Lễ Cúng Chay Về Nhà Mới / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Mâm Đồ Lễ Cúng Chay Về Nhà Mới Cần Những Gì ? Mâm Cơm Chay Cúng Về Nhà Mới Cần Có Những Gì

Rate this post

Cúng nhà mới không chỉ là một tín ngưỡng tâm linh, đây là một cách để thân chủ gửi gắm tâm huyết vào mái nhà mới. Bài viết hướng dẫn đầy đủ cách cúng củng như tạo nên sự hòa thuận, ấm cúng cho ngôi nhà mới bạn.

Đang xem: Cúng chay về nhà mới cần những gì

Với một đất nước giàu truyền thống văn hóa tâm linh như Việt Nam thì các lễ cúng theo tục lệ luôn được mọi người coi trọng. Một trong số đó là cúng khi dọn về nhà mới, dù đó là nhà mới thuê, nhà mới mua hay mới xây. Vậy, cách cúng nhà mới có khó không, việc cúng nhà mới diễn ra trình tự thế nào, cách khấn vái khi cúng dọn vào nhà mới xây ra sao. Mâm vật phẩm cúng nhà mới gồm những món gì… Mời Qúy bạn đọc cùng theo dõi.

Lễ cúng nhà mới là gì, Vì sao phải cúng nhà mới

Lễ cúng nhà mới còn có tên gọi khác là lễ nhập trạch, phong tục này áp dụng trong mọi trường hợp gia đình bạn chuyển đến chỗ ở mới, đó có thể là căn nhà mới thuê, nhà mới mua hay ngôi nhà mới xây. Từ lâu, đây được coi là nghi thức không thể thiếu trong tâm linh người Việt khi bạn muốn thay đổi vùng đất sinh sống, nơi làm ăn cư ngụ.

Ý nghĩa đặc biệt nhất mang yếu tố tâm linh của buổi lễ cúng nhà mới là để bày tỏ lòng biết ơn của gia chủ đối với các bậc bề trên, tổ tiên ông bà đã phù hộ, chính thức thông báo về nơi định cư mới của mình và đón rước họ cùng về nhà mới.

Song song đó, chúng ta tổ chức buổi cúng nhà mới là cách tốt nhất để mời những vong linh còn trú ngụ tại vùng đất mới này về hưởng thọ thực và tiễn đưa họ đi, xua đi khí âm còn lẩn khuất. Cầu mong từ nay cuộc sống gia đình êm ấm, gia đạo bình an, may nhiều ít rủi, làm ăn thuận lợi, phát đạt.

Contents

Ông bà ta có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều đời, nên chúng ta cũng không nên xem thường. Không tìm hiểu kỹ mà cúng nhà mới sơ sài qua loa cho có, tránh những sự việc phiền toái về sau.

Chọn ngày giờ tốt về nhà mới

Thế nào là ngày tốt, giờ tốt để cúng nhà mới (cúng nhập trạch)?

Quan niệm phong thủy cho rằng, ngày tốt mà bạn nên chọn cúng nhà mới phải thỏa mãn những yếu tố sau:

Ngày hoàng đạoNgày tương hợp với bản mệnh gia chủNgày đem lại may mắn dựa theo can chi, tức tuổi chủ người chủ sở hữu.

Như vậy, tùy vào gia chủ có bản mệnh, can chi như thế nào mà ta linh hoạt lựa chọn ngày hoàng đạo. Bạn có thể giở lịch âm dương mà tra cứu, nhớ tránh các ngày xấu, chẳng hạn như: ngày phạm tam nương, ngày phạm Thọ tử, ngày Dương công kỵ nhật.

Tóm lại, ngày giờ tốt phải là ngày hoàng đạo và hợp bản mệnh gia chủ.

Mâm lễ vật cúng nhà mới

Trong mâm lễ vật cúng nhà mới, lúc nào cũng phải có hoa quả và thức ăn. Gia chủ có thể chia thành 3 mâm nhỏ hoặc để cùng 1 mâm lớn đều được. Tùy vào điều kiện tài chính mà mỗi gia đình sẽ lựa chọn mâm lễ cho phù hợp.

Nếu là thức ăn chay, chúng ta có thể chuẩn bị các món như: xôi đậu xanh, canh rau nấm chay, củ đậu xào, đậu hũ chế biến thành nhiều món.

Mâm lễ vật cúng nhà mới gồm có như sau:

Đĩa ngũ quả (5 loại trái cây) mùa nào thức nấy, miễn sao tươi ngon là được.Lọ hoa tươi có thể chọn: hoa hồng, hoa cúc vàng, hoa cát tường hoặc hoa ly (nhớ đếm cành lẻ).Đèn cầy (cũng có thể dùng đèn dầu).Nhang thơm.Rượu.Trầu cau (lá to đẹp, trái tròn, không rách, không trầy xước)Xôi đậu xanh, xôi gấc…Đĩa bánh kẹo.Đĩa thịt heo quay để nguyên.Chum gạo tẻ, muối hột.Bộ vàng mã.Bộ tam sên gồm: 1 miếng thịt heo luộc, 1 con tôm luộc hoặc cua luộc (tất cả trông phải đẹp mắt, tôm cua còn nguyên vẹn).Gà trống luộc.

Nếu gia chủ muốn cúng gọn ghẽ, giản đơn thì mâm cúng trên coi như là đầy đủ. Trong nhiều trường hợp, chúng ta còn chung sống với ông bà xưa thì sẽ được hướng dẫn chia thành 3 mâm cúng nhà mới, gồm:

Mâm cúng gia tiên: trái cây, hương hoa trầu cau, nhang đèn, xôi chè, trà, rượu, gạo muối, tiền vàng mã…Mâm cúng thần tài: hoa vạn thọ hoặc hoa cúc, trái cây, thịt quay, trà rượu, giấy tiền vàng mã…Mâm cúng Táo quân: nhang đèn, trái cây, xôi chè, trầu cau, rượu, gao muối…

Ngoài ra, lễ cúng nhà mới, chúng ta còn phải chuẩn bị một vài thứ ngoại lệ mà phần lớn những lễ cúng khác ít có, gồm:

Bếp than (đặt ngay cửa chính).Nệm hoặc chiếu mà mình đang còn dùng.Chổi mới…

Khi mọi thứ đã đâu vào đấy, chúng ta tiến hành sắp xếp, bày lễ vật lên mâm cúng, mâm sẽ hướng về phương có lợi cho bản mệnh gia chủ đã xem trước đó.

Chủ nhà sẽ thắp nhang cắm vào bát hương, xin phép được bắt đầu buổi cúng nhà mới (nhập trạch), cung thỉnh thần linh, rước vong linh gia tiên về nơi thờ tự mới này.

Cách cúng nhà mới ra sao?

Một buổi lễ cúng nhà mới hoàn chỉnh sẽ gồm có 3 khâu cần chuẩn bị mà gia chủ nên biết, đó là sắm đồ lễ, thực hiện đúng trình tự cúng và đọc bài văn khấn. Nếu thiếu một trong các bước sau thì coi như buổi cúng nhà mới không thật sự trọn vẹn.

Việc cúng nhà mới trước hết sẽ giúp cho gia chủ vững tâm vì mình đã làm lễ ra mắt, dâng đầy đủ lễ vật lên các vị thần linh thổ địa, ông bà tổ tiên. Thông qua đó, chúng ta còn thành tâm khấn vái cho công việc làm ăn được suôn sẻ, biến dữ hóa lành, gia đạo cát tường…

Bạn có đang tìm lời giải cho câu hỏi, cách cúng nhà mới ra sao? Chuẩn bị những gì? Mọi giải đáp dành cho bạn sẽ có ngay sau đây.

Trước hết, đốt lò than nóng đặt nơi cửa chính ra vào. Xếp những phẩm vật lên mâm lễ tươm tất, chuẩn bị sẵn sàng cho buổi cúng nhà mới.

Chủ nhà sẽ bước chân trái trước qua lò than, tay cầm bài vị gia tiên và bát hương.

Tiếp đến, những thành viên còn lại cũng lần lượt bước qua lò than, tay cầm theo các đồ vật tượng trưng cho sự may mắn, no đủ như: bếp gas, rượu, gạo, muối, tiền bạc, đồ trang sức…

Sau khi bước vào trong, chủ nhà sẽ mở toang tất cả các cánh cửa và bật đèn điện lên như một cách đánh thức nguồn sinh khí trong ngôi nhà.

Cùng lúc đó, những người khác sẽ lau dọn chỗ sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, trang thờ thần tài thổ địa, bàn ông Công ông Táo, đồng thời bày ngay mâm cúng nhà mới ở giữa trung tâm ngôi nhà như đã hướng dẫn phía trên.

