Lễ Cúng Đầy Tháng Cho Bé Trai Ở Miền Trung / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Đầy Tháng Cho Bé Trai Miền Trung

Cúng đầy tháng hay còn được gọi là lễ cúng Mụ không chỉ là nghi thức truyền thống quan trọng trong các gia đình có con nhỏ mà còn được xem là một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng, tâm linh được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt. Tùy theo mỗi vùng miền mà nghi thức cúng Mụ sẽ có 1 vài khác biệt. Vậy nếu sắp đến ngày đầy tháng bé trai miền Trung, bố mẹ cần phải chuẩn bị những gì để nghi thức cúng lễ được thực hiện chu đáo và trọn vẹn nhất?

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ cúng Mụ đầy tháng

Người xưa thường có câu “Cầu cho mẹ sinh, mẹ độ”. Đó là bởi theo quan niệm dân gian, mỗi đứa trẻ từ khi bắt đầu được thụ thai, thành hình cho đến lúc bình an ra đời đều nhận được sự che chở, bảo vệ bởi các vị Đại Tiên (Bà Chúa đầu thai) và Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 Bà Mụ). Ngoài Đại Tiên và các bà Mụ có công nhào nặn, còn có Đức Ông được xem là vị thần đã chở che, mang đứa trẻ đến nhà, giúp mẹ tròn con vuông và ban cho bé những điều may mắn, tốt lành, khỏe mạnh.

Với ý nghĩa đó, lễ cúng đầy tháng cho bé trai hay bé gái tiếp tục được lưu truyền và nhiều gia đình Việt vẫn thực hiện theo đúng nghi thức truyền thống này.

Cách tính ngày, chọn giờ cúng mụ cho bé

Cũng giống như ở các vùng miền khác, ngày cúng đầy tháng bé trai miền Trung được tổ chức theo lịch âm, đúng như tín ngưỡng thờ cúng trong phong tục của người Việt. Tuy nhiên, theo tục lệ của người xưa, “Gái lùi 2 trai lùi 1” nên khác với cách tính thông thường, lễ cúng Mụ sẽ không được làm vào ngày em bé tròn 1 tháng tuổi mà được chọn tùy vào giới tính của đứa trẻ. Hiểu 1 cách đơn giản, lễ cúng đầy tháng cho bé trai được làm sớm hơn 1 ngày và đầy tháng bé gái thì làm trước 2 ngày.

Tuổi Tý nên chọn giờ Ngọ

Tuổi Sửu chọn giờ Tý

Bé sinh tuổi Dần nên chọn giờ Sửu và giờ Mùi

Tuổi Mão chọn giờ Thìn và giờ Tuất

Tuổi Thìn chọn giờ Hợi

Cúng đầy tháng cho bé tuổi Tỵ chọn giờ Dậu

Tuổi Ngọ chọn giờ Thân

Tuổi Mùi chọn giờ Tý

Chọn giờ Mão cho trẻ tuổi Thân

Tuổi Dậu chọn giờ Dần

Tuổi Tuất chọn giờ Hợi

Chọn giờ Tỵ khi bé sinh tuổi Hợi.

Lễ vật cúng đầy tháng bé trai miền Trung

Vì lễ cúng Mụ dựa theo những quan niệm của thế hệ trước nên 1 mâm cúng đầy tháng bé trai miền Trung cần được chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ đúng theo phong tục Việt.

Lễ vật cúng 12 bà Mụ

Tương truyền rằng, từ lúc người mẹ thai ngén đến ngày “khai hoa nở nhụy”, 12 bà mụ mỗi người sẽ làm một công việc riêng. Vì vậy lễ vật cần chuẩn bị cũng phải đầy đủ cho các Mụ bà, gồm:

12 bát chè nhỏ

12 đĩa xôi nhỏ

Chuẩn bị 12 bát cháo nhỏ

12 đĩa bánh hỏi

12 đĩa bánh kẹo dành cho trẻ con

Thịt lợn quay: 12 đĩa

Bộ tam sên (thịt, trứng, tôm hoặc cua)

Rượu hoặc nước: 12 ly

Nhang, hương, đèn, trà

Trầu têm cánh phượng

12 bộ váy áo, 12 đôi hài xanh

12 nén vàng xanh

Hoa tươi (nên chọn hoa cát tường, đồng tiền hoặc hoa ly)

Muối và 1 bộ đồ hình thế bằng giấy theo giới tính, ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của bé. Sau khi nghi lễ cúng đầy tháng kết thúc sẽ đốt đi để giải hạn cho bé.

