Hình Ảnh Mâm Cơm Ngày Tết

Trong đó phát tài hay còn gọi lo hei yuseng là thứ không thể thiếu trong bữa ăn ở đây. Hình ảnh mâm cơm ngày tết đã trở nên thân thuộc và không thể thiếu trong đời sống tinh thần người việt.

Mâm Cơm Ngày Tết Của Người Hà Thành Xưa Vtvvn

Thành phần chính của món ăn này là thịt thăn heo xay nhuyễn.

Hình ảnh mâm cơm ngày tết. Mâm cơm ngày tết của người singapore sẽ có 8 món chính. ảnh hài sự khác nhau giữa tết xưa và nay ảnh chế hậu quả của việc vui chơi tất niên quá. Trong đó phát tài hay còn gọi lo hei yuseng là thứ không thể thiếu trong bữa ăn ở đây.

Không khí tết ngập tràn trong niềm vui và ánh mắt chính là ý nghĩa đặc biệt của mâm cơm cúng ngày tết. Những hình ảnh độc đáo chỉ có ở vn. Sự khác nhau một trời một vực giữa phim và thực tế.

Hôm nay tôi lấy làm vinh dự khi quý đài có lời mời chia sẻ với quí vị về văn hóa truyền thống của việt nam qua hình ảnh mâm cơm ngày tết. Tăng thanh hà khoe ảnh mâm cơm tất niên hoành tráng đầy đủ các món ăn truyền thống như thịt kho hột vịt củ kiệu trứng bách thảo dưa món dưa giá. Những món ăn thảm họa cho mâm cơm ngày tết.

Nhập mã xác nhận. Kết thúc những ngày tết bận rộn ngập tràn trong các mâm cỗ và các món ăn truyền thống nhiều chị em đã có thời gian để cùng chia sẻ những bữa cơm của gia đình mình trong dịp này. Tập thể dục cũng phải có thần thái.

Những hình ảnh độc đáo chỉ có ở vn. Hình ảnh món bánh tét miền trung ảnh st bánh tét có ý nghĩa là sự hội tụ của đất và trời một trong những món ăn truyền thống không thể. Những món ăn thảm họa cho mâm cơm ngày tết.

Trên mâm cơm cúng gia tiên hay mâm cơm sum vầy ngày tết của người miền bắc không thể không nhắc đến món giò lụa. Cách đây vài ngày cô hé lộ hình ảnh căn biệt thự được trang trí nhiều loại hoa tết như đào mai cúc. Hình ảnh những mâm cỗ ngày tết bắt mắt nhất năm nay.

Chúc quí vị năm mới dồi dào sức khỏe vạn sự như ý an khương thường lạc. Hôm qua ngày 22 tức 28 tết âm lịch hình ảnh bữa cơm đầu tiên chiều cuối năm của 1 nam thanh niên đi làm xa trở về được đăng tải lên facebook đã khiến nhiều người xót xa. Trong mâm cơm ngày tết của người việt có rất nhiều món ngon từ cao lương mĩ vị cho đến những món vô cùng giản dị dân dã.

Cùng Tìm Hiểu Mâm Cỗ Ngày Tết Truyền Thống Của Việt Nam Mẹ Không

Những Món Ngon Trong Mâm Cỗ Tết Cổ Truyền Miền Bắc Báo đời Sống

Khám Phá Mâm Cơm Ngày Tết Cổ Truyền Của Người Miền Bắc

Rằm Tháng 7 Qua Mâm Cơm Cúng Của Các Bà Nội Trợ

Gợi ý Mâm Cơm Ngày Nhà Giáo Việt Nam

Khám Phá Mâm Cỗ Tết đặc Trưng Của Ba Miền Bắc Trung Nam

Choáng Với Mâm Cơm 4 Người ăn Không Khác Gì đại Tiệc ẩm Thực 24h

Cách Bày Mâm Cỗ Truyền Thống Trong 4 Ngày Tết Doisong

Hình Ảnh Mâm Cơm Của Cô Giáo Mầm Non Khiến Cư Dân Mạng Xôn Xao

Mới đây, một diễn đàn của giáo viên mầm non tư thục với 37.600 thành viên đã đăng tải bức ảnh về bữa cơm tối “đạm bạc” của một cô giáo mầm non tại Hà Nội. Mâm cơm của cô giáo trẻ chỉ vỏn vẹn 1 đĩa rau cải luộc, 1 bát nước rau, 1 bát nước mắm và một hũ muối vừng.

