Hình Ảnh Xương Mâm Chày / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Phục Hồi Chức Năng Xương Mâm Chày

Phục hồi chức năng – vật lý trị liệu sau gãy mâm chày: Xương mâm chày là một trong những phần xương quan trọng của đầu gối, có chức năng hỗ trợ sự đi lại, gập đầu gối giữ thăng bằng.

Mâm chày là một bề mặt sụn cấu tạo nên một phần khớp gối, khi người ta đứng và đi lồi cầu xương đùi đè lên mâm chày và trọng lượng cơ thể dồn lên mâm chày để xuống cẳng chân, như vậy mâm chày là phần xương chịu sức nặng của cơ thể.

1. Nguyên nhân gãy xương mâm chày:

Đa số khi bị gãy mâm chày chủ yếu là tai nạn giao thông, đặc biệt ở nước ta bệnh nhân bị tai nạn khi đi xe máy là chủ yếu.

Gãy mâm chày thường xảy ra ở va chạm trực tiếp khi đầu gối đập trực tiếp xuống đất, gãy gián tiếp do xe ngã đè lên mâm chày hoặc té ngã trong tư thế đầu gối bị vặn xoắn.

Ngoài ra còn các nguyên nhân như tai nạn trong sinh hoạt, tai nạn lao động, chân thương thể thao.

2. Phục hồi chức năng vận động của xương chày:

Bệnh nhân sau khi phẫu thuật bắt nẹp vít cố định mâm chày cần điều trị tập vật lý trị liệu sớm để lấy lại chức năng vận động của xương như lúc ban đầu.

Nếu không được tập vật lý trị liệu sớm sẽ để lại ảnh hưởng về chức năng vận động khớp gối như cứng khớp gối không lấy lại được tầm vận động và phải chịu dị tật suốt đời, teo cơ đầu đùi hoặc teo toàn bộ chân gãy dẫn đến liệt hoàn toàn.

Trường hợp không lấy lại được chức năng vận động khớp gối dễ bị thoái hóa khớp gối tuần hoàn máu không cung cấp đủ canxi và khoáng chất dễ gây hoại tử mâm chày.

Bệnh nhân có thể áp phương pháp tập vật lý trị liệu tại nhà sau gãy xương mâm chày như sau:

Từ 1 ngày đến 3 ngày: bệnh nhân tập thụ động tại giường, dạng khép chân, tập ngồi dậy xoa bóp vùng khớp gối, di động xương bánh chè, ngốc cổ chân, ngón chân cơ tứ đầu đùi, theo dõi khớp gối và bàn chân có bị sưng phù không…

Từ 3 ngày đến 7 ngày: bệnh nhân tự ngồi dậy xoa bóp cơ đùi, di động xương bánh chè, di động khớp gối, ngồi thả lỏng chân xuống nền giường và làm quen với nạn…

Từ 7 ngày đến 10 ngày: bệnh nhân đã về nhà cần tiếp tục tập vật lý trị liệu ở nhà để lấy lại chức năng khớp gối như lúc ban đầu, kỹ thuật viên điều trị tập xoa bóp cho tăng tuần hoàn máu và di động khớp, tập gập duỗi khớp gối và gập tối đa nếu bệnh nhân chịu được. tăng lực góc độ gập từ 10 độ tăng lên 30 độ.

Từ 10 ngày đến 15 ngày: bệnh nhân tập đứng và tập đi làm quen với nạn xoa bóp di động khớp gối, tập mạnh sức cơ tứ đầu đùi, xoa bóp các nhóm cơ mặt sau cẳng chân, tập ép tăng dần góc độ, bệnh nhân kết hợp ở nhà tự tập để phát triển nhanh giảm không co cứng cơ, cứng khớp giảm sưng phù nề vị gãy.

Từ 15 ngày đến 1 tháng: sau một tháng bệnh nhân đã gập từ 60 độ đến 90 độ. Kỹ thuật viên kết hợp cho bệnh nhân tập đi chịu lực chân gãy và tập đi cho máu lưu thông tăng sức chịu lực lên mâm chày và nhóm cơ tứ đầu đùi.

Từ 4 tuần đến 8 tuần: lúc này chân gãy đã phát triển tốt không còn bị sưng và phù, bệnh nhân có thể tập đi kết hợp đeo tạ chân để mạnh các nhóm cơ cẳng chân và cơ tứ đầu đùi, chịu trọng lực cơ thể xuống chân yêu, vận động khớp gối tối đa để lấy lại tầm vận động, bệnh nhân ngồi trên giường thả chân xuống gập duỗi tối đa vận động.

Sau 2 tháng bệnh nhân phát triển rất tốt gần lấy lại chức năng gập duỗi từ 90 độ lên 120 độ. Bệnh nhân kết hợp với kỹ thuật viên tập vật lý trị liệu để phát triển tốt hơn và rút ngắn thời gian phục hồi

Bệnh nhân tập ở nhà với mức độ vừa sức chịu đựng của cơ và xương gãy nếu trường hợp lúc tập mà bị đau thì nghỉ rồi tập tiếp tránh trường hợp tập mạnh quá rễ gây vỡ cơ và tổn thương vị trí gãy.

3. Theo dõi và thăm khám :

– Tình trạng ổ gãy: đau, sưng nề, di lệch, biến dạng… – Phản ứng của người bệnh trong quá trình tập luyện: thái độ hợp tác, sự tiến bộ… – Tình trạng chung toàn thân – Theo giỏi và tái khám sau 3 tháng, 6 tháng và 1 năm.

Mọi thông tin cần tư vấn về phương pháp phục hồi chức năng – tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật gãy xương mâm chày vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn:

PHÒNG TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU ĐỨC ĐIỆP TẠI NHÀ TPHCM

Với đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên nhiều năm kinh nghiệm về vật lý trị liệu – phục hồi chức năng chúng tôi luôn đem sự tận tâm, nhiệt tình và hiệu quả nhất cho bệnh. ( Sức Khỏe Là Tài Sản Vô Giá) Mọi thông tin Tư Vấn – Thăm Khám vui lòng liên hệ: Nguyễn Đức Điệp. chuyên khám tập vật lý trị liệu. Website: chúng tôi

Gãy Xương Mâm Chày Bao Lâu Thì Lành?

Sức khỏe là vốn quý, hãy phòng bệnh hơn chưa bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không được tự ý áp dụng dưới mọi hình thức.