Chủ nhà hoặc cử ra người đại diện hợp mệnh sẽ tiến hành thắp nhang và đọc bài văn khấn. Mọi thứ nên được diễn ra trong không khí trang trọng, tránh gây ồn ào, náo loạn, nói chuyện lớn tiếng.

Bài văn khấn kết thúc, gia chủ sẽ bật ngay bếp lửa, nấu nước sôi pha trà, báo hiệu nhịp sinh hoạt trong ngôi nhà mới bắt đầu.

Cuối cùng đốt giấy tiền vàng mã trong chậu/ thau an toàn, rưới rượu lên tàn tro vừa đốt.

Các chum gạo, muối, nước, chúng ta giữ lại đặt ở bàn thờ Táo quân.

Như vậy là các bước hoàn thành buổi cúng nhà mới đã xong. Chúng ta mang lễ vật vào sắp xếp mọi thứ cho ngăn nắp.

Hướng dẫn bài văn khấn cúng nhà mới

Đáp ứng theo yêu cầu của nhiều bạn đọc thắc mắc về bài văn cúng nhà mới, chúng tôi xin đưa ra gợi ý hướng dẫn cách khấn cúng nhà mới khá phổ biến như sau:

Một số điều cấm kỵ khi dọn về nhà mới, bạn có biết?

Để cho quá trình sinh sống tại ngôi nhà mới được suôn sẻ, trong buổi cúng nhập trạch, theo kinh nghiệm từ ông bà xưa, chúng ta nên lưu ý vài điều sau:

Không cúng nhà mới hay chuyển về nhà mới vào ban đêm.Phụ nữ có thai tránh dọn dẹp nhà mới.Chuyển vào nhà mới phải đúng vào khung giờ tốt, ngày tốt.Người có tuổi con Hổ kiêng kỵ dọn dẹp nhà mới.Nếu chúng ta chỉ cúng nhà mới mà chưa dọn vào ngay thì cần ngủ lại một đêm để lấy ngày.Hạn chế tối đa việc làm đổ vỡ đồ đạc trong khi chuyển vào nhà mới.Cẩn thận lời ăn tiếng nói, không nói lớn, không gây gổ cãi vã khi dọn vào nhà mới.Cúng nhà mới, bất kì ai cũng không nên đi tay không vào. Bạn có thể cầm theo đồ vật mới hay tài sản có giá trị. Nhớ không cầm theo những vật dụng cũ kĩ.Cúng nhà mới hạn chế đón khách. Chỉ nên tham dự là người trong họ hàng thân hữu cùng mừng tân gia mà thôi.

Video cách cúng nhà mới

Mâm Cơm Chay Cúng Về Nhà Mới Cần Có Những Gì?

Cập nhật vào 15/01

Mâm cơm cúng chay về nhà mới cần có một số món như xôi gấc, giò chay và một đĩa rau xào. Chuẩn bị một mâm cơm cúng chay thay thế cho mâm cơm mặn vừa phù hợp với thói quen của gia đình mà vẫn đảm bảo có đủ các món cúng cần thiết.

1. Tại sao phải làm mâm cơm cúng nhà mới?

Theo quan niệm tâm linh, làm mâm cúng dọn về nhà mới xây, mới mua hoặc nhà mới thuê là việc rất quan trọng đối với gia chủ có thờ cúng bởi vì việc này sẽ giúp:

Cầu mong Thổ địa thổ thần phù hộ độ trì cho chủ nhà và gia tiên được khỏe mạnh, hạnh phúc.

Cúng tiễn đưa các vong hồn, cô hồn còn tồn tại nơi đất gia chủ.

Bài trừ tà khí còn lại trong ngôi nhà mới.

Cúng báo ông táo bà táo cầu cho cơm no đầy đủ.

Cầu chúc cho gia đình hòa thuận vui vẻ, con đàn cháu đống, sức khỏe dồi dào, cuộc sống yên bình, tài lộc vẹn toàn, trăm năm hạnh phúc. Anh em, con cháu hay đồng nghiệp hòa thuận vui vẻ sống giúp đỡ nhau.

Báo cho ông bà tổ tiên phù hợp che chở cho con cháu của mình.

2. Trong lễ cúng nhà mới cần bao nhiêu mâm cúng?

Truyền thống phong tục xưa thì mâm cơm cúng nhà mới được chia làm 3 mâm bày lên trong buổi tiệc gồm có:

Mâm cúng giữa nhà thờ cúng tổ tiên ông bà.

