Hướng Đặt Bàn Cúng Đầy Tháng / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Hướng Đặt Bếp Và Bàn Thờ

Xem hướng đặt bếp và ban thờ theo tuổi gia chủ

Theo truyền thông văn hóa Việt Nam thì bàn thờ có thể đặt trong khu vực bếp ở những vị trí như bên cạnh hoặc bên trên bếp, điều này thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản việc bếp núc cho gia đình với mong muốn giữ cho hỏa lò luôn ấm, gia đình hòa thuận và công việc làm ăn suôn sẻ. 

Đặt ban thờ ngay trong căn phòng bếp thì theo dân gian có thể đặt xoay cùng hướng với bếp nấu. Đối với gia đình không có bàn thờ Táo Quân thì phải thắp hương tại ban thờ gia tiên và thờ thần linh, không nên đặt ở trong phòng bếp, điều này là đúng theo thuật phong thủy.

Trong trường hợp bàn thờ Táo Quân đối diện với cửa nhà vệ sinh thì cách giải quyết tốt nhất là chuyển ban thờ sang chỗ khác bởi nhà vệ sinh được xem là nơi chứa luồng khí xấu nhất trong căn nhà. Dù hướng bếp được đặt ở đâu thì hướng của bàn thờ ông Táo nên đặt trùng hoặc song song với hướng bếp và lưu ý là không được cách quá xa bếp nấu và không ở phía trên bồn rửa bởi Thủy và Hỏa xung khắc với nhau. 

  

Hướng tốt theo phong thủy

– Sinh khí thuộc Tham Lang tinh, nếu đặt theo phương Sinh khí thì sẽ rất thuận lợi cho việc làm ăn, công việc suôn sẻ, nhanh thăng tiến về công danh, đại phát tài.

– Thiên y thuộc Cự Môn tinh, nếu đặt bếp theo hướng này thì gia đình không bị bệnh tật, tiền của tăng thêm, thịnh vượng, hạnh phúc.

– Diên niên thuộc Võ Khúc tinh nếu hướng nhà hoặc hướng bếp quay về phương này thì gia đình hạnh phúc lâu dài, sống hòa thuận và sung túc.  

– Phục vị thuộc Bồ Chúc tinh, nếu gia chủ đặt hướng bếp thuộc cung này thì con cái dễ nuôi, được quý nhân giúp đỡ,may mắn về đường thi cử và công danh.

Hướng xấu theo phong thủy

– Tuyệt mệnh: thuộc Phá Quân tinh. Nếu hướng nhà hay hướng bếp được đặt theo hướng này thì gia đình có thể bị tuyệt tự, con cái gặp tai họa và không sống lâu.

– Ngũ quỷ thuộc Liêm Trinh tinh, nếu đặt hướng nhà hoặc hướng bếp theo hướng này thì gia đình sẽ bị tổn hao nặng về tài sản, bệnh tật triền miên không khỏi.

– Lục sát thuộc Văn Khúc tinh. Nếu phương hướng nhà hoặc hướng bếp phạm phải hướng này thì sẽ mất của, gia đình dễ xảy ra cãi vã, mất công việc, mất nguồn thu nhập, dễ gặp tai nạn.  

– Họa hại thuộc Lộc Tồn tinh, nếu phạm phải hướng này thì gia đình sẽ gặp phải tai họa, bệnh tật triền miên, tinh thần suy sụp, công việc đi xuống, gia đình lục đục, không hòa thuận.

Theo phong thủy phương Đông thì hướng bếp bàn thờ nên đặt nhìn về một trong các hướng tốt trên và tọa tại một trong những hướng xấu, theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát”.

Một số điều cần kiêng kỵ khi đặt bếp và ban thờ

Bên cạnh đó, khi đặt bếp và ban thờ cũng nên tránh những điều sau đây thì mới mang lại những điều tốt lành cho gia đình:

– Tránh đặt bàn thờ sát nhà tắm, nhà vệ sinh, bởi như vậy sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm trong gia đình.

– Không đặt bàn thờ nhìn thẳng ra cửa chính của nhà, không nên đặt ở lối đi lại vì sẽ làm mất đi sự thanh tịnh vốn có của nơi thờ cúng, gia đình sẽ mất đi những tài lộc và may mắn. 

