Hướng Dẫn Cúng Đầy Tháng / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Hướng Dẫn Văn Khấn Cúng Đầy Tháng

Đây là nghi lễ mà qua đó không chỉ khẳng định sự hiện hữu của một con người – một thành viên mới trong xã hội, mà còn khẳng định vai trò của gia đình và xã hội đối với thành viên mới, thế hệ mới.

Tuy đây là hình thức tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng thờ mẫu, nhưng qua đó cho thấy tín ngưỡng dân gian nói chung luôn hướng con người không chỉ biết có hiện tại, tương lai, mà còn nhận rõ truyền thống văn hóa mang tính bản sắc của gia đình – xã hội. Đồng thời lễ đầy tháng – lễ thôi nôi còn là sự biểu hiện của những ước muốn tốt đẹp của các thế hệ trước đối với các thế hệ kế thừa.

1. Lễ cúng đầy tháng (lễ cúng mụ)

Cách chuẩn bị lễ cúng đầy tháng

Trẻ sinh đúng tháng phải làm lễ cúng mụ hay còn gọi là đám đầy tháng.

Việc tổ chức lễ đầy tháng trước là tạ ơn Mụ bà không chỉ nặn ra đứa trẻ, mà còn phù trợ cho “mẹ tròn con vuông”, sau là để trình với nội – ngoại, họ hàng, lối xóm về đứa cháu sau một tháng chào đời, nhưng ít ai nhìn thấy (cả mẹ và con), đây như là chứng nhận của xã hội về sự tồn tại của một con người, để được nâng niu, chúc tụng, để cộng đồng có trách nhiệm giúp đỡ, cưu mang, che chở…

Trong ngày đầy tháng, ngoài việc chuẩn bị món ăn, thức uống dùng để chiêu đãi khách, gia chủ còn chuẩn bị mâm lễ vật cúng kính 12 Mụ bà gồm 12 chén chè, 3 tô chè, 3 đĩa xôi và một mâm cúng kính 3 Đức ông gồm con vịt tréo cánh được luộc chín, 3 chén cháo và 1 tô cháo…

12 chén chè cúng 12 Mụ bà gồm:

Mụ bà Trần Tứ Nương, coi việc sanh đẻ (chú sanh)

Mụ bà Vạn Tứ Nương, coi việc thai nghén (chuyển sanh)

Mụ bà Lâm Cửu Nương, coi việc thụ thai (thủ thai)

Mụ bà Lưu Thất Nương, coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé

Mụ bà Lâm Nhất Nương, coi việc chăm sóc bào thai (an thai)

Mụ bà Lý Đại Nương, coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)

Mụ bà Hứa Đại Nương, coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)

Mụ bà Cao Tứ Nương, coi việc ở cữ (dưỡng sanh)

Mụ bà Tăng Ngũ Nương, coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)

Mụ bà Mã Ngũ Nương, coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)

Mụ bà Trúc Ngũ Nương, coi việc giữ trẻ (bảo tử)

Mụ bà Nguyễn Tam Nương, coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ

Ba Đức thầy bao gồm: Thánh sư, tổ sư và tiên sư có chức năng truyền dạy nghề nghiệp (không phải 13 đức thầy).

Sau khi bày lễ vật, một trưởng tộc hoặc người biết thực hành nghi lễ, thắp ba nén hương khấn nguyện.

“Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âm lịch), ngày cháu (nội hay cháu ngoại………………) họ, tên…………………. tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên……………………..) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.

Sau nghi thức cúng kính là nghi thức khai hoa còn gọi là “bắt miếng”. Đứa bé được đặt ngay trên bàn giữa, chủ lễ rót trà thấp hương xin phép bắt miếng. Xong, bồng đứa trẻ một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp (có thể hoa khác) vừa quơ qua, quơ lại trên miệng cháu bé vừa dạy những lời tốt đẹp như sau:

Mở miệng ra cho có bông, có hoa,

Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,

Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,

Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…

Tiếp sau là lời chúc mừng và tặng quà hoặc tiền lì xì của khách mời, của dòng họ bà con cho cháu bé và gia đình nhân ngày cháu tròn một tháng tuổi.

Khi đứa trẻ được đúng 12 tháng, người ta tổ chức lễ thôi nôi, còn gọi là đám thôi nôi.

Cách chuẩn bị lễ cúng thôi nôi

Lễ thôi nôi, ngoài lễ vật chè – xôi, vịt luộc cúng Mụ bà – Đức ông như trong lễ đầy tháng, còn có heo quay cúng đất đai diên địa, thổ công, thổ chủ. Mâm cúng được bày ngoài sân, đầu hướng ra ngoài, đi kèm với heo quay còn có 5 chén cháo, 1 tô cháo, 1 đĩa lòng lợn, rau sống, nhang, đèn, rượu, trà, hoa quả, trên lưng lợn quay gắn một con dao bén.

Trong nhà, bày 3 mâm cúng gồm mâm cúng Thành hoàng bổn cảnh; mâm cúng cửu huyền thất tổ và mâm cúng ông bà quá vãng (bao nhiêu bàn thờ, bấy nhiêu mâm cúng). Lễ vật là những thức ăn chín phù hợp với tập quán mỗi địa phương. Kế bên (trên bộ ván hoặc bộ vạt) bày 12 chén chè, xôi; con vịt luộc chín với 3 chén cháo và 1 tộ cháo cúng 12 Mụ bà và 3 Đức ông.

Nghi cúng đất đai diên địa, thổ công thổ chủ lời khấn như sau:

“Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âm lịch), gia đình cháu (nêu họ tên)………………….. bày làm mâm lễ vật, trước cung thỉnh đất đai diên địa, thổ công thổ chủ trước về chứng minh nhận lễ mừng cho cháu (……………………..) tròn một năm tuổi, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên………………………..) khỏe mạnh, chóng lớn, ngoan hiền, phù trợ cho gia đình luôn ấm no, hạnh phúc…”.

Lời khấn mâm cúng Thành hoàng bổn cảnh; mâm cúng Cửu huyền thất tổ và mâm cúng Ông bà quá vãng nội dung cơ bản giống như lời khấn nghi cúng đất đai diên địa, thổ công thổ chủ, chỉ thay đổi đối tượng được thỉnh mời.

Lời khấn cầu 12 Mụ bà và 3 Đức ông cơ bản giống như lời khấn trong ngày đầy tháng.

Ba tuần rượu và một tuần trà lời khấn không thay đổi (trùng ngôn, trùng ngữ).

Kết thúc ba tuần rượu và một tuần trà là thực hiện nghi thức “thử tài” cháu bé bằng cách bày những vật dụng phù hợp trên bộ ván hoặc trên bộ ván phù hợp với tính cách của nam, hoặc nữ. Sau đó, đặt cháu bé ngồi trước các vật dụng để cháu tự chọn lựa các vật dụng như: gương, lược, viết, tập sách, nắm xôi, tiền, kéo… Vật nào được cháu chọn trước (cầm trước) dân gian tin tưởng đó là sự chọn lựa của cháu về nghề nghiệp tương lai cho mình.

Sau khi kết thúc nghi thức tử tài, khách mời thực hiện nghi thức chúc mừng và lì xì cho cháu bé.

Nghi lễ kết thúc, cuộc tiệc mừng cháu tròn một tuổi cũng bắt đầu.

Nhìn chung, lễ đầy tháng – lễ thôi nôi là một nghi lễ biểu hiện tính nhân bản của người Việt Nam nói chung, người Bến Tre nói riêng đối với mỗi con người, cho dù con người còn rất non dại.

Ngày nay, trong quá trình hội nhập và phát triển, nhiều hình thức tín ngưỡng dân gian trong đó có lễ đầy tháng – lễ thôi nôi một nét đẹp văn hóa truyền thống đang có nguy cơ mai một hoặc biến dạng theo cơ chế thị trường. Nếu không biết giữ gìn và phát huy sẽ làm mất đi nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc và của chính bản thân mình.

Hướng Dẫn Mâm Đồ Cúng Đầy Tháng Miền Bắc Đầy Đủ

Còn điều gì hạnh phúc hơn khi gia đình chào đón một thành viên mới. Chính vì thế mà mỗi cha mẹ đều rất quan tâm đến việc làm mâm đầy tháng của con sắp tới cần chuẩn bị những gì? Mọi người quan niệm rằng chuẩn bị tốt một mâm cúng cho bé đầy đủ, đúng thủ tục thì con bạn sẽ vui vẻ, bình yên và may mắn trong cuộc sống sau này.

Mâm cúng đầy tháng miền Bắc có ý nghĩa gì?