Mâm cúng thần tài thổ địa.

Mâm cúng ông táo bà táo quân.

Các mâm cơm cúng đều có những quy tắc lựa chọn các món mặn khác nhau, tuy nhiên, nếu bạn làm mâm cơm cúng chay thì chỉ cần làm đầy đủ những món ăn cần thiết như rau, thịt, canh, giò và xôi là được.

3. Các món chay nên có trong mâm cúng chay cho nghi lễ nhập trạch

Xôi gấc

Một đĩa xôi gấc thơm dẻo, màu đỏ thắm đẹp mắt là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng mặn trong lễ nhập trạch. Ngoài được làm từ nguyên liệu gạo nếp, quả gấc, dừa nạo, nước cốt dừa, đường trắng khiến món ăn thơm ngon hơn, người Việt còn có quan niệm ăn xôi gấc sẽ được may mắn, tạo nên sự khởi đầu thuận lợi, suôn sẻ.

Chè trôi nước

Trong mâm cúng chay thông thường của người Việt ngày rằm tháng Giêng và đặc biệt là trong lễ nhập trạch thì không thể thiếu được bát chè trôi nước. Bởi vì theo quan niệm của người Việt, việc cúng và ăn chè trôi nước ngày lễ nhập trạch sẽ giúp mọi việc của gia chủ quanh năm trong ngôi nhà mới sẽ được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy…

Một đĩa oản

Tương tự như chè trôi nước, món oản cũng là một món chay không thể thiếu trong ngày lễ nhập trạch. Những họa tiết được người xưa tạo ra quanh phẩm oản, cái thì có khía thẳng bao quanh oản giống như cột trụ của ngôi nhà mới dọn đến, nếu oản được khắc hình rồng ôm ngang oản thì sẽ ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa về lòng tôn kính của gia chủ tới các đấng linh thiêng. Vì vậy mà có một đĩa oản trong mâm cơm cúng về nhà mới là rất cần thiết.

Cải chíp sốt nấm

Đây là món canh xào thường có mặt trong mâm cỗ chay truyền thống trong nghi lễ nhập trạch của mỗi gia đình. Với nguyên liệu gồm rau cải chíp, dầu hào, dầu mè, nấm hương là bạn đã có thể có đĩa rau xào thanh đạm thay cho các món xào với thịt ở mâm cúng mặn thông thường.

Đậu phụ tẩm bột rán giòn

Một đĩa đậu phụ tẩm bột rán giòn cũng khiến cho mâm cúng chay trong nghi lễ nhập trạch thêm một màu sắc bắt mắt và tăng hương vị. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 loại đậu phụ ngon, chút bột ngô, bột ngũ cốc, muối và hạt tiêu đen, đường… là đã có thể có một đĩa đậu phụ tẩm bột rán giòn có một màu vàng ươm ra đĩa.

Canh nấm

Ngoài những món ăn trên, một bát canh chay không thể thiếu được trong mâm cỗ chay là canh nấm chay thay thế cho các loại canh có thịt trong mâm cúng mặn thông thường khác.

Một đĩa giò chay

Thay vì một đĩa giò lụa hoặc giò thủ như mâm cỗ cúng mặn cho nghi lễ nhập trạch nhà bạn thì bạn có thể chuẩn bị một đĩa giò chay được làm từ váng đậu, tỏi tây, lá chuối cùng nhiều gia vị khác như muối, đường, tiêu, hạt nêm. Cách làm giò chay cực đơn giản nhưng lại giúp mâm cỗ cúng thần linh trở nên sang trọng và đủ đầy hơn.

4. Những điều kiêng kỵ khi chuyển vào nhà mới

Không nên đi tay không tới nhà mới

Đi tay không vào nhà lúc nhập trạch là một điều kiêng kỵ khi dọn đến nhà mới, bởi theo phong thủy đó là biểu tượng của sự thiếu thốn, trắng tay, không của cải. Mọi người trong gia đình bạn nên mang theo một thứ gì đó tốt đẹp khi bước vào nhà lúc làm lễ nhập trạch.

Không nên làm đổ vỡ đồ khi chuyển nhà

“Đầu xuôi đuôi lọt”, chính vì quan niệm này mà mọi hoạt động trong ngày đầu tiên chuyển nhà đều được cẩn thận tối đa. Vậy nên nếu để xảy ra rơi vỡ đồ đạc sẽ bị cho là kém may mắn, dễ gặp rắc rối, đổ vỡ các mối quan hệ sau này.