Đối với phong tục miền Trung, các lễ vật này đều phải chuẩn bị thêm 1 phần lớn hơn để dành riêng 1 mâm cúng đầy tháng cho bà Chúa đồng thời không thể thiếu 1 đôi đũa hoa vì theo quan niệm dân gian, bà Chúa chỉ thích dùng đũa này.

Khác với 2 miền Bắc, Nam, xôi, chè cúng đầy tháng bé trai miền Trung hay bé gái đều nấu bằng chè và xôi đậu xanh hoặc dùng xôi gấc. Những gia đình có điều kiện có thể thêm vào mâm cúng đầy tháng bộ tam sên nhưng lễ vật đều để sống chứ không luộc chín. Tùy theo quan niệm từng địa phương mà số lượng tam sên có thể chọn theo vía con trai là 7 món mỗi loại hoặc cúng mỗi loại 12 phần.

Mâm cúng Đức Ông

Lễ vật dùng để cúng Đức Ông gồm thánh sư, tiên sư, tổ sư là những người truyền dạy nghề nghiệp cho trẻ sẽ bao gồm:

1 con gà luộc cánh tiên

1 bát cháo lớn

3 đĩa xôi lớn

1 bát chè lớn

1 miếng thịt quay.

Hoa quả, gồm đủ 5 loại quả bày trên 1 đĩa, theo quan niệm ngũ quả cuả ông bà xưa

Trầu têm cánh phượng

Rượu trắng hoặc trà

Nhang, đèn, gạo, muối, vàng mã

Bên cạnh những lễ vật trên, các gia đình cũng nhớ chuẩn bị mâm cúng đầy đủ cho ban thờ Gia tiên, ban thờ Phật và ban thờ Thổ Thần Thổ Địa (nếu có). Mỗi mâm thường cần có:

1 đĩa trái cây ngũ quả

1 bát chè

1 đĩa xôi

3 ly nước

Hương, hoa

1 bộ tam sên gồm thịt, trứng, tôm hoặc cua (tôm, cua phải còn nguyên vẹn, chỉn chu)

Riêng ở phần lễ mặn, nếu miền Bắc chỉ cúng bằng gà trống luộc, miền Nam có thể cúng cả gà luộc hay vịt quay thì trong mâm cúng đầy tháng của miền Trung sẽ chọn cúng gà luộc nhưng không phân biệt gà trống hay gà mái. Bên cạnh đó, người miền Trung thường hay chọn những đồ chay tịnh để cúng cáo nên lễ đầy tháng thường đơn giản, nhẹ nhàng, không quá cầu kỳ, bày vẽ.

Cách sắp đặt mâm cúng đầy tháng

Theo cách sắp xếp mâm cúng đầy tháng miền Trung thì các món lễ sẽ được gia đình bày trên 2 bàn, 1 bàn nhỏ và 1 bàn lớn.

Bàn nhỏ được đặt ở phía trước, thấp hơn để sắp xếp các lễ vật cúng Đức Ông

Bàn lớn ở phía sau, cao hơn để xếp các món lễ vật cúng 12 bà Mụ và Bà Chúa

2 chiếc bàn này được đặt cách nhau 10 cm. Các món lễ vật cúng được bày xếp trên bàn tùy ý sao cho hợp lý nhất. Thông thường, mọi người thường xếp các đĩa xôi, chén chè và chén cháo dọc 2 bên bàn theo 2 hàng cân xứng, còn gà được đặt ở giữa mâm.

Ngoài ra, trong cách bày mâm đồ cúng đầy tháng còn quy định về việc đặt mâm cúng và đặt bình hoa. Theo đó thì mâm cúng sẽ được đặt ở phía Tây còn ở phía Đông là hướng để đặt bình hoa theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả – hoa Đông quả Tây”. Lưu ý, bình hoa và mâm lễ cũng nên được sắp xếp 1 cách cân xứng, hài hòa trong không gian cúng.