Người xưa quan niệm rằng mỗi đứa trẻ sinh ra đều do bà Chúa đầu thai và do bà Mụ nặn thành còn Đức ông có nhiệm vụ bảo vệ “mẹ tròn con vuông” đến lúc sinh ra. Chính vì vậy, mà cha mẹ nào cũng chuẩn bị một mâm cúng đầy tháng như lời cảm ơn đến các vị thần đã che chở, phù hộ cho bé mau ăn và đó cũng là cách thể hiện tình thương bao la vô bờ bến dành cho con.

Lễ cúng đầy tháng ở miền Bắc có khác với các miền khác không?

Nhiều bậc cha mẹ là người miền Nam nhưng do điều kiện công việc nên chuyển vào miền Bắc để sinh sống. Ngày bé đầy tròn tháng tuổi ba mẹ muốn tổ chức một bữa tiệc mời anh em họ hàng và bạn bè thân quen ở đây dự định làm mâm cúng đầy tháng cho bé theo phong tục người miền Bắc. Về căn bản thì mâm cúng đầy tháng của người miền Nam không khác mâm cúng của người miền Bắc là mấy, chỉ là cách chế biến gia vị có phần khác nhau mà thôi.

Chuẩn bị đồ cúng đầy tháng miền Bắc gồm những gì?

Nếu bạn không biết cúng đầy tháng phải chuẩn bị những gì, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị đồ cúng đầy tháng theo phong tục miền Bắc chuẩn nhất.

Miền Bắc là cái nôi của đất nước Việt Nam, là gốc, là cội nguồn của những truyền thống quý báu của người Việt Nam. Việc cúng đầy tháng cho bé trai ở miền Bắc, bé gái ở miền Bắc có vẹn toàn hay không phụ thuộc vào cách chuẩn bị đồ cúng của bạn.

Lễ cúng đầy tháng miền Bắc gồm những lễ sau trên mâm cúng đầy tháng: Lễ cúng Mụ (gồm 12 mụ đã nặn đầu, nặn tay, chân,.. cho con và bà Chúa), lễ cúng Đức Ông và 3 Đức Thầy. Chuẩn bị đồ cúng đầy tháng còn phụ thuộc vào giới tính của em bé là bé trai hay bé gái. Ngoài ra, bạn cũng phải chuẩn bị đồ cúng và cúng vào đúng ngày cúng cho bé, nếu là bé trai thì lùi lại 1 ngày, bé gái thì lùi lại 2 ngày – “nữ lùi 2, trai lùi 1”.

Theo phong tục người Việt trẻ được sinh ra là nhờ công lao to lớn của bà Mụ và Đức ông. Nên làm mâm cúng đầy tháng thường được chia làm 2 mâm được đặt ở 2 bàn (1 mâm cho bà Mụ, 1 mâm cho Đức ông) gồm những lễ sau:

Mâm cúng đầy tháng Miền Bắc thường có những lễ vật sau

Trái cây tươi: 1 mâm gồm 5 loại quả.

Hoa tươi (có thể là hoa hồng, hoa ly hoặc hoa cát tường,…).

Nhang (hương) để thắp hương khi thực hiện nghi lễ cúng đầy tháng và lư cắm nhang có thể mua loại sứ hoặc bằng thân cây chuối

Nến.

Muối sạch và gạo tẻ: mỗi loại 1 bát nhỏ.

Tờ giấy cúng đầy tháng cho trẻ, 1 bộ đồ hình thế ghi đầy đủ tên, ngày tháng năm sinh của bé trai, gái

Trà (12 chén nhỏ và 1chén lớn)

Rượu nếp quê (12 chén rượu để ở bàn bà Mụ và 3 chén rượu ở bà Đức ông).

Nước lọc hoặc trà.

Bánh kẹo (chia đều 12 đĩa nhỏ và 1 đĩa lớn)

Trầu têm cánh phượng (12 miếng trầu cánh phượng bày ở bàn bà Mụ và 3 miếng trầu ở bàn Đức ông).

Chè vì bé trai nên nấu chè đậu trắng. Cách nấu chè đậu trắng để cúng cho bé trai miền Bắc là khi chưa nấu chè hạt đậu phải chắc, hạt tròn dài đều nhau. Nấu chè đến khi hạt đậu dẻo, có vị ngọt nước cốt dừa)

Xôi (12 đĩa xôi gấc nhỏ và 1 đĩa xôi gấc lớn. tùy theo vùng miền để nấu xôi, miền Nam thường nấu xôi gấc, miền Bắc thường nấu xôi vò)

Gà luộc (chọn con gà trống đẹp, luộc chín vừa phải).

Bộ tam sên gồm thịt heo, trứng, tôm hoặc cua đã luộc chín

1 đôi đũa hoa, vì thường bà Chúa thích sử dụng loại này

Cách sắp xếp đồ cúng Mụ trong lễ cúng đầy tháng cho bé trai ở miền Bắc

Thông thường đồ cúng bà Mụ sẽ được đặt trên hai bàn, 1 bàn nhỏ và 1 trên bàn lớn. Bàn lớn thì bày lễ vật cúng bà Mụ, bàn nhỏ xếp phía trên để bày những lễ vật cúng ông bà. Đồ lễ được sắp xếp trên bàn to một cách cân xứng với nhau, đồ lễ khác sắp xếp theo nguyên tắc “Đông Bình Tây quả”, nghĩa là phía đông đặt bình hoa, phía tây đặt mâm ngũ quả và các lễ vật.

Cách cúng đầy tháng cho bé trai ở miền Bắc

Nghi thức lễ cúng đầy tháng bé trai miền Bắc do người lớn tuổi nhất trong gia đình thực hiện. Người này phải ăn mặc chỉnh tề, mặc áo dài khăn đóng để thực hiện lễ thắp nhang và khấn vái. Gồm hai nghi thức cúng là nghi thức khai hoa (đọc tên tuổi, cầu may) và nghi thức bắt miếng – nghi thức đưa hoa qua lại trên miệng bé trai để mong sau này những điều tốt đẹp sẽ đến từ miệng bé (mong những điều tốt đẹp).

Sau nghi thức cúng đầy mụ trên là nghi thức đặt tên cho bé trai. Trong cúng đầy tháng miền Bắc Sau khi đã cầu chúc những điều tốt đẹp, hạnh phúc cho bé trai, để đặt tên cho con thì phải tiến hành nghi thức xin keo.

Với tên của bạn đặt cho bé, nếu gieo hai đồng tiền bằng bạc thật vào chiếc dĩa đá sâu lòng hai mặt đều úp hoặc đều ngửa thì phải gieo lại lần nữa.

Nếu gieo được 1 mặt úp 1 mặt ngửa tức bạn đã được tổ tiên cho phép đặt tên đó cho con mình. Nếu gieo 3 lần mà chưa được thì bạn phải đổi tên khác cho bé trai của mình.

Nghi thức đặt tên bằng hình thức xin keo này đến nay chỉ còn một số gia đình duy trì và áp dụng vì có nhiều quan niệm nên bỏ qua nghi thức này khi thực hiện lễ cúng mụ theo phong tục miền Bắc.

Cũng như vậy, nghi thức làm phép để người mẹ kết thúc ở cữ cũng được đông đảo người trong xã hội cho là hủ tục và đã bỏ bớt, chỉ duy trì ở một số gia đình.

Gia đình cũng cần chuẩn bị những phong bao tiền lì xì để khi kết thúc những nghi lễ này lì xì cho bé trai. Đây được thể hiện như là trai những sự may mắn, tiền tài và mang đến nhiều hạnh phúc cho đứa trẻ, cầu chúc sau này đứa trẻ sẽ có cuộc đời sung túc, ấm no và thuận lợi.

Cách cúng đầy tháng cho bé gái ở miền Bắc

Những lễ vật mâm cúng đầy tháng cho bé gái miền Bắc cần chuẩn bị những thứ gồm lễ cúng Mụ và lễ cúng Đức Ông như lễ cúng đầy tháng bé trai.

Tuy nhiên, trong cúng đầy tháng miền Bắc, đối với bé gái, món chè không phải là chè đậu trắng mà là chè trôi nước. Chè trôi nước thể hiện sự tròn trịa, trắng trẻo, mịn màng, thanh thoát của một người con gái.

Món chè trôi nước để cầu mong cho đứa con gái của mình luôn luôn tròn đầy, trong trắng, đẹp đẽ và thanh khiết. Đặc biệt gia đình hãy chuẩn bị những lễ vật cúng đầy tháng một cách đầy đủ và chu đáo sao cho thành tâm nhất.

