Lễ Cúng Lau Dọn Bàn Thờ / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Văn Khấn Trước Khi Lau Dọn Bàn Thờ Bài Cúng Trước Khi Lau Dọn Bàn Thờ Ngày 23 Tháng Chạp

Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ Bài cúng trước khi lau dọn bàn thờ ngày 23 tháng chạp

Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ

Cách lau dọn bàn thờ không phạm tâm linh

Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên

Bàn thờ gia tiên gồm những gì?

Khi lau dọn bàn thờ, gia chủ nên dùng nước ấm, rượu hoặc nước gừng để lau chùi đồ thờ cúng và trước khi làm việc này thì cần phải thắp hương và cúng khấn xin phép gia tiên nhà mình.

Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại…… (địa chỉ nhà ở, quê).

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm… , con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Sau hơn nửa tuần nhang thì bạn có thể tiến hành lau dọn bát nhang và ban thờ.

Tìm hiểu ý nghĩa bát hương (bát nhang)

Bát nhang là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình, là biểu hiện Tâm linh trên ban thờ. Đó là nơi mỗi khi thắp hương tưởng niệm, cầu cúng hướng tới tổ tiên, các vị thần linh hay gửi lòng thành kính vào cõi vô hình rồi chủ nhân cắm nén hương vừa đốt vào.

Trong gia đình tùy theo trách nhiệm là con trưởng, con thứ v.v… mà thờ phụng. Thông thường có 3 cấp bậc:

Thờ Phật: Cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình, giải thoát tai ương.

Thờ Thần: Thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.

Thờ gia tiên: Họ nhà mình và các bậc phụ thờ theo tiên tổ. Nếu thờ tổ tiên họ tộc bên ngoại (trường hợp bên đó không có người thừa tự) thì phải lập bát hương và ban thờ khác.

Nhiều nhà lập 3 Ban thờ nhưng đa phần chỉ có một ban thờ. Một vẫn có tác dụng như vừa thờ gia tiên và thổ công, điều cốt yêu là định vị tâm thức vào ban thờ, đặc biệt khi cúng khấn. Nếu Tâm thành tuy một ban thờ nhưng thỉnh cầu vẫn tới cả Tổ tiên và Trời – Phật – Thánh – Thần; vẫn có tác dụng phù hộ độ trì, che chở bảo vệ cho gia chủ. Còn có lập nhiều ban thờ, thờ nhiều bát nhang mà phép tập hợp không đúng quy tắc thì vô tình gia chủ đã tạo ra sự tán phát, gây loạn năng lượng và khi đó không tác dụng phát huy sức mạnh Tâm linh khi cầu cúng.

Nhưng nhớ rằng các chư vị Thần, Thánh, Tiên, Phật đều là những bậc sáng suốt, công bằng, vô tư, không biết ăn hối lộ của vật chất thế gian do người trần dâng cúng. “Đức năng thắng số” và Luật Nhân Quả là luật thiêng liêng của Trời Đất. Sự giàu có, thăng tiến không phải do van xin, mà là do phúc đức từ kiếp trước, do tu dưỡng hiện thân.Việc thờ cúng, cầu khấn chỉ có tác dụng phù trơh, thúc đẩy thêm và cốt nhất ở tâm thành. Còn nếu kiếp trước gây nhiều việc ác, kiếp nầy làm nhiều việc xấu, tâm địa ác độc thì có lạy cầu đến dập trán, bươu đầu cũng không thể khá hơn. Hoặc như có người chỉ chăm chăm đi cầu đầu năm, giả lễ cuối năm nhưng cha mẹ sống thì đối xử tệ bạc, khi chất quên cả ngày giỗ thì việc cầu cúng Thần, Thánh, Phật đó phỏng có ích gì?

Nguyên tắc đặt bát hương (nhang) trên bàn thờ

Đặt bát hương trên ban thờ phải theo một nguyên tắc nhất định của từng vùng. Bát nhang là nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm. Bát nhang thờ là hình thức hội tụ tâm thức. Giống như một sợi dây vô hình để khi gia chủ thắp hương cầu nguyện là thần linh, tổ tiên có thể chứng giám được lòng thành. Vì vậy bát nhang phải có sự phân chia riêng cấp bậc giữa “quan lại” và chúng dân.