– Tránh đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ Quỷ như hướng Đông Bắc nhìn ra hướng Tây Nam hoặc ngược lại.

– Không nên đặt bàn thờ phía trên nóc tủ và không được lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ.

– Bếp nấu kiêng đặt ngược hướng nhà, tránh có cửa đâm thẳng vào bếp sẽ làm gia chủ hao tổn tài sản.

– Kiêng đường từ cửa chính đâm thẳng vào bếp, không đặt bếp tại nơi quá lộ liễu.

– Bếp kiêng đặt đối diện, gần hoặc ngay phía dưới nhà vệ sinh, tránh cửa bếp đối diện với cửa phòng ngủ.

– Tránh đặt bếp tại những nơi tối tăm, ẩm thấp, lưng bếp không nên giáp các diện tường hướng Tây hoặc sau bếp có cửa sổ.

– Không nên đặt bếp trên giếng nước hay hầm rút, như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình.

– Kiêng xà ngang đè trên bếp và góc nhọn thẳng vào bếp.

– Không nên đặt bếp nấu ở giữa tủ lạnh, bồn rửa mà phải phân ra làm 2 phía khác nhau, hoặc nếu đặt gần nhau thì cách nhau ít nhất một khoảng là 60cm.

Hỏi đáp (0)

Bạn đang nghĩ gì ?

Bàn Thờ Ông Táo Gồm Những Gì Là Đầy Đủ? Đặt Hướng Nào?

Tục lệ đặt bàn thờ Táo quân

Từ sau sự tích ấy, các gia đình thường đặt bàn thờ Táo quân tại khu vực bếp, phía tủ bếp có thàn thờ ông Táo. Đây cũng được xem là phong tục, truyền thống lâu đời của người dân Việt.

Đặc biệt, ngày 23 tháng chạp âm lịch hàng năm được lấy làm ngày Tết ông Công, ông Táo. Vào ngày này, các gia đình sẽ cúng ông Công, ông Táo về trời. Cá chép được xem là lễ vật cúng không thể thiếu, và nó là con vật được ông Táo cưỡi về chầu trời.

Cách lập bàn thờ ông táo

Đặt bàn thờ ông táo như thế nào?

Hướng bàn thờ cần xoay về hướng bếp. Bạn có thể đặt đầu bàn thờ hướng ra phía bếp hoặc song song với hướng bếp. Tuyệt đối không đặt bàn thờ Táo quân đối diện nhà vệ sinh hoặc gần bồn rửa. Đây là đại kỵ bởi Thủy khắc Hỏa, ngoài ra bàn thờ tâm linh tránh đặt ở nơi ô uế như gần khu vực vệ sinh.

Vị trí đặt bàn thờ ông táo

Vị trí đặt bàn thờ ông Táo cũng vô cùng quan trọng, bạn nên bố trí bàn thờ ở nơi cao ráo, có thể ở tủ bếp hoặc sử dụng 1 ngăn trong tủ bếp để bố trí bàn thờ. Nếu gia đình bạn không đặt bàn thờ tại bếp thì việc cúng bái, thắp hương cần thực hiện tại bàn thờ gia tiên.

Bố trí bàn thờ theo hướng Nam để mang lại vượng khí, tài lộc và may mắn cho gia chủ. Nếu không gian bếp khá chật hẹp hoặc phòng bếp sử dụng hút mùi thì bạn nên đặt bàn thờ ở bên trên.

Không nên đặt bàn thờ quá cao vì nó gây sự bất tiện trong quá trình khấn vái, thắp hương. Ngoài ra, không bố trí bàn thờ sát trần vì hương khói sẽ gây cháy hoặc khiến trần bị ám màu.

Xem ngày đặt bàn thờ ông táo

Để đảm bảo sự thành kính và mang lại may mắn, khi đặt bàn thờ ông Táo bạn có thể chọn các giờ hoàng đạo và ngày hoàng đạo tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý một số ngày sau:

Ngày 23 tháng chạp là ngày tiễn ông công, ông táo về trời do đó phải làm lễ cúng vào ngày này.

Trong ngày cúng cần cúng vào giờ Mùi đến giờ Tuất (13 giờ đến 12 giờ), không nên để sang giờ Hợi.

Chuẩn bị lễ cúng và bài văn khấn đầy đủ.

Hướng đặt bàn thờ Ông Táo theo tuổi

Cách xác định hướng theo tuổi

Mỗi người đều có tuổi, mệnh cũng như phong thủy khác nhau, do đó cách đặt hướng bàn thờ ông Táo cũng có sự khác biệt.

Thông thường, mọi người sẽ dựa vào 2 quả chính để lựa chọn hướng đặt bàn thờ ông Táo:

Có 2 loại quẻ mệnh được lựa chọn:

Đông tứ mệnh: người hành Thủy, Mộc, Hỏa

Tây tứ mệnh: người hành mệnh Thổ, Kim

Những người thuộc Đông tứ trạch phù hợp đặt bàn thờ ông táo theo hướng Đông Nam, Đông và Bắc, Nam.

Người thuộc Tây tứ trạch đặt bàn thờ ông táo theo hướng Tây Bắc, Tây, Tây Nam và Đông Bắc.

Cách xem hướng tốt & hướng xấu

4 hướng tốt nên đặt bàn thờ ông Táo: 4 hướng xấu cần tránh:

Kích thước bàn thờ Ông Táo theo nguyên tắc

Kệ thờ Ông Táo

Kích thước chuẩn của Kệ thờ Ông Táo như sau:

Chiều dài: 0,87m; 1,07m

Chiều rộng: 0,61m; 0,69m

Chiều cao: 0,61m; 0,69m

Bàn thờ Ông Táo treo tường

Kích thước bàn thờ treo tường Sâu 480 mm (Hỷ Sự) x Rộng 480 mm (Hỷ Sự)

Kích thước bàn thờ treo tường Sâu 480 mm (Hỷ Sự) x Rộng 680 mm (Hưng Vượng)

Kích thước bàn thờ treo tường Sâu 480 mm (Hỷ sự) x Rộng 880 mm (Tiến Bảo)

Một số lưu ý cần phải biết về cách đặt bàn thờ ông Táo

Khi đặt bàn thờ ông Táo, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để không phạm vào điều kiêng kỵ:

Không đặt bàn thờ ông Táo đối diện với nhà vệ sinh

Không đặt bàn thờ trên hoặc gần chậu rửa bát

Không bố trí bàn thờ ông Táo ở mặt trên nóc tủ bếp

Không đặt bàn thờ ông Táo ở hướng Bắc

Đặt bàn thờ ông Táo cùng với hướng bếp, không nên đặt quá cách xa bếp

Táo quân mệnh Hỏa do đó nên bố trí bàn thờ ông Táo ở phía Nam để có được Hỏa mang đến tài lộc, thịnh vượng.

Bàn thờ ông táo gồm những gì?

Lễ cúng ông táo gồm những gì?

Lễ vật để cúng ông Táo sẽ bao gồm:

Thịt gà trống luộc ngậm hoa hồng hoặc thịt vai luộc

1 đĩa muối

Một đĩa giò

Một bát canh măng hoặc canh mọc

1 đĩa xào thập cẩm

Một đĩa chè kho

Bánh chưng hoặc một đĩa xôi gấc

Một ấm trà sen

Một đĩa hoa quả

Một quả bưởi

Ba chén rượu

Lá trầu tươi, quả cau

Một lọ hoa tươi

Vào ngày Tết ông Công, ông Táo, bạn cần chuẩn bị thêm: mũ ông Táo gồm một mũ Bà Táo và 2 mũ Ông Táo.

Trong mâm cỗ để tiễn ông Táo về trời cần phải có:

Bài văn khấn cúng ông Táo

Sauk hi chuẩn bị đầy đủ lễ vật để cúng, gia chủ thắp nhang và đọc bài văn khấn cũng ông Táo như sau:

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần

Con Kính lạy các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này

Con kính lạy các vị cai quản trong căn bếp này

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………

Hôm nay là ngày…………tháng………………năm…………….tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước an. Trước bản tọa chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tấu trình:

Các vị thần linh Thông minh chính trực; Giữ ngôi tam thai; Nắm quyền tạo hóa; Thể đức hiếu sinh; Phù hộ dân lành; Bảo vệ sinh linh; Nêu cao chính đạo

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị tôn thần cho rước vong linh gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khỏe dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Hi vọng thông qua bài viết của chúng tôi các bạn đã hiểu rõ được bàn thờ ông Táo gồm những gì từ đó chuẩn vị đầy đủ các lễ vật để thờ cúng và cầu mong may mắn, tài lộc cho gia đình.

Xem Hướng Đặt Bàn Thờ Thiên Ngoài Trời

Xem hướng đặt bàn thờ thiên ngoài trời

Xem hướng đặt hay xem hướng đặt bàn thờ gia tiên.

Hướng đặt bàn thờ theo theo thuyết tam tài (thiên – địa – nhân) trong văn hóa truyền thống của người Việt.

Theo thuyết tam tài xác định vị trí đặt bàn thờ gia tiên (Nhân thần) luôn ngự ở gian chính giữa,trục giữa ( tượng trung hành thổ ) trung tâm của ngôi nhà, gian bên trái (nhìn từ trong nhà ra) là vị trí bàn thờ thần linh Thổ Công tức là nơi thờ Thổ Thần,thần đất,thờ Ông Bếp,vị thần cai quản gia cư,hay trong khu vực Nam bộ thay bằng hình tượng ông Địa bụng phệ cởi trần quấn khăn rằn cười hỉ…! Do tính thực tế trong văn hóa truyền thống của người Việt mà xếp bàn thờ thiên ở ưu tiên thứ ba về sự gần gũi vì người Việt ta luôn có những truyền trống thờ cúng tâm linh sao cho sát với thực tiễn sinh hoạt hàng ngày và khả năng duy trì một không gian tâm linh của gia đình mình,cộng đồng nơi mình cư ngụ.

Theo khảo sát cấu trúc của các ngôi nhà truyền thống xưa và nay dễ dàng nhận thấy bàn thờ ông bà tổ tiên được xem là tôn kính nhất, đặt ở gian chính giữa của nhà,nơi cao ráo,trên thông thiên tới mái, dưới con cháu tề tựu,khách khi bước vào nhà phải kính cẩn vọng ngưỡng, trong gia đình đi qua cũng phải thành tâm nhang khói.

Tiếp đến là bàn thờ thần linh Thổ Địa được đặt dưới đất, gần nơi ra vào, với mục đích chiêu tài đón lộc, cầu cho làm ăn thuận lợi,phát lộc phát tài,…

Về vị trí và hướng đặt bàn thờ thiên

Do bản chất của gốc văn hóa nông nghiệp của người Việt nên có xu hướng sùng bái tự nhiên trong đó khá phổ biến nhất là việc thờ thiên địa ( Trời – Đất ) là những vị thần cai quản thiên nhiên gắn bó với sự sinh tồn của người dân Việt, ở vùng Nam bộ khi nói đến bàn thờ thiên hay còn gọi là bàn thiên địa thì ai cũng biết đó là bàn thờ Trời – Đất.Nói đến bàn thờ Thiên là phải đưa ra ngoài trời nơi tiếp xúc với trời, trong dân gian và phong thủy thường có câu ( nhất vị nhị hướng ) để nói tầm quan trọng và thứ tự ưu tiên khi chọn lựa đất.

– Loại quẻ 1 : Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh

Người Đông tứ mệnh là người thuộc các hành Thủy, Mộc, Hỏa

Người Tây tứ mệnh là người thuộc các hành Thổ và Kim

– Loại quẻ 2 : Đông tứ trạch và Tây tứ trạch

Đông tứ trạch là các hướng: Đông, Đông Nam, Nam, Bắc

Tây tứ trạch là các hướng: Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam.

Tìm hiểu thêm về Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh .

Các mẫu bàn thờ thiên ngoài trời bằng đá đẹp

Xem Thêm : Thước lỗ ban chuẩn phong thủy

Hướng Đặt, Cách Đặt Bàn Thờ Phật Bà Quan Âm Trong Nhà

Hiện nay, ở dân gian lưu truyền 2 sự tích về mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát, đó là:

Quan Âm Thị Kính trong kiếp thứ 10 nàng được đầu thai làm một cô con gái trong một gia đình họ Mãng ở nước Cao Ly và được gọi tên là Thị Kính.

Lớn lên nàng tài sắc vẹn toàn, sau đó được gả cho một chàng trai có tên là Thiện Sỹ. Một hôm nàng đang ngồi may vá bỗng thấy sợi dâu ở cằm của chồng mọc ngược, nàng tiện đang cầm kéo trong tay lấy nó cắt đứt sợi râu. Thiện Sỹ tỉnh dậy thấy vậy bèn hô hào, tưởng rằng Thị Kính có ý định giết mình.

Vì không thể kêu oan, khi bố mẹ Thiện Sỹ không chịu nghe nàng nói lên Thị Kính đành phải quay lại nhà bố mẹ đẻ quyết tâm tu hành. Bà cải trang thành nam, trốn nhà đến chùa xin đi tu lấy pháp danh là Kính Tâm. Vì là gái giả trai nên Kính Tâm có tướng mạo ưu tú làm cho nhiều tín nữ say mê, ngưỡng mộ. Trong đó có Thị Mầu – là con của một trưởng giả giàu có, nhiều lần trêu ghẹo Kính Tâm nhưng không được đáp trả. Thị Mầu có thai với người đầy tớ, khi bị tra hỏi Thị Mầu khai rằng Kính Tâm là cha của đứa bé.

Khi đọc xong bức thư sư cụ đã rõ sự tình bèn cho người đi kiểm tra thi thể của Kính Tâm mới biết rằng nàng là gái giả trai. Thị Mầu vì xấu hổ quá nên đã tự tử, Thiện Sỹ sau khi hay tin thì ăn năn, quyết tâm tu hành, sau này hóa thành một con chim.

Thị Kính sau khi chết được đắc đạo trở thành Quan Âm Bồ Tát, nàng cứu độ đứa con nuôi đem về Nam Hải để phụng sự bên mình.

Sự tích Quan Âm Diệu Thiện

Truyện kể lại rằng vào thời Nam Bắc triều vua Diệu Trang Vương có 3 người con gái đều đẹp như hoa lần lượt là Diệu Nhan, Diệu Âm và Diệu Thiện. Khác với 2 chị Diệu Thiện vốn rất thông mình, được vua cha yêu thương hết mực. Nàng không chỉ đẹp mà còn có tấm lòng thiện lương, tính cách điềm tĩnh nhẹ nhàng.

Khi công chúa đến tuổi kết hôn, vua cha Diệu Trang Vương đích thân lựa chọn cho nàng những bậc anh tài tuấn tú nhưng công chúa hết lần này đến lần khác từ chối bởi Diệu Thiện không màng vinh hoa, phú quý nơi trần tục mà chỉ 1 lòng hướng Phật, mong muốn cứu độ chúng sinh. Chính vì thế mà nàng kiên quyết không chịu kết hôn.

Giận nàng, vua cha sai lệnh đốt chùa để giết cô nhưng trời bỗng đổ mưa làm dập tắt lửa. Chưa hết giận, vua hạ lệnh xử chém, trời bỗng nổi giông tố, sấm sét đánh văng búa của đao phủ. Vua tức giận ra lệnh xử tử công chúa nhưng lúc đó xuất hiện một con cọp trắng xông ra cõng công chúa mang đến chùa Hương.

Sau đó Diệu Thiện tu hành ở đây, cảm hóa được muông thú. Trong khi đó ở trong triều vua cha bị bệnh nặng chữa không thể khỏi, dần dần 2 bàn tay bị rơi rụng, mắt trở nên mù. Diệu Thiện sau khi hay tin đã vê thăm cha, nàng hi sinh 2 mắt cùng 2 tay để cho cha.

Khi chết Diệu Thiện đắc đạo trở thành Bồ Tát, với trí tuệ và đức hạnh thì nàng đã cứu thoát được cha mẹ mình, cũng như có thể độ giúp nhiều người thoát khỏi vòng luẩn quẩn.

Cách đặt tượng Phật Bà Quan Âm trong nhà

Vị trí đặt tượng Phật bà Quan Âm trong nhà

– Đặt tượng Phật bà Quan Âm trong nhà, gia chủ cần đặt trên ban để thờ, không được đặt tùy tiện, đặt ở chỗ bụi bẩm, u ám để tránh những điều không may có thể xảy đến với gia đình.