Hình Ảnh Mâm Cơm Ngày Tết

Trong đó phát tài hay còn gọi lo hei yuseng là thứ không thể thiếu trong bữa ăn ở đây. Hình ảnh mâm cơm ngày tết đã trở nên thân thuộc và không thể thiếu trong đời sống tinh thần người việt.

Mâm Cơm Ngày Tết Của Người Hà Thành Xưa Vtvvn

Thành phần chính của món ăn này là thịt thăn heo xay nhuyễn.

Hình ảnh mâm cơm ngày tết. Mâm cơm ngày tết của người singapore sẽ có 8 món chính. ảnh hài sự khác nhau giữa tết xưa và nay ảnh chế hậu quả của việc vui chơi tất niên quá. Trong đó phát tài hay còn gọi lo hei yuseng là thứ không thể thiếu trong bữa ăn ở đây.

Không khí tết ngập tràn trong niềm vui và ánh mắt chính là ý nghĩa đặc biệt của mâm cơm cúng ngày tết. Những hình ảnh độc đáo chỉ có ở vn. Sự khác nhau một trời một vực giữa phim và thực tế.

Hôm nay tôi lấy làm vinh dự khi quý đài có lời mời chia sẻ với quí vị về văn hóa truyền thống của việt nam qua hình ảnh mâm cơm ngày tết. Tăng thanh hà khoe ảnh mâm cơm tất niên hoành tráng đầy đủ các món ăn truyền thống như thịt kho hột vịt củ kiệu trứng bách thảo dưa món dưa giá. Những món ăn thảm họa cho mâm cơm ngày tết.

Nhập mã xác nhận. Kết thúc những ngày tết bận rộn ngập tràn trong các mâm cỗ và các món ăn truyền thống nhiều chị em đã có thời gian để cùng chia sẻ những bữa cơm của gia đình mình trong dịp này. Tập thể dục cũng phải có thần thái.

Những hình ảnh độc đáo chỉ có ở vn. Hình ảnh món bánh tét miền trung ảnh st bánh tét có ý nghĩa là sự hội tụ của đất và trời một trong những món ăn truyền thống không thể. Những món ăn thảm họa cho mâm cơm ngày tết.

Trên mâm cơm cúng gia tiên hay mâm cơm sum vầy ngày tết của người miền bắc không thể không nhắc đến món giò lụa. Cách đây vài ngày cô hé lộ hình ảnh căn biệt thự được trang trí nhiều loại hoa tết như đào mai cúc. Hình ảnh những mâm cỗ ngày tết bắt mắt nhất năm nay.

Chúc quí vị năm mới dồi dào sức khỏe vạn sự như ý an khương thường lạc. Hôm qua ngày 22 tức 28 tết âm lịch hình ảnh bữa cơm đầu tiên chiều cuối năm của 1 nam thanh niên đi làm xa trở về được đăng tải lên facebook đã khiến nhiều người xót xa. Trong mâm cơm ngày tết của người việt có rất nhiều món ngon từ cao lương mĩ vị cho đến những món vô cùng giản dị dân dã.

Cùng Tìm Hiểu Mâm Cỗ Ngày Tết Truyền Thống Của Việt Nam Mẹ Không

Những Món Ngon Trong Mâm Cỗ Tết Cổ Truyền Miền Bắc Báo đời Sống

Khám Phá Mâm Cơm Ngày Tết Cổ Truyền Của Người Miền Bắc

Rằm Tháng 7 Qua Mâm Cơm Cúng Của Các Bà Nội Trợ

Gợi ý Mâm Cơm Ngày Nhà Giáo Việt Nam

Khám Phá Mâm Cỗ Tết đặc Trưng Của Ba Miền Bắc Trung Nam

Choáng Với Mâm Cơm 4 Người ăn Không Khác Gì đại Tiệc ẩm Thực 24h

Cách Bày Mâm Cỗ Truyền Thống Trong 4 Ngày Tết Doisong

Phác Đồ Điều Trị Gãy Xương Vùng Mâm Chày

Gãy mâm chày là loại gãy xương phạm khớp.

Theo y vãn thế giới, gãy mâm chày chiếm khoảng 1 % các gãy xương và 8% các gãy xương ở người lớn. Có nhiều mức độ tổn thương khác nhau về sự di lệch và lún mặt khớp. Các nghiên cứu cho thấy đa số tổn thương mâm chày ngoài (55-70%), mâm chày trong 10-23%, tổn thương cả 2 mâm chày là 11 -31 %.

II. NGUYÊN NHÂN

Đa số các trường hợp bị tai nạn giao thông, đặc biệt ở nước ta bệnh nhân bị tai nạn khi đi xe gắn máy là chủ yếu. Gãy mâm chày có thể xảy ra khi bị va chạm trực tiếp, đầu gối đập xuống đường, hoặc gián tiếp do xe ngã đè lên chân hoặc té xe trong tư thế gối bị vặn xoắn hoặc đè ép từ phía bên.

Ngoài ra các nguyên nhân khác như tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động, chấn thương thể thao, té cao cũng có thể đưa đến gãy mâm chày.

III. CƠ CHẾ CHẤN THƯƠNG

Các trường hợp gãy mâm chày xảy ra trong nhiều hướng của lực valgus hay varus kết hợp với lực tải trục.

Hướng và sự khuyếch đại của lực phát sinh, tuổi bệnh nhân, chất lương xương, và độ gấp gối lúc va chạm xác định kích thước mảnh gãy, vị trí gãy và sự di lệch: Người trẻ với xương chắc khỏe sẽ gặp các gãy tách điển hình và có tỉ lệ cao liên kết với các tổn thương dây chằng.

Người già với sự giảm độ chắc khỏe của xương sẽ gặp các gãy lún và tách và có tỉ lệ chấn thương dây chằng thấp

IV. CHẨN ĐOÁN

1. LÂM SÀNG

Khi tiếp xúc với bệnh nhân bị chấn thương vùng gối cần hỏi kỳ nguyên nhân và cơ chế chấn thương để có thể xác định tổn thương có thể có ở bệnh nhân cũng như mức độ nặng của thương tổn xương và mô mềm.

Bệnh nhân bị gãy mâm chày có thể có các triệu chứng ở các mức độ khác nhau, bao gồm đau vùng gối, sưng nề, không tì chân được, hoặc không thể vận động được.

Khám các biến dạng của xương khớp để xác định gãy xương.

Khám tình trạng da, tình trạng vết thương để xác định gãy kín hay gãy hở.

