Lễ Cúng Tổ Thợ Mộc / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Ngày Tổ Xây Dựng, Nội Thất, Thợ Mộc, Mâm Cúng Tổ Thợ Mộc Ngày Nào

Rate this post

Giỗ tổ ngành Gỗ chính xác vào ngày nào?

Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, hằng năm cứ vào ngày 20 tháng chạp, những người làm trong ngành Gỗ từ thợ mộc cho tới chủ xưởng sản xuất nội thất, các đơn vị cung cấp gỗ nguyên liệu lại dành thời gian chuẩn bị mâm lễ cúng Tổ.

Đang xem: Cúng tổ thợ mộc ngày nào

Ngoài ngày 20 tháng Chạp, nhiều nơi còn lấy ngày 13 tháng 6 âm lịch hằng năm làm ngày giỗ tổ ngành Gỗ. Ngày này có quy mô nhỏ hơn dịp cuối năm, thông thường các chủ xưởng, chủ công ty sẽ tổ chức một mâm lễ nhỏ cúng ngay tại nơi làm việc.

Tuy vậy, hiện nay hầu hết các đơn vị hoạt động trong ngành Gỗ đều lấy ngày 20 tháng 12 âm lịch để tổ chức Giỗ Tổ phổ biến hơn cả.

Ai là ông tổ ngành Gỗ?

Hiện tại có rất nhiều tài liệu nói về Tổ nghề của ngành Gỗ. Trong số đó phải kể tới hai điển tích nổi bất nhật sau đây:

Thứ nhất, tương truyền xa xưa có một chàng trai tên Nguyễn Công Nghệ. Người này sống vào thời chúa Trịnh, rất giỏi làm Mộc. Một hôm, chàng được Chúa vời vào cung để chạm trổ ngai vàng. Với nghề làm mộc lâu đời, chàng nhanh chóng tạo ra một tuyệt phẩm bề thế, uy nghi.

Thế nhưng vì làm việc mệt mỏi trong nhiều ngày, Nguyễn Công Nghệ ngủ quên trên ngai vàng. Chứng kiến cảnh tượng này, chúa Trịnh rất nổi giận bèn giam chàng vào ngục tối với lý do phạm thượng. Sau khi chúa mất, bà chúa lên ngôi.

Nhìn thấy ngai vàng chạm trổ quá tinh vi, nghệ thuật, bà Chúa bèn tìm hiểu và cho gọi Nguyễn Công Nghệ, yêu cầu trạm chỗ một bức tượng Phật từ tâm. Sau hơn 3 năm miệt mài, cuối cùng người thợ Mộc cũng hoàn thành bức tượng Phật 4 mặt, nghìn mắt nghìn tay quy mô, hoành tráng.

Thế nhưng vì lao lực quá lâu, từ một chàng trai vạm vỡ, khỏe mạnh Nguyễn Công Nghệ biến thành kẻ ốm yếu, mùa lòa rồi trượt chân rơi xuống suối mà chết. Từ đó, người dân tưởng nhớ đến tài năng của chàng rồi lập lễ cúng, coi đây là tổ nghề của ngành Mộc.

Thứ hai, mặt khác, còn có tích cho rằng Lỗ Ban- một người thợ mộc sinh sống tại Trung Quốc mới là Tổ nghề của ngành Gỗ. Người này có công phát minh ra chiếc compa và cưa đục, giúp đời sau biết cách làm ra cửa gỗ, giường tủ và nhiều vật dụng bằng gỗ.

Mâm lễ cúng giỗ tổ ngành Gỗ có những gì?

Tùy vào từng nơi mà mâm lễ cúng giỗ Tổ ngành Gỗ có sự thay đổi. Tuy nhiên, dù đủ đầy hay đơn sơ đến mấy, một mâm cũng cũng cần có đủ những lễ vật sau:– Trái cây ngũ quả– Nhang, đèn cây, trà, rượu, nước– Bình hoa tươi– Dĩa bánh kẹo– Giấy cúng, vàng bạc– Chè xôi: mỗi loại 5 phần– Bộ tam sên gồm: 1 quả trứng, 1 miếng thịt luộc, 1 con cua hoặc 3-5 con tôm– Gà trống tơ luộc, chéo cánh đẹp– Heo quay, bánh hỏi

Nói về văn khấn, bài cúng giỗ tổ nghề thợ mộc sẽ được diễn ra như sau:

Trước bàn thờ cúng Tổ Nghề, người thợ chính hoặc người chủ thường kính cẩn dâng lên những lễ vật đã chuẩn bị với lòng thành tâm. Họ bày tỏ lòng biết ơn cả một năm qua đã được Tổ nghề che chở, phù hộ để có sức khỏe tốt, buôn may bán đắt, làm ăn thuận lợi.

Chưa hết, trong năm tới, họ còn cầu mong được Tổ nghề nâng đỡ, che chở để anh chị em trong nghề luôn thuận buồm xuôi gió, gặt hái được nhiều thành công gấp năm, gấp mười năm đã qua.

Sau khi người thợ chính hoặc người chủ khấn lạy xong, những người có mặt trong lễ giỗ Tổ sẽ thành tâm vái lạy, cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với công việc của mình.

Ngày Tổ Xây Dựng, Nội Thất, Thợ Mộc, Mâm Cúng, Văn Khấn Giỗ Tổ

Theo truyền thuyết vào thời Lục quốc phân tranh trong lịch sử Trung Quốc, có một người thợ mộc tài giỏi nhất nước Lỗ, tuân lệnh vu bỏ ra gần 3 năm ròng để nghiên cứu và chế tạo ra một con diều bằng gỗ để chở được một người, tận dụng hướng gió mà thả bay lên trời do thám tình hình quân lính nước Tống ở biên thùy. Người này tên là Lỗ Ban, danh tiếng vanh lừng, được tôn sùng là bậc thầy của thợ mộc nước Lỗ.

Trước thời Lục quốc khoảng 500 năm, cũng tại nước Lỗ có ông Công Thư Ban, con của Lỗ Chiêu Công chỉ huy tất cả thợ xây dựng đền đài cung điện, đã nghiên cứu và chế tạo ra hai dụng cụ để phục vụ cho việc xây dựng được chuẩn xác và mau chóng. Đó là ” quy” tựa như chiếc compa ngày nay, và ” củ” là chiếc thước bọt nước cổ xưa. Từ đó xuất hiện câu nói ” làm theo quy củ” được lưu truyền trong dân gian đến tật bây giờ.

Tương truyền, Mạnh Tử có hạ bút tán dương ca ngợi Công Thư Ban như sau: ” Công Thư từ chi xảo, Bất dĩ quy củ, Bất năng phương viên hành”, có thể hiểu : ” Công Thư thật tinh xảo, không có thước compa và thước thủy thì không tạo thành mặt hình tròn và hình vuông phẳng được”. Cũng theo truyền thuyết, giới thợ lúc ấy gọi ông Lỗ Công Thư Ban, lâu ngày chỉ gọi là Lỗ Ban, Lỗ Công Thư Ban đã nghiên cứu thiên văn, địa lý kết hợp với 8 quẻ Bát quái và sáng tạo ra cây thước Lỗ Ban riêng biệt của nghề mộc( ngay cả nghề thợ hồ cũng sử dụng) để phục vụ cho việc đặt đòn mái, do khuôn nhà, khuôn cửa.

Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, ngày tổ ngành xây dựng hằng năm cứ vào ngày 20 tháng chạp, những người làm trong ngành Gỗ từ thợ mộc cho tới chủ xưởng sản xuất nội thất, các đơn vị cung cấp gỗ nguyên liệu lại dành thời gian chuẩn bị mâm lễ cúng Tổ.

Ngoài ngày 20 tháng Chạp, nhiều nơi còn lấy ngày 13 tháng 6 âm lịch hằng năm làm ngày giỗ tổ ngành Gỗ. Ngày này có quy mô nhỏ hơn dịp cuối năm, thông thường các chủ xưởng, chủ công ty sẽ tổ chức một mâm lễ nhỏ cúng ngay tại nơi làm việc.

Đời này lưu truyền sang đời khác và do hoàn cảnh lịch sử để lại. Đên nay, những làng nghề xây dựng đều xem Lỗ Ban là tổ nghề của mình. Cứ đến ngày 13 tháng 6 và ngày 20 tháng Chạp Âm lịch đều tổ chức ngày giỗ của ông Lỗ Ban.

Đứng về góc độ ” tôn sư trọng đạo” mà nói, lễ giỗ tổ được tất cả anh em trong làng nghề tổ chức nghiêm túc và long trọng, nhất là ngày 20 tháng Chạp Âm lịch. Thuở xưa, cúng Tổ phải có lễ Tam sanh, cả làng nghề phân theo từng nhóm thợ mà đóng góp tiền bạc để lo tổ chức. Chủ lễ là một người thợ có uy tín hoặc lớ tuổi nhất ra đứng ra bái lễ.

Và ngày đó các thợ mới vào nghề, đấy cũng là lễ nhập môn để ra mắt Tổ. Lễ vật cho thợ mới là một chú gà trống choai, một chai rượu nếp trắng, một thẻ nhang thơm. Đặt lên bàn thờ Tổ khấn vái rồi ba xá, ba lạy. Chủ lễ tiếp nhận lễ và trao lại cho ” tân môn đồ” một ly rượu trắng, sau đó ” tân môn đồ” lễ phép nâng lý rượu mời người thợ mà mình tôn làm thầy để thọ giáo. Thầy uống cạn ly với ý nghĩa: sẽ dạy nghề cho môn đồ thật chí tình, trọn nghĩa.

Qua những năm chiến tranh, việc cúng Tổ làng nghề bị mai một và gần như bị lãng quên.Ngày nay, song song với việc khôi phục các làng nghề ở nước ta, việc giỗ tổ các làng nghề được phục hồi theo đà phát triển của đất nước. Nhiều lễ cúng Tổ được tổ chức quy mô, hoành tráng, thu hút đông đảo người tham dự.

Hội lễ đồng thời tổ chức là ngày giỗ tổ nghề kim hoàn được tổ chức vào ngày mông 7 đến ngày mồng 9 tháng 2 Âm lịch dành riêng cho khu vực Nam Bộ.

Giỗ tổ nghề thê hiện tinh thần ” uống nước nhớ nguồn” và ” tôn sư trọng đạo” để nhớ ơn các bậc tiền nhân có công trong truyền dạy nghề và đây cũng là dịp để khuyến khích, hỗ trợ nhâu trong công việc làm ăn. Chính vì vậy mà ngày giỗ Tổ các ngành nghề là một nết đẹp truyền thống văn hóa cần được giữ gìn và phát huy.

Mâm cúng giỗ tổ nghề xây dựng gồm?

Tùy vào từng nơi mà mâm lễ cúng giỗ Tổ ngành Gỗ có sự thay đổi. Tuy nhiên, dù đủ đầy hay đơn sơ đến mấy, một mâm cũng cũng cần có đủ những lễ vật sau:

Bài Văn Cúng Giổ Tổ Ngành Xây Dựng

Trái cây ngũ quả

Hoa Cúc Kim Cương

Nhang rồng phụng

Đèn cầy

Gạo hủ, Muối hủ, Trà pha sẵn,

Rượu nếp

Nước chai

Trầu cau

Giấy cúng Giỗ tổ ngành Xây dựng

Xôi

Gà luộc

Heo quay con

Bánh bao, Bánh hỏi, Bánh chưng/bánh tét, Chả lụa…

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là …….

Ngụ tại……….

Hôm nay là ngày… tháng…..năm……..

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề……….

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề…………. . thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Thợ Mộc Và Lịch Sử Của Nghề Mộc

Từ xa xưa, giỗ tổ ngành Mộc là ngày lễ để tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân – người đã khai sáng và truyền bá ngành Mộc, là dịp thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo”của những người trong nghề.

Truyền thuyết về ông tổ sư nghề Mộc ở phía Bắc

Vào ngày 20 tháng 12 âm lịch hàng năm, những người làm nghề mộc đều dâng nén hương tưởng nhớ ông tổ của nghề là Nguyễn Công Nghệ. Vào thời chúa Trịnh, chàng trai trẻ 18 tuổi có tay nghề làm mộc nổi tiếng ở xứ bắc được mời vào cung và giao nhiệm vụ tạo chiếc ngai vàng sao cho xứng tầm. Nhưng khi hoàn thành chàng trai đã bị giam vào ngục tối vì đã nằm vắt vẻo lên ngai ngủ một cách ngon lành.

Sau này, mọi người cũng dần hiểu được ý nghĩa thực sự cũng như cái tâm của ông tổ Nghệ đặt vào bức tượng đó. Cũng từ đó mà cái tên Nguyễn Công Nghệ đã đi vào lịch sử của nghề mộc và ông cũng chính là ông tổ của nghề mà mọi người ai ai cũng kính trọng và luôn tưởng nhớ. Vì thế, tới vùng miền nào ta cũng bắt gặp các làng nghề mộc quanh năm rộn ràng tiếng cưa đục. Các nghệ nhân dân gian đã đem những tinh hoa dân tộc hoà cùng ý tưởng dân dã vào từng thớ gỗ tạo nên những sản phẩm có giá trị, không những phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn xuất khẩu, trong đó có nhiều sản phẩm từ gỗ quý, bền đẹp, có độ tuổi hàng trăm năm.

Truyền thuyết về Bà tổ sư nghề Mộc( Phía Nam)

Nghề mộc ở Tây Ninh đã có lâu đời, bởi nơi đây là vùng rừng và cao, nhiều gỗ quý nên thu hút nhiều nghệ nhân khắp vùng miền trong nước về đây lập nghiệp.

Lễ giỗ tổ nghề mộc được tổ chức tại nhà người thợ, hoặc tại cơ sở sản xuất nghề mộc. Bàn hương án tổ sư là một chiếc bàn nhỏ, có bài vị sơn đỏ đề chữ “Tiên sư”, một bát hương, lọ bông và mâm cổ cúng. Thợ cả, thợ bạn, học nghề tụ quanh hương án, người thợ cả, hoặc chủ cơ sở làm lễ dâng hương khấn vái cầu xin tổ sư giúp đỡ những người làm nghề thợ mộc được sức khỏe, làm ăn khá giả. Sau đó lần lượt những người có mặt trong buổi lễ đến thắp hương và khấn vái trước bàn thờ tổ sư.

Ông tổ Nghề Mộc trên thế giới

Lỗ Ban sinh ra ở nước Lỗ. Tên thật là Công Du Ban, cũng còn gọi là Công Du Tử. Tên cách điệu [đồng âm] là Ban Ban, nhưng ông được nhắc thường nhất [như] là Lỗ Ban. Ông là một kỹ sư xây dựng nổi tiếng và thợ thủ công trong lịch sử Trung Quốc và từng một lần làm quan trong bộ xây dựng.

