Lễ Cúng Đầy Tháng Cho Trẻ Sơ Sinh / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Nghi Lễ Cúng Đầy Tháng Cho Trẻ Sơ Sinh

– Cúng đầy tháng cho trẻ sơ sinh (còn gọi là cúng khẳm tháng, cúng mụ) là nghi thức có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi đời người. Thông thường, lễ này được thực hiện vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

Theo cách tính dân gian, ngày đầy tháng của trẻ sơ sinh được căn cứ vào lịch âm và tùy thuộc vào giới tính của đứa bé. Theo đó, nếu là bé gái sẽ lùi lại 2 ngày và nếu là bé trai sẽ lùi lại 1 ngày như cách ông bà xưa vẫn nói “gái lùi hai, trai lùi một”. Chẳng hạn, nếu bé sinh vào ngày 28-3 âm lịch thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 26-4 âm lịch nếu đó là bé gái; nếu là bé trai thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 27-4 âm lịch.

Cách cúng đầy tháng cho trẻ

Nói là đầy tháng, nhưng theo cách tính dân gian, “gái lùi hai, trai lùi một” (hoặc “gái bớt hai, trai bớt một”, bé gái chỉ tròn đúng 28 ngày còn bé trai thì được 29 ngày. Tuy nhiên, một số nơi như Sóc Trăng, cách tính đầy tháng cho trẻ có khác, “gái sụt hai, trai trồi một”, nghĩa là lấy mốc ngày sinh cộng thêm một ngày nữa là ngày đầy tháng của bé trai, còn bé gái thì bớt đi 2 ngày.

Dân gian cho rằng đứa trẻ sinh ra được 12 bà Mụ trông nom, săn sóc, nên mâm cúng nhất thiết phải đủ 12 chén chè nhỏ và 3 tô chè lớn. Ngoài ra, còn có các lễ vật khác để cúng Đức Ông và ba Đức Thầy (Thánh sư, Tổ sư và Tiên sư, có chức năng truyền dạy nghề nghiệp) bao gồm: 1 đĩa xôi lớn, 12 đĩa xôi nhỏ; 3 chén cháo nhỏ và 1 tô cháo lớn; 13 cái bánh tráng nướng; 1 con gà hoặc vịt luộc; 1 mâm hoa quả, 1 mâm cơm (cá, thịt luộc, canh, đồ xào và cơm). Cùng với các lễ vật này còn có thêm một bình hoa, trà, rượu, hương, đèn, nước, gạo, muối, muỗng và không thể thiếu một đôi đũa hoa (đũa được vót ngược đầu và có bông trên đầu đũa) vì theo quan niệm dân gian, bà chúa chỉ thích dùng đũa này.

Sau khi sắp đặt hết lễ vật lên bàn, một người lớn trong họ sẽ thực hiện nghi lễ thắp hương và khấn: “Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âm lịch), ngày cháu (nội hay cháu ngoại…) họ, tên… tròn một tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị Mụ Bà và tam vị Đức Ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên… ) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.

Kế đến là nghi thức khai hoa (còn gọi là “bắt miếng”). Đứa bé được đặt ngay trên bàn giữa, chủ lễ rót trà thắp hương xin phép “bắt miếng”. Xong, bồng đứa trẻ một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp (có thể hoa khác) vừa quơ qua, quơ lại trên miệng cháu bé vừa dạy những lời tốt đẹp: “Mở miệng ra cho có bông, có hoa/ Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ/ Mở miệng ra cho có bạc, có tiền/ Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”.