Khám tình trạng mạch máu và thần kinh của chi để xác định các biến chứng về mạch máu và thần kinh, bao gồm tổn thương thần kinh mác chung (thần kinh hông khoeo ngoài), tổn thương động tĩnh mạch vùng khoeo.

Đánh giá mức độ sưng nề của chi, khả năng vận động của cổ chân, bàn chân và các ngón chân để phát hiện sớm nguy cơ chèn ép khoang và kịp thòi xử trí khi có biến chứng chèn ép khoang thực sự. Trong trường hợp bệnh nhân bị chấn thương nặng, đặc biệt là gãy mâm chày trong di lệch, gãy cả 2 mâm chày, gãy mâm chày kèm gãy thân xương di lệch, nên thực hiện đo áp lực khoang cẳng chân để phát hiện biến chứng chèn ép khoang.

Các thương tổn kèm theo trong khớp như tổn thương sụn chêm, các dây chằng bên, các dây chằng chéo khó có thể được chẩn đoán khi bệnh nhân mới gãy xương. Các thương tổn này chỉ có thể xác định sau khi đã kết hợp xương, trong quá trình theo dõi, thăm khám hậu phẫu hoặc có sự hỗ trợ của hình ảnh cộng hưởng từ.

2. Cận lâm sàng

Xquang thường qui:

Khi xác định bệnh nhân bị gãy mâm chày cần chụp đủ xquang khớp gối 2 bình diện mặt và bên. Hình ảnh xquang này giúp chẩn đoán được gãy mâm chày nhưng không thể cung cấp đẩy đủ chi tiết về các đường gãy, mức độ di lệch, đặc biệt là mức độ lún của các mâm chày. Xquang khớp gối ở bình diện chếch trong và ngoài 45 độ sẽ giúp đánh giá cụ thể hơn các chi tiết của mâm chày bị gãy.

Đây là phương tiện giúp chẩn đoán thương tổn của gãy mâm chày khá chi tiết và rất hữu hiệu trong việc quyết định phương pháp điều trị. Tuy có chi phí thực hiện còn cao nhưng CT scan vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị. Hình ảnh CT scan cho thấy rõ các đường gãy, sự di lệch của các mảnh gãy, mức độ lún của các mặt khớp mâm chày, từ đó có thể xác định được mức độ thiếu xương ở mâm chày sau khi nâng mặt khớp bị lún. Hình ảnh tái tạo 3 chiều của CT scan giúp phẫu thuật viên chẩn đoán xác định, chính xác mức độ tổn thương mâm chày và chuẩn bị trước kế hoạch phẫu thuật, phục hồi tối đa được mặt khớp cũng như nắn được tốt các di lệch.

Cộng hưởng từ:

So với CT scan thì hình ảnh cộng hưởng từ cũng giúp chẩn đoán xác định, đánh giá chi tiêt gãy mâm chày với hiệu quả tương đương. Ngoài ra hình ảnh cộng hưởng từ còn có thê giúp chân đoán các thương tôn mô mêm trong khớp như là thương tôn dây chăng bên trong hoặc dây chăng chéo trước có thê gặp trong gãy mâm chày nạoài, gãy mâm chày trong thì thường kèm theo rách dây chăng bên ngoài hoặc tôn thương các dây chăng chéo.

Siêu âm mạch máu:

Như đã nói ở trên, phương tiện chẩn đoán này giúp xác định một thương tổn kèm theo rất quan trọng của gãy mâm chày, đó là tổn thương động mạch khoeo.

V. PHÂN LOẠI

1. Phân loại theo A.O

Bảng phân loại của hội AO: chi tiết cho các loại gãy xương đầu trên xương chày, bao gôm gãy trong khớp, ngoài khớp, một mâm chày, 2 mâm chày, gãy đơn giản hoặc phức tạp.

Trong đó:

o Loại A là gãy ngoài khớp

o Loại B là gãy 1 mâm chày

o Loại C là gãy cả 2 mâm chày Bảng phân loại gãy đầu trên xương chày của AO

Mỗi loại được phân thành 3 nhóm, mỗi nhóm được phân thành 3 nhóm nhỏ chi tiết. Vì thế bảng phân loại của AO bao quát cho tất cả các dạng gãy của mâm chày, rất tốt cho mục đích nghiên cứu nhưng thực sự cũng khó nhớ và khó áp dụng trên thực tế lâm sàng.

2. Phân loại theo Schatzker

Bảng phân loại của tác giả Schatzker: được đưa ra năm 1979, đến nay vẫn được nhiều tác giả ừên thế giới sử dụng phổ biến.

Bảng phân loại này gồm 6 loại xếp theo thứ tự nặng dần, tăng dần theo mức độ khó khăn cho điều trị và tiên lượng cũng nặng hơn theo từng mức độ.

Đặc điểm của từng loại gãy như sau:

o Loại I: Gãy tách dọc mâm chày ngoài,

o Loại II: Gãy tách dọc kết hợp lún mâm chày ngoài,

o Loại III: Gãy lún ở trưng tâm của mâm chày ngoài,

o Loại IV: Gãy mâm chày trong (IV-A=gãy tách; IV-B=gãy lún),

o Loại V: Gãy 2 mâm chày.

o Loại VI: Gãy mâm chày có mất sự liền lạc giữa thân xương và hành xương.

1. Mục tiêu điều trị

o Phục hồi mặt khớp,

o Phục hồi trục đùi cẳng chân

o Bảo tồn hệ thống gấp-duỗi và giữ vững khớp gối.

o Phục hồi chức năng vận động,

o Giảm nguy cơ thoái hóa khớp sau chấn thương.

2. Điều trị bảo tồn

o Gãy không di lệch,

o Gãy mâm chày ngoài di lệch ít <5mm.

2.2. Ưu khuyết điểm của các phương pháp điều trị bảo tần: Các phương pháp điều trị bảo tồn gãy mâm chày gồm: (1) Bất động bằng bột, (2) kéo liên tục và vận động sớm, (3) bó bột chức năng.

a. Phương pháp bất động bằng bột: Trong những thập niên đầu của thế kỷ 20, Bohler đã điều trị gãy mâm chày bằng bó bột. Trong đó gãy 2 mâm chày được xuyên định xương gót kéo nắn bó bột và kéo liên tục qua bột khoảng 6-7 tuần, sau đó bó bột để tập đi thêm 3-4 tuần nữa rồi bó bột.

Ưu điểm của phương pháp này là không có nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời tổn thương dây chằng kèm theo có thể lành nhờ sự bất động này. Nhưng khuyết điểm cũng nhiều: Thời gian phục hồi chức năng dài và khó đạt được chức năng tốt. Tổn thương mặt sụn khớp khi bất động như vậy sẽ gây dính khớp làm khó khăn cho việc phục hồi chức năng gấp – duỗi gối.

b. Kéo liên tục và vận động sớm: Phương pháp này cũng đạt được những kết quả khả quan.

Phương pháp điều trị kéo liên tục có tác dụng nắn xương, giữ được kết quả nắn và giữ đứng trục, đồng thời cho phép bệnh nhân vận động chủ động và thụ động dễ dàng khớp gối. Vận động lập đi lập lại của khớp gối có tác dụng nắn lại cấp kênh mặt khớp và tránh được cứng khớp.

Khuyết điểm của phương pháp này là có thể nhiễm trùng chân định và thời gian nằm viện lâu. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân không phải mất 1 thời gian dài để phục hồi chức năng như trong bó bột, và cũng không phải nhập viện lần thứ 2 để mổ lấy dụng cụ ra như trong phương pháp mổ kết hợp xương bên trong.

c. Bó bột chức năng:

Bột chức năng cũng được nhiều người dùng trong điều trị gãy mâm chày. Sarmiento là người có nhiều kinh nghiệm điều trị bằng bột chức năng cũng áp dụng phương pháp này để điều trị gãy đầu trên xương chày.

3. Điều trị phẫu thuật:

3.1. Chỉ định phẫu thuật:

a. Chỉ định tuyệt đối:

o Gãy hở.

o Có biến chứng chèn ép khoang,

o Có tổn thương mạch máu.

b. Chỉ định tương đối:

o Gãy mâm chày ngoài làm mất vững khớp gối.

o Gãy mâm chày trong có di lệch,

o Gãy 2 mâm chày di lệch.

3.2. Thòi điểm phẫu thuật:

Những trường hợp gãy kín: Có thể xếp lịch mổ chương trình, thời gian chuẩn bị tiền phẫu từ 3-5 ngày. Trong thời gian chờ mổ, chân gãy được bất động bằng nẹp bột hoặc kéo tạ qua xuyên định xương gót.

Trường hợp gãy hở: Chân gãy được cắt lọc cấp cứu, bất động tạm, sau đó mổ chương trình ữong vòng 1 tuần. Neu có đầy đủ phương tiện, dụng cụ trong cấp cứu, có thể mổ cắt lọc và đặt bất động ngoài cùng lúc, đối với các trường hợp gãy hở.

3.3. Những dụng cụ chủ yếu:

Khung Ilizarov hoặc có thể dùng khung tự chế theo kiểu Ilizarov: Khung có 4 vòng và 3 thanh dọc. Vòng thứ 1 gàn khớp gối được cắt bỏ 1/3 sau, tạo điều kiện cho BN gấp gối được nhiều hơn (xem ảnh bên).

Kim Kirschner 1,6-1,8 mm, dụng cụ căng kim Kirschner.

Vis xốp 6,5 mm dùng để liên kết các mảnh xương lớn lại với nhau.

Nẹp nâng đỡ, nẹp chống trượt…

3.4. Các phương pháp phẫu thuật trong điều trị gãy mâm chày:

Yêu cầu điều trị phẫu thuật là phải cố định đủ vững để vận động sớm và kỹ thuật mổ phải ít tổn thương mô mềm.

Phương pháp điều trị phẫu thuật cho từng loại gãy mâm chày theo phân loại của Schartzker:

Schartzker I: Trong lịch sử điều trị, loại này được mổ nắn và cố định bên trong. Những trường hợp gãy di lệch thường có rách ở ngoại vi sụn chêm ngoài và đôi khi kẹt sụn chêm giữa khe gãy. Vì tần suất tổn thương nhiều trong loại gãy này, nên 1 số người sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) trước mổ để xác định, hoặc sử dụng nội soi khớp gối. Neu có rách ngoại vi sụn chêm hoặc kẹt sụn chêm vào khe gãy thì mổ nắn kết hợp xương, đồng thời phục hồi sụn chêm.

Nếu sụn chêm còn nguyên vẹn thì thường nắn kín và kiểm tra qua nội soi, hoặc màn tăng sáng và cố định bằng xuyên 2-3 vis xốp qua da, không cần đặt nẹp vis hoặc ghép xương. Nếu nắn kín không được thì mở nắn.

Schartzker III: Nếu lún mặt khớp nhiều hoặc mất vững khớp gối thì phải mổ nâng mặt khớp, ghép xương và đặt 1 nẹp nâng đỡ ở vỏ xương bên ngoài.

Schartzker IV: Loại gãy này có khuynh hướng làm cho cẳng chân vẹo trong, điều trị bằng mổ nắn, cố định xương bằng vis xốp và nẹp nâng đỡ phía bên trong.

Schartzker V: Cả 2 mâm chày có thể được cố định bằng nẹp nâng đỡ và vis xốp. Thường thì bên mâm chày di lệch nhiều hơn và nát hơn được cố định bằng nẹp nâng đỡ, bên còn lại được cố định bằng vis xốp hoặc có thể cố định bằng 1 nẹp chống trượt nhỏ để giảm thiểu tổn thương mô mềm.

Schartzker VI: Hầu hết phải điều trị bằng nẹp nâng đỡ và vis xốp, cố định ngoài cũng được dùng cho loại gãy này.

Nhìn chung phương pháp điều trị áp dụng cho các loại Schartzker I, II, III, IV tương đối rõ ràng và đã đạt được kết tốt.

Loại Schartzker V, VI thì khó khăn hơn nhiều, do xương gãy phức tạp và tổn thương mô mềm lan rộng. Vì vậy các phương pháp điều trị bảo tồn vói kéo liên tục hoặc bó bột thường không đủ giữ mặt khớp và sự thẳng trục. Nhằm đạt được yêu cầu của phẫu thuật là phải cố định đủ vững để vận động sớm và kỹ thuật mổ phải ít tổn thương mô mềm, các phương pháp phẫu thuật với các phương tiện cố định xương khác nhau đã được nghiên cứu, bao gồm: (1) kết hợp xương kinh điển bằng 2 nẹp, (2) một nẹp nâng đỡ và một nẹp nhỏ chống trượt, (3) một nẹp và cố định ngoài một bên, (4) kết hợp xương tối thiểu bên trong kèm với cố định ngoài.

a. Phương pháp mở nắn kết hợp xương bên trong vói 2 nẹp vis:

Đây là phương pháp kinh điển, có ưu điểm là nhìn thấy trực tiếp các mảnh gãy nên kết quả nắn là tốt nhất, phục hồi đúng hình dạng giải phẫu và xương gãy được cố định vững chắc bởi 2 nẹp nâng đỡ.

Khuyết điểm là cần phải bộc lộ rộng, nên làm tổn thương mô mềm nhiều hơn, làm mất mạch máu nuôi các mảnh xương gãy và tăng tì lệ nhiễm trùng vết mổ, lộ nẹp vis.

Những trường hợp xương gãy nát vẫn không cố định vững chắc được các mảnh gãy thì cần tăng cường bằng bất động khớp gối sau mổ.

Để giảm tỉ lệ biến chứng trong loại gãy mâm chày phức tạp này, những cải tiến đã được thực hiện. Vì nhiễm trùng, lộ nẹp thường xãy ra ở mâm chày trong nên nẹp nâng đỡ thứ 2 phía trong được thay bằng 1 khung cố định ngoài 2 định răng hoặc 1 nẹp nhỏ chống trượt (hình trên).

b. Kết hợp xưng với 1 nẹp nâng đỡ và cố định ngoài 1 bên:

Phương pháp này có ưu điểm là giảm được sang chấn mô mềm ở mâm chày trong, tránh được nguy cơ lộ nẹp vis. Khung cố định ngoài ở đây có tác dụng chống di lệch thứ phát của mâm chày trong. Khung chỉ được giữ ữong khoảng 6-10 tuần.

Phương pháp này có khuyết điểm là chỉ dùng được khi mâm chày trong còn tương đối nguyên vẹn. định răng dùng trong cố định ngoài này có đường kính lớn (5mm). khi mâm chày trong gãy nhiều mảnh thì việc đặt định răng vào đây hoàn toàn không có lợi vì không cố định mảnh xương gãy được bao nhiêu mà lại thêm nguy cơ nhiễm trùng chân định, dễ dẫn đến nhiễm trùng ổ gãy.

c. Kết hợp xương tối thiểu bên trong kèm cổ định ngoài:

Ưu điểm của phương pháp này là giảm được tổn thương mô mềm do phẫu thuật. Đa số trường hợp nắn sửa được mặt khớp với phương pháp nắn kín, những trường hợp không nắn được phải mở tối thiểu để nắn. Ket hợp xương tối thiểu bằng vis xốp để liên kết các mảnh gãy thấu khớp. Khung cố định ngoài được dùng để giữ mặt khớp đã nắn chỉnh và sự thẳng trục của xương chày, đồng thời cho phép vận động gối sớm. Vì ít làm tổn thương mô mềm nên giảm biến chứng nhiễm trùng. Không phải bộc lộ rộng ổ gãy nhưng đạt được yêu cầu cố định xương gãy vững, bệnh nhân có thể tập vận động sớm góp phần phục hồi chức năng tốt mặc dù phục hồi giải phẫu không tốt bằng phương pháp mở nắn. Khuyết điểm của cố định ngoài là cồng kềnh và biến chứng nhiễm trùng chân định cố định ngoài.

Cố định ngoài Ilizarov và các khung cố định ngoài kiểu vòng cải tiến từ khung Ilizarov (gọi là khung cố định ngoài Hybrid) được dùng nhiều trong điều trị gãy phức tạp mâm chày vì những ưu điểm nổi bậc của chúng trong các gãy xương gàn khớp.

Khung Ilizarov thuộc nhóm khung cố định ngoài theo 3 bình diện trong không gian, có tác dụng nén ép kéo xa. Khác biệt với các khung cùng nhóm là dùng các kim đường kính nhỏ kiểu kim Kirschner để xuyên qua xương, nên khung cố định ít cứng nhắc hơn, tạo được sự cố định đàn hồi mong muốn. Đó là tính độc đáo cơ bản nhất của khung Ilizarov. Khung kiểu Ilizarov hoàn toàn đủ vững chắc để bệnh nhân có thể hoạt động cơ năng sớm. Các nghiên cứu cơ-sinh học của Ilizarov cho thấy khung chịu 2/3 trọng lực cơ thể, còn vùng gãy xương chỉ chịu 1/3 còn lại. Cho bệnh nhân hoạt động cơ năng sớm là 1 trong những yêu cầu của khung Ilizarov và cũng là ưu điểm nổi bậc. Do dừng kim nhỏ xuyên qua xương nên ít gây tổn thương mô mềm và nhất là nhất là giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng.

Một trong những biến chứng của cố định ngoài là nhiễm trùng chân định. Đối với khung Ilizarov, chân định nhiễm trùng thường nhẹ và có thể điều trị bằng kháng sinh uống. Tuy nhiên, viêm khớp nhiễm trùng thứ phát từ định và kim Kirschner quanh khớp đã được ghi nhận.

Kết hợp xương tối thiểu và cố định ngoài 1 bên dưới khớp gối cũng là 1 kỹ thuật đã được dùng điều trị gãy mâm chày phức tạp. Tuy nhiên cố định ngoài 1 bên không đạt được cố định chắc chắn bằng cố định ngoài kiểu vòng trong trường hợp hành xương gãy nát.

4. Chăm sóc hậu phẫu và phục hồi chức năng:

Kháng sinh sau mổ: Dùng kháng sinh chích, đối với gãy kín là Cephalosporins thế hệ II hoặc III trong 3 ngày, gãy hở thì dùng Cephalosporins kết hợp Aminoglycosides trong 5-7 ngày.

Săn sóc chân định cố định ngoài: Chân định được rửa bằng nước muối sinh lý và quấn gạc tẩm dung dịch betadin trong suốt thòi gian mang khung Ilizarov.

Những ngày đầu sau mổ, kê cao chân gãy cho đến khi bớt phù nề.

Từ ngày thứ 2 sau mổ, cho ệnh nhân tập gập-duỗi gối thụ động và chủ động có trợ giúp 1 phần không gây đau, giúp tăng dần biên độ gập-duỗi gối nhưng không cố đạt được biên độ vận động lớn trong những tuần đầu.