– Tuyệt đối không đặt tượng Quan Âm cùng những tượng khác (đây là được xem là điều tối kỵ trong cách đặt tượng Quan Âm)

– Không nên đặt bàn thờ Quan Âm Bồ Tát gần nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng ngủ. Để tốt nhất gia chủ nên đặt bàn thờ Phật bà Quan Âm ở phòng khách hoặc một phòng thờ riêng để đảm bảo sự thanh tịnh, trang nghiêm.

Cách đặt tượng Phật bà Quan Âm trong nhà ngoài những điều lưu như trên đã trình bày thì gia chủ còn hết sức lưu ý đến hướng đặt bàn thờ Phật bà Quan Âm, mời quý khách cùng chúng tôi tìm hiểu ở phần tiếp theo.

Theo quan điểm chung nhất thì hướng đặt bàn thờ Phật bà Quan Âm để tốt nhất, gia chủ nên tránh hướng nhìn của bàn thờ vào những nơi u ám, tối tăm như nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng ngủ…..

: Gia chủ mệnh Kim thì hướng đặt bàn thờ của gia đình bạn sẽ là Tây tứ trạch nên đặt bàn thờ Phật bà Quan Âm theo hướng Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Hướng Tây ( Mệnh Kim hợp màu gì?)

: thuộc Đông tứ mệnh, gia chủ nên bố trí bàn thờ Phật ở Đông tứ trạch theo các hướng Đông, Đông Nam, Nam và hướng Bắc. ( Mệnh Mộc hợp màu gì?)

: Gia chủ mệnh Hỏa thuộc Đông tứ mệnh, gia chủ nên bố trí bàn thờ Phật bà Quan Âm ở Đông tứ trạch theo các hướng Đông, Đông Nam, Nam và hướng Bắc, không nên bố trí bàn thờ Phật Quan Âm theo hướng Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Hướng Tây. ( Mệnh Hỏa hợp màu gì?)

– Mệnh Thổ: gia chủ thuộc Tây tứ mệnh nên bố trí bàn thờ Phật bà Quan Âm ở Tây tứ trạch bao gồm các hướng Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Hướng Tây. ( Mệnh Thổ hợp màu gì?)

Cách bài trí bàn thờ Phật bà Quan Âm

Bài trí bàn thờ Phật bà Quan Âm trong nhà, bạn đã làm đúng hay chưa? là quan tâm của khá nhiều người bởi việc bài trí bàn thờ đẹp, đúng cách, đúng phong thủy giúp cho không gian thờ cúng của gia đình ấm cúng, thể hiện sự chỉnh chu của gia chủ.

– Tiếp đến là bát nhang, đối với bàn thờ Phật thường chỉ thờ 1 bát nhang

– Những vật phẩm như lọ hoa, ống hương, chóe thờ được bày xung quanh, cân đối 2 bên bát hương

– Mâm bồng được bày chính giữa, cân đối với bát hương sau đó đến kỷ chén thờ.

Những lưu ý khi thờ tượng Phật bà Quan Âm tại nhà

Lập bàn thờ Phật bà Quan Âm trong nhà ngoài lựa chọn được vị trí đẹp, hướng tốt gia chủ còn cần lưu ý đến những kiêng kỵ trong cách thờ cúng, bài trí bàn thờ Phật sao cho đẹp mắt, hợp phong thủy.

– Tuyệt đối không được đặt Phật bà Quan Âm cùng với các tượng khác

– Gia chủ thờ Phật chung với thần linh, gia tiên thì phải đặt bàn thờ Phật cao hơn ban thờ thần linh, gia tiên

– Thắp hương thờ Phật nên thắp một thẻ, có điều gì cần cầu xin thì thắp 3 thẻ nhang.

– Đồ cúng lễ Phật phải là đồ chay, do nhà Phật không ăn tanh. Hoa sử dụng cúng Phật bà Quan Âm, gia chủ nên dùng hoa cúc, hoa sen….lấy tông màu đỏ, vàng làm chủ đạo – đây là 2 màu của nhà Phật.