Lỗ Ban sinh vào buổi chiều ngày 7 tháng 5 năm 507 trước Công nguyên. Lúc ông được sinh ra, những con sếu tụ tập lại và một mùi thơm kỳ lạ lan tỏa khắp ngôi nhà. Tất cả những người dân đều ngạc nhiên bởi điều đó. Đó là điềm lành chứng tỏ một vị Thần sắp chuyển sinh vào thân người. Khi ông còn trẻ, ông không thích đọc và viết. Thay vào đó, ông rất quan tâm đến những nghề thủ công mỹ nghệ như là điêu khắc. Khoảng 15 tuổi, ông đột nhiên nhận ra mục đích trong cuộc sống của mình và đi học với thầy Đoan Mộc. Sau nhiều tháng học hỏi cho thấu đáo, ông đã tinh thông nghề này. Lỗ Ban lui tới nhiều nước khác nhau, đề xuất với họ cần phải tôn trọng nước Chu (một nước thời bấy giờ), nhưng những nước này không nghe theo ông. Vì thế ông rút lui khỏi xã hội người thường và sống ẩn dật ở phía nam núi Đái Sơn, cũng được biết với cái tên “Tiểu Dương Sơn”. Mười ba năm trôi qua, một ngày nọ, ông ra ngoài và tình cờ gặp Cựu Bao. Họ hàn huyên với nhau khá lâu. Cuối cùng, Lỗ Ban nhận Cựu Bao làm thầy và học điêu khắc và học vẽ. Lỗ Ban muốn mang đến một cách nhìn hoàn toàn mới cho văn hóa Trung Quốc. Lỗ Ban học tập với sự tập trung mạnh mẽ, học làm mộc, chạm đá, và những kỹ năng khác. Ông đã sáng tạo ra nhiều công cụ kỳ diệu và dạy nhiều học trò.

Lỗ Ban cũng làm ra ngựa gỗ mà có thể tự đi bộ trên đất. Đây là một dạng thức sớm nhất của “xe máy” được ghi chép lại. Trong thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng đã sử dụng những con ngựa của Lỗ Ban để vận chuyển lương thực. Tuy nhiên, kỹ thuật này sau đó đã mất.

Lỗ Ban cũng làm ra nhiều công cụ mộc khác cho người Trung Quốc, ví dụ như móc khoan, máy xay đá, xẻng, dụng cụ đo góc, mudou và thước đo. Người ta nói rằng Lỗ Ban đã phát minh ra cái cưa sau khi tay của ông bị cắt bởi lá cỏ. Lỗ Ban cũng tạo ra thang phá thành trong chiến tranh và chín dụng cụ sử dụng trong chiến tranh. Ông cũng làm ra bản đồ đo vẽ địa hình 3 chiều từ sớm – Cửu Châu Đồ – được các hoàng đế Trung Quốc đáng giá cao trong lịch sử. Thông qua những phát minh của mình, Lỗ Ban đã mang lại những lợi ích to lớn cho người dân.

Với đội ngũ thợ mộc giàu kinh nghiệm, đội ngũ thợ luôn luôn sẵn lòng phục vụ quý khách:

Xưởng Mộc Công Ty Tnhh Sản Xuất Thương Mại Tư Vấn Nội Thất Đức Thiện Địa chỉ: 22/17/18A Đường 9A, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: (08)36 206 656 – Di động: 0913 633 719 – 0974 59 79 39 Email: noithatducthien@gmail.com MST: 0313.650.528

Lễ Cúng Tổ Nghề Mộc Kim Bồng

” Phú Bông dệt lụa dệt sa Kim Bồng thợ mộc, Ô Gia thợ rừng“

Thật vậy, với bàn tay tài hoa, thợ mộc Kim Bồng không chỉ góp công xây dựng nên những công trình kiến trúc gỗ Hội An mà còn góp phần xây dựng cung điện triều Nguyễn, lăng tẩm một số vua triều Nguyễn ở Huế, đóng nhiều ghe bầu đi biển, tạo tác nhiều hàng mộc mỹ nghệ lộng lẫy. Do vậy, đã có nhiều thợ mộc Kim Bồng tay nghề cao được triều đình phong Bát, Cửu phẩm, phong hàm tượng mục. Hiện nay, các thợ mộc Kim Bồng đang đóng góp đáng kể vào sự nghiệp tu bổ di tích kiến trúc cổ Hội An.Làng mộc Kim hiện nay là một trong những làng nghề lớn còn bảo tồn nhiều sinh hoạt văn hoá truyền thống trong đó có lễ tế Tổ nghề mộc vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại Đình tiền hiền Kim Bồng, thôn Phước Thắng, xã Cẩm Kim. Đình tiền hiền là công trình kiến trúc nghệ thuật do chính các thợ mộc Kim Bồng xây dựng nên vào đầu thế kỷ XIX để thờ Tổ nghề mộc và các vị tiền hiền của làng.

Nghề mộc Kim Bồng phát triển qua nhiều thế kỷ, thợ mộc không chỉ làm nghề ở Hội An mà còn đi khắp miền Nam Trung bộ, Huế, thành phố Hồ Chí Minh và mỗi năm về ăn Tết xong lại đi nên từ xa xưa ngày mồng 6 tháng Giêng được chọn làm ngày tế Tổ, tế xuân tại làng, sớm hơn so với các làng khác, phù hợp đặc điểm nghề nghiệp của làng.Để chuẩn bị cho lễ tế Tổ, những ngày cuối năm trước, các bô lão trong làng đã nhóm họp, chọn người làm chánh tế, phụ tế ( tả hữu phân hiến) cũng như phân công phụ nữ, trai tráng trong làng lo công tác hậu cần chu đáo để lễ tế được diễn ra tốt đẹp.

Đến ngày mồng 6 tháng Giêng, từ lúc sương xuân đang còn lan phủ làng quê Kim Bồng thì mọi người đã có mặt tại đình làng để chuẩn bị lễ vật, sắp đặt lễ vật lên các hương án. Trong lúc đó, vị chánh tế, các vị tả hữu phân hiến trong lễ phục truyền thống áo dài khăn đóng đi kiểm tra, đôn đốc mọi người lo hoàn tất công việc chuẩn bị. Ban nhạc lễ gồm trống, đờn cò, mõ, xập xoã cũng trong tư thế sẵn sàng phục vụ lễ. Vào khoảng 9 giờ, sự chuẩn bị đã xong, bà con đến dự lễ đông đủ và cũng là giờ tốt vì lúc này thuỷ triều đang dâng nên lễ tế được bắt đầu tại hương án tế cáo trời đất, âm linh ở bên trong bình phong của sân đình. Bàn cúng trời đất được đặt cao hơn, ngoài lễ vật chung là hương đèn hoa quả, tràu, thuốc, trà rượu, lễ vật đặc biệt gồm có đầu heo, gà luộc nguyên con, giấy tiền vàng bạc và bản văn tế. Bàn cúng âm linh đặt thấp hơn một chút, bên cạnh các lễ vật thông thường như vừa nêu ở trên và còn có đặt một đĩa cháo loãng, cùng nhiều muỗng, có xôi, chè, một mâm giấy tiền vàng bạc, áo giấy, bánh ngũ sắc, gạo muối, hạt não để cúng riêng cho âm linh. Đặc biệt tại hương án còn có một đĩa rau lang luộc, một chén mắm cái để cúng chúa Chàm. Lễ tế diễn ra theo trình tự 3 tuần Sơ, Á, Chung hiến lễ, mở đầu đầu lễ trống chiêng được gióng ba hồi dài, nhạc lễ được tấu lên, vị chánh tế sau khi làm nghi thức kiểm tra lễ vật ( cửu soát lễ vật); rửa, lau tay ( quán tẩy, thế cân) thì đến đứng trước hương án, đèn hương được thắp lên, trà rượu đầy ly, chánh tế dâng hương cáo lễ và quỳ lạy, kết thúc phần sơ lễ. Đến phần á hiến lễ ( phần quan trọng nhất), trà rượu được rót tiếp, các vị chánh tế lại quỳ trước bàn thờ thỉnh văn tế xuống để xướng văn tế. Văn tế do người xướng lễ đọc. Nội dung là nhân ngày xuân đầu năm bà con làm lễ tế xuân, giỗ Tổ nghề, nay xin lễ vật cáo yết trời đất, cung thỉnh các vị thần, mời các vị âm linh dự hưởng, chứng giám và cầu mong các vị phù hộ cho xóm làng được an bình trong năm mới. Đọc xong văn tế chánh tế quỳ thi lễ, làm thủ tục hoá vàng, vãi gạo muối cho thần linh, âm linh. Mâm giấy tiền cũng được các trai làng đem ra cổng đình đốt cháy rực, tất cả đều thành tro thì các thánh thần và âm linh mới thượng hưởng trọn vẹn. Đồng thời bên trong người xướng hô lễ tất, chuông trống gióng ba hồi dài có lại dùi và nhạc tấu hồi kết, vị chánh tế lạy 3 lạy. Sau đó thì các vị trong ban tế lễ, nhạc lễ, phụ trách chiêng trống lần lượt lạy trước hương án. Lễ tế âm linh kết thúc vào khoảng 10 giờ.

Nghỉ ngơi trong giây lát, lễ lại được diễn ra trong nội thất đình tiền hiền, đây là lễ tế chính: tế Tổ nghề mộc Kim Bồng. Lễ tế cũng được diễn ra theo tuần tự sơ, á, chung hiến lễ với những nghi thức lễ truyền thống đã nêu ở phần trên do các vị chánh tế, tả hữu phân hiến thi hành trong sự hỗ trợ của người xướng, Ban nhạc lễ, người đánh chiêng trống. Trong không khí nghi ngút khói hương tràn đầy sự giao cảm giữa con người với thế giới tâm linh, các vị trong ban tế lễ quỳ trước hương án tổ nghề, văn tế được xướng lên tế cáo về sự tri ân đối với các vị thần của nghề nghiệp: Cửu Thiên Huyền nữ ( vị thần của của bách nghệ), Lỗ Ban, Lỗ Bốc ( hai vị thần tổ của nghề mộc), Lịch đại Tiên sư, các vị tiền hiền của làng đồng thời là tổ nghề mộc của làng và các vị thần cai quản làng xóm là Thanh Hoàng, Thổ địa, Ngũ Hành đã nâng đỡ cho làng mộc Kim Bồng được phát triển, các thợ mộc vững tay nghề, an toàn trong sản xuất, chế tác. Đồng thời cầu mong các vị thần linh phò trợ cho toàn thể bà con trong làng mộc một năm nhiều việc làm, an toàn, may mắn. Kết thúc lễ tế, người dân trong làng lần lượt qùy lạy, khấn cáo trước án thờ Tổ nghề cầu mong Tổ nghề phù hộ để những dự định tốt đẹp của riêng bản thân được hoàn thành trong năm. Cách đây vài chục năm trở về trước, trong lễ tế, ban tế lễ có hát thày ( hát văn cúng), múa Lân chào mừng và vào những đêm sau lễ tế Tổ, Ban tổ chức lễ tế còn tổ chức hát bội cho người dân làng Kim Bồng thưởng thức.Lễ tế là một hoạt động tín ngưỡng đặc trưng, khá qui mô, thu hút được đông bà con làng mộc tham gia thể hiện sự phát triển của làng nghề mộc không chỉ ở qui mô sản xuất mà còn ở những sinh hoạt văn hoá tinh thần. Lễ hội này cũng phản ánh đặc trưng sự kết hợp cầu an, tế xuân, tế các vị thần cai quản làng xã với Tổ nghề ở một số làng nghề của Hội An. Qua lễ hội này, mính chứng tinh thần tri ân tiền nhân, tôn trọng thế giới tự nhiên trong sản xuất, sinh hoạt của người dân làng mộc, góp phần làm phong phú thêm đời sống sinh hoạt văn hóa tin thần của người dân Hội An. Thiết nghĩ, cần tổ chức cho khách du lịch tham quan nghề mộc Kim Bồng đến tham dự khi lễ này đang diễn ra, nhằm giới thiệu cho du khách thể hiểu biết đầy đủ hơn về hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hóa của người dân làng mộc Kim Bồng.