Cô giáo tên X.Q chia sẻ trên status: “Đây là bữa cơm trong những ngày cuối tháng của một cô giáo mầm non. Ngày nào cũng ra khỏi nhà từ 6 giờ sáng và trở về nhà vào 7 giờ tối. Mệt rụng rời chân tay chẳng muốn nuốt nữa. Vì cuộc sống, vì tương lai phải cố gắng thôi”.

Hình ảnh bữa cơm đạm bạc nhận được nhiều like của cô giáo mầm non. Nguồn FB

Cô giáo trẻ cho biết, cô chưa có gia đình, hiện đang dạy lớp 3 tuổi. Trường mầm non cô dạy thì ở xa mà trông trẻ phải đi làm từ sớm; 7 giờ kém 15 phải có mặt dọn dẹp vệ sinh, 7 giờ đón trẻ. Đến 18 giờ 30 chiều mới được nghỉ, đạp xe 5km về đến nhà thì chẳng còn chợ nữa, đồ ăn trong tủ lạnh thì hết cách đây 2 ngày chưa đi mua được, với cả lương tháng có 3 triệu nên phải nhận trông muộn, mỗi tối thêm được 20.000 đồng.

Bạn đọc Hà Linh bức xúc: “Lương thấp không bằng bà…tạp vụ ở cơ quan mình, lại còn ngày làm đến 10 – 12 tiếng mà ăn uống như thế thì làm sao đủ sức khỏe?”

Cô giáo trẻ nhận được sự đồng cảm chia sẻ của cộng đồng mạng

Nhiều chủ trường đọc được bài viết và hình ảnh này còn gợi ý mời cô giáo trẻ về dạy tại trường mình với mức lương cao hơn, nhưng cô giáo này từ chối. Cô X.Q cho biết: “Tuy chỉ dạy lớp 3 tuổi nhưng em không thể xa các con được. Nếu vì lương cao em đã bỏ các con mà chạy theo đồng tiền rồi… Lớp em đang dạy có một vài bạn bị khuyến khuyết về chân tay cũng như trí tuệ nên rất thương các em”.

Cảm mến tấm lòng của cô giáo trẻ. Bạn đọc Trần Hiếu (Hà Nội) chia sẻ: “Chẳng biết nói gì hơn, chỉ biết rằng rất trân quý tấm lòng vì trẻ của cô giáo. Nghề giáo viên, nhất là giáo viên mầm non rất cần những người như em”.

Trong khi đó, bạn đọc Nguyễn Minh Tuyết – cũng là 1 giáo viên mầm non tại TP Hải Dương lại tỏ ra đồng cảm. Cô cho rằng, giáo viên mầm non là một nghề rất căng thẳng, chỉ có người trong nghề mới hiểu nổi:

“Lúc nào cô cũng phải cười tươi, hòa nhã thân thiện. Họ cũng là người có cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố…. Nhưng hễ trẻ có vấn đề gì là cô lại “gánh” mọi tội lỗi: Trẻ đêm ngủ giật mình cũng tại cô; cháu sợ đi học cũng tại cô; cháu không ăn được cũng tại cô; cháu bị bạn trêu cũng tại cô; cháu có muỗi đốt cũng tại cô…??? Nhìn bức ảnh này, hi vọng xã hội sẽ có cái nhìn khác, bớt gây áp lực cho giáo viên mầm non” – cô Tuyết nói.