Nghi lễ cúng đầy tháng bé trai miền Trung

Theo phong tục, người miền Trung thường rất chú trọng tới các nghi thức nhỏ trong lễ cúng đầy tháng. Ngoài nghi thức cúng cáo, tạ ơn, mỗi gia đình sẽ phải thực hiện 2 nghi thức bắt buộc khác là nghi thức khai hoa và nghi thức xin keo. Cho đến bây giờ, các nghi lễ này vẫn được thực hiện đầy đủ, trang trọng, thành kính mà không hề có sự tối giản nào. Điều này càng cho thấy những nét đẹp văn hóa trong phong tục cúng đầy tháng của người miền Trung.

Cách khấn cúng đầy tháng

Sau khi các lễ vật đã được sắp xếp cẩn thận, chỉn chu, ông bà hoặc bố mẹ sẽ là người làm lễ cho bé. Chủ lễ nên là những người lớn tuổi nhất trong gia đình, ăn vận chỉnh tề, đứng trước bàn thờ hoặc mâm cúng thắp 3 nén nhang rồi bế bé ra đứng phía trước mâm lễ và bắt đầu khấn vái theo bài cúng đầy tháng, cầu cho các vị ơn trên nhận được tấm lòng thành và sự đáp lễ này.

Trong suốt quá trình làm lễ, không chỉ chủ lễ mà cả gia đình có con nhỏ đầy tháng phải thực sự thành kính, thiện tâm, trong sáng, không có các chấp niệm xấu xa. Cha mẹ và người thân trong gia đình cần bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các bà Mụ, bà Chúa và Đức Ông đã mang trẻ tới nhà. Đồng thời, thông qua lễ cúng đầy tháng, mọi người trong gia đình có thể tập trung cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất đến với trẻ.

Nghi thức khai hoa

Sau nghi thức cúng đầy tháng là nghi thức khai hoa hay còn gọi là “bắt miếng”. Em bé sẽ được đặt ngay ở giữa bàn, chủ lễ rót trà, thắp hương và xin phép khai hoa. Sau đó, người cúng bế bé trên tay và cầm một nhánh hoa (thường là hoa điệp) vừa quơ qua, quơ lại quanh miệng bé vừa đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp:

Nghi thức xin keo

Sau lễ khai hoa, chủ lễ sẽ làm đến nghi thức xin keo – đặt tên cho bé. Người cúng sẽ khấn với tổ tiên 1 tên họ đầy đủ của bé mà cha mẹ và gia đình đã chọn sẵn. Sau đó gieo 2 đồng tiền cổ bằng bạc vào 1 chiếc đĩa sâu lòng. Nếu 1 úp, 1 ngửa nghĩa là cái tên định đặt cho con đã được tổ tiên chấp nhận. Nếu 2 mặt đều úp hoặc ngửa thì phải làm lại và tuân thủ quy tắc quá tam ba bận. Sau ba lần gieo quẻ mà không được thì chọn tên khác cho con.

Cuối cùng gần hết một cây hương, gia chủ rót trà, khấn vái cảm tạ ơn trên, mang vàng mã đi đốt, vẩy rượu, vãi gạo muối xung quanh nhà. Sau khi kết thúc lễ cúng Mụ cho con, cả gia đình, nội ngoại, anh chị em và bạn bè cùng thụ lộc, trao quà mừng đầy tháng cũng như chúc cho bé mọi điều tốt lành.

Tạm kết

Cách cúng đầy tháng bé trai miền Trung tuy không quá phức tạp nhưng có đôi chút khác biệt so với những vùng miền trong cả nước. Vì vậy các gia đình nên chuẩn bị mọi thứ thật đầy đủ, kỹ càng và theo đúng phong tục. Việc tiếp nối và duy trì những nghi lễ này không chỉ thể hiện những hi vọng, ước mong tốt đẹp của thế hệ đi trước dành cho con cháu mà còn góp phần gìn giữ nét văn hóa truyền thống trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt Nam. Chúc các bé ra tháng ăn giỏi, ngủ ngoan, vui cười và bình an, khỏe mạnh!

Lễ Cúng Thôi Nôi Miền Nam, Miền Trung, Miền Bắc Cho Bé Gái, Bé Trai

Lễ cúng thôi nôi miền Nam, miền Trung, miền Bắc cho bé gái, bé trai

Sau khi đứa trẻ chào đời và để người thân trong gia đình khẳng định sự tồn tại của thành viên mới thì các bậc cha mẹ thường chuẩn bị 1 mâm lễ cúng đầy tháng, và sau đó là mâm lễ cúng thôi nôi cho đứa con mới sinh của mình khi bé đã tròn 1 tuổi. Lễ thôi nôi tại 3 vùng miền Bắc Trung Nam đều có phần giống nhau, đều trải qua những nghi thức cơ bản.

★ Cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé.

Theo truyền thống thì các ông bà thì cách tính sẽ được tính theo ngày âm, nếu là bé trai sẽ lùi 1 ngày, bé gái lùi 2 ngày. Giờ cũng thôi nôi sẽ là sáng sớm hoặc chiều tối. Theo tương truyền thì khi em bé trong bụng mẹ đến lúc được sinh ra đời được 12 Bà Mụ và 1 Bà Chúa chăm sóc, vì vậy, khi tiến hành lễ cúng thôi nôi cần phải đầy đủ 12 chén chè nhỏ, 12 dĩa xôi nhỏ, 12 chén cháo nhỏ, và 1 xôi lớn, 1 chè lớn, 1 cháo lớn.

Ngoài ra còn có các lễ vật khác để cúng Đức Ông và 3 Đức Thầy như trái cây, nhang, hoa, gạo muối, trà, đèn cầy, rượu, nước, giấy cúng, tràu tem cánh phượng…. Cùng các lễ vật này thì còn có thêm chén, đũa, muỗng và không thể thiếu 1 đôi đũa hoa (vì theo quan niệm ngày xưa thì đũa hoa là loại đũa bà Chúa yêu thích).

Nghi thức này là một trong những nghi thức truyền thống được ông bà ta lưu truyền cho đến ngày hôm nay. Sau khi hoàn thành các nghi thức trong lễ cúng, người nhà sẽ bày ra những vật dụng như : bút, lược, đất, sách vở, thức ăn…Nếu bé bốc trúng đồ vật nào dự đoán tương lai bé sẽ theo nghề đó như quan niệm của dân gian. Ví dụ bé bốc trúng sách vở hoặc bút thì sau này bé sẽ ngoan ngoãn , nghe lời cha mẹ, học giỏi, nên người, thành tài. Sau cùng, người than trong gia đình, dòng học sẽ chúc phúc và lì xì cầu mong về một tương lai tốt đẹp cho trẻ, mau ăn chóng lớn, nên người hạnh phúc và thành công trong cuộc sống sau này.

Cách cúng thôi nôi cho trẻ như trên, tùy theo từng vùng miền và điều kiện gia đình mà bạn thực hiện, bạn cũng không nhất thiết phải làm y như những gì chúng tôi hướng dẫn, tuy nhiên ông bà ta thường nói “cúng thờ có thiêng, có kiêng có lành”, do đó việc cúng thôi nôi cho trẻ đều được thực hiện rất chỉn chu bởi đó chính là sự mở đầu tốt đẹp cho bé.

Đặt Mâm Cúng Đầy Tháng Cho Bé Trai, Bé Gái Ở Đâu

ĐẶT MÂM CÚNG ĐẦY THÁNG CHO BÉ TRAI, BÉ GÁI Ở ĐÂU ?

DỊCH VỤ ĐỒ CÚNG TRỌN GÓI TÂM PHÚC CẦN THƠ – HOTLINE: 0827.394.394

Mâm lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái và bé trai đơn giản nhất đúng chuẩn phong tục truyền thống của từng vùng miền: miền bắc, miền trung, miền nam. Dịch vụ đặt đồ cúng mụ đầy cữ trọn gói đơn giản cho con.

Hôm nay, trong bài viết này các bậc phụ huynh sẽ được giải đáp và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để chuẩn bị một nghi lễ cúng đầy tháng (cúng đầy cữ) cho con đúng chuẩn phong tục truyền thống. Các vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm như: văn khấn bài cúng tròn 1 tháng, đặt mâm lễ vật đầy tháng đơn giản nhất gồm những gì, hoa quả đầy cữ , cách xác định ngày giờ thực hiện nghi lễ đầy cữ, cách sắp đặt bàn cúng, cách nấu xôi chè cúng, không làm lễ đầy cữ có sao không, cách cúng cho bé sinh đôi, đầy cữ bé trai cúng chè gì, nên tổ chức nghi lễ ở đâu…hay dịch vụ đặt đồ cúng trọn gói cho bé trai và bé gái tại thành phố Cần Thơ ở đâu uy tín nhất ?

