Ghi Phong Bì Thắp Hương / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Chia Sẻ Cách Ghi Phong Bì Đám Giỗ Thành Kính

Ý nghĩa của tục lệ cúng giỗ trong văn hóa người Việt

Đám giỗ vốn là một trong những phong tục truyền thống của người Việt. Theo đó, đám giỗ thường được tổ chức vào ngày mất theo lịch Âm. Đây giống như một phong tục tập quán mang ý nghĩa tưởng nhớ tới người đã khuất, nhắc nhở con cháu về những người đi trước, kết nối tình cảm của các thành viên trong gia đình, dòng họ…

Cũng chính vì vậy mà việc tổ chức đám giỗ và mời khách tới dự cũng mang những ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Bởi đây chính là ngày mà thế hệ con cháu cùng nhắc nhở, cùng ôn lại những kỷ niệm về người đi trước, gắn kết nhiều thế hệ trong gia đình. Điều này cũng giúp thể hiện lòng hiếu kính, báo ân và những hoài niệm về người quá cố trong ngày giỗ.

Thường thì khách mời trong đám giỗ sẽ là những người thân thiết và có mối quan hệ gắn kết với gia chủ. Khi được mời đến dự đám giỗ, rất ít người đi tay không. Thường thì họ sẽ mang theo quà biếu là giỏ hoa quả, hoa tươi cùng phong bì đựng tiền để có thể bày tỏ lòng thành tới người đã khuất.

Đám giỗ thường được tổ chức như thế nào?

Ngày giỗ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong văn hóa của gia đình, dòng họ. Ngày nay, khi đời sống phát triển, thu nhập của gia đình ngày càng cao thì đám giỗ được tổ chức khá linh đình. Với những gia đình không có điều kiện thì đám giỗ chỉ cần thể hiện lòng thành kính, giản dị:

Ý nghĩa lớn nhất của đám giỗ chính là nhắc nhở con cháu nhớ đến ngày mất của tổ tiên, thắp nén nhang tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên giúp họ an lòng nơi chín suối. Đây mới là ý nghĩa thực sự của đám giỗ chứ không phải mâm cao cỗ đầy.

Ngoài ra, khách mời trong đám giỗ gồm những ai, bao nhiêu người cũng tùy thuộc vào nhiều hoàn cảnh. Nếu là đám giỗ của cha mẹ thì sẽ được tổ chức lớn hơn, đông khách hơn, có thể mời thêm họ hàng, đồng nghiệp. Còn đám giỗ của ông bà, cô bác thì khách mời sẽ được giới hạn hơn.

Cách ghi phong bì đám giỗ như thế nào?

Cách ghi phong bì đám giỗ họ hàng thân thiết

Ghi phong bì đi đám giỗ sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn khi đi đám giỗ của họ hàng, người thân trong gia đình. Bởi do mức độ thân thiết, những người họ hàng sẽ không câu lệ hình thức, điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng khi dành thời gian tới đám và thắp cho người đã khuất một nén nhang.

Khi ghi phong bì ăn giỗ những người họ hàng thân thiết, nên ghi đầy đủ thông tin người gửi. Sau đó là dòng chữ “Tưởng nhớ” hoặc “Kính lễ” cụ/ông/bà/chú/bác… Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng dù là mối quan hệ thân thiết nhưng bạn cũng đừng nên dùng những từ suồng sã hoặc ghi quá sơ sài.

Cách ghi phong bì đám giỗ người thân của bạn bè/đối tác

Khi những người bạn bè, đối tác mời bạn đến gia đình của họ ăn giỗ, chắc chắn bạn sẽ lúng túng khi không biết cách ghi phong bì thư thế nào cho chuẩn. Với những trường hợp này, bạn nên lựa chọn cách ghi phong bì trang trọng, thể hiện tình cảm và lòng thành kính cho những người đã khuất. Đồng thời đừng quên cách viết địa chỉ trên phong bì cũng không nên quá phô trương hay chi tiết quá.

Cách ghi phong bì trong trường hợp này cũng đòi hỏi phải có ghi tên, chức danh người đến. Phần “Người nhận” có thể điền Kính lễ Cụ (Ông/bà), Kính hương Ông/bà, Thắp hương Cụ (Ông/bà), Kính giỗ cụ ….

Một số lưu ý khi viết phong bì đi đám giỗ

Ghi phong bì đi đám giỗ tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách ghi phong bì đám giỗ đúng và đủ. Để tránh được những điều cấm kỵ, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Cần phân biệt rõ ràng đám giỗ và đám ma, từ đó ghi nội dung cho đúng để truyền tải thông điệp đến gia chủ.

Chọn mẫu in phong bì phù hợp với đám giỗ, không nên chọn mẫu in phong bì có màu sắc lòe loẹt

Chú ý cả mẫu thiệp mời đám giỗ. Nếu như mẫu thiệp mời giỗ mà trang trọng thì bạn cùng không thể ghi bì thư qua loa xuề xòa được.

Trên phong bì cần ghi đầy đủ người gửi và người nhận.

Nội dung cần được ghi ở mặt trước.

Phần phong bì cũng được ghi rõ ràng, chính xác để gia chủ dễ đọc, tránh dùng từ ngữ địa phương để không gây hiểu lầm.

Những món đồ lễ thường đem theo khi ăn giỗ

Khi đi đám giỗ, ngoài gửi phong bì thì tùy thuộc vào mỗi vùng miền mà bạn cũng nên mang theo một số món đồ cúng viếng. Hoa và trái cây là hai món thông dụng nhất. Vậy đi đám giỗ nên mua trái cây gì, đi đám giỗ nên mua hoa gì?

Hoa quả được dùng rất nhiều trong các đám giỗ và luôn là món đồ cúng thiêng liêng, thành kính dâng lên người đã khuất. Bạn nên chọn những loại hoa quả như:

Những loại quả này nên có màu sắc tươi tắn, hương thơm và vị ngọt ngào. Đặc biệt là tránh bị dập nