Giỗ Mẹ Cúng Gì / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

10. Phụ: Cúng Giỗ Cha Mẹ

Nghi thức cầu nắng ráo dẫn giải đầy đủ trong kinh Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa do chính Phật nói. Kinh này chỉ có trong Đại Tạng nên ở đời khó mà thực hành. Vã nay tùy đời mà hành, nhất là mưa rỉ rả lâu không tạnh, chùa cử hành theo nghi này. Thầy Trú Trì bạch Ngài Phương Trượng, kế ra thông báo dán nơi sơn môn. Tờ thông báo viết: cầu tạnh ráo. Nên dùng giấy vàng viết thông báo, nội dung như sau: Nam Mô Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa, Quang Diệm hội thượng Phật, Bồ Tát. Tất cả viết thành như bài vị thiết trí một nơi cho nghiêm trang lập đàn tràng có đầy đủ lễ phẩm cúng dường. Thầy Trụ Trì phải đặc biệt gia tâm, tăng chúng các ban chuẩn bị sẵn sàng, nếu có quan chức mời họ niệm hương. Không có, các vị ở chùa phát tâm niệm hương bạch Phật cầu nguyện. Mỗi ban phải thành tâm cầu nguyện để mong thông đạt tới ý trời, nên không phải là một câu chuyện hư cấu. Đến ngày lễ, vị thư ký trước phải hội ý, mời Thầy Duy Na, Duyệt Chúng, thông báo dán ở phòng khách đầy đủ ngày giờ làm lễ tụng kinh cầu dứt mưa.

Lễ này theo như các nghi thông thường, tuy có khác là trong 3 ngày, 5 ngày hay 7 ngày tùy thời mà định. Chư tăng luân phiên tụng niệm mỗi ngày 10 vị, trong số cắt cử người nào lo phần gì rõ ràng, cứ tiếp tục tụng kinh cầu nguyện không dứt như vậy trong một tuần lễ hẳn được cảm ứng, sau đó mới chấm dứt và làm lễ tạ. Phàm có tổ chức lễ kỳ nguyện nên lưu ý tới mấy chi tiết như: 1/ mỗi ngày 2 buổi đều có thời tụng kinh tại chánh điện; 2/ dùng hiệu lệnh vân tập chúng đúng thời khắc; 3/ y hậu chỉnh tề; 4/ Thầy Trụ Trì niệm hương bạch Phật, đảnh lễ Tam bảo, cử tán v.v.. Tán rằng:

Trì tụng 21 biến Chú Đại Bi, tiếp theo niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát 1000 lần hoặc tụng Chú Dược Sư 49 biến và niệm Phật Dược Sư 1000 lần. Kế tiếp đọc sớ như sau:

Nước Việt Nam, tỉnh… phủ… huyện… phường… quận.., thành phố… Chùa… Trụ Trì… Nếu có các quan chức nên cho tên họ vào lòng sớ. Hôm nay chí thành dâng hương đảnh lễ Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật, Quang Diệm hội thượng chư Phật, Thánh hiền, thiên long tám bộ chư vị tôn thần đang ngồi trước mặt xin chứng tri lời cung bạch: ngưỡng mong giũ lòng từ rải ánh quang cảm ứng ban cho chúng con… chấm dứt mưa nặng hạt làm tê liệt, mọi vật đều không thông, trăm sông nước tràn đầy, dân tình không nơi nương náu. Mong nghiệp chúng sanh cơ cảm tới trời hiếu sanh là đức, do vậy chúng con thành tâm thiết lập đàn tràng cầu tạnh ráo dứt mưa. Mỗi ngày chư Tăng tụng kinh, trì chú, niệm hiệu Phật, ngưỡng nguyện Chư Thánh mong cho trời quang mây tạnh, sớm ban ân lành rải nắng xuống chúng con và thế gian.

Hồi hướng, phục nguyện, tự quy… Đến lượt phiên thứ hai, đại chúng cũng trì tụng kinh chú như trên. Tụng cho đến khi trời tạnh ráo hẳn mới tập họp hết chúng lại làm lễ tạ hồi hướng hoàn kinh.

Chứng nghĩa giải rằng: mọi sanh vật đều nhờ mặt trời, trời nóng bức quả làm cho cây cối tiêu ma; mọi vật thấm nhuần là nhờ nước, nước đọng nhiều làm cho vật hư thối. Cho nên mưa gió không điều hòa hay nắng hạn lâu ngày không mưa đều gây thành nạn họa, mà mưa nhiều ngập nước cũng gây tai họa không ít. Điều hợp lý nhất là mong cho gió thuận mưa hòa, là ước muốn của mọi người, cũng như mọi loài.

Ý Nghĩa Bài Cúng Giỗ Mẹ Chồng, Văn Khấn Ngày Giỗ Bố Mẹ (Cha Mẹ) Đơn Giản, Dễ Nhớ

Rate this post

Đang xem: Bài cúng giỗ mẹ chồng

Ý nghĩa của bài khấn giỗ.

Ngày giỗ hàng năm là ngày mất của người đã khuất. Là dịp để con cháu và an hem họ hàng gần xa tụ họp lại một nơi đông đủ. Thể hiện tinh thần đoàn kết vừa để cùng nhau tưởng nhớ lại người đã mất trong nhà. Dâng lên người khuất lễ sắm và mâm cơm đã được chuẩn bị. Cùng cầu nguyện phụ hồ độ trì cho một năm an lành, phát tài và yên ấm trong nhà.

Bài khấn giỗ như thế nào

Trong bài khấn giỗ cần lưu ý cách khấn trong cúng giỗ đối với ông bà, bố mẹ, chồng hoặc vợ. Thì nếu như Bố đã mất thì khấn là : Hiển Khảo. Nếu như người đã mất là Mẹ thì bài cúng ngày giỗ là : Hiển Tỷ. Nếu như là ông đã mất thì khấn là : Tổ khảo. Nếu như Bà đã mất thì khấn là : Tổ Tỷ. Cụ ông đã mất khấn là: Tằng Tổ Khảo, Cụ bà đã mất khấn là: Tằng tổ tỷ. Anh em trong nhà đã mất khấn là: Thệ Huynh, Thệ Đệ. Chị em trong nhà đã mất thì khấn là : Thệ Tỷ, Thệ muội. Đối với cô dì chú bác đã mất thì khấn là : Bá thúc Cô Di, Tỷ Muội. Hoặc có thể khấn chung là: Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ nội ngoại Gia Tiên trong nhà.

Đối với bài văn cúng giỗ cần lưu ý là: Đối với những ngày giỗ chính của người thân trong gia đình như: Bố Mẹ, Ông Bà, Vợ hoặc Chồng trước khi cúng giỗ cần phải cúng cáo giỗ. Chính là cúng trước ngày giỗ chính 1 ngày để xin Thần linh, Thổ Công Thổ Địa nơi mình đang sống cho hương linh người đã mất biết về và được hưởng giỗ của mình.

Trong bài cúng ngày giỗ của người mất thì người được hưởng giỗ phải được mời trước, sau đó mới đến vong linh của nội ngoại trong gia tiên. Và phải mời từ trên cao nhất xuống thấp nhất để về thụ hưởng dự cùng.

Trong bài văn cúng giỗ cần lưu ý có sự khác như giữa những ngày giỗ như : giỗ đầu, giỗ hết, giỗ thường, ngày cáo giỗ, ngày chính giỗ hoặc gửi giỗ thì có sự khác nhau. Chính vì thế cần lưu ý để tránh sự nhầm lẫn và làm sai các thủ tục cúng khấn.

Viết Trong Ngày Giỗ Mẹ

Mẹ ơi, lại thêm một lần giỗ của mẹ mà con không về ! Con cảm thấy đau và nước mắt hoen lệ sầu giữa phố phường đông đúc nhạt nhòa ánh đèn màu nhấp nháy. Trời hôm nay lại mưa trên xứ sở Ba lê mà con đang sống ! Sông Sen rập rềnh những con sóng khi chuyến tàu Mousse chạy qua. Con đứng đây, chơi vơi giữa đất người xa lạ mà giờ đây con phải làm quen và coi nó như mảnh đất của chính mình !