Lễ đầy cữ là một trong những nét văn hóa đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ của người Việt. Nghi lễ cúng cho bé trai và bé gái sẽ có đôi chút khác biệt và nghi lễ ở miền bắc, miền trung, miền nam sẽ có sự khác nhau.

Đối với quan niệm của người Việt từ xa xưa đến nay, cuộc đời của mỗi người đều chính thức bắt đầu ngay sau nghi lễ đầy cữ và có tuổi sau khi cúng thôi nôi. Lúc đó các bậc cha mẹ sẽ cúng cáo trời đất, tổ tiên chính thức đặt tên cho trẻ sơ sinh và nguyện cầu những điều tốt lành cho trẻ khỏe mạnh, chóng lớn… Để có một mâm cúng tươm tất, đầy đủ lễ vật mà còn được trưng bày đẹp mắt, đồ ăn lại ngon và an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặt biệt các bậc phụ huynh còn được hướng dẫn cách cúng đấy tháng cho bé một cách chi tiết, đầy đủ và đúng với tâm linh người Việt nhất. Thì DỊCH VỤ ĐỒ CÚNG TRỌN GÓI TÂM PHÚC CẦN THƠ là sự lựa chọn tuyệt vời nhất cho các bậc phụ huynh. Với sự uy tín và chất lượng, cùng đội ngũ nhân viên trẻ được đào tạo chuyên nghiệp sẽ mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

Cách Đọc Bài Cúng Đầy Tháng Bé Trai Miền Trung Đúng Phong Tục

Rate this post

Văn khấn cúng đầy tháng cho bé là một nội dung đọc cúng giải hạn xua tan mọi cái không tốt, cầu mong những điều tốt đẹp nhất dành cho bé và gia đình trong nghi lễ 30 ngày cho cháu bé của người Việt Nam ở khắm 3 miền Bắc Trung Nam. Đoạn văn chứa nội dung được ba mẹ đứa trẻ đọc trong lúc làm nghi lễ trước bàn thờ tổ tiên và những người thân thuộc trong gia đình.

Đang xem: Bài cúng đầy tháng bé trai miền trung

7 mẫu mâm cúng mụ đầy tháng cho bé trai cửa hàng Xôi Chè Cô Hoa.

– Văn khấn cúng mụ là một phong tục tạ ơn của gia đình con trẻ tới Bà Mụ và những vị Tiên Nương, Đứa Thầy theo quan niệm truyền thống dân gian của người Việt thì các vị này phụ trách và chăm sóc từ lúc mang thai đến lúc bé vừa chào đời ( nói cách khác trẻ ra đời là do các vị này nặn ra ).

A/ DANH SÁCH 12 BÀ MỤ CÚNG ĐẦY THÁNG :

– Hiện nay có rất nhiều gia đình làm lễ đọc bài văn khấn cúng đầy tháng cho bé trai hoặc gái hơn 2 lần mà vẫn chưa hiểu được 12 vị chăm sóc con trẻ là ai tên gì, nay cửa hàng dịch vụ của Cô Hoa chè xin đưa ra tên và danh sách của 12 vị cho các gia đình nắm rõ.

Mụ bà Lâm Cửu Nương, coi việc thụ thai (thủ thai)Mụ bà Vạn Tứ Nương, đảm nhiệm việc thai nghén (chuyển sanh)Mụ bà Lâm Nhất Nương, coi việc chăm sóc bào thai (an thai)Mụ bà Lưu Thất Nương, đảm nhiệm vụ nặn hình hài là nam hay nữ cho đứa bé sinh ra.Mụ bà Lý Đại Nương, trong coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)Mụ bà Hứa Đại Nương, thụ lý việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)Mụ bà Trần Tứ Nương, làm công việc sanh đẻ (chú sanh)Mụ bà Nguyễn Tam Nương, người chứng kiến và giám hộ việc sinh đẻ.Mụ bà Tăng Ngũ Nương, coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)Bà mụ Cao Tứ Nương, coi việc ở cữ (dưỡng sanh)Mụ bà Mã Ngũ Nương, coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)Mụ bà Trúc Ngũ Nương, coi việc giữ trẻ (bảo tử)

B/ CÁCH BÀI TRÍ MÂM CÚNG MỤ ĐẦY THÁNG:

– Trước khi tiến hành đọc bài văn khấn cúng đầy tháng thì gia đình phải chọn đầy đủ vật phẩm cúng đầy tháng trên bàn cúng.

– Vị trí mâm phải đặt trước cửa chính của nhà hướng ra ngoài sân theo như hình ảnh bên dưới mà cửa hàng xôi chè Cô Hoa cung cấp.

– Một bộ mâm cúng cho trẻ gồm những vật đơn giản như sau:

. 12 chén chè, 12 chén xôi + 1 phần xôi chè lớn gấp đôi.

. Bộ trầu cau đã têm cánh phượng.

. Bộ đồ thế bé ( giấy cúng đốt giải hạn)

. 1 con gà hoặc 1 con vịt cúng chéo mỏ.

. Nhan đèn rượu.

. Hoa và trái cây đủ loại ngủ quả theo quy luật ngủ hành.

…các món bày cúng khác tùy thùy ý muốn của gia chủ.

Bàn cúng mụ đầy tháng dành cho bé trai chỉ 3.490k

C/ NỘI DUNG ĐỌC VĂN KHẤN CÚNG ĐẦY THÁNG:

– Nội dung của một bài văn khấn cúng đầy tháng được rất nhiều thế hệ truyền lại sẽ có những chi tiết khác nhau vì mỗi gia đình sẽ cầu mong những điều khác nhau. Nhưng trong một nội dung cơ bản mà các bậc cha mẹ nào cũng phải có như sau:

Đầu tiên nói ngày tháng cúngĐọc tên cha mẹ và tên của đứa trẻ + ngày tháng năm sinhĐọc địa chỉ đang sinh sốngNói tên các vị tiên, bà mụ để cúng tạ ơnĐọc điều mà gia đình cần mong cho đứa trẻ.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát

– Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa và Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa

–Con lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa và chư vị Tiên nương.

Hôm nay nhằm ngày lành tháng tốt, ngày ….. tháng ….. năm ……

Vợ Chồng ( ông bà) Chúng con tên là ……………………… Chúng con hiện đang ngụ tại địa chỉ ……………. đã sinh được con (trai, gái), cháu tên là ………………

Nhân ngày tròn 30 ngày tuổi cho cháu, chúng con thành tâm khấn cầu chuẩn bị một số lễ vật trình lên các ngài, trước bàn toạ chư vị Tôn thần con xin trình: nhờ ơn các vị thánh thần, thần linh, tổ tiên ông bà cho con được sinh ra cháu bé, tên là……………tên của bé…………….. sinh ngày năm sinh………………… được mạnh khỏe, hạnh phúc, tấn tài tấn lộc.

Chúng con xin phép chư vị hạ trần, chứng giám lòng thành của vợ chồng và gia đình con thụ hưởng lễ vật , phù hộ, che chở cho cháu bé được mau ăn chóng lớn, bình an, sức khỏe dồi dào, thông minh, tài năng, xinh đẹp và được hưởng vinh hoa phú quý giàu sang đến suốt đời cháu. Cầu các ngài Phù hộ cho gia đình phu thê chúng con được bình yên, hạnh phúc an khang, phúc thọ, vạn sự được như ý muốn.

Chúng con thành tâm dâng lễ.

Nam mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật !

D/ GIỚI THIỆU DỊCH VỤ CỬA HÀNG CÔ HOA CHÈ:

– Trên đó là những hướng dẫn cơ bản của bài văn khấn cúng mụ đầy tháng áp dụng chung cho cả cháu Nam và nữ của cửa hàng xôi chè Cô Hoa trên 35 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ trọn bộ xôi chè cúng đầy tháng tại các quận huyện TPHCM như: Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, quận Gò vấp , Bình Thạnh, phú Nhuận, Hóc Môn, Bình Chánh, Củ chi, Nhà Bè, Cần Giờ.

– Những thông tin tiếp theo cửa hàng sẽ giới thiệu chi tiết từng vật lễ về giá bán để các bậc cha mẹ nắm rõ giá cả trước khi tiến hành mua lễ vật.

1) Gía trọn bộ lễ cúng mụ:

– Để tiết kiệm và cung cấp trọn bộ lễ cho khách hàng nay shop cô Hoa sẽ báo giá tiết kiếm đơn giản cho khách hàng lựa chọn.

– 1 bộ cúng đơn giản chỉ 1390 k – 3490 k có heo, còn lại hoa và trái cây khách hàng mua ngoài chợ nữa là đủ lễ.

Gà hoặc vịt 1 con : giá 295 kXôi : 12 phần nhỏ 250gr và 1 lớn 500gr trọn bộ giá 224 kChè: 12 nhỏ và 1 lớn giá trọn bộ 210 k hoặc 224 kTrầu cau 1 bộ: 79 k Đồ Thế đốt cúng giải hạn: 35 kBộ nhan đèn rượu: 85 kHoa cúng = 95 k ( gồm 2 loại hoa cát tường + đồng tiền) Trái cây cúng ngũ quả = 280 kBộ hài xanh + vàng thổi 999+ giấy cúng mẹ sanh: 135 kBánh kem: mua ở các tiệm bánh kem uy tính bên ngoài

BỘ MÂM CÚNG MỤ ĐẦY THÁNG ĐƠN GIẢN

2) Gía bán xôi chè cúng:

– Cha mẹ đọc bài văn khấn cúng đầy tháng cho bé nhằm cầu mong điềm lành và sức khỏe đến đứa con của mình, người thân bạn bè lì xì, tặng qua cho bé cũng mong muốn điều này. Để trả lễ cũng như báo tin vui đến người thân và bạn bè dòng họ thì hiện nay xôi chè được gia chủ chọn là lễ vật gửi đến họ sau buổi lễ.

a/ Gía bán theo phần:

– Gía bán theo phần đã được shop vào khuôn tạo hình in hình bông hoa hồng, hoa sen, chữ phước, lộc thọ có muỗng hộp sẵn…khách hàng chỉ cần xách đem biếu tặng là được.

Bảng giá bán theo phần 250 từ 14 – 18k 1 phần

b/ Gía bán chè xôi theo kg:

. Xôi trắng: giá 50.000 đ / 1 kg ( măn hoặc ngọn theo yêu cầu)

. Xôi cẩm, xôi lá dứa: 55.000 đ / kg

. Xôi gấc: 60.000 đ / kg

. Xôi đậu phộng, đậu đen: 60.000 đ / kg

. Xôi 3 lớp, xôi có nhân đậu xanh chính giữa, xôi tứ quý,…: giá bán 65.000 đ / 1 kg.

. Xôi tứ quý: 70.000 đ / 1 kg

. Chè đậu trắng: giá 55.000 đ / 1 kg

c/ Chính sách ưu đãi riêng:

– Đối với khách hàng đặt theo phần vui lòng xem chính sách bên dưới.

– Đối với khách hàng mua kg: giảm giá 5.000 đ / kg khi mua từ 20 kg trở lên.

d/ Chi phí giao hàng:

– Shop sẽ tiến hành miễn phí vận chuyển trong nội TPHCM ( ngoài trừ 3 huyện Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ sẽ thu phí ) đối với đơn hàng xôi + chè có giá trị

– Phụ thu thêm 20 – 70 k phí vận chuyển nếu đơn hàng xôi+ chè dưới

e/ Thời gian nhận đặt hàng:

– Để đảm bảo chất lượng cung cấp sản phẩm dịch vụ luôn còn ngon và nóng hỏi nên khách hàng vui lòng gọi đặt trước ít nhất 24 tiếng để Shop báo bếp chuẩn bị nấu trước. Lúc đem giao xôi chè, gà, cháo gỏi còn nóng vừa thổi vừa ăn.

E/ THÔNG TIN TƯ VẤN VÀ LIÊN HỆ ĐẶT HÀNG:

– Như vậy shop đã cung cấp cho khách thông tin về bài văn khấn cúng đầy tháng cũng như cung cấp thông tin chi tiết đầy đủ về những lễ vật và giá bán chi tiết từng món bao nhiêu, gồm những gì cho khách hàng tham khảo.

– Khách hàng cần tư vấn thêm hoặc đặt hàng vui lòng gọi cho shop từ 08 – 21 h mỗi ngày kể cả các ngày chủ nhật và lễ ( trừ tết âm lịch ).