Vật lý trị liệu phòng ngừa co rút gân gót và co rút các cơ gấp gối: Dùng băng thun quấn từ nữa trước bàn chân đến khung Ilizarov, giúp bàn chân ở tư thế vuông góc trong thời gian đầu cho đến khi bệnh nhân tập tì chống ừên chân gãy.

Tập gấp-duồi cổ chân, gấp gối, tập cơ tứ đầu, tránh tư thế gấp gối và gấp cổ chân trong lúc ngủ.

Từ tuần thứ 6 sau mổ, bắt đầu tì đè lên chân gãy lực tăng dần. Chỉ nên tì đè hoàn toàn sau mổ khoảng 12 tuần, tùy theo mức độ gãy nát của mâm chày.

5. Các thời điểm tái khám:

Tái khám lần đầu tiên vào tuần thứ 3 hoặc thứ 4 sau mổ. Sau đó các lần tái khám cách nhau khoảng 2-4 tuần cho đến khi tháo cố định ngoài. Những bệnh nhân có biến chứng như nhiễm trùng chân định, co rút gân gót hoặc gấp-duỗi gối kém, khó khăn khi đi với nạng thì tái khám mỗi 2 tuần cho đến khi hết những vấn đề này. Neu không có những vấn đề trên thì cho tái khám mỗi 4 tuần. Sau khi tháo cố định ngoài thì tái khám thưa dần tùy tình trạng bệnh nhân.

6. Thời điểm tháo cố định ngoài:

Khi bệnh nhân đi được không cần nạng, không còn cử động bất thường tại ổ gãy và có dấu hiệu liền xương trên x-quang thì tháo khung Ilizarov. Trước khi tháo, nới lỏng tất cả các ốc cố định vòng vào thanh, tìm cử động bất thường tại ổ gãy và cho bệnh nhân đi không nạng để kiểm tra. Thời điểm liền xương chính là thời điểm tháo cố định ngoài.

7. Các biến chứng:

Các biến chứng trong lúc mổ: Tổn thương thần kinh, mạch máu do thao tác nắn xương và đặt cố định ngoài.

Các biến chứng trong quá trình theo dõi: Nhiễm trùng chân định, nhiễm trùng vết mổ, co rút gân gót, rối loạn dinh dưỡng, di lệch thứ phát, cal lệch xấu.

8. Kết quả x-quang:

Kết quả phục hồi giải phẫu mâm chày được ghi nhận qua hình ảnh x-quang kiểm tra sau mổ và trong các lần tái khám. Tái khám sau khi tháo cố định ngoài, X-quang khớp gối được chụp ở tư thế đứng, chụp cả 2 khớp gối trên bình diện thẳng để đánh giá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Eric M.Berson, MD, Walter W.Vữkus, MD High Energy Tibial Plateau Fractures, Joumal of the American Academy of 0 6- p. 20-31. and al Am 2002; 84:1541-1551–UP lOrthopaedic Surgeons. Vol. 14n 1 -Jan.2002

2. The J.B.J.S – Vol. 88A n 12 -Dec. 2006 Open reduction and Intemal íĩxation vs a Circular íĩxator for tibial plateau c level 1) íractures

3. Thomas A. Russell, Ross K. Leighton and on behalí of the Alpha B SM f Autogenous bone gratì Tibial Plateau Fracture Study Group. Comparison Endothermic Calcium Phosphat Cement for Defect Augmentatìon in Tibi Plateau ữactures. A multìcarter, prospective, rondomized study J.B.J.S Am .2008-.90:2057-2061

4. Dennis chúng tôi and J. Lawrence Narsh. J.B. J.s .n.25.2001



Vật Lý Trị Liệu Tại Nhà Gãy Đầu Trên Xương Chày, Gãy Mâm Chày

Gãy xương cẳng chân ngay dưới khớp gối từ một chấn thương hay bệnh lý được gọi là gãy đầu trên xương chày. Đầu trên xương chày là phần gần của xương chày nơi có mâm chày tiếp giáp với đầu dưới xương đùi tạo nên khớp gối.

Ngoài xương gãy, các mô mềm (da, cơ, dây thần kinh, mạch máu, dây chằng và bao khớp) có thể bị tổn thương tại thời điểm gãy xương. Cả xương gãy và các thương thương mô mềm kèm theo phải được điều trị cùng nhau. Trong nhiều trường hợp, phẫu thuật là cần thiết để khôi phục sức mạnh cơ, cử động và sự ổn định cho khớp gối và giảm nguy cơ viêm khớp.

Khớp gối là khớp chịu trọng lượng lớn nhất của cơ thể. Ba xương hợp với nhau để tạo thành khớp gối: xương đùi (đầu dưới xương đùi), xương chày (mâm chày) và xương bánh chè (xương vừng lớn nhất của cơ thể). Dây chằng và gân hoạt động như những cấu trúc chắc chắn để giữ các đầu xương lại với nhau. Chúng cũng hoạt động giúp khớp gối có những cử động sinh lý đặc trưng và phòng tránh những cử động thái quá gây tổn thương khớp gối.

Có một số loại gãy đầu trên xương chày. Xương có thể gãy ngang hoặc gãy thành nhiều mảnh (gãy vụn, gãy phức tạp).

Đôi khi những gãy xương này kéo dài đến khớp gối và tách bề mặt xương thành một (hoặc nhiều) mảnh. Những loại gãy xương này được gọi là gãy mâm chày phạm khớp.

Tổn thương phạm khớp này có thể dẫn đến biến dạng khớp do khả năng lệch trục khớp gối rất cao và theo thời gian có thể góp phần gây ra viêm khớp, mất ổn định khớp và mất cử động khớp gối.

Gãy đầu trên xương chày có thể là gãy kín – có nghĩa là da còn nguyên vẹn – hoặc gãy hở. Gãy xương hở là khi xương gãy kèm theo các mảnh xương xuyên ra ngoài da hoặc vết thương xuyên thấu xuống xương gãy. Gãy xương hở thường gây tổn thương nhiều hơn cho các cơ, gân và dây chằng xung quanh và có nguy cơ cao hơn đối với các vấn đề như nhiễm trùng và mất nhiều thời gian hơn để chữa lành.

Một gãy đầu trên xương chày có thể xảy ra do bị nén (gãy lún, hoặc bị nứt mâm chày do hoạt động quá mức bất thường) hoặc do xương đã bị tổn thương (như trong ung thư hoặc nhiễm trùng). Tuy nhiên, hầu hết gãy đầu trên xương chày là kết quả của chấn thương.