Những nghi thức lễ khi cúng đầy tháng cho bé gái ở miền Bắc cũng giống như những nghi lễ đối với bé trai gồm lễ khai hoa, lễ bắt miếng và nghi lễ đặt tên (nếu có).

Cách thức bày mâm cúng và người khấn vái cúng giống bé trai. Tổ chức lễ đầy tháng của bé gái cũng nên được tặng phong bao lì xì để đem lại sự may mắn, tiền tài cho bé sau này.

Lưu ý khi cúng đầy tháng cho con (bé trai, bé gái)

Trước khi cúng đầy tháng cho bé, bạn phải chọn giờ phù hợp với tuổi tác, giờ sinh, mệnh của con cái để chọn giờ cúng đầy tháng cho con. Việc chọn giờ cúng phù hợp trong lễ cúng đầy tháng miền Bắc là một điều có ý nghĩa quan trọng.

Điều này thể hiện được sự hòa hợp giữa âm dương với khí huyết, vận mệnh của đứa trẻ. Thời gian thường được mọi người chọn để cúng là buổi sáng sớm hoặc lúc chiều muộn. Đây là thời điểm đất trời giao thoa giữa ban ngày và ban đêm nên rất phù hợp để làm lễ cúng cho bé.

Khi Cách tính ngày cúng đầy tháng bé trai , bạn phải tính vào ngày âm lịch, không nên tính theo ngày dương lịch. Vì dương lịch là lịch tây, nếu làm nghi thức nghiêng về phía tâm linh thì phải lấy âm lịch thì đấng tâm linh mới hưởng và biết được lòng thành của bạn.

Cúng đầy tháng miền Bắc, miền Nam, miền Trung tuy khác nhau nhưng đều được mọi người quan tâm và tổ chức thực hiện nghi lễ cúng đầy tháng cho bé này một cách nghiêm túc, đầy đủ cho những đứa con mình mới sinh ra đời.

Theo quan niệm, lễ cúng đầy tháng theo phong tục miền Bắc là rất cần thiết đối với những người nơi đây, một phần vì đó là sự tiếp nối truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại, mặt khác lại muốn cầu may, cầu sự an yên cho đứa con của các bậc cha mẹ và tạ ơn các vị thần đã đem lại bình yên cho bé.

Sau khi chuẩn bị mâm cúng đầy tháng theo phong tục miền Bắc hoàn tất, đại diện gia đình sẽ thắp hương và đọc bài văn khấn đầy tháng để báo cáo với ông bà tổ tiên cũng như tạ ơn các vị thần linh.

Hướng Dẫn Cách Cúng Đầy Tháng Cho Bé Đầy Đủ Nghi Lễ

Khi bé mới trào đời và khi bé đủ một tháng mẹ thường làm lễ cúng đầy tháng cho con yêu. Cùng xem cách cúng đầy tháng cho bé với đầy đủ nghi lễ các mẹ nên biết.

Văn hóa người Việt Nam rất coi trọng ngày lễ đầy tháng của mỗi đứa trẻ. Bởi theo quan niệm phương Đông, lễ đầy tháng hay cúng mụ là một dấu mốc quan trọng, ghi nhận sự phát triển của trẻ và cũng như để giới thiệu em bé với họ hàng và bạn bè. Đồng thời, đây cũng là ngày kết thúc tháng ở cữ của người mẹ. Sau khi làm lễ đầy tháng mẹ và bé có thể thoải mái ra ngoài mà không cần phải kiêng cữ nữa.

Cách tính ngày cúng đầy tháng cho trẻ

Ngày cúng đầy tháng cho bé được tính theo cách tính truyền thống của dân gian, nghĩa là căn cứ vào lịch âm và tùy thuộc theo giới tính của trẻ (gái lùi 2, trai lùi 1).

Nếu con bạn là một bé gái, thì ngày đầy tháng sẽ lùi lại 2 ngày sau khi kết thúc tháng đầu tiên. Còn nếu con bạn là một bé trai thì ngày đầy tháng sẽ lùi lại 1 ngày.