Không nên gây gổ, cãi vã hay nói những điều không hay

Không nên cãi vã thể hiện sự bực tức vào ngày chuyển nhà bởi vì những hành động này tượng trưng cho mối bất hòa trong gia đình tại nơi ở mới. Tốt nhất, bạn chỉ nên nói những lời hay, ý đẹp, cảm ơn các vị khách đã dành thời gian tới chia vui cùng bạn và có một ngày thật vui vẻ, ý nghĩa.

Bài viết trên đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Bài Khấn Lễ Cúng Về Nhà Mới

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật! – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Con kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái tuế đức Tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy các Thần linh cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Ngài giữ ngôi tam thái,

Nắm quyền tạo hoá

Trừ tai cứu hoạ, bảo vệ dân lành

Nay bản gia hoàn tất công trình

Chọn ngày lành gia đình nhóm lửa

Nhân lễ khánh hạ, kính cẩn tâu trình:

Cầu xin gia đình, an ninh khang thái

Làm ăn tấn tới, tài lộc dồi dào

Cửa rộng nhà cao, trong êm ngoài ấm

Vợ chồng hoà thuận, con cháu sum vầy

Cúi nhờ ân đức cao dày

Đoái thường phù trì bảo hộ

Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị tiên chủ hậu chủ và các vị Huơng Linh Cô Hồn, y thảo phụ mộc, phảng phất trong khu vực này. Xin mời tới đây chiêm nguỡng tôn thần, thụ huởng lễ vật

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Nam mô chứng minh sư Bồ Tát!

Nam mô chứng minh sư Bồ Tát!

Nam mô chứng minh sư Bồ Tát!

Lễ Nhập Trạch Về Nhà Mới

Lễ Nhập Trạch (lễ dọn vào nhà mới, có thể là nhà tự xây cất hoặc ngôi nhà mới mua) là một nghi lễ quan trọng trong nghi lễ cổ truyền của người Việt.

Những việc cần làm khi về nhà mới (Những lễ nghi cần làm ngay khi chuyển đến nhà mới)

Bởi vậy khi dọn về nhà mới gia chủ phải tuân thủ các qui định cổ truyền là:

– Bài văn khấn và lễ vật Cúng Nhập Trạch về nhà mới

– Chọn ngày giờ tốt để dọn đến nhà mới.

– Đồ đạc phải do người trong gia đình tự tay dọn chuyển mang đến nhà mới.

– Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới. Còn những người khác trong gia đình thì đi theo sau, tay cầm tiền lẻ của mình mang đến nhà mới. Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời mới bắt đầu lặn, tránh chuyển nhà vào buổi tối.

Những lưu ý và hướng dẫn khi chuyển nhà mới

Nếu là 1 gia đình có vợ chồng con cái thì đầu tiên là vợ gia chủ cầm 1 cái gương tròn đem vào nhà trước (mặt gương soi vào nhà), kế đến là gia chủ tự tay bưng bát nhang thờ Tổ Tiên, rồi lần lượt các người trong nhà mới đem vào: Bếp lửa (tốt nhất là Bếp còn đang cháy đỏ từ nhà cũ đem tới), chăn nệm, gạo, nước, muối, đồ tư trang quý giá…vv…

Nếu nhà vắng đàn ông thì người mẹ bưng bát nhang thờ Tổ Tiên vào trước, kế đến là con cái lần lượt mang Bếp, gạo, nước…vv… vào.

Chuyển đồ đạc vào nhà trước, dọn đồ cúng sau.

Không ai được đi tay không vào nhà. Tuồi Dần không được phụ dọn. Phụ nữ có thai không được phụ dọn (nếu muốn phụ, thì mua 1 cây chổi mới, dùng chổi quét qua 1 lượt các đồ vật thì không sao). Trong giờ tốt, gia chủ tự tay cầm tiền bạc nữ trang, tài sản quý giá cất vào tủ.

Lễ vật để đi Tân Gia mà người ta quý và có ý nghĩa tốt đẹp, mang lại điều lành cho gia chủ chính là: 1 nồi cơm điện (theo quan niệm bây giờ cho tiện), hay 1 bộ soong nồi (bởi ngày xưa chưa có đồ điện mà). Đây là những món quà mang ý nghĩa sung túc, no đủ, nên ta hãy đem tặng cho người thân, bạn hữu thân tình khi họ Tân Gia nhé!