Ở người lớn tuổi, mật độ xương thấp hơn nên thường chỉ cần chấn thương năng lượng thấp (té từ vị trí đứng) là có thể gây nên gãy đầu trên xương chày.

Triệu chứng gãy xương

Gãy đầu trên xương chày gần có thể gây ra:

Đau nặng hơn khi chịu trọng lượng lên chân bị ảnh hưởng.

Sưng quanh đầu gối và hạn chế tầm độ gập, duỗi khớp

Biến dạng – Đầu gối có thể bị dị dạng so với gối lành.

Bàn chân nhợt nhạt, do việc cung cấp máu bị suy giảm.

Tê quanh bàn chân – Tê, hoặc cảm giác châm chích, kiến bò… quanh bàn chân làm tăng mối lo ngại về tổn thương thần kinh hoặc sưng quá mức trong chân.

Nếu có những triệu chứng này sau khi bị thương, hãy đến phòng cấp cứu bệnh viện gần nhất để đánh giá.

Bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về cách chấn thương xảy ra và sẽ nói chuyện với bệnh nhân về các triệu chứng và bất kỳ vấn đề y tế nào khác có thể có, chẳng hạn như bệnh tiểu đường.

Bác sĩ sẽ kiểm tra các mô mềm xung quanh khớp gối. kèm theo kiểm tra có các vết bầm tím, sưng, vết thương hở, đánh giá dây thần kinh và mạch máu cung cấp cho cẳng chân và bàn chân bị thương.

X-quang. Cách phổ biến nhất để đánh giá gãy xương là chụp X-quang, cung cấp hình ảnh rõ ràng về xương còn nguyên vẹn hay bị gãy. Nó cũng có thể chỉ ra loại gãy xương và vị trí của nó trong xương chày.

Chụp cắt lớp vi tính (CT). Chụp CT cho thấy chi tiết hơn về gãy xương. Nó có thể cung cấp cho bác sĩ thông tin có giá trị về mức độ nghiêm trọng của gãy xương và giúp bác sĩ quyết định xem và cách khắc phục vết gãy.

Chụp cộng hưởng từ (MRI). Quét MRI cung cấp hình ảnh rõ ràng của các mô mềm, chẳng hạn như gân cơ, dây chằng và bao khớp. Mặc dù đây không phải là xét nghiệm thông thường đối với gãy xương chày, bác sĩ có thể yêu cầu chụp MRI để giúp xác định liệu có thêm vết thương nào cho các mô mềm xung quanh đầu gối hay không. Ngoài ra, nếu bệnh nhân có tất cả các dấu hiệu của gãy mâm chày, nhưng tia X không phát hiện được, bác sĩ có thể yêu cầu chụp MRI, thường sẽ có phản ứng trong tủy xương có thể được phát hiện trên MRI khi xảy ra gãy xương.

Có nên phẫu thuật hay không là quyết định kết hợp của bệnh nhân, gia đình và bác sĩ. Việc điều trị ưu tiên phù hợp dựa trên loại chấn thương và nhu cầu chung của bệnh nhân.

Khi lên kế hoạch điều trị, bác sĩ sẽ xem xét một số điều, bao gồm cả sự mong đợi, lối sống và tình trạng y tế của bệnh nhân.

Ở người bình thường, phục hồi khớp thông qua phẫu thuật thường thích hợp vì điều này sẽ tối đa hóa sự ổn định và chuyển động của khớp, giảm thiểu nguy cơ viêm khớp.

Tuy nhiên, ở những người khác, phẫu thuật có thể nguy hiểm do tình trạng sức khỏe người bệnh yếu, có thể khiến những người này gặp rủi ro (gây mê và nhiễm trùng chẳng hạn).

Gãy xương hở. Nếu da bị rách và có vết thương hở, vết nứt bên dưới có thể phơi nhiễm với vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng. Điều trị phẫu thuật sớm sẽ làm sạch bề mặt xương gãy và các mô mềm để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Cố định bên ngoài. Nếu các mô mềm (da và cơ) xung quanh gãy xương bị tổn thương nặng, hoặc nếu phải mất thời gian trước khi chờ phẫu thuật vì lý do sức khỏe, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp cố định bên ngoài tạm thời. Trong loại hoạt động này, khung kim loại và ốc vít được đặt vào giữa xương đùi và xương chày từ bên ngoài da. Dụng cụ này giữ xương ở vị trí thích hợp cho đến khi bạn sẵn sàng phẫu thuật.

Trong một số ít chấn thương, sưng mô mềm ở mặt sau cẳng chân có thể nghiêm trọng đến mức đe dọa đến việc cung cấp máu cho các cơ và dây thần kinh ở cổ chân và bàn chân. Đây được gọi là hội chứng chèn ép khoang và có thể phải phẫu thuật khẩn cấp. Trong thủ thuật này, bác sỹ sẽ rạch cân mạc cơ (lớp màng tráng bao bọc một cơ, một nhóm cơ) để giải ép. Các vết mổ này thường được khâu kín vài ngày hoặc vài tuần sau khi các mô mềm phục hồi và giảm sưng tấy. Trong một số trường hợp, cần phải ghép da để giúp che vết mổ và thúc đẩy quá trình lành thương.

Điều trị không phẫu thuật có thể bao gồm bó bột và nẹp, ngoài những hạn chế về cử động và chịu sức chân yếu, Bác sĩ rất có thể sẽ chỉ định chụp x-quang bổ sung trong quá trình phục hồi để theo dõi xem xương có hồi phục tốt trong khi bó bột hay không. Thời gian cử động gối và các hoạt động chịu trọng lượng trong tiến trình lành thương được chỉ định bởi bác sỹ vật lý trị liệu.

Có một vài phương pháp khác nhau mà bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng để có được sự liên kết của các mảnh xương gãy và giữ chúng đúng vị trí đến khi chúng lành.

Trong loại thủ tục này, các mảnh xương đầu tiên được định vị lại vào vị trí giải phẫu bình thường của chúng thông qua các thiết bị đặc biệt, chẳng hạn như một thanh hoặc khung kim loại và ốc vít.

Đóng đinh nội tủy: Trong những trường hợp gãy một phần tư trên của xương chày, nhưng khớp gối không bị ảnh hưởng, một nẹp hoặc tấm có thể được sử dụng để ổn định gãy xương. Một thanh đinh được đặt trong khoang tủy ở trung tâm của xương, một tấm được đặt trên bề mặt bên ngoài của xương.

Các tấm và ốc vít cũng được sử dụng cho gãy xương phạm khớp. Nếu gãy xương phạm khớp và lún xương, việc nâng các mảnh xương bị lún có thể được yêu cầu để khôi phục chức năng khớp. Tuy nhiên,việc nâng những mảnh vỡ này lại tạo ra một lỗ hổng trong xương xốp của vùng này. Lỗ này phải được lấp đầy bằng vật liệu nhân tạo nhằm giữ cho mâm chày không bị sụp đổ. Vật liệu này cũng có thể là một mảnh ghép xương từ bệnh nhân hoặc từ ngân hàng xương.

Thiết bị cố định ngoài. Trong một số trường hợp, tình trạng của mô mềm tổn thương đến mức việc sử dụng nẹp vít hoặc đinh có thể gây tổn hại nó thêm nữa. Một thiết bị cố định bên ngoài có thể được coi là điều trị cuối cùng. Các vật cố định bên ngoài được gỡ bỏ khi vết thương đã lành.

Đau sau chấn thương hoặc phẫu thuật là một phần tự nhiên của quá trình chữa lành. Bác sĩ, điều dưỡng và vật lý trị liệu sẽ làm việc để kiểm soát đau, điều này có thể giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn.

Thuốc thường được kê đơn để giảm đau ngắn hạn sau phẫu thuật hoặc chấn thương. Nhiều loại thuốc có sẵn để giúp kiểm soát cơn đau, bao gồm opioid, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc gây tê tại chỗ. Bác sĩ của bạn có thể sử dụng kết hợp các loại thuốc này để cải thiện giảm đau, cũng như giảm thiểu nhu cầu về opioids.

Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ quyết định khi nào là tốt nhất để bắt đầu cử động đầu gối để ngăn ngừa cứng khớp. Điều này phụ thuộc vào mức độ của các mô mềm (da và cơ) đang phục hồi và mức độ an toàn của gãy xương sau khi được khắc phục.

Cử động sớm đôi khi bắt đầu bằng tập vận động thụ động: bác sỹ vật lý quốc tế sẽ nhẹ nhàng di chuyển đầu gối, hoặc khớp gối có thể được đặt trong một máy chuyển động thụ động liên tục chân bệnh nhân.

Nếu xương bị gãy thành nhiều mảnh hoặc xương yếu, có thể mất nhiều thời gian hơn để chữa lành, và có thể là một thời gian dài hơn trước khi bác sĩ đề nghị các hoạt động cử động.

Để tránh các vấn đề xấu, điều rất quan trọng là làm theo hướng dẫn của bác sĩ để chịu trọng lượng lên chân bị thương.

Cho dù gãy xương có được điều trị bằng phẫu thuật hay không, rất có thể bác sĩ sẽ không khuyến khích chịu trọng lượng đầy đủ cho đến khi tiến trình lành xương xảy ra. Điều này có thể cần đến 3 tháng hoặc hơn để chữa lành trước khi chịu sức hoàn toàn có thể được thực hiện một cách an toàn. Trong thời gian này, bệnh nhân sẽ cần nạng hoặc khung tập đi để di chuyển. Bệnh nhân cũng có thể đeo nẹp đầu gối để được hỗ trợ thêm.

Bác sĩ sẽ thường xuyên chỉ định chụp x-quang để xem vết gãy đang lành như thế nào. Nếu được điều trị bằng nẹp hoặc bó bột, thông qua chụp hình xquang bác sĩ xác định rằng gãy xương không có nguy cơ di lệch, bệnh nhân có thể bắt đầu dồn trọng lượng lên chân nhiều hơn. Mặc dù bạn có thể dồn trọng lượng lên chân, nhưng vẫn nên cần nạng hoặc khung tập đi để hỗ trợ.

Khi được phép chịu trọng lượng lên chân, việc cảm thấy yếu, sự bất ổn định và cứng khớp là điều rất bình thường. Mặc dù những điều trên sẽ xảy ra, hãy chắc chắn chia sẻ mối lo ngại với bác sĩ phẫu thuật và bác sỹ vật lý trị liệu. Một kế hoạch phục hồi sẽ được thiết kế để giúp bạn lấy lại càng nhiều chức năng càng tốt.

Vật lý trị liệu rất cần thiết cho phục hồi chức năng khớp gối nhằm lấy lại chức năng gập, duỗi gối, sự thăng bằng, điều hợp và cảm thụ bản thể khớp gối.

Những rủi ro và lợi ích độc đáo của tôi với điều trị không phẫu thuật và phẫu thuật là gì?

Chấn thương này có thể ảnh hưởng đến những kỳ vọng dài hạn của tôi đối với các hoạt động sống, công việc và hoạt động giải trí hàng ngày như thế nào?

Tôi có tiền sử bệnh lý hoặc thói quen xấu (hút thuốc, thuốc giải trí, rượu) có thể ảnh hưởng đến việc điều trị hoặc kết quả của tôi không?

Nếu tôi bị viêm khớp, tôi có thể mong đợi điều gì và lựa chọn của tôi là gì?

Sau khi điều trị bắt đầu (phẫu thuật hoặc không phẫu thuật) khi nào tôi có thể chịu được trọng lượng và gập, duỗi được gối của tôi?

Giai đoạn phục hồi sẽ ảnh hưởng đến công việc và gia đình như thế nào?

Tôi cần loại trợ giúp nào trong quá trình phục hồi?

Nếu tôi được điều trị bằng phẫu thuật và sử dụng “chất độn xương” hoặc chất thay thế, lựa chọn của tôi là gì? Những rủi ro và lợi ích là gì?

Tôi có sẽ dùng thuốc chống đông máu? Nếu có, là thuốc gì và trong bao lâu?

Can thiệp Vật Lý Trị Liệu- Phục Hồi Chức Năng càng sớm càng tốt nhằm hạn chế những biến chứng do bất động gây ra (loét, yếu cơ, co rút cơ, giới hạn tầm hoạt động khớp, nhiễm trùng phổi…) và kích hoạt sự phục hồi thần kinh.

Nếu cần bất kỳ sự tư vấn hay hỗ trợ cho người thân yêu của mình, anh (chị) có thể liên hệ đến Vật Lý Trị Liệu tại nhà Best Care

hoặc nói với chúng tôi qua 0937782677 để cùng đồng hành mang đến những điều tốt đẹp nhất cho gia đình mình.