Về Quanh Mâm Cơm Tết Quê

Giờ đủ đầy hơn, hàng hóa về nông thôn quanh năm, hàng Tết tháng 12 dương lịch đã nhuộm đủ màu trên các nẻo quê nhà, con cháu phố phường không phải quá lo ông bà ở nhà thiếu đồ ăn thức uống ba ngày Tết nữa. Có gì thì sắm luôn ở chợ đầu làng, không thì các đại lý đã tràn về giữa làng, về đầu ngõ cả rồi! Vẫy tay là có! Tiện lắm…

Tất nhiên nói thế không phải cậy tiền cậy của mà vung vinh, mà phóng tay cho nó phủ phê, thỏa cái cơn đói ăn khát uống thèm mặc suốt nhiều năm của hơn một thế hệ người thời chiến, thời bao cấp, Tết đến phải căn ke, phải tùng tiệm từng chút một. Không muốn “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành” thì cũng phải đo, phải đếm! Và đối với mấy nhà trên phố, vốn thoát ly ruộng đồng đi làm công nhân, làm cán bộ nhà nước, thì không chỉ nhà mình, mà dưới quê thầy u với anh chị em cũng phải chi chút lắm, nên nhà mình mà có hơn thì cũng tự thấy phải san sẻ với họ hàng.

Hình ảnh làm nao lòng những người xa quê mỗi dịp tết đến, xuân về. Ảnh: I.T

… Trước Tết, vợ chồng con cái mang đồ lễ, đồ ăn thức dùng về quê cũng nhẹ nhàng hơn. Gọi là có gì đặc sắc thì bổ sung thêm vào “thực đơn” đã khá đủ đầy. Rồi bước sang mấy ngày Tết, sự ăn uống cỗ bàn quê nhà cũng không phải là trọng, không còn nặng gánh, nhưng về để gặp gỡ người này người kia trong xóm ngoài họ, chào nhau anh trên em dưới, cầm tay nhau cho ấm, hỏi nhau những chuyện con cái học hành, làm ăn… Biết thế để mà xuýt xoa mừng cho nhau, hay để cùng trầm ngâm lây chút lo lắng thời buổi người khôn của khó, hay là tặc lưỡi nhớ những ai đó đã xa…

Tíu tít chị em, dì cháu cùng làm mấy mâm cơm. Làm cũng nhanh lắm, bớt đi cảnh củi lửa đùn rơm đùn trấu ngày xưa rồi, giờ bếp gas bật tanh tách, nước máy xối xả. Các thức đã sẵn, thiếu thứ gì thì chạy ù lên chợ một cái là có. Gió lùa se se. Cổng rêu vôi mới. Trời có vẻ trong hơn. Bóng đèn quả nhót thay cho cặp nến ấm đỏ trên ban thờ. Ông cả rót mấy chén rượu bày trước mâm, mấy ông thứ ông rể bần thần, thay nhau lầm rầm một lúc không rõ lời, rồi lại ngồi quanh bàn nước sôi nổi chuyện làng mình, chuyện đất nước, chuyện thế giới, đến khi tàn hương, đỡ mâm xuống xin lộc các cụ.

Khi nắng đã rơi vàng tươi ngoài sân trong những luồng không khí ẩm lướt qua, một ngày đầu xuân đất trời như tĩnh lặng, nâng chén mời ở giữa quê mà thấy thời gian thong thả. Có gì cũ, có gì mới cứ níu nhau mà bước vào đây qua cổng. Có gì xa xăm và những gì chợt suy nghĩ đến ngày mới cũng đang hạ xuống, thấm vào mái nhà, tường, vách, những cột gỗ đã mấy đời mang ánh mắt, lời nói, cử chỉ của các cụ, các ông, các bà trong dòng họ, đã ngấm nhiều mưa nắng qua mấy lần sửa sang. Có gì quyến luyến quanh ban thờ ngày Tết lấp lánh đồ lễ gói giấy bóng đủ màu hương hoa thoảng thơm và bộ bàn ghế cũ kỹ mà mấy anh chị em đang ngồi đây. Có gì muốn nói thành lời mà chưa làm thế nào diễn đạt cho đủ…

Ngồi ăn cỗ Tết ở quê, thường đang ăn là có khách, chưa thấy mặt mà lời chào đã vang từ cổng, từ ngoài ngõ. Rồi ông giáo về hưu bên cạnh, ông em trưởng chi dưới ở đình, mấy đứa em con bà cô ở dưới xóm chùa bước vào, lại đến cậu em họ ở cuối làng đưa cháu lên mừng tuổi các bác trên này. Mọi người đi chúc Tết nhau, nhà này ăn xong, uống chén nước rồi sang chào chúc Tết nhà khác, có khi cỗ nhà mình các bà còn đang thái thái chặt chặt thì “tranh thủ” sang hàng xóm một tẹo…

