗ trợ, giúp cho linh hồn người khuất mặt có thể thanh thản mà siêu thoát.

Trong thời gian cúng thất tuần, con cháu trong gia đình cố gắng thật tâm hướng phật. Làm điều thiện, làm điều tốt. Thì sẽ giúp cho người chết có thể giảm bớt nhiều nghiệp chướng, giảm tội lỗi gây ra khi còn sống.

Cúng thất tuần cho người mới mất như thế nào?

Cúng thất tuần sẽ diễn ra trong 7 ngày sau khi có người mất. Mỗi bữa phải cúng mâm cơm, có đầy đủ các món cơ bản, sạch sẽ, gọn gàng. Mâm cỗ bài trí đúng hướng, lư hương phải để đúng vị trí. Sau đó thực hiện nghi lễ cúng thất theo hướng dẫn của sư thầy, pháp sư. Con cháu tốt nhất nên có mặt đông đủ, quần áo nghiêm chỉnh, gọn gàng.

Cúng cơm thất tuần không cần quá cầu kỳ nhưng phải có đủ các món ăn cơ bản

Trong quá trình sư thầy, pháp sư đọc văn khấn thì con cháu trong nhà phải im lặng. Làm theo chỉ dẫn của sư thầy, pháp sư. Không được rì rầm to nhỏ, ồn ào hay mất tập trung thiếu tôn trọng người khuất mặt.

Theo hướng dẫn, thực hiện lạy và khấn vái đúng số lần. Tâm phải tĩnh và hướng về người đã khuất để giúp họ giảm bớt nghiệp chướng. Con cháu tham gia nghi lễ càng đông đủ thì linh hồn người mất càng dễ siêu thoát hơn.

Những lưu ý trong lễ cúng 7 ngày sau khi mất

Để nghi lễ có thể diễn ra được trọn vẹn, hoàn thành tốt nhất, thì gia chủ chớ có chủ quan. Nên lưu ý và tránh những điều kiêng kỵ để không phạm tội với bề trên, với người đã khuất.

Về mâm cơm cúng trong nghi lễ không được sử dụng thịt bò, mèo, chó. Tốt nhất là nên cúng mâm cơm chay để không dính tới tội sát sanh. Sát sanh cũng sẽ khiến cho linh hồn người chết phải chịu thêm một tội nữa ở cửa địa ngục. Vậy nên chuẩn bị một mâm chay, gọn gàng, không đồ ôi thiu, dơ bẩn là được.

Trong quá trình nghi lễ diễn ra không để trẻ em, con nít quấy phá, cản trở nghi lễ. Trẻ em không biết gì sẽ có khả năng làm đổ vỡ mâm cúng, các vật dụng linh thiêng. Phạm tội lớn với bề trên.

Khi cúng thất tuần, cần phải dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, không làm ô uế, đồ bẩn ở trong nhà

Khi thực hiện nghi lễ, tuyệt đối không cười đùa giỡn. Thái độ trang nghiêm, chỉnh tề, tâm phải hướng về Phật và người đã khuất.

Hướng bàn thờ phải được đặt đúng phong thủy, các vật bài trí phải để đúng vị trí.

Nhà cửa khi cúng thất tuần phải gọn gàng, sạch sẽ. Không được để đồ dơ bẩn, ô uế trong nhà, như vậy là không tôn trọng người đã mất.

Cúng thất tuần là một nghi lễ lâu đời và không thể thiếu mỗi khi gia đình có người mới chết. Vì vậy mà gia chủ khi thực hiện nghi lễ phải có sự tìm hiểu rõ ràng. Nghiêm túc thực hiện nghi lễ một cách thành tâm để đạt được mục đích đúng đắn của nghi lễ.

Do đó, qua bài viết này quý độc giả sẽ hiểu được về nghi lễ cũng tuần cho người mới mất.

Bài Cúng Tuần Đầu Cho Người Mới Mất

CHO NGƯỜI MỚI MẤT

Nơi thì cúng 7 ngày 1 lần cho đến ngày thứ 49

Nơi thì cúng tuần đầu vào ngày rằm, mùng 1

Vậy nhập môn tuỳ tục.

Bài cúng tuần 1 = 7 ngày 1 lần

Cầu Trời cầu Đất ban ân

Cầu Phật, Thánh, Thần của nước Nam ta

Cầu Thần đất ở tại gia

Cầu Thần Linh xứ nay là quê hương

Kính cầu độ vong trần dương

Được siêu được thoát đủ đường từ đây

Được siêu được thoát đủ đầy

Được tốt, được đẹp từ đây cho hồn

Cầu trên độ hộ trần dương

Độ hộ vong hồn trần mới mất xong

Trần gian đau xót trong lòng

Chỉ biết cầu kính Thiên Cung nhà Trời

Xin trên độ, hộ vong đời

An phần mộ được mát đời hồn vong

Kính xin đọc kinh cầu chung

Kinh cầu siêu thoát cho vong gia đình

Được tốt được đẹp được xinh

Được trọn vẹn tình hiếu nghĩa từ đây

Ơn Phật, Thánh, Thần nước nay

Ơn Gia tiên Tổ từ đây hộ trì

Được an không gặp sự chi

Được tốt được đẹp cho thì trần vong

Từ đây con cháu nhất lòng

Theo Đạo của Nước dắt cùng đường tu.

Lời Cha dạy:

Không tu đường đạo tù mù

Không vàng, không mã, không tu ngoại tà

Không tụng kinh sách la đà

Tụng kinh theo Đạo Nước, Cha dẫn đường

Nhà mình cũng được lo lường

Việc lớn mới phải nhờ nương thầy tài

Việc nhỏ tự lo không sai

Phật, Thánh, Thần chứng kinh bài trần tâu.

======================================

Tổ quy hay gia đình cầu tụng siêu thoát cho vong mỗi ngày 1 lần, hay 7 ngày 1 lần thì tùy. Nhớ rằng nếu cầu hàng ngày thì đọc bài này và đọc bài kinh cầu siêu nữa. Nếu đọc 7 ngày 1 lần thì đọc 7 lượt là bằng mỗi ngày đọc 1 lượt.

Kính cầu siêu thoát hồn âm.

Tự viết trình thay sớ hoặc đồng thiên có sớ chữ Thiên đạo mới, đồng mới được phép viết làm lễ, không ai được viết sớ chữ nho, chữ Quốc ngữ in sẵn để lễ trình Thiên, vì sớ đấy đã không có giá trị làm việc với Thiên. Trần cứ ghi chữ trần để trình lễ là được, theo sự hướng dẫn của bài lễ, rồi ghi tên tín chủ, ghi tên vong âm tạ thế và nơi an táng, ghi rõ địa chỉ của gia đình.

Cho Em Hỏi Về Cúng Sóc Vọng Và Cúng Tuần Cho Người Mới Mất

Theo kinh Phật, người làm cực ác khi chết sẽ bị đoạ vào địa ngục ngay tức khắc; người làm cực thiện khi chết được sanh vào cõi lành ngay lập tức; người có thiện có ác phải trải qua thân trung ấm từ 1 tuần cho đến 7 tuần. Thân trung ấm cứ 7 ngày là phải chết đi sống lại, người thân cúng thất để giúp thân trung ấm khi chết đi sẽ được sanh về cõi lành, không trở lại thân trung ấm nữa. Phật dạy người thân nên làm mọi công đức để hồi hướng cho người chết, giúp họ được sớm sanh về cõi lành. Công đức người thân làm được, người chết chỉ hưởng được có 1 phần, còn 6 phần kia thuộc về người tạo. Trong vòng 7 tuần này, ngoài 7 ngày cúng thất một lần, người thân hay phát nguyện ăn chay, tụng kinh, niệm Phật, ấn tống kinh điển, phóng sanh, cúng dường Tam Bảo, làm việc phước thiện, bố thí người nghèo… Rất nhiều người nhân đây tỏ ngộ lý vô thường, rồi nhờ nghe quý Thầy Cô giảng dạy và từ đó tiến sâu vào Phật Đạo, đây cũng là trường hợp của DS. Phật dạy có bốn hạng người. Người thứ nhất khi thấy người chết là thức tĩnh, lo tu hành. Người thứ hai thấy bạn bè chết; người thứ ba thấy người trong gia đình chết; còn hạng người thứ tư là khi chính mình hấp hối trên gường bệnh mới hay vô thường. DS thuộc hạng thứ ba, chỉ đỡ hơn hạng thứ tư 1 chút thôi. Bởi vậy những ai phát tâm tu hành trước khi sự việc xảy ra, phải biết người đó có thiện căn rất sâu dày.

