Người tín đồ Cao Đài hàng ngày bắt đầu thời cúng của mình bằng bài kinh Niệm Hương với hai câu đầu: “Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp. Lòng nương nhang khói tiếp truyền ra…”, sau đó tụng đến bài Khai Kinh: “Biển trần khổ vơi vơi trời nước…”. Có thể nói, tất cả tín đồ Cao Đài đều thuộc nằm lòng hai bài kinh này, nhưng cũng có thể nói, ít người biết rằng hai bài kinh trên có gốc từ chi đạo Minh Lý (Tam Tông Miếu)1.; bài Niệm Hương do Đức Nam Cực Chưởng Giáo, dựa theo bài Phần Hương Chú (kinh Minh Sư, chữ Hán), giáng tả bằng quốc ngữ năm 1925, bài Khai Kinh do Đức Lữ Tổ giáng tả cũng trong năm đó.2.
NG UỒN GỐC BÀI KINH NI ỆM HƯƠNG
ẢNH 1
ẢNH 2
2. Trở lại bài Phần Hương Chú in trong Tứ Thời Nhựt Tụng Kinh (ảnh 1), nguyên văn bài kinh này như sau: “Đạo do tâm hiệp Tâm giả hương truyền Hương phần ngọc lư Tâm chú Tiên nguyện Chơn linh hạ giáng Tiên bội lâm hiên Kim thần quan cáo Kính đạt Cửu Thiên Sở khải sở nguyện Hàm tứ như ngôn.”
Tạm dịch: Đạo do tâm thành hiệp chú vào Tâm ấy nhờ hương thơm của nhang truyền đi Hương khói nhang đốt từ lư ngọc Tâm người theo đó hướng lòng cầu nguyện lên các vị Tiên Chơn linh các đấng giáng hạ Xe Tiên giáng lâm đến nơi Hôm nay kẻ bề tôi xin tấu trình Hướng lên chín tầng Trời Những điều bề tôi trình dâng lên, nguyện xin Tất cả đều được ban cho như lời cầu.
Lời tạm dịch trên rất thô, so với từng câu từng câu bài Niệm Hương do Đức Nam Cực Chưởng Giáo giáng ban tại Minh Lý Thánh Hội:“Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp Lòng nương nhang khói tiếp truyền ra Mùi hương lư ngọc bay xa Kỉnh thành cầu nguyện Tiên gia chứng lòng Xin Thần Thánh ruổi giong cỡi hạc Xuống phàm trần vội gác xe Tiên Ngày nay đệ tử khẩn nguyền Chín tầng Trời Đất thông truyền chứng tri chúng tôi sở vọng gắn ghi đảo cáo Nhờ Ơn Trên bổ báo phước lành.” ảnh 3 Bài kinh đạo Cao Đài sử dụng kết thúc bằng câu chú của Đức Chí Tôn: “Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”, tạo ảnh hưởng mạnh trong cõi huyền linh.
3. Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là:
* Bài Phần Hương Chú (Đạo do tâm hiệp…) có gốc tích từ đâu?3 Vài tác giả (Đức Nguyên, Thiên Vân …) viết: “Bài Phần Hương Chú bằng chữ Hán được trích trong kinh Cảm Ứng của Đạo Giáo”. Chúng tôi đã tìm qua một số bản kinh Cảm Ứng, trong đó có quyển Cảm Ứng Thiên Tập Chú, in năm Thiệu Trị thứ bảy (1847)… nhưng vẫn chưa thấy bài Phần Hương Chú trong đó.4. Chuyển qua tìm trong kinh Minh Sư, chúng tôi đã gặp được một số bài kinh có nội dung tương tự bài Phần Hương Chú, thí dụ: * Bài Chúc Hương Chú, trong Ngọc Hoàng Thượng Đế Hồng Từ Cứu Thế Bảo Kinh, trang 84, in năm 1912, Ngọc Sơn từ tàng bản (ảnh 3).
* Bài Phát Lư, trong Ngọc Hoàng Kinh Sám, trang 26, in năm Đinh Tỵ (1917) (ảnh 4).
* Bài Phần Hương Tưởng, trong Thái Thượng Diệu Lục quyển 2, trang 2, không ghi năm in,
Các bài kinh này, gọi là có nội dung tương tự bài Phần Hương Chú do có một vài chỗ khác biệt, thí dụ như bài Chúc Hương Chú (ảnh 3) như sau: “Đạo do tâm học Tâm giả hương truyền Hương nhiệt ngọc lư Tâm tồn Đế tiền Chơn linh hạ giáng Tiên bội lâm hiên Linh thần quan cáo Kính đạt Cửu Thiên.”
Hay như bài Phần Hương Tưởng (ảnh 5) có nội dung: “Đạo do tâm hiệp Tâm giả hương truyền Hương phần lư trung Tâm chú Đế tiền Tiên linh giáng hạ Tiên phối lâm hiên Kim thần khải tấu Thấu đạt Cửu Thiên Phạm hữu sở nguyện Hàm tứ như ngôn.”
4. Một số ý kiến ban đầu: Quyển Tứ Thời Nhựt Tụng Kinh đã giúp làm ra bài Niệm Hương (và sau đó là bài Khai Kinh) được Ơn Trên tả qua quốc ngữ từ kinh chữ Hán, xác định tên và nội dung bài kinh, giúp chúng ta không phải thắc mắc, nhầm lẫn, do có nhiều bài tương tự nhau. Như vậy, mặc dù còn phải tiếp tục tìm bài Phần Hương Chú đúng nguyên văn theo Tứ Thời Nhựt Tụng Kinh (ảnh 1), tuy nhiên, qua những bài kinh đã tìm thấy kể trên, có thể xác định được rằng bài Phần Hương Chú là kinh Minh Sư, đó cũng là định hướng sưu tầm trong thời gian tới. Trong tất cả bản kinh chúng tôi đã tìm được, chỉ có bài Phần Hương Tưởng (ảnh 5) có câu đầu là “Đạo do tâm hiệp” giống bài Phần Hương Chú; còn lại, tất cả đều có câu đầu là “Đạo do tâm học”. Chữ Học này dù hiểu theo nghĩa: Hiểu ra, giác ngộ… vẫn còn một khoảng cách khác biệt, nhứt là về mặt tâm linh, so vớí chữ Hiệp trong “thành tín hiệp”, đã ăn sâu vào tâm thức người đạo Cao Đài. NGUỒN GỐC BÀI KHAI KINH
“Trần hải mang mang thủy nhựt đông Vãng hồi toàn trượng chủ nhơn công Yếu tri tam giáo tâm nguyên hiệp Trung thứ từ bi cảm ứng đồng.”
ẢNH 6- 7
Ghi chú thêm Trong quyển Tứ Thời Nhựt Tụng Kinh của đạo Cao Đài (in năm 1928), từ trang 3 đến trang 6 có in bốn bài: Tịnh Khẩu Chú, Tịnh Tâm Chú, Tịnh Thân Chú và An Thổ Địa Chú. Về sau, từ khi T.a Thánh Tây Ninh ban hành quyển Nghi tiết Đại đàn và Tiểu đàn (17.6.Canh Ngọ-1930), bốn bài chú trên không c.n sử dụng nữa. Nhân đây, chúng tôi cũng xin thông tin rằng bốn bài chú đó có trong quyển Cứu Kiếp Hoàng Kinh (mã số R.3947 Thư viện Quốc gia Việt Nam). Bìa quyển kinh ghi: “Tự Đức nhị thập cửu niên tân thuyên” và “Bản tồn Ngọc Sơn Văn Vũ Nhị Đế điện”; năm Tự Đức thứ 29 tức là năm 1875, và đền Ngọc Sơn (hồ Gươm, Hà Nội) xưa kia, khoảng từ 1845 đến 1945, là một trong hững Thiện Đàn quan trọng vùng Bắc bộ có tổ chức cơ bút, cũng là cơ sở in ấn và tàng bản kinh sách Hán Nôm lớn (lên đến 246 tên sách) trong giai đoạn trên.