Tết, lễ, các dịp ở quê nhà, những chỗ nên đến để thăm hỏi, chào đón thì cũng khá nhiều đấy, ai bươn bả mải việc nước việc non ở thành thị, ở tỉnh xa miền núi hay tận phía Nam, chắc cũng chẳng phải khi nào cũng đủ tâm sức mà về chung lo, góp mặt cho đủ. Nhưng cứ dặn thế cho cho hết nhẽ, cho chu đáo, rồi có được thì gắng mà về. Lễ Tết nhà quê chẳng phải để ăn no uống thỏa đâu, mà lấy hương khói, cỗ bàn, lấy thành tâm và ý thức cành nhánh gốc gác làm nơi quần tụ những con người đang sống, đang xa nhau về khoảng cách.

Câu Chuyện Xót Xa Đằng Sau Hình Ảnh Bữa Cơm Đoàn Viên Chỉ Có Cơm Trắng Và Mì Tôm

Những ngày giáp Tết, những người con đi làm việc, học tập xa quê hương đều tìm cách trở về để quây quần đón năm mới cùng với gia đình. Và với những người ở nhà, việc chào đón người thân chính là một niềm vui sướng, vui vì được cùng nhau ăn những bữa cơm gia đình với đầy ắp những món ngon đặc sắc chỉ riêng có trong ngày Tết.

Mới đây, một bức ảnh về bữa cơm chiều cuối năm của một nam thanh niên đã được chia sẻ trên mạng xã hội khiến cho không ít người cảm động bởi sự đạm bạc của nó. Bên dưới bức ảnh là dòng chú thích của chủ nhân bức ảnh: “Đây là bữa ăn đầu tiên mình về quê ăn Tết. Tết nhất vẫn vậy thôi, tuy nghèo nhưng rất hạnh phúc và ấm áp”.

Trong bức ảnh, mâm cơm cuối năm của gia đình chàng trai chỉ có vỏn vẹn một nồi cơm trắng không, một nồi mì tôm lớn nấu cùng với rau xanh được đặt ngay dưới nền nhà. Quây quần bên mâm cơm đạm bạc là bóng dáng một người đàn ông lớn tuổi với dáng vẻ gầy gò, khắc khổ cũng với 1 cô gái trẻ đang sắp xếp và xới cơm.

Bức ảnh về mâm cơm đạm bạc khiến ai nhìn thấy cũng phải xót xa

” Tết chẳng cần phải mâm cao cỗ đầy, miễn gia đình đầm ấm bên nhau là đủ. Nhiều người lao động xa gia đình Tết còn chẳng được về nhà ấy. Ăn uống đơn giản nhưng cứ hạnh phúc cùng với bố mẹ là được”.

“Như bạn vẫn là rất may mắn đấy, nhiều người Tết còn không được về nhà cơ. Nghèo không sao, cứ hạnh phúc, đầm ấm là được bạn à” – một cư dân mạng khác động viên.

Chủ nhân của bức ảnh, bạn L. Hiếu đến từ Đắk Nông cho biết trên một trang tin, bức ảnh cảm động trên được chính tay bạn chụp lại vào chiều 27 Tết, khi chàng trai mới đi làm xa trở về nhà. Hiếu cho biết trước đây đã tốt nghiệp cấp 3, thi đỗ cả Đại học nhưng do gia đình quá nghèo nên phải chọn con đường đi làm công nhân để kiếm tiền. Bố mẹ Hiếu đã ly hôn từ lâu, bởi vậy nên Tết năm nào cũng chỉ có 3 người là bố, Hiếu cùng cô em gái học cấp 3 cùng nhau quây quần.

Hình ảnh một góc bếp đơn sơ của gia đình chàng trai trẻ

Năm Hiếu học lớp 7 thì bố xuống Sài Gòn nửa năm để tập trung chữa bệnh. Cũng từ đó, chàng trai đã tự bươn chải 1 buổi đi học, 1 buổi làm để kiếm tiền trang trải cuộc sống hàng ngày của 2 anh em. Sức khỏe của bố không tốt nên Hiếu cũng trở thành lao động chính trong gia đình luôn. “Cuộc sống tuy khó khăn như vậy nhưng cả 2 anh em mình vẫn cố gắng học. Bố mình bảo rằng dù có thế nào cũng không thể để cho 2 đứa nghỉ học giữa chừng” – Hiếu chia sẻ.