Nguồn http://amthucchay.blogspot.com/2010/04/cung-that.html” target=”_blank

Cúng cơm cho hương linh sau ngày chung thất? Hỏi: Mẹ tôi mất đã được 5 tuần, em tôi nói rằng sau 49 ngày (chung thất) sẽ không cúng cơm nữa. Vì theo kinh Địa Tạng, sau 7 tuần thì thần thức của hương linh sẽ theo nghiệp mà thọ sanh. Xin hỏi, vậy có nên cúng cơm nữa không? Mặt khác, em tôi có ý định tụng kinh Dược Sư để cầu an cho mẹ ở cõi âm, điều ấy có nên không? Vào khoảng tuần thứ 4 sau ngày mẹ mất, tôi mơ thấy mẹ đang lội qua một biển lớn. Giấc mộng ấy có ý nghĩa thế nào? (DIỆU THANH, DIỆU HẠNH, Quang Vinh, Biên Hòa, Đồng Nai)

Đáp: Theo tinh thần của kinh Địa Tạng và quan điểm Phật giáo Bắc truyền nói chung thì thần thức của một người sau khi chết hầu hết đều phải trải qua giai đoạn trung gian, thọ thân trung ấm tối đa là 49 ngày, sau đó sẽ thọ sanh vào một cảnh giới tương ứng với nghiệp lực mà họ đã gây tạo. Và không nhất thiết phải đợi đến ngày chung thất (49 ngày sau khi chết) thì hương linh mới tái sanh mà có thể ngay sau khi chết, hoặc trong tuần thất đầu tiên (7 ngày sau khi chết), hay trong tuần thất thứ hai (14 ngày sau khi chết) cho đến các tuần thất tiếp theo hương linh đều có thể tái sanh tùy nhân duyên, nghiệp lực của mỗi người.

Trong thời gian thọ thân trung ấm, hương linh vẫn thọ dụng được tất cả những vật phẩm mà thân nhân dâng cúng (thường là cơm, nước, hương, hoa) nhưng chỉ hưởng mùi vị của thức ăn mà thôi. Vì thế, thân trung ấm còn được gọi là hương ấm (thọ dụng mùi hương của thực phẩm). Cho nên trong vòng 49 ngày, thân nhân cần dâng cúng cơm nước hàng ngày cho người chết để họ được no đủ, đặc biệt vào những ngày tuần thất thường cúng kính trang trọng hơn (như đến chùa hoặc thỉnh chư Tăng về nhà làm lễ cầu siêu cho người quá vãng).

Sau 49 ngày, khi thần thức tìm được cảnh giới tái sanh, thường thì họ sanh về một trong sáu cõi của lục đạo (trời, a tu la, người, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục) và từ đây, sự thọ dụng của họ có khác biệt. Đơn cử như, nếu thần thức sanh vào cõi trời thì họ sẽ không ăn thực phẩm của cõi người vì thực phẩm ở cõi trời thượng vị hơn rất nhiều lần. Hoặc nếu họ đọa vào địa ngục thì cũng không thể thọ dụng được thực phẩm của loài người vì bị hành hạ, phải ăn hòn sắt nóng, uống nước đồng sôi, chịu nhiều đau khổ cùng cực v.v… Duy chỉ có các chúng sanh trong loài quỷ thần thì vẫn có thể “ăn” được những phẩm vật do thân nhân dâng cúng.