Về 12 bà Mụ, theo người xưa “Trên bà chúa Thiên Thai, dưới 12 bà Mụ”, gồm có các bà:

1. Mụ bà Trần Tứ Nương, người coi sóc việc sinh nở (chú sanh).

2. Mụ bà Vạn Tứ Nương, người coi việc thai nghén (chuyển sanh).

3. Mụ bà Lâm Cửu Nương, người coi việc thụ thai (thủ thai).

4. Mụ bà Lưu Thất Nương, người nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé.

5. Mụ bà Lâm Nhất Nương, người coi việc chăm sóc bào thai (an thai).

6. Mụ bà Lý Đại Nương, người coi việc chuyển dạ (chuyển sanh).

7. Mụ bà Hứa Đại Nương, người coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản).

8. Mụ bà Cao Tứ Nương, người coi việc ở cữ (dưỡng sanh).

9. Mụ bà Tăng Ngũ Nương, người coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống).

10. Mụ bà Mã Ngũ Nương, người coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử).

11. Mụ bà Trúc Ngũ Nương, người coi việc giữ trẻ (bảo tử).

12. Mụ bà Nguyễn Tam Nương, người coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.

Cách Cúng Mụ Cho Trẻ Sơ Sinh Chi Tiết Và Đơn Giản Nhất

Cúng Mụ cho trẻ sơ sinh là phong tục của người Việt khi bé được một tháng tuổi. Nhưng lễ cúng mụ này có ý nghĩa như thế nào, phải chuẩn bị những gì và được tiến hành ra sao? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về lễ cúng mụ để công việc chuẩn bị không thiếu sót nhé.

Tại sao phải cúng Mụ cho trẻ sơ sinh?

Mỗi đứa trẻ sinh ra đều do các vị đại tiên, 12 Bà mụ tạo ra những bộ phận trên cơ thể của bé. Đây cũng là dịp để gia đình và họ hàng tạ ơn các bà mụ và đức ông đã mang bé đến cho gia đình một cách bình an và đầy đủ. Ăn mừng đứa bé non nớt đã sống khỏe mạnh sau 1 tháng cũng như thông báo với tất cả mọi người khác trong họ hàng và xóm làng về thành viên mới của gia đình, hi vọng mọi người sẽ cùng che chở và nuôi dạy đứa bé nên người. Với ý nghĩa thiêng liêng như vậy, lễ đầy tháng cho bé đã được duy trì và tồn tại từ đời này sang đời khác không hề thay đổi, là một nét đẹp tuyệt vời trong văn hóa đời sống người Việt.

Tính ngày cúng Mụ cho trẻ sơ sinh

Thông thường, cha mẹ sẽ xem ngày âm lịch để cúng đầy tháng cho trẻ theo quy tắc bé trai thì lùi lại 1 ngày, bé gái lùi lại 2 ngày so với ngày bé sinh ra.

Ví như: Bé trai sinh ngày 9 tháng 2 âm lịch sẽ được cúng đầy tháng vào ngày 8 tháng 3 âm lịch; bé gái sinh ngày 19 tháng 4 âm lịch sẽ được cúng mụ vào ngày 17 tháng 5 âm lịch.

Hiện nay, nhiều cha mẹ trẻ thường chọn đúng ngày dương 1 tháng sau sinh của bé để cúng mụ, cách tính này vẫn được nhưng sẽ làm sai lệch truyền thống phong tục của đất nước.

Chuẩn bị đồ lễ cúng mụ đầy tháng

Lễ cúng mụ cho trẻ sơ sinh mỗi vùng miền mỗi khác vì văn hóa vùng miền, truyền thống và hoàn cảnh kinh tế gia đình. Tuy nhiên, cần đảm bảo những lễ vật sau:

Lễ vật cúng Đức ông và 3 Đức Thầy (tổ sư, tiên sư và thánh sư): 1 con gà luộc cánh tiên, 1 bát cháo lớn, 1 tô chè, 3 đĩa xôi, thịt quay 1 đĩa, hoa quả 5 loại, 1 mâm cơm măn, trầu cau, rượu và giấy tiền vàng bạc.

Lễ vật cúng 12 Bà mụ: 12 bát chè, 12 đĩa xôi, 12 bát cháo, 12 đĩa bánh kẹo, 12 miếng thịt quay đều nhau, 12 quả trứng vịt hoặc 12 ly rượu nhỏ, 12 ly nước nhỏ (thêm 12 bộ váy áo màu xanh, 12 đôi hài và 12 nén vàng để dâng lên 12 bà mụ nếu gia đình có điều kiện).