Giờ thực hiện nghi lễ cúng thường vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

Chuẩn bị lễ vật để cúng đầy tháng cho bé

Theo quan niệm dân gian, em bé được hình thành là nhờ 1 bà Chúa và 12 bà Mụ. Trong đó bà Chúa chịu trách nhiệm chính, còn 12 bà Mụ làm nhiệm vụ nặn ra hình hài đứa trẻ, mỗi bà mụ phụ trách một bộ phận. Do đó, khi chuẩn bị lễ vật để cúng đầy tháng phải đầy đủ những thứ sau:

– Lễ vật cúng 12 bà Mụ: 12 chén chè nhỏ, 12 đĩa xôi nhỏ, 12 chén cháo nhỏ, 12 ly nước, 2 đĩa bánh hỏi, các loại bánh dành cho trẻ con xếp thành 12 đĩa, khoảng 2 kg thịt quay chia làm 12 đĩa, đồ hàng mã (giấy tiền).

– Lễ vật cúng kính Đức ông: Một con gà luộc, một tô cháo lớn, một tô chè lớn, ba đĩa xôi lớn, một miếng thịt quay một đĩa hoa quả, trầu cau, hoa rượu và đồ hàng mã (giấy tiền).

Ngoài các lễ vật này thì cần thêm một bình hoa, trà, rượu, hương, đèn, nước, gạo, muối, muỗng và không thể thiếu một đôi đũa hoa (đũa được vót ngược đầu và có bông hoa trên đầu đũa) vì theo quan niệm dân gian, bà chúa chỉ thích dùng đũa này.

Cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật để cúng đầy tháng cho bé

Cách sắp bàn cúng đầy tháng

Quan niệm dân gian cho rằng, mâm cúng phải được sắp xếp theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” nghĩa là phía đông đặt bình hoa, còn phía tây đặt lễ vật cúng. Thông thường đồ lễ cúng đầy tháng cho bé sẽ được xếp trên hai bàn:một bàn nhỏ và thấp hơn để bày lễ vật cúng kính Đức ông. Bàn lớn còn lại bày lễ vật cúng kính 12 bà Mụ.

Nghi thức thắp nhang và bài khấn đầy tháng

Lễ vậy sau khi đã được sắp hết lên bàn cúng thì một người lớn trong gia đình hay dòng họ, có thể là ông, bà nội hoặc bố, mẹ đại diện lên thực hiện nghi lễ thắp nhang và khấn.

Bài khấn như sau:

Bài khấn dùng trong cách cúng đầy tháng cho bé

Sau khi khấn, bố hoặc mẹ chắp tay của bé lại rồi vái trước bàn lễ 3 vái, sau 3 tuần hương thì đến tạ lễ. Tiếp đó, gia đình mang vàng mã, váy hoa đi hóa. Trong lúc hóa vàng thì vẩy rượu cúng vào. Các món đồ chơi sẽ được giữ lại cho em bé để lấy khước.

Nghi thức khai hoa

Nghi thức này còn được gọi là “bắt miếng” để cầu chúc những điều tốt đẹp và may mắn nhất đến với đứa trẻ. Khi thực hiện nghi lễ này, em bé sẽ được đặt giữa bàn. Người chủ lễ rót trà, thắp hương để xin phép bắt miếng. Tiếp đó, 1 tay bồng đứa trẻ, tay kia cầm nhánh hoa quơ qua, quơ lại trên miệng em bé và đọc lời chúc.

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa

Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,

Mở miệng ra cho có bạc, có tiền

Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Tục làm phép kết thúc thời gian ở cữ

Lễ đầy tháng cũng là dấu mốc kết thúc thời gian ở cữ của mẹ. Nên trong ngày này, người mẹ cũng cần được làm lễ. Người nhà cần chuẩn bị một nồi nước sôi để giữa nhà, bỏ một cây đinh đã nung đỏ bỏ vào cho khói bay ra. Người mẹ bế con bước qua bước lại nồi nước. Nếu là con trai thì bước 7 lần, còn con gái thì bước 9 lần. Sau đó, 2 mẹ con đi quanh nhà, tất cả các phòng.

Sau khi làm lễ mẹ có thể ra ngoài hay đi chợ. Lần đầu tiên đi chơi, mẹ nên mua 1 bịch muối và chút gạo. Trên đường trở về giả vờ đánh rơi một ít tiền lẻ với mục đích là mong con sau này cơm áo dư dả.

Hướng Dẫn Cách Cúng Đầy Tháng Cho Bé Gái Từ A

Ý nghĩa của lễ đầy tháng

Từ khi chào đời đến lúc tròn một tháng, bé sẽ được gia đình tổ chức lễ cúng đầy tháng. Buổi lễ mang ý nghĩa tạ ơn đất trời vì đã mang đến gia đình một thành viên mới. Bên cạnh đó, buổi lễ còn dành để cảm ơn 12 bà Mụ đã có công nặn ra bé và Đức ông đã bảo vệ để “mẹ tròn con vuông”. Trong lễ cúng, bố mẹ sẽ cầu xin các vị thần che chở cho bé khỏe mạnh và thông minh.