Mặt khác, đối với phong tục người Việt thì việc làm cỗ dâng cúng cha mẹ ông bà tổ tiên còn thể hiện tấm lòng thành của con cháu đối với người đã khuất. Do đó, để tưởng niệm người thân, vào các ngày giỗ hoặc lễ Tết thì mâm cơm cùng hoa trái để cúng kính ông bà và tổ tiên là điều không thể thiếu. Vì chúng ta là người trần mắt thịt nên không biết được thân nhân của mình sau khi chết tái sanh về đâu (chúng sanh trong loài quỷ thần vẫn hưởng được đồ cúng) và dâng cơm nước để thể hiện lòng thành, sự tri ân đối với người đã khuất là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc nên ta cần phải thực hành cúng kính. Nghĩa là, sau 49 ngày khi thần thức đã tái sanh thì chúng ta không cúng cơm nước hàng ngày như trước đây nhưng vào các ngày lễ tiếp theo như tiểu tường, đại tường hay ngày kỵ giỗ hàng năm thì thân nhân cần phải làm mâm cơm cúng giỗ. Có điều không nên quá câu nệ vào hình thức trong việc cúng kính mà luôn tâm niệm “lễ bạc nhưng lòng thành”, tưởng niệm về người đã khuất trong tinh thần tri ân và đền ân.

Vấn đề tụng kinh Dược Sư để “cầu an” cho mẹ ở cõi âm, theo chúng tôi thì nên chuyển thành để “cầu siêu” cho mẹ sẽ chính xác hơn. Vì các hương linh thọ sanh trong những cảnh giới khổ đau luôn mong mỏi người thân làm những điều phước thiện để hồi hướng cho họ, giúp họ nương nhờ phước báo ấy để mau được siêu sanh. Tụng kinh (không nhất thiết là kinh Dược Sư, Địa Tạng hay Di Đa…), lễ sám, làm phước như cúng dường, bố thí, phóng sanh rồi hồi hướng phước báo cho thân nhân là những việc cần làm. Nếu hương linh đã tái sanh vào những cảnh giới an lành thì việc hồi hướng phước đức cho họ càng làm cho phước báo của họ thêm tăng trưởng.

Thường thì sau khi người thân mất đi, thân nhân vì quá tiếc thương nên hay nhớ nghĩ về họ và thường mơ thấy người đã khuất. Hầu hết đó chỉ là những giấc mơ bình thường trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta chứ không phải là sự báo mộng của người chết hay khả năng “thấy” được cảnh giới của người chết. Do đó, không nên suy nghĩ nhiều hoặc tìm cách để giải mã những chuyện mộng mị mà tốt nhất là tập trung toàn bộ tâm lực để làm phước hồi hướng cho hương linh. Thiết nghĩ, đó là những việc làm có ý nghĩa thiết thực nhất để cầu nguyện âm siêu dương thái.

Chúc các bạn tinh tấn!

Theo GiacNgoOnline

Được cảm ơn bởi: tuankietxm, thanhlata202

Cúng 49 Ngày Nên Chay Hay Mặn Cho Người Mới Mất? Gồm Món Gì?

Cúng 49 ngày có ý nghĩa như thế nào?

Lễ cúng 49 ngày hay còn có tên khác là lễ Chung Thất là một buổi cúng lễ sau khi người mất được 49 ngày. Phong tục này của người Việt Nam được hình thành dựa trên thuyết Phật giáo như sau: khi người chết xuống cõi âm, thì linh hồn sẽ phải trải qua 7 cửa ải, mỗi ải sẽ mất 7 ngày. Do đó sau 49 ngày thì linh hồn đã được phán xử xong và được siêu thoát. Trong vòng 49 ngày trước khi siêu thoát thì người nhà vẫn chuẩn bị cơm nước để cúng cho người chết, sợ người chết bị đói.