Với người dân vùng đồng bằng Bắc bộ và những cư dân gốc ở đây thường là đặt 3 bát hương trên đế Tam sơn cho một ban thờ.

Ba bát hương này khi đứng từ ngoài nhìn vào thì: bà tổ cô bên trái, thổ công chính giữa và gia tiên bên phải, trong đó bát hương thổ công bao giờ cũng to hơn 2 bát kia và đặt ở vị trí cao hơn. Nhiều nhà đặt quá nhiều bát hương trên ban thờ là không đúng cách, không tổ hợp được sức mạnh Tâm linh hoặc là, theo thời gian số người mất trong gia chủ tăng lên thì bàn thờ cỡ bao nhiêu để bày cho đủ số bát hương (cho Tổ tiên, Kị, Cụ, Ông Bà, Bố Mẹ, Bà Cô, Ông Mãnh…). Mặt khác cũng không được dán giấy ghi rõ bát hương nào thờ Thần, bát nào thờ Tổ tiên, bát nào thờ ai cụ thể. Bởi ghi như vậy là một việc làm trịnh thượng vô tình đã “phạm thượng” với bề trên: người trần, con cháu quy định cho chỗ đi về cho Thần linh và Tiên tổ!

Cách Vệ Sinh Bàn Thờ, Lau Dọn Bàn Thờ Đúng Cách

Bàn thờ là nơi rất linh thiêng, là nơi hiện diện của thần linh, tổ tiên vì thế việc vệ sinh bàn thờ, lau dọn bàn thờ đúng cách cần đặc biệt chú trọng. Các bạn cần lưu ý về thời điểm lau dọn bàn thờ, người lau dọn bàn thờ, các việc cần làm trước khi lau dọn, cách vệ sinh bàn thờ đúng cách… để tránh vi phạm các kiêng kị trong việc dọn bàn thờ.

Cách vệ sinh bàn thờ, lau dọn bàn thờ đúng cách

1. Thời gian lau dọn bàn thờ

Thông thường, việc lau dọn bàn thờ cũng cần theo dịp, không phải lúc nào cũng nên lau dọn bàn thờ. Đó là vào trước các ngày rằm, ngày mùng 1, ngày giỗ chạp, các ngày lễ quan trọng hay trước ngày Tết. Việc lau dọn bàn thờ sạch sẽ, trang nghiêm là để bày tỏ lòng thánh kính của gia chủ với thần linh, Tổ tiên.

Việc lau dọn bàn thờ thường cho gia chủ đại diện trong gia đình đứng lên thực hiện. Trước kế hoạch dọn dẹp bàn thờ, các bạn phải lưu ý tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc quần áo chỉn chu.

3. Các việc cần làm khi dọn bàn thờ

Cách vệ sinh bàn thờ, lau dọn bàn thờ đúng cách không có quy định bắt buộc mà mọi gia đình đều tuân thủ theo quan niệm, phong tục lâu đời của nhân dân ta.

Công việc cần làm sau khi dọn bàn thờ

– Trước khi dọn bàn thờ, gia chủ cần chuẩn bị một đĩa hoa quả, thắp hương để thông báo và xin phép thần linh, Tổ tiên tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện dọn dẹp bàn thờ.– Các bạn cần chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải đỏ để đặt bài vị. Nếu gia đình có cả bài bị thần linh và bài vị gia tiên thì phải đặt riêng, không được đặt cùng nhau. Khhi hương cháy hết, mới bắt đầu tiền hành dọn dẹp.– Dùng nước ấm, khăn sạch lau rửa bài vị của thần linh, tổ tiên. Các bạn cần lưu ý lau dọn bài vị thần linh trước, tổ tiên sau theo đúng thứ bậc để tránh tội bất kính.– Tiếp đến là dọn bát hương. Hiện nay nhiều người thường rút chân hương và đổ tro đi, thay tro mới. Nhưng theo quan niệm xưa làm như vậy sẽ rất dễ tán tài. Vì thế các bạn nên dùng thìa nhỏ xúc tro đổ ra ngoài rồi rửa sạch sẽ bát hương để khổ ráo.– Nếu là bát hương thờ thần phật thì mọi người dùng bảy tờ tiền vàng đốt hơ quanh, cháy nửa thì bỏ vào bát hương. Còn bàn thờ tổ tiên chỉ cần 3 tờ tiền vàng. Khi tiền vàng cháy hết thì các bạn đổ tro vào một lần để lấy may mắn.– Tiếp đó, các bạn đem bài vị thần linh và tổ tiên đặt lại chỗ cũ . Trước tiên, mọi người cần chuẩn bị một chiếc lò nhỏ để đốt than hoa, đặt dưới bàn thờ khoảng 15 phút. Sau đó các bạn đốt tiếp bảy tờ tiền vàng làm dấu hơ ở bốn hướng trên dưới trái phải, ý là dùng lửa để khai quang, làm sạch. Lúc này nếu tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa.– Tiếp tục đốt tiếp bảy tờ tiền vàng ở các vị trí muốn đặt tượng/bài vị thần linh và bát hương.

– Sau khi đặt xong bài vị, mọi người sẽ đốt 12 que hương cắm theo thứ tự hướng thời gian:

+ Que thứ nhất: Cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc “niên niên thị hảo niên”, để cầu mong mỗi năm đều là năm tốt.

– Que thứ hai: Cắm ở vị trí 2h, khi cắm đọc “nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, để cầu mong mỗi tháng đều là tháng tốt.– Cây thứ ba: Cắm ở vị trí 3h, khi cắm đọc “nhật nhật thị hảo nhật”, để cầu mong mỗi ngày đều là ngày tốt.– Cây thứ tư: Cắm ở vị trí 4h, khi cắm đọc “thời thời vị hảo thời”, để cầu mong mỗi giờ đều là giờ tốt

4. Những kiêng kỵ tuyệt đối khi vệ sinh bàn thờ, lau don bàn thờ

– Tránh di chuyển chân hương một cách tùy tiện sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh, may mắn của gia chủ.– Tuyệt đối không dùng nước lạnh để rửa bài vị.– Tỉa và đổ chân hương sai cách.– Sắp xếp đồ thờ Phật, thần linh và gia tiên không đúng vị trí.– Không làm đổ vỡ đồ thờ.

Cách vệ sinh bàn thờ, lau dọn bàn thờ đúng cách luôn được rất nhiều các gia đình quan tâm vì việc lau dọn bàn thờ luôn được xem là việc làm thiêng liêng, quan trọng, cần tuân thủ đúng các quy tắc. Các bạn có thể tham khảo ngay những hướng dẫn vệ sinh bàn thờ lau dọn bàn thờ, để mang lại may mắn và rước tài lộc vào nhà.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-ve-sinh-ban-tho-lau-don-ban-tho-dung-cach-37206n.aspx Bài văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ sẽ là nội dung rất cần thiết và quan trọng mà các gia chủ cần lưu lại để đọc văn khấn xin phép thần linh, tổ tiên chứng giám, cho phép được lau dọn bàn thờ. Nội dung bài văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ được trình bày rất đầy đủ, rõ ràng, giúp các bạn thực hiện nghi lễ dọn dẹp bàn thờ một cách trang nghiêm, cung kính nhất.

Cách Lau Dọn Bàn Thờ Đúng Trong Ngày Ông Công Ông Táo

Bên cạnh việc mua sắm, dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị cho năm mới thì việc lau dọn bàn thờ luôn là một trong những điều cần chú ý, quan tâm đặc biệt.

Để chuẩn bị cúng ông Công ông Táo và bày biện mâm ngũ quả, cúng giao thừa…, người Việt thường có phong tục lau dọn bàn thờ.

Thời điểm thích hợp lau dọn bàn thờ

Theo quan niệm của dân gian, bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp (23/12 Âm lịch), thời điểm tiễn Táo quân lên chầu trời, mọi người sẽ thu xếp lau dọn bàn thờ sạch sẽ. Việc này có thể kéo dài đến ngày 30 Tết và hoàn tất muộn nhất là trước giao thừa.

Thông báo với gia tiên, thần linh

Để tỏ lòng thành kính, bạn không thể tiện lúc nào là tiến hành lau dọn lúc ấy. Hãy chuẩn bị một đĩa hoa quả, bánh kẹo, trầu cau… để thắp nén hương xin phép gia tiên, xin phép thổ địa, thần linh, thông báo ngày giờ lau dọn bàn thờ.

Bên cạnh việc xin phép, gia chủ cũng cần chuẩn bị một mảnh vải, giấy đỏ để đặt bài vị, bát hương, đèn, nến, đồ trang trí trên bàn thờ. Sau khi hương cháy gần hết, bạn sẽ bắt đầu công việc dọn dẹp.

Lưu ý lựa chọn vật dụng lau bàn thờ

Bàn thờ không lau theo cách lau dọn các vị trí thông thường trong nhà. Đây là nơi tôn nghiêm và linh thiêng. Vì thế, cách tốt nhất là bạn nên dùng nước ấm và khăn trắng để tiến hành lau dọn. Cần lau bài vị thần Phật trước, lau bài vị tổ tiên sau.

Công việc lau dọn bàn thờ không quá phức tạp nhưng cần sự trang nghiêm, thành kính, cẩn trọng. Tránh làm đổ vỡ đồ thờ.

Bên cạnh đó, trên bàn thờ, quan trọng nhất là bát hương, nơi giáng của các hương linh, thần thánh, tổ tiên… Vì thế khi lau dọn cần tránh việc bát hương bị di chuyển.

Khi rửa bát hương cần tránh việc đổ tro bên trong, nên dùng thìa để xúc. Sau khi bát hương khô ráo, dùng tiền vàng đốt hơ xung quanh, đổ tro vào.

Khi rút chân hương nên giữ lại 5 chân hương cũ. Chân hương cũ cần đốt thành tro trước khi thả xuống sông, suối, ao, hồ…

Tổng hợp

Lau Dọn Bàn Thờ Khi Nào, Trước Hay Sau Lễ Cúng Ông Công Ông Táo?

(Lichngaytot.com) Thông thường trong 7 ngày Táo Quân lên chầu trời, người ta thường tiến hành dọn dẹp bàn thờ để không kinh phạm các vị thần, vì khi đó nơi toạ của các vị thần sẽ bị trống. Vậy đây có thực sự là thời điểm thích hợp lau dọn bàn thờ, nếu lau dọn trước khi cúng ông Công ông Táo có được không?

Bàn thờ gia tiên là nơi tôn nghiêm, nơi để những người còn sống tưởng nhớ người đã khuất, bày tỏ lòng thành kính cũng như hướng về cội nguội.

Vì thế, mỗi dịp năm hết Tết đến, các gia đình đều tiến hành dọn dẹp nhà cửa, đặc biệt chú trọng bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nên lau dọn bàn thờ khi nào cho phù hợp, trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo?

1. Tiến hành lau dọn (sái tịnh) bàn thờ vào thời điểm nào chuẩn nhất?

Nhiều người Việt quan niệm rằng, sau khi tiến hành cúng ông Công ông Táo , tiễn các vị lên chầu trời, vị trí bàn thờ – nơi an toạ của các vị thần sẽ bị trống.

Vì thế, đây sẽ là thời điểm thích hợp để lau dọn, bao sái ban thờ mà không lo ảnh hưởng đến việc thờ cúng hay động chạm, xảy ra những điều không tốt lành cho gia chủ.

Tuy nhiên, theo ý kiến một số chuyên gia phong thủy và tâm linh, quan niệm trên không hoàn toàn chính xác.

Trên thực tế, bàn thờ là nơi linh thiêng tập trung rất nhiều năng lượng tốt lành cho cả nhà và tạo ra phúc đức, nên việc sái tịnh bàn thờ có thể tiến hành thường xuyên, không nhất thiết theo dân gian vào đúng ngày ông Công ông Táo hoặc sau ngày Táo quân về trời. Bất cứ thời điểm nào cuối năm, mọi người đều có thể sái tịnh bàn thờ được.

2. Cách thức sái tịnh bàn thờ đúng chuẩn

Cần thỉnh lời xin phép trước khi lau dọn

Trước khi sái tịnh bàn thờ, người xưa thường phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, sau đó thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn bàn thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc.

Việc dọn dẹp ai làm cũng được, chỉ cần cẩn thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ quý, vật phẩm, ảnh gia tiên…

Bài khấn xin phép trước khi tiến hành lau dọn bàn thờ như sau:

Lưu ý: Sau hơn nửa tuần nhang thì có thể tiến hành vệ sinh, bao sái bát nhang và ban thờ.

Chuẩn bị vật dụng cần thiết

Khi tiến hành lau dọn cần chuẩn bị chổi, khăn lau bàn thờ chuyên dùng hoặc dùng khăn, chổi mới. Nước bao sái bàn thờ là nước 5 thứ thảo dược (quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn) hoặc rượu gừng để tẩy uế, làm sạch đồ thờ cúng.

Giá 1 gói thảo dược chỉ khoảng vài chục nghìn đồng, có thể mua về rửa sạch, cho vào nồi với 1,5 lít nước, đun sôi kỹ, để ấm rồi dùng nước đó để lau rửa bàn thờ và đồ thờ cúng. Nếu muốn thơm hơn thì đun lâu hơn cho nước đặc, hoặc mua thêm hương liệu (nếu bàn thờ lớn, hoặc nhiều bàn thờ).

Nên chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn.

Hạ bát hương, bài vị và các đồ thờ cúng xuống nơi sạch sẽ đã chuẩn bị trước (chú ý đặt bát hương, bài vị thần phật và gia tiên riêng để không bị lẫn) rồi mới quét bụi bặm, lau rửa ban thờ, đồ thờ cúng. Nhớ lưu ý những lỗi nhất định không được phạm khi dọn bàn thờ ngày Tết.

Trình tự lau dọn bàn thờ (theo chiều, hướng nhất định)

Chuyên gia tâm linh khuyên rằng, nên lau dọn từ trên cao rồi mới xuống đến thấp, lau các bức tượng nên dùng khăn mềm để tránh tượng bị xước hoặc bay màu sơn.

Đối với các bức tượng bằng đồng không nên lau rửa bằng rượu, cồn, hoặc hóa chất để tránh cho đồng khỏi bị ô xy hóa, han rỉ thành màu xanh hoặc nhanh bị xỉn.

Khi lau chùi tránh việc xê dịch các bức tượng, bát hương… bởi bát hương là hình thức hội tụ tâm thức, là sợi dây vô hình liên kết cõi trần với cõi âm.

Vì thế, nếu di chuyển bát hương bừa bãi thì có thể làm đứt sợi dây liên kết ấy, khiến lòng thành không được chứng giám và gây ra xui xẻo, tai ương cho gia chủ.

Trường hợp có sự cố bất khả kháng phải xê dịch các bức tượng, đồ thờ hoặc bát hương… thì khi lau dọn xong phải sám hối và hoàn nguyên đúng vị trí như ban đầu.

Nên thường xuyên tỉa các chân hương, không nên để nhiều chân hương vì chân hương chỉ là rác, bàn thờ sẽ nhanh bụi. Tham khảo nội dung vệ sinh bàn thờ ngày Tết để hiểu chi tiết.

Khi làm sạch bụi rồi thì bước tiếp theo là thay nước ở các bình hoa và thay nước cúng. Hoa đã héo hoặc đã tàn cần thay ngay.

Sau khi lau dọn xong, thắp 3 nén hương và mời tổ tiên, thần linh về quy tụ.

3. Những lưu ý quan trọng không thể bỏ qua khi lau dọn bàn thờ

– Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ thường được dùng riêng, hạn chế sự chung đụng.

– Khi lau bát hương, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa, ngũ vị hương… lau cho sạch.

– Việc lau dọn phải làm một cách thành tâm, nghiêm túc để thể hiện lòng thành kính với người trên.

T.H