Nhìn cha ngày một gầy đi, tiều tụy hơn, chàng trai lại tự động viên mình phải cố gắng hơn nữa (Ảnh: FBNV)

Với chàng trai trẻ, nỗi lo lắng nhất bây giờ chính là mỗi lần trở về nhà lại thấy bố gầy đi một chút. Cậu bạn cũng chia sẻ rằng Tết năm nay nhà cũng chưa sắm sửa được gì, tới sáng 29 Tết mới cùng bố đi mua một vài thứ để đón Tết. “27 Tết, bữa cơm được về với bố, cảm xúc của mình là khó tả khi thấy bố lại gầy đi, nhìn tiều tụy hơn trước. Nhà mình cũng chưa mua được gì, chờ mình đem tiền về mới đi mua” – chàng trai cho biết.

Nói về dự định cho tương lai, Hiếu cho biết anh chàng muốn ôn thi lại, cố gắng đạt điểm thật cao để đỗ được vào trường quân đội, công an cho tương lai rộng mở và bố đỡ khổ hơn. Tuy nhiên, điều trước mắt mà chàng trai trẻ cần làm chính là tiếp tục công việc làm công nhân để kiếm tiền cho cô em gái ăn học tới nơi tới chốn như nguyện vọng của bố mình.

Tổng hợp

Các thông tin Đời sống, Xã hội sẽ được chúng tôi liên tục cập nhật tại mục Đời của

Nhớ Mâm Cơm Dân Dã Miền Quê

Mỗi dịp về miền Tây, tôi thường được người thân chiêu đãi những món ăn dân dã, mang đậm hồn quê. Trong đó tôi thích nhất món canh chua nấu với các loại rau quê và thố cá kho quẹt trên chiếc nồi đất.

Người miền Tây hào sảng, mến khách thì khỏi phải bàn. Bạn đến chơi nhà, có đặc sản gì, họ cũng đem ra đãi hết. Mớ cá đi bắt ở đồng về, mớ rau dân dã vừa hái sau nhà với đủ loại nào bắp chuối, bông súng, đậu rồng, bông bí… được dùng để làm nguyên liệu để nấu canh chua đậm hương vị miền Tây sông nước.

Tôi nhớ nhất nồi canh chua cá với vị ngọt đậm đà đặc trưng của người dân nơi đây. Tôi nhớ thố cá kho quẹt vàng ươm, nóng hổi trong chiếc nồi đất. Hai món này đã có mặt trên mâm cơm ngày hôm đó, trong tiết trời mưa dầm dề, ngon không gì sánh bằng. Món ăn bình dị thế, nhưng cứ để lại bao vấn vương trong lòng tôi lúc nào không hay. Khi trở về Sài Gòn, những lúc trời mưa, tôi lại thấy nhớ da diết hương vị trong từng món ăn của ngày hôm đó.

Song, điều làm tôi nhớ nhất là cái tình người miền Tây. Xa lạ gặp nhau mà cứ ngỡ như thân thiết tự bao giờ. Họ mời ăn cơm cứ như đón khách quý phương xa. Điều này khiến lòng tôi cứ rưng rưng, vấn vương mãi.

Thảo Nhi

Nếu yêu thích nấu ăn, bạn hãy tham gia cuộc thi “Giữ bếp luôn đỏ lửa”, do chúng tôi phối hợp cùng Minh Long tổ chức, từ ngày 6/7 đến 2/8. Mỗi tuần, ban tổ chức chọn 2 bài dự thi đáp ứng tiêu chí để trao giải thưởng nồi dưỡng sinh và chảo dưỡng sinh của Minh Long.

Bài dự thi có thể chia sẻ những bữa ăn, mâm cơm gia đình, thực đơn của bản thân, công thức nấu ăn, cách phối trộn nguyên liệu sao cho dinh dưỡng nhất, lưu ý khi nấu nướng, thưởng thức món ăn đúng điệu…