Theo quan điểm Phật giáo con người khi chết sẽ được phân làm 2 phần: phần thân xác và phần linh hồn, phần thân xác sau chết sẽ bị phân hủy còn phần linh hồn thì tùy theo phúc đức, nghiệp báo khi còn sống mà sẽ được tái sinh về các cõi như: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, atula, nhân và thiên…. Việc tái sinh của linh hồn sớm hay muộn phụ thuộc vào nghiệp của người đó, khi còn sống càng năng làm việc thiện, không sát sinh thì càng sớm được siêu sinh vào cõi người, cõi trời. Còn khi sống không làm được chút việc thiện lành mà còn sát hại chúng sinh thì sẽ vào địa ngục.

Còn đối với những người đã mất mà nghiệp và phúc đức đều có, con chưa phân xử được về cõi nào, việc cúng 49 ngày sẽ có ảnh hưởng đến người chết do việc cúng 49 ngày gợi cho người chết những việc thiện đã làm, những tâm nguyện hướng thiện còn chưa thực hiện được, giúp linh hồn có thêm phước đức, nhờ đó linh hồn có thể được tái sinh về cõi tốt hơn. Khi cũng 49 ngày, người cúng niệm và người thân nên thành tâm. Được vậy thì người chết cũng được an yên mà người thân cũng tích thêm phúc đức.

Nên cũng chay hay cúng mặn 49 ngày cho người mới mất?

Theo kinh Địa Tạng và quan điểm Phật giáo trong khoảng thời gian 49 ngày sau khi mất, linh hồn người chết vẫn thọ dụng (hưởng) được tất cả những lễ vật được người thân cúng lễ : cơm, nước, rượu, hoa, hương nhưng chỉ hưởng mùi vị của thức ăn mà thôi. Cho nên trong vòng 49 ngày sau ngày mất, người thân vẫn nên cúng cơm nước hàng ngày cho người chết để họ được no đủ, thường đến 49 ngày thì nên cũng bái trang trọng hơn, thỉnh các sư về cầu siêu hoặc lên chùa cầu siêu cho người chết.

Vào ngày cúng 49 ngày nên tích cực phóng sinh, bố thí, làm điều thiện, tránh hoang phí, sát sinh…đây chính là món quà quý giá nhất chúng ta có thẻ làm cho người chết và cũng chính là tích đức cho bản thân. Về chọn người tụng kinh cầu siêu nên chọn người có nhân phẩm đạo đức tốt, con cái người thân trong thời gian này nê kiêng làm các việc ô uế.

Về việc cúng 49 ngày nên chay hay mặn cho người mới mất thì tốt nhất nên cũng chay vì quan điểm đạo phật rất kỵ sát sinh. Khi sát sinh người sống thì tạo them nghiệp cho thân còn người chết cũng gián tiếp bị ảnh hưởng, do việc sát sinh là để cúng tế cho người chết nên vô tình người chết lại bị cộng thêm nghiệp, làm cho họ phải liên lụy, chậm được siêu thoát về cõi lành. Còn nếu người chết đó khi sống chỉ toàn làm việc ác thì việc sát sinh này sẽ khiến họ bị đầy vào cõi ác thú.

Hiện nay chúng ta có thể thay việc dùng cỗ mặn bằng cỗ chay để cúng lễ và thiết đãi thực khách, điều này tạo duyên tốt lành, gieo duyên đạo phật cho khách và cho gia đình, các món chay hương vị cũng khá ngon và đa dạng. Vậy cúng 49 ngày cho người mới mất nên làm lễ chay, không nên sát sinh, đó là giúp người đã mất dễ siêu thoát và không tích thêm nghiệp cho họ mà người thân cũng không tự tạo nghiệp cho bản thân.

Sau 49 ngày, thì linh hồn đã được tái sinh vào một cõi nào đó tùy theo duyên và nghiệp của họ. Khi linh hồn đã vào các cõi này thì thọ dụng của họ sẽ khác với chúng ta, do đó cũng không ăn được các thức ăn, vật phẩm mà chúng ta cúng tế, riêng chỉ có các linh hồn được tái sinh vào ngả quỷ thì vẫn có thể “ăn” được những phẩm vật do người thân dâng cúng.