Đối với ngôi nhà để trống đã lâu trước khi thuê/ mua và bắt đầu sử dụng, việc xua đi khí xấu, tận dụng trọn vẹn khí tốt cho gia chủ là điều cần được chú ý.

Căn nhà đã lâu không có người ở thường mang lại cảm giác lạnh lẽo, âm u cho người ghé thăm cho dù đó có là nhà phố, căn hộ chung cư hay biệt thự rộng rãi với nhiều cây cỏ xung quanh. Do đó, trước khi dọn đến nhà mới, người sử dụng cần phải biết cách cải tạo căn nhà để luồng khí âm u ấy không ảnh hưởng đến mình và gia đình. Giả sử căn nhà rất hợp với người chủ mới về hướng, mạng… thì vẫn nên làm những việc sau để xua đi khí xấu:

Trước hết, hãy đốt một cây nến, đặt ở góc Đông Nam trong nhà và theo dõi ánh lửa. Đương nhiên, khi ấy, người dùng phải khép kín cửa, tránh gió lùa để dễ dàng theo dõi hướng cháy cửa lửa. Nếu nhà để quá lâu, độ ẩm cao và nhiều nấm mốc, khí xấu, độc hại thì ánh lửa sẽ lập lòe chứ không cháy đứng ngọn. Đốt nến sẽ giúp xác định tình trạng của ngôi nhà cũng như kiểm soát được khí lưu trong nhà.

Xông nhà sẽ giúp xua đi chướng khí tích tụ lâu ngày trong nhà và đuổi các loại côn trùng có hại. Thuốc xông là hỗn hợp các loại rễ cây, hương liệu, bột trầm hương và nhang thơm. Sau khi mua về, hãy đốt vào cái siêu đất để khói bay ra từ vòi, dễ cầm mà lại tránh bỏng tay. Khi làm, nên mở hết cửa chính lẫn cửa sổ, để các khí xấu theo làn khói bị đẩy ra khỏi nhà. Xông theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài.

Chú ý xông kỹ những góc tường hứng nước mưa nhiều, ẩm mốc cao. Khi xông, hãy bật hết đèn lên, vừa để thấy rõ hiện trạng hư hại (nếu có) vừa tăng nhiệt khí, dương khí. Nếu nhà chưa có điện, hay bị cắt điện đã lâu, hãy nhóm bếp than rồi đem một chậu cây xanh đặt vào hướng Nam hay hướng Đông trong nhà để tăng cường dương khí.

Khi dương khí đã vượng, hãy treo phong linh (chuông gió) ở một số nơi. Phong linh là công cụ dẫn dắt khí luân chuyển trong nhà, thường được treo ở các cửa ra vào hay cửa sổ. Hãy chọn chuông gió bằng kim loại, phát ra âm vực cao, ứng với cung Thương của ngũ âm cổ. Theo phong thủy, loại chuông gió này thuộc hành Kim, mang ý nghĩa tiền tài theo gió vào nhà. Đồng thời người xưa cũng quan niệm rằng, âm thanh của kim khí có khả năng xua đi tà ma dịch bệnh, mang lại may mắn, báo hiệu đã có người cư ngụ, dương khí đã đến vùng đất này, “người âm” hãy tránh xa.

Cung Thương trong âm nhạc cổ xưa ứng với nốt sol trong âm nhạc thất âm Tây phương hiện đại. Khi nghe âm điệu này, tâm trạng con người sẽ vui tươi, hưng phấn và hướng thiện. Tuy nhiên, cần lưu ý, phong linh là con dao hai lưỡi. Nếu khí của khu vực xung quanh hay bản thân căn nhà là khí xấu, phong linh sẽ làm chúng phát tán khắp nơi, ảnh hưởng không tốt đến gia chủ. Vì vậy, người dùng nên tính toán cẩn thận để có được kết quả tốt nhất.

Thời xưa, lúc nhà còn xây trên nền đất, khi dọn vào nhà mới người ta thường lấy các mẩu vàng găm (đá phong thủy) nhỏ hoặc 8 đồng xu chon ở 4 góc nhà với ngụ ý tiền tài vào tứ phương, đồng thời xua đi tà khí, trấn nhà để được cát tường. Ngày nay, việc đó được gia chủ làm trước lúc lát gạch cho sàn nhà. Nếu căn nhà bạn dọn đến không cần phải sửa lại sàn nhà, hãy bỏ vàng găm và tiền xu vào một cái lọ nhỏ để trong góc nhà, hay góc cửa cũng mang ý nghĩa tài lộc tương tự.