Vậy là đã bao mùa mẹ đi xa để rồi con luôn thấy hình bóng mẹ lẩn quất đâu đây, bên con, bên khu vườn nhỏ cạnh ban công con đang đứng ! Chiều nay, đưa cháu ngoại của mẹ đi học, con đậu xe bên một con đường nhỏ, ngắm nhìn xe cộ vượt qua ! Mắt con va phải một nhành hoa bên rệ cỏ ! Cành hoa lung lay trước gió, bỗng dưng một kỷ niệm xa xưa trỗi dậy ùa về ! Mảnh vườn nhà mình dạo ấy có một cây hồng nhỏ, xum xuê cành lá nhưng có rất ít hoa. Con hỏi mẹ vì sao vậy, trong khi cây hoa nhà hàng xóm lại nở nhiều đến thế. Mẹ nói tại nhà mình ít tỉa cành, cắt đi những cành thừa thì hoa sẽ nở nhiều. Sáng hôm đó, con cầm cây kéo cắt dược thảo của bố, chạy ra vườn. Hồi ấy, con còn bé tí mẹ nhỉ, cầm kéo còn chưa vững. Con lấy kéo mà cắt lia lịa, vì con chỉ muốn cây nhà mình có thật nhiều hoa, sáng sáng tỏa hương thơm. Khi mẹ nhìn thấy con thì cây hồng đã trơ trụi và tay con tứa máu vì gai đâm ! Con nhận ra ánh mắt giận dữ của mẹ, nhưng khi nhìn thấy vết máu loang lổ trên tay con thì mẹ đã bế con vào lòng và chạy ùa vào lấy bông và nước rửa cho con !

Vậy là đã bao mùa mẹ đi xa để rồi con luôn thấy hình bóng mẹ lẩn quất đâu đây, bên con, bên khu vườn nhỏ cạnh ban công con đang đứng ! Chiều nay, đưa cháu ngoại của mẹ đi học, con đậu xe bên một con đường nhỏ, ngắm nhìn xe cộ vượt qua ! Mắt con va phải một nhành hoa bên rệ cỏ ! Cành hoa lung lay trước gió, bỗng dưng một kỷ niệm xa xưa trỗi dậy ùa về ! Mảnh vườn nhà mình dạo ấy có một cây hồng nhỏ, xum xuê cành lá nhưng có rất ít hoa. Con hỏi mẹ vì sao vậy, trong khi cây hoa nhà hàng xóm lại nở nhiều đến thế. Mẹ nói tại nhà mình ít tỉa cành, cắt đi những cành thừa thì hoa sẽ nở nhiều. Sáng hôm đó, con cầm cây kéo cắt dược thảo của bố, chạy ra vườn. Hồi ấy, con còn bé tí mẹ nhỉ, cầm kéo còn chưa vững. Con lấy kéo mà cắt lia lịa, vì con chỉ muốn cây nhà mình có thật nhiều hoa, sáng sáng tỏa hương thơm. Khi mẹ nhìn thấy con thì cây hồng đã trơ trụi và tay con tứa máu vì gai đâm ! Con nhận ra ánh mắt giận dữ của mẹ, nhưng khi nhìn thấy vết máu loang lổ trên tay con thì mẹ đã bế con vào lòng và chạy ùa vào lấy bông và nước rửa cho con !

Nuôi dạy con cái thật khó phải không mẹ ! Đến bây giờ khi mà con đã có con, các cháu đã lớn và con chứng kiến từng ngày sự lớn khôn của chúng ! Hẳn chúng cũng như con ngày xưa và con bắt đầu học được tính kiên nhẫn từ mẹ. Tuổi thơ nhiều khi làm mà không lường hết những hậu quả. Nhiều lúc các con của con đã làm những việc không đúng, khiến con bực mình và định quát mắng chúng, nhưng những lúc như vậy, con lại như nhìn thấy ánh mắt cương nghị nhưng cũng tràn đầy tình âu yếm của mẹ. Con lại dịu xuống. Nhiều lúc không dừng được, con lấy roi quất chúng một cái, tiếng khóc của chúng khiến con đau đớn, nhưng quay đi để cố giấu những giọt lệ ! Mẹ đã từng nói không được mềm yếu trước mặt người khác, với các con thì càng không. Nuôi dạy con cái phải biết thưởng phạt công minh ! Con đã khóc vì chứng kiến niềm vui của bé Bin khi cháu từ biển hớn hở về để nói với mẹ rằng cháu đã câu được một con cá, dù con cá đó chỉ bé như ngón tay. Cháu đã hồ hởi biết bao nhiêu !  Con đã ngân ngấn lệ khi bé Hà lần đầu tiên làm được bánh ga tô mừng sinh nhật bố !

“Lười biếng còn buồn hơn cả khổ con ạ”, mẹ đã nói như thế khi con thấy mẹ lúc nào cũng quần quật làm việc ! Mẹ ơi, cùng với năm tháng con lớn lên, trưởng thành hơn và ngẫm nghĩ về những câu nói của mẹ. Những câu nói bình thường được chắt chiu từ cuộc sống lam lũ của mẹ đôi khi con thấy chúng còn thiết thực hơn cả những câu châm ngôn hay những câu nói cao siêu của các nhà hiền triết !

Con nhớ mẹ, mẹ ạ. Trong đầu con lúc này trỗi dậy bao hình ảnh của mẹ. Hình ảnh mẹ ngồi đan những chiếc rổ tre để bán, hình ảnh mẹ đêm đêm cặm cụi đan cho chúng con những chiếc áo len, những buổi mẹ hí hoáy sửa những bộ quần áo cũ, cảnh mẹ sắp quanh gánh ra đồng, cảnh mẹ đập lúa trên sân, cảnh mẹ xúc cơm cho bà nội ăn…  Nhiều lắm mẹ ạ, con làm sao kể hết !

Mùa giỗ mẹ con lại không về được ! Có trách con không mẹ ơi ! Đời mẹ tần tảo quá nhiều và gánh chịu bao đau thương. Việc nhà việc nước ! Còn con, có lẽ số phận đã trả công cho mẹ bằng cách cho con được hưởng nguồn hạnh phúc. Tiếng cười của con và các cháu ngoại của mẹ là nguồn hạnh phúc vô tận của con rể mẹ để anh ấy lại lao vào làm việc mà không hề kêu la ! Con chẳng phải mua nợ nhà chồng, nhưng con chia sẻ ! Từ ngày cha mẹ ra đi, con đã dồn tình cảm yêu thương cho cha mẹ chồng của con, chính ông bà đã góp phần tạo nên nguồn hạnh phúc cho con ngày hôm nay, ông bà cũng dành cho con rất nhiều tình cảm, còn các cháu thì khỏi nói. Con đôi lúc cũng cảm thấy chạnh lòng ! Chính cha mẹ đã sinh ra con và nuôi con đến lúc trưởng thành, khi con chập chững bắt đầu đầu bay được bằng chính đôi cánh của mình, thì cha mẹ không còn nữa, con đã chẳng báo hiếu gì được cho cha mẹ !

“Công việc khiến con cảm thấy cuộc sống không nhàm chán!” mẹ cũng đã nói thế ! Vâng, và bây giờ con đã chiêm nghiệm được điều ấy ! Hãy vui nha mẹ, vì con đã theo đúng và tiếp tục con đường xưa mà con đã chọn. Mẹ hồi đầu đã không bằng lòng với quyết định của con ! Ngày đó, con đường mà con chọn, theo mẹ là gập ghềnh, đầy gian truân và xa thẳm mù khơi, vậy mà con đã đi và đã tới, con đã ít nhiều thành công và vẫn tiếp tục ! Ôi ! Giá mà mẹ còn, hẳn mẹ sẽ hài lòng vì con, đứa con gái bướng bỉnh nhưng luôn nghe lời mẹ, luôn thích chở mẹ đi chợ, luôn thích ngồi nghe mẹ kể chuyện ngày xưa…

Ngồi tâm sự với mẹ, khiến lòng con ấm lại, con như trút được bao u ám của buổi chiều mây mù, sương giăng giăng tối mờ khắp ngả ! Con biết, mẹ vẫn luôn đi theo con, đúng không ! Mẹ ở đây, mẹ ở kia…

Lê Thị Hiệu (nhavan.vn)

 

Bài Văn Khấn Giỗ Mẹ

Từ bao thế hệ nay, trong truyền thống của người Việt luôn có ngày giỗ chạp cúng những người đã khuất để cầu mong sự bình an và tưởng nhớ đến họ. Theo những bài viết về các bài cúng, bài này giới thiệu đến bạn bài cúng giỗ mẹ và văn khấn cúng giỗ như thế nào.

Bài cúng giỗ mẹ có ý nghĩa như thế nào

Theo văn hóa và tâm linh của người Việt Nam ta thì hàng năm vào đúng ngày mất của người thân trong nhà sẽ làm đám giỗ. Chuẩn bị những lễ lạc tùy theo điều kiện của mỗi gia đình để cúng giỗ.