Cùng với những lễ vật trên còn có thêm bình trà, nhang, đèn, hoa, gạo, muối, muỗng và 1 đôi đũa hoa (là đôi đũa có bông trên đầu và vót ngược đầu).

Đồ cúng đầy tháng thường được xếp cân đối trên hai bàn nhỏ, một mâm cao, một mâm thấp, một mâm lớn một mâm nhỏ. Mâm lớn đặt lễ vật của 12 Bà mụ, mâm nhỏ đặt đồ cúng dâng lên Đức Ông. Các mâm cúng thường được sắp xếp theo nguyên tắc đông bình tây quả, lễ vật hướng tây còn bình hoa phía đông.

Các nghi lễ cúng mụ cho trẻ sơ sinh

Lễ khấn vái: Mâm cỗ được đặt ngay ngắn thì cha mẹ hoặc ông bà của bé sẽ thắp nhang và khấn vái mong cho bé luôn khỏe mạnh, bình an.

Lễ khai hoa: Bé sẽ được đặt giữa bàn và người chủ lễ sẽ thắp hương và xin phép khai hoa rồi bồng bé lên cành nhành hoa đọc những câu chúc tốt lành quơ trước miệng bé.

Lễ đặt tên: Lễ này hiện nay không còn phổ biến như ngày trước vì hầu hết các gia đình đều đặt tên trước hoặc ngay khi bé chào đời chứ không đợi đến lúc đầy tháng. Nhưng một số gia tộc lớn vẫn còn giữ lễ này. Nghi lễ đặt tên sẽ bắt đầu với hình thức xin keo. Mỗi một cái tên xướng lên, chủ lễ sẽ dùng hai đồng tiền gieo vào chiếc đĩa, một đồng sấp một đồng ngửa thì tên được chấp thuận, nếu hai đồng cùng sấp hoặc cùng ngửa 3 lần thì phải đổi tên.

Lễ tẩy uế: Mẹ của bé sẽ được làm phép tẩy uế sau 30 ngày ở cữ. Mẹ sẽ bồng bé bước qua một nồi nước sôi trong có đinh nung đỏ 7 hoặc 9 lần rồi đi quanh nhà. Trong lúc đi, nên làm rơi tiền để mong cuộc sống của bé sau này sung túc.

Kết thúc tất cả nghi lễ, mọi người sẽ phát lì xì và cùng nhau chúc phúc cho bé.

Lễ cúng mụ cho trẻ sơ sinh là lễ cúng quan trọng, đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người, với những thông tin hướng dẫn trên đây, hi vọng sẽ giúp cha mẹ chuẩn bị lễ vật chuẩn nhất.

Danh Sách Lễ Vật Cúng Đầy Tháng Trẻ Sinh Đôi Chuẩn Nhất

Cúng đầy tháng cho trẻ sinh đôi (song sinh) về cơ bản sẽ đầy đủ các lễ. Nhưng hai bé sẽ có sự khác biệt so với cho một bé. Đặc biệt là lễ cúng đầy tháng cho sinh đôi trai và gái sẽ cần chuẩn bị khác biệt về số lượng từng lễ vật trong mâm cúng.

Ý nghĩa của tổ chức lễ cúng đầy tháng cho trẻ sinh đôi.

Khi hai bé được sinh ra, xuất hiện trên cuộc đời này được đủ một tháng. Thời điểm này cũng chấm dứt thời kỳ ở cữ của mẹ. Ba mẹ bé sẽ thực hiện nghi lễ cúng đầy tháng cho bé.

Đây là nghi lễ đầu tiên trong đời của 2 trẻ để gia đình cảm tạ thần linh, tổ tiên ông bà phù hộ che chở cho mẹ sinh đôi được bình an.

Là thời điểm gửi gắm những lời chúc may mắn tốt đẹp tới 2 thành viên mới của gia đình và xã hội.

Theo phong tục từ xưa truyền lại việc tính ngày cúng đầy tháng của trẻ là ” gái sụt 2 trai sụt 1″.

Điều này có nghĩa là thời gian cúng lễ đầy tháng cho bé gái hay sinh đôi sinh ba bé gái sẽ sớm hơn hai ngày. Ví dụ sinh đôi hai bé gái ngày 5 tháng 10 tổ chức cúng đầy tháng ngày 3 tháng 11 (âm lịch)

Đối với bé trai hay sinh đôi sinh ba bé trai là sớm hơn một ngày. Ví dụ sinh đôi bé trai ngày 5 tháng 10 tổ chức cúng đầy tháng ngày 4 tháng 11 (âm lịch)

Trong trường hợp sinh đôi trai và gái thì cha mẹ lấy đúng chuẩn ngày hai bé sinh làm ngày cúng tháng sau. Ví dụ hai trẻ sinh ngày 5 tháng 10 tổ chức cúng đầy tháng cho trẻ sinh đôi ngày 5 tháng 11 (âm lịch)

Ngoài đồ cúng dâng lên bàn thờ Phật, gia tiên, ông địa thì lễ vật cúng mâm đầy tháng cho trẻ sinh đôi đơn giản bao gồm:

Xôi nếp 26 phần

Chè 26 phần ( chè trôi nếu sinh đôi hai gái, chè đậu trắng nếu sinh đôi hai trai, nửa là chè trôi và nửa là đậu trắng nếu sinh đôi bé trai và gái)

Bánh kẹo hai đĩa

Nước suối hai chai

Rượu đế hai chai

Trái cây ngũ quả hai đĩa

Hoa tươi hai bình

Hương trầm hai bó

Đèn cầy tealight 26 cái

Gạo trắng 2 chén, muối trắng 2 chén

Trầu têm 26 phần

Gà hoặc vịt luộc 2 con, heo quay miếng hoặc nguyên con 2 phần

Tiền giấy cúng, bộ 26 đôi hài 26 nén vàng, váy áo cho 26 bà Mụ và bà Chúa.

Bộ đồ giấy cúng thế (sinh đôi trai sử dụng hai bộ thế nam, sinh đôi gái sử dụng hai bộ thế nữ. Nếu sinh đôi trai gái sử dụng một bộ thế nam một bộ thế nữ)

Chuẩn bị trước bài văn khấn để nghi thức cúng diễn ra hoàn hảo và trang trọng. Bạn có thể tham khảo bài cúng đầy tháng cho trẻ sinh đôi của dịch vụ Đồ Cúng Việt sau đây:

Chúng con kính lạy chư Phật, Thánh hiền, các vị Tiên Bà, Tiên Ông, các đấng Thần linh, gia tiên nội ngoại.

Hôm nay, nhằm ngày ….. tháng ….. năm ……âm lịch là ngày lành tháng tốt

Vợ chồng chúng con gồm … sinh đôi được hai con (trai, gái) đặt tên là …

Chúng con hiện đang ngụ tại …

Hôm nay, nhân ngày đầy tháng cho hai bé chúng con thành tâm sắm bày biện hương hoa lễ vật. Và các thứ cúng dâng, kính cẩn chúng con xin trình báo:

Nhờ ơn chư Phật, Thánh hiền, các vị Tiên Bà, Tiên Ông, các đấng Thần linh, gia tiên nội ngoại, cho con sinh ra hai cháu, tên là…sinh vào ngày … được mẹ tròn, con vuông.

Chúng con thành tâm cúi xin chư vị tề tựu thụ hưởng lễ vật. Mong các ngài phù hộ độ trì, các ngài vuốt ve che chở cho cháu.

Phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, được hưởng vinh hoa phú quý. Gia quyến chúng con được an bình, điềm lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan.

Xin thành tâm được chứng giám cho lòng thành.

Chọn giờ cúng đầy tháng cho trẻ sinh đôi

Lựa chọn giờ cúng vô cùng quan trọng đối với mọi lễ cúng không riêng việc cúng đầy tháng cho trẻ sinh đôi.