Ngoài ra, cũng có thể để vài mẩu vàng găm vào trong bát nhang địa tài, vì Thổ sinh Kim, sẽ mang lại tài lộc. Nếu có điều kiện, hãy thay vàng găm bằng thạch anh trắng, cũng có ý nghĩa như vậy, nhưng công năng của thạch anh cao hơn, vì từ tính của nó thuộc loại mạnh nhất và ổn định nhất. Dùng thạch anh trong nhà sẽ giúp ổn định từ trường, điều tiết chướng khí, mang lại sự ổn định và tài lộc cho gia chủ.

VĂN KHẤN NHẬP TRẠCH

KÍNH LẠY:

– HOÀNG THIÊN HẬU THỔ CHƯ VỊ TÔN THẦN.

– CÁC NGÀI BẢN XỨ THẦN LINH THỔ ĐỊA, BẢN GIA TÁO QUÂN cùng CÁC THẦN LINH CAI QUẢN TRONG KHU VỰC NÀY.

Hôm nay là ngày……tháng……năm……

Tín chủ chúng con là………

Hiện ngụ tại……..Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật các thứ cúng dâng bày ra trước án, kính cẩn tâu trình: Nay gia đình chúng con công trình viên mãn, chọn được ngày lành tháng tốt dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cúi xin chư vị Linh thần cho phép chúng con, được rước vong linh Tiên Tổ về đây thờ phụng để tỏ tấc lòng hiếu thuận của con cháu. Nguyện xin chư vị tâm thành chứng minh, độ cho chúng con từ đây gia đạo an khương, làm ăn thuận lợi, sanh ý hưng long, đinh tài lưỡng vượng.

Tín chủ lại mời các vị Hương Linh phảng phất trong khu vực này, các Linh Hồn Chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa quanh đây xin cùng tề tựu hâm hưởng lễ vật. Tín chủ thành tâm lễ tạ Chư vị Hương Linh bấy lâu đã hộ trì tín chủ khởi công thuận lợi, cho đến nay đã hoàn tất thi công, tín chủ lại xin các vị tiếp tục phù trì tìn chủ từ đây ăn nên làm ra, gia đạo thuận hòa, người người an lạc, nạn tiêu tai giảm, toàn gia hưng thịnh.

Khi cúng động thổ, các bạn hãy chuẩn bị các lễ vật sau: ngũ quả (là 5 loại trái cây), hoa tươi, nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp, 1 bộ tam sanh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc (chéo cánh), 3 miếng trầu cau (đã têm), giấy vàng bạc, 1 dĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước, 3 chung trà, 3 chung rượu, 3 điếu thuốc.

Sau khi cúng xong, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ.

Lúc đốt giấy vàng bạc thì dùng chung rượu ở giửa rưới lên sau khi đốt xong.

Riêng 3 hũ muối-gạo-nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân.

Nhớ mỗi kỳ đổ mái- đổ thêm tầng đều phải sắm lễ cúng vái.

VĂN KHẤN GIA TIÊN KHI NHẬP TRẠCH

LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (ghi họ tộc chỗ này) GIA TẠI THƯỢNG

CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI….. GIA TIÊN LINH.

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm……

Gia đình chúng con dọn đến đây là…………………….. (ghi địa chỉ)

Hôm nay chúng con thiết lập hương án, sắm sanh phẩm vật, trước linh vị kính trình các Cụ tổ Tiên nội ngoại 2 bên: nhờ hồng phúc Tổ Tiên, nhờ Âm Đức cha mẹ, chúng con đã tạo được ngôi gia. Nay hoàn tất thi công, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt để di cư nhập trạch, kính rước chư Hương linh Tiên Tổ về đây để chúng con sớm hôm hương khói tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin, Ông Bà Tổ tiên nội ngoại 2 bên thương xót con cháu, chứng giám lòng thành giáng lâm linh án thụ hưởng lễ vật. Độ cho chúng con phước lộc song tu, gia đạo hưng long, xuất nhập bình an, lộc tài thạnh vượng.

Cúi mong Anh linh Tiên Tổ chứng giám, thọ cảm ân sâu.