Văn Khấn Cúng Giỗ Tổ Ngành Xây Dựng, Bài Cúng Dành Cho Thợ Nề, Thợ Xây

Download Văn khấn cúng giỗ Tổ ngành Xây dựng – Bài cúng dành cho thợ nề, thợ xây

Bùi Minh Quang

Các bạn cùng tham khảo Văn khấn cúng giỗ Tổ ngành Xây dựng dành cho những bác thợ xây, thợ nề sử dụng cúng lễ vào ngày 20 tháng chạp hàng năm. Việc cúng giỗ tổ nghề xây dựng bao gồm những lễ vật gì và văn khấn sao cho hợp lý, các bạn cùng tìm hiểu cụ thể dưới đây nhé.

Nghề nào cũng vậy đều có những ngày lễ hay nghày kỉ niệm khác nhau, chính vì thế đối với nghề xây dựng cũng vậy. Vào ngày truyền thống những người thợ xây nói riêng và các công ty xây dựng nói chung đều tiến hành lễ cúng giỗ tổ ngành. Việc sử dụng Văn khấn cúng giỗ Tổ ngành Xây dựng là không thể thiếu. Các bạn cùng tham khảo chi tiết dưới đây nhé.

Văn khấn cúng giỗ Tổ ngành Xây dựng

Mâm cúng Tổ ngành Xây dựng

– Trái cây – Hoa Lay ơn – Nhang rồng phụng 5 tất – Đèn cầy – Gạo hủ – Muối hủ – Trà pha sẵn – Rượu nếp – Nước chai – Trầu cau – Giấy cúng Giỗ tổ ngành xây dựng – Xôi – Gà luộc – Heo quay con – Bánh bao – Bánh chưng/bánh tét – Chả lụa

Cùng với những bài văn khấn cúng giỗ tổ ngành xây dựng này còn rất nhiều những bài văn khấn hữu ích các bạn có thể sử dụng đến như, Văn khấn mùng 1, Văn khấn giao thừa, văn khấn gia tiên hay Văn khấn thần tài. Tất cả được cập nhật trên Taimienphi.vn, các bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn cho nhu cầu của mình dễ dàng nhất nhé.

Liên kết tải về – [77,9 KB]

Trong bài viết này, Taimienphi.vn sẽ chia sẻ cách cúng rằm tháng Giêng đúng và chuẩn nhất, từ thủ tục, sắm lễ, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng cho tới văn khấn rằm tháng Giêng, giúp bạn làm lễ cúng ngày rằm tháng Giêng phù hợp với tục lệ của người Việt, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, thần linh.

Nhiều người có quan niệm rằng Bài văn cúng tất niên ngoài trời, trong nhà đều giống nhau, tuy nhiên khi đọc bài viết dưới đây của chúng tôi, chắc chắn bạn sẽ thay đổi suy nghĩ đồng thời chuẩn bị cho mình những kiến thức đúng đắn nhất để thể hiện sự thành kính đến các vị thần linh – những người bảo hộ cho mình và gia đình trong một năm vừa qua cũng như bày tỏ tấm lòng tới tổ tiên, những người đã khuất trong gia đình.

Việc chuẩn bị vàng mã cúng rằm tháng 7 là điều cần thiết và quan trọng, diễn ra hàng năm, nhưng với những người trẻ lần đầu cúng rằm chưa biết nên sắm vàng mã như thế nào. Khi sắm vàng mã đầy đủ và làm lễ cúng đúng cách để cúng tổ tiên, thần linh, phát lộc cho các vong hồn sẽ giúp bạn và gia đình tránh được những xui xẻo trong tháng 7 cô hồn này.