Cách tính ngày đầy tháng cho bé gái

Lễ đầy tháng được tính theo lịch âm. Tùy theo giới tính của em bé mà ngày được chọn sẽ khác nhau. Theo quan niệm “gái lùi 2 trai lùi 1” của ông bà xưa, lễ cúng đầy tháng cho bé gái sẽ lùi 2 ngày so với ngày sinh âm lịch. Chẳng hạn, nếu bé chào đời vào ngày 20 tháng 11 âm lịch thì sẽ cúng đầy tháng vào ngày 18 tháng 12 âm lịch.

Chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé gái

Nếu là con đầu lòng, ắt hẳn các ông bố bà mẹ sẽ rất bối rối trong việc chuẩn bị mâm cỗ. Chọn lễ vật sao cho đầy đủ và ý nghĩa? Bày trí lễ vật để cúng đầy tháng ra sao?… là những nỗi băn khoăn phổ biến.

Với tín ngưỡng dân gian, mâm cúng lễ đầy tháng bé gái cần có: 12 chén chè trôi nước nhỏ, 1 chén chè trôi nước lớn, 12 chén cháo nhỏ, 1 tô cháo lớn, 12 chén xôi nhỏ và 1 chén xôi lớn. Đây là lễ vật dành để cúng bà Chúa và 12 bà Mụ đã nặn ra bé. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần chuẩn bị đồ cúng Đức ông và 3 Đức thầy. Thông thường, người ta sẽ cúng hoa, trái cây, nến, nhang, trầu têm cánh phượng, gạo, muối, trà và rượu.

Cụ thể, mâm cúng đầy tháng cho bé gái bao gồm

Xôi đậu xanh hoặc xôi gấc (12 chén nhỏ, 1 chén lớn)

Chè trôi nước (12 chén nhỏ, 1 chén lớn)

Kẹo bánh (12 đĩa)

Nước lọc (12 chén)

Rượu 12 (chén)

Trái cây (có thể chọn 5 loại quả như dứa, cam hoặc quýt, chuối, táo, xoài…)

Hoa tươi (tùy chọn loại hoa như hoa hồng, hoa cát tường, hoa ly…)

Nhang

Nến

Gạo tẻ, muối hạt sạch

Trầu têm cánh phượng

Tiền vàng mã

Thịt lợn (có thể thịt lợn quay, thịt chân giò…)

1 con gà luộc

Giấy cúng đầy tháng (gồm có mâm hài và đồ cho bà Chúa và bà Mụ)

Nghi thức thực hiện cúng đầy tháng

Các lễ vật cúng cần được sắp xếp hài hòa và cân đối ở chính giữa, phía trên hương án. Trong đó, lễ vật dâng bà Mụ được chia làm 12 phần nhỏ đều nhau và 1 phần lớn cho bà Chúa. Mâm lễ mặn với hương, hoa và nước trắng đặt ở trên cùng. Soạn mâm trên đầu giường em bé rồi bắt đầu đốt nến cúng bà Mụ. Sau đó, bố mẹ đốt quần áo, tiền vàng cho bà Mụ, bóc bim bim và trái cây cho các bé trong nhà. Bố mẹ cũng chia sách bút cho các bé để lấy lộc, giữ lại vài món cho con mình.

Tiếp sau khi cúng, các phụ huynh cho bé gái thực hiện nghi thức khai hoa hay dân gian còn gọi là “bắt miếng”. Bé gái được đặt trên bàn giữa, người cúng rót trà và thắp hương để xin bắt miếng. Sau đó, người cúng bồng em bé trên tay, lấy một cành hoa quơ qua quơ lại miệng bé đồng thời đọc những câu chúc bình an, tốt đẹp. Ý nghĩa của nghi thức này nhằm giúp bé gái lớn lên dịu dàng và ăn nói nhỏ nhẹ.

Những thông tin trên hy vọng giúp bố mẹ thực hiện lễ cúng chu đáo và trọn vẹn nhất. Chúc cho em bé gái nhà bạn ăn mau chóng lớn, khỏe mạnh và thông minh.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!