Chúng ta không thể biết được họ được tái sinh vào cõi nào, và cũng không cần cúng cơm hằng ngày như trong giai đoạn 49 ngày nữa nhưng vào các ngày rằm, ngày mùng 1, lễ tết, giỗ kỵ vẫn nên cúng lễ cho linh hồn người chết để tỏ lành thành kính với người đã khuất, đó cũng là phong tục truyền thống đáng quý của người Việt, uống nước nhớ nguồn, luôn nhớ ơn công lao dưỡng dục của ông bà cha mẹ. Tuy nhiên việc cúng bái không nên quá nặng nề, mà hãy thành tâm, cái chính đó là ngày con cháu quây quần, cùng nhau tưởng nhớ về người đã mất.

Trong những ngày cũng giỗ sau này, con cái cũng không nên sát sinh, vì sát sinh sẽ tạo nghiệp cho chính người sống. Theo tinh thần đạo phật chúng ta những người đang sống cũng nên hạn chế sát sinh, năng làm việc thiện, năng tích đức để tâm hướng thiện, cũng chính tạo cho chính mình và con cháu quả tốt, có cơ hội được về cỗi trời hoặc được tiếp tục đầu thai làm người. Còn khoa học hiện đại cũng chứng minh rằng ăn chay cũng rất có lợi cho sức khỏe.

Những điều kiêng kị nên tránh khi nhà có tang không nên làm

Kiêng kỵ để người đã khuất ở trần: Trước khi trút bỏ những hơi thở cuối cùng thì người nhà phải thay một bộ quần áo đẹp cho người đã mất, không nên để cởi trần khi ra đi. Hoặc cũng có thể sau khi người đã khuất đã ra đi thì người thân sẽ dùng nước sạch thay rửa cơ thể và thay quần áo mới cho người quá cố. Áo liệm phải được may bằng lụa, không được dùng vải sa tanh hoặc vải gấm, cũng không được may bằng da và lông vì người ta cho rằng áo liệm bằng da và lông thì kiếp sau sẽ đầu thai thành động vật.

Tránh để người mới mất nằm một mình: Người mất đi chỉ mong có cháu ở bên cạnh để có thể rời khỏi trần gian một cách mãn nguyện nhất, để không phải cảm thấy cô độc, dưới âm phủ cũng không vần phải nhớ nhung, luyến tiếc làm gì. Việc người ra đi nhưng không có người thân bên cạnh sẽ khiến cho linh hồn người ra đi không được yên nghỉ. Cho nên hãy luôn bên cạnh túc trực và sắp xếp công việc để về với người đã mất.

Cấm kỵ khi nhập niệm: Khi nhập liệm thì kỵ nước bắn vào thi thể của người đã mất, người thân cần phải nén đau thương và kiềm nước mắt để tránh nước mắt rơi vào thi thể. Khi nhập liệm kỵ mèo, chó đến gần thi thể vì người xưa quan niệm rằng chúng sẽ có thể khiến cho người chết đột nhiên bật dậy hoặc biến thành cương thi.

Trong thời gian để tang tránh đi thăm bạn bè, cưới hỏi: hạn chế việc đi thăm bạn bè, họ hàng, không tụ tập chời nhảy. Đặc biệt là vào những ngày tết, nếu gia đình có tang thì tốt nhất không nên đến chúc tết những gia đình có người bị bệnh để tránh đem những điều không may đến cho gia đình họ.

Kiêng lấy vợ, lấy chồng khi để tang ba mẹ, ông bà: Khi cha mẹ mới mất thì con cái thường phải để tang 3 năm, trong thời gian này thì người ta kiêng không được lấy chồng, lấy vợ vì nếu không sẽ phạm tội bất hiếu với tổ tiên, cha mẹ. Ngày nay thì việc kiêng cử đã không còn quá khắc khe như trước đây nữa, tuy nhien nhiều gia đình vẫn kiêng cưới vợ, gả chồng cho con khi chưa làm giỗ đầu cho người quá cố.

[junkie-alert style=”green”]