Chính vì thế văn khấn giỗ cha mẹ mang rất nhiều ý nghĩa. Đầu tiên là theo truyền thống văn hóa của dân tộc được lưu truyền và gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác bao đời nay. Tiếp đó, vào những dịp như giỗ Cha Mẹ với các bài cúng giỗ Mẹ là lúc để gia đình đoàn kết lại, con cháu sum vầy với nhau để chuẩn bị mâm cơm cúng dâng lên người đã khuất. Thể hiện được tấm lòng thành của con cháu dâu rể trong nhà.

Cũng qua dịp này mọi người cùng nhau nhớ về những câu chuyện cũ, thêm gắn kết tình gia đình thương yêu nhau. Nguyện khấn cho cả gia đình được bình an, êm ấm.

Văn khấn cúng giỗ cha mẹ như thế nào

Nếu bạn muốn tìm hiểu về bài văn khấn cũng giỗ mẹ bạn có thể đọc văn khấn mẫu dưới đây.

Con lạy chín Phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ: Xưng họ của bạn. Tín chủ con là: Xưng đầy đủ họ tên và tuổi. Ngụ tại: Đọc nơi bạn đang sống Hôm nay là ngày/tháng/năm (âm lịch) Chính là ngày giỗ của Cha hoặc Mẹ (đọc tên của Cha/Mẹ) Năm qua tháng lại vừa ngày húy lâm, Ơn võng cực xem bằng trời biển. Nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ chúng con và toàn gia con cháu. Nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng đốt nén nhang hương dãi tỏ tấc thành. Thành khẩn kính mời: Cha hoặc Mẹ (nếu họ tên) Mất ngày/tháng/năm (âm lịch) Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng thịnh vượng. Xin mời các vị Tổ tiên, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Cô Di và toàn thể các hương kinh gia tiên đồng lai hâm hưởng. Xin mời vong linh các vị Tiền Chủ, Hậu chủ trong đất này với tâm hưởng. Chúng con với lễ bạc lòng thành xin cúi đầu được phụ trì.

Cách Cúng Giỗ Ông Bà, Cha Mẹ

Những ngày quan trọng trong cúng giỗ

1. Giỗ đầu: là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang, là một ngày giỗ vẫn còn bi ai, sầu thảm. Thời gian một năm vẫn chưa đủ để làm khuây khỏa những nỗi đau buồn, xót xa tủi hận trong lòng của những người thân. Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.

2. Giỗ hết: là ngày giỗ sau ngày người mất hai năm, vẫn nằm trong thời kỳ tang. Thời gian hai năm cũng vẫn chưa đủ để hàn gắn những vết thương trong lòng những người còn sống. Trong lễ này, người ta vẫn tổ chức trang nghiêm. Lúc tế lễ người được giỗ và Gia tiên, con cháu vẫn mặc đồ tang phục và vẫn khóc giống như Giỗ Đầu và ngày đưa tang, vẫn bi ai sầu thảm chẳng kém gì Giỗ Đầu. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.

3. Giỗ thường: là ngày giỗ sau ngày người mất từ ba năm trở đi.Trong lễ giỗ này, con cháu chỉ mặc đồ thường phục, không khóc như ngày đưa ma nữa, không còn cảnh bi ai, sầu thảm, là dịp để con cháu người quá cố sum họp để tưởng nhớ người đã khuất và diện mời khách không còn rộng rãi như 2 giỗ trước.

Bài văn khấn giỗ ông bà, cha mẹ

Nội dung bài văn khấn giỗ đầu chi tiết như sau:

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ…………………………Tín chủ (chúng) con là:………………………………Tuổi……………………..Ngụ tại:………………………………………………………………………………Hôm nay là ngày……………tháng……….năm…………….(Âm lịch).Chính ngày Giỗ Đầu của………………………………………………………………Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.Thành khẩn kính mời…………………………………………………………………Mất ngày…………. Tháng………………năm…………………(Âm lịch)Mộ phần táng tại:……………………………………………………………………..Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.Phục duy cẩn cáo!

Nội dung bài văn khấn giỗ thường:

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….Tín chủ con là…………………………………………………Tuổi…………………Ngụ tại………………………………………………………………………………….Hôm nay là ngày ………tháng ………năm………………………(Âm lịch).Chính ngày giỗ của…………………………………………………………………Thiết nghĩ…………………. Vắng xa trần thế, không thấy âm dung.Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tắc thành.Tâm thành kính mời…………………………………………………………………Mất ngày ……………..tháng………………….năm………………………………..Mộ phần táng tại……………………………………………………………………..Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng.Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thần Linh, Thổ địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.Phục duy cẩn cáo!