Chọn được giờ cúng tốt không quá khó khăn. Cha mẹ trẻ lựa giờ hoàng đạo, giờ tương sinh, tránh những giờ xung khắc với giờ sanh của trẻ để cúng là được ( chọn giờ theo tam hợp và tránh giờ thuộc tứ hành xung)

Hoặc kỹ lưỡng hơn có thể xin giờ cúng của thầy tử vi lý số cho hợp mạng của trẻ. Nhằm mang lại nhiều may mắn cho hai bé và gia đình.

Cách tiến hành cúng đầy tháng cho trẻ sinh đôi

Lễ vật đồ cúng đầy tháng cho hai bé được sắp xếp trên bàn, bày lễ vật cúng 12 Bà Mụ và bà Chúa, lễ vật kính Đức Ông.

Ông bà hoặc cha mẹ hai trẻ đứng ra thắp hương và khấn vái. Bài khấn thường có nội dung như trên đã cung cấp.

Khấn xong thực nghi thức khai hoa, người lớn sẽ bồng hai bé trên tay. Rồi cầm một cành hoa riêng từng bàn cúng mỗi bé nhúng vào nước suối cúng sạch trên bàn. Quơ qua miệng bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp.

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,

Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,

Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,

Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Tiếp theo là nghi thức đặt sau lễ cúng đầy tháng cho trẻ sinh đôi:

Ngày nay nghi thức này không còn phổ biến, vì gia đình thường đặt tên ngay khi hai bé vừa mới chào đời.

Sau khi làm lễ khai hoa, cầu chúc những điều tốt đẹp đến với hai đứa bé. Thì chủ lễ sẽ tiến hành nghi thức đặt tên cho con bằng hình thức xin keo bằng đồng xu.

Ngươi xin sẽ lấy hai đồng tiền cổ và gieo vào chiếc đĩa. Nếu xin được một đồng úp và một đồng ngửa thì cái tên đó được chấp thuận.

Trường hợp cả hai đồng đều úp hoặc đều ngửa thì phải gieo lại, làm 3 lần nếu không được thì đặt tên khác cho trẻ.

Sau cùng hai đứa trẻ sẽ nhận lời cầu chúc và quà lì xì của người thân, họ hàng và các vị khách mời đến dự tiệc đầy tháng cho trẻ sinh đôi.

Dịch vụ cúng đầy tháng cho trẻ sinh đôi chuẩn lễ nghi ở đâu?

Dịch vụ chúng tôi đảm bảo giao hàng tận nơi miễn phí. Cung cấp lễ vật mâm cúng đầy đủ từ lễ vật đến bài văn khấn sẵn cho gia đình.

Nhân viên bày trí miễn phí, hướng dẫn gia đình cách cúng chi tiết. Thực phẩm đảm bảo an toàn VSTP, xôi chè cúng được làm bởi tay thợ lâu năm.

Cam đoan xôi chè không sử dụng chất bảo quản hay phẩm tạo màu. Nhân viên được trang bị khẩu trang bao tay y tế, nước diệt khuẩn khi vào nhà khách và tiến hành bày trí.

Theo dõi thêm thông tin tại:

https://docungviet.vn/blog/category/tin-tuc

10 Điều Nên Biết Về Phong Tục Đón Trẻ Sơ Sinh Về Nhà

Đối với những đứa trẻ khi sinh ra gặp phải giờ xấu, gặp tuổi xung khắc với cha mẹ hoặc khó nuôi, hay ốm đau bệnh tật thì cha mẹ ruột thường sẽ tìm kiếm một người nào đó hợp tuổi với con mình để cho làm con nuôi hoặc làm lễ cho con làm con cửa Phật, cửa Thánh.

Tục này chỉ mang tính tượng trưng vì cha mẹ ruột vẫn là những người chăm sóc chính cho đứa trẻ. Khi trẻ được khoảng 10 tuổi sẽ được cha mẹ xin chuộc về nhà và nuôi nấng như bình thường.

2. Nhờ người “mát tay” đón trẻ sơ sinh từ bệnh viện về nhà

Ngày nay hầu hết các bà mẹ đều sinh con ở bệnh viện. Sau khoảng 48h – 72h sinh xong và được các bác sĩ, y tá theo dõi, đảm bảo sức khỏe ổn định, cho xuất viện thì gia đình thường chọn một người “mát tay”, tính tình tháo vát, nhanh nhẹn để nhờ họ đón giùm đứa trẻ từ bệnh viện về nhà.

Điều này thực hiện với mong muốn đứa trẻ sau này sẽ dễ nuôi, lớn lên khỏe mạnh, tư chất thông minh, nhanh nhẹn.

3. Mẹo xua đuổi tà ma quấy rối trẻ khi về nhà

Theo dân gian, để tránh ma quỷ nhòm ngó, bám theo khi đón bé sơ sinh về nhà, cha mẹ nên chuẩn bị đầy đủ quần áo che chắn cho bé, quệt nhọ nồi, vết son lên trán bé hoặc mang theo dao, đũa bên cạnh mẹ và bé.

Một số gia đình kỹ lưỡng còn chọn ngày tốt, giờ đẹp để đưa trẻ về và đọc bài văn khấn dân gian lưu truyền trước khi đón trẻ về nhà 1 ngày mới yên tâm.

4. Mẹ và trẻ sơ sinh bước qua đống lửa trước khi vào nhà

Vì trẻ sơ sinh rất đáng yêu nên để phòng ngừa người cõi âm hay ma quỷ chú ý và đi theo, các gia đình thường đốt một đống lửa bằng chiếc chổi mới hoặc vàng mã cho mẹ và trẻ sơ sinh bước qua trước khi bước chân vào nhà.

5. Đốt vía cho trẻ sơ sinh

Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà còn có tục đốt vía cho trẻ khi trẻ bình thường mà cứ quấy khóc, dỗ mãi không nín hoặc tự nhiên đổ bệnh mà không biết lý do.

Nguyên nhân được cho là do trẻ gặp phải người vía dữ hoặc ma quỷ quấy rầy. Lúc này, cần phải dùng áo tơi cũ (loại áo đi mưa đan bằng lá cọ) hoặc chổi dùng trong nhà đem đi đốt vía cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh và vui vẻ.

Trong trường hợp trẻ hay giật mình lúc ngủ hoặc trở nên ngớ ngẩn do vấp ngã thì ông bà xưa cũng làm lễ cúng nhỏ gọi là hớt vía cho trẻ.

Cụ thể: Cha mẹ sẽ cắt một quả trứng luộc làm 7 miếng (nếu là con trai) hoặc làm 9 miếng (nếu là con gái) rồi đem tới chỗ đứa trẻ bị ngã. Tại đây sẽ thực hiện hú gọi vía trẻ về, tráo cơm và trứng 7 hoặc 9 lượt rồi cho trẻ ăn cơm và trứng đó để trẻ trở lại bình thường.

6. Tục đặt tên cho trẻ sơ sinh

Theo dân gian, không nên gọi tên chính của trẻ sơ sinh, nhất là vào ban đêm để tránh bị tà ma để ý. Thông thường sẽ gọi bằng tên tục, tên ở nhà nhưng cái tên đó phải xấu xí chứ không được thu hút, nổi bật.

Tên tục sẽ được dùng để gọi trẻ cho đến khi trưởng thành. Nếu là con trai thì đến tuổi ghi vào sổ đinh mới được gọi tên chính, bỏ tên xấu xí. Còn con gái thì đến khi lấy chồng sẽ được gọi theo tên chồng.

Ngày nay đã có nhiều đổi khác nhưng nhìn chung các bậc cha mẹ vẫn đặt tên chính và tên ở nhà khác nhau cho trẻ.

7. Lễ cúng bà mụ cho trẻ sau 3 ngày về nhà

Một số gia đình vẫn giữ truyền thống đón trẻ sơ sinh về nhà cần làm gì và cúng gì qua nhiều thế hệ. Theo họ quan niệm, mỗi đứa trẻ được sinh ra đời đều do mười hai bà mụ góp công nhào nặn.

Do đó, đến ngày thứ 3 khi đứa trẻ ra đời, gia đình sẽ tắm rửa cho trẻ sạch sẽ, thơm tho kèm theo một mâm cúng nhỏ gọi là đoàn du phạn và một số lễ vật: 12 đôi hài, 12 miếng trầu, bánh trái các loại chia phần 12 người để tỏ lòng biết ơn 12 bà mụ.

8. Tục đóng dấu vào áo trẻ

Thủ tục đón trẻ sơ sinh về nhà có nhiều thứ để nhớ và làm theo. Một trong số đó là tục đóng dấu vào áo trẻ.

Bởi xuất phát từ mong muốn cầu phước đức và an lành cho trẻ sơ sinh khi về nhà, nhiều gia đình không ngại lặn lội đường xá xa xôi đi đến các chùa chiền, lễ hội lớn để xin làm lễ đóng dấu nhà chùa vào vải, mang về may áo cho con.

Với dấu tích nhà chùa đóng trên áo, đứa trẻ có thể lớn lên khỏe mạnh, thông minh, không sợ bị tà ma quấy phá.

Những chiếc áo được đóng dấu thường được giữ gìn cẩn thận, khi giặt giũ còn được giặt riêng ở nơi cao ráo, sạch sẽ.

9. Treo tỏi đầu giường để trẻ ngủ ngon giấc

Tỏi thường được xem là vật tối kỵ của ma quỷ nên nếu những ngày đầu đón trẻ về nhà mà trẻ ngủ không ngon giấc hay la khóc cả đêm thì cha mẹ thường buộc một chùm tỏi ngay đầu giường.

Ngoài ra, người lớn còn có thể tách nhỏ củ tỏi bỏ vào túi áo hoặc túi thơm đặt bên cạnh chỗ trẻ ngủ để trẻ ngủ yên ổn và ngon giấc.

10. Kiêng khen trẻ khi đến thăm

Trẻ sơ sinh non nớt và đáng yêu nên ai cũng muốn cưng nựng và dành lời khen, nhất là họ hàng, khách khứa đến thăm trẻ.

Tuy nhiên, theo quan điểm của ông bà xưa, nên biết trước cần làm gì khi đón trẻ sơ sinh về nhà cũng như nên nói gì, tặng quà gì khi đến thăm trẻ. Tốt nhất khách đến thăm không nên khen trẻ đẹp, nặng cân… vì lời khen như vậy bị coi như lời quở, có thể làm cho trẻ bị người cõi âm chú ý, dễ ốm đau, bệnh tật.

Không chỉ ở Việt Nam mà các quốc gia khác trên thế giới cũng có những phong tục lạ lẫm, độc đáo khi đón trẻ sơ sinh về nhà.

Có thể thấy, dù ở thời đại nào hay quốc gia nào thì cũng tồn tại những phong tục riêng dành cho những đứa trẻ khi mới chào đời. Bởi vì không chỉ quan trọng, có ý nghĩa với cha mẹ, gia đình mà ngay cả những người xung quanh thì sự an toàn, khỏe mạnh của các bé đều được quan tâm rất nhiều.

Nếu trong gia đình có nhiều thế hệ, suy nghĩ, quan điểm giữa cha mẹ trẻ và ông bà nội/ngoại khác nhau trong việc đưa đón, chăm sóc trẻ sơ sinh khi về nhà cũng là chuyện bình thường. Cần có sự bao dung, hiểu biết, thông cảm lẫn nhau để chọn điều tốt nhất cho sự phát triển của em bé.

Mỗi phong tục, tập quán xưa đều có những ý nghĩa riêng và phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà cũng vậy. Tuy nhiên, nếu không còn phù hợp với thời đại mới, các bậc cha mẹ nên tham khảo để biết thêm, hạn chế tranh cãi, mâu thuẫn với các thế hệ đi trước. Điều quan trọng chính là sự yêu thương, quan tâm đến trẻ và chọn lựa những điều tốt nhất để trẻ lớn khôn khỏe mạnh và bình an.

Cho trẻ sơ sinh nằm võng có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé. Vậy trẻ sơ sinh nằm võng có tốt không và nên cho trẻ nằm võng như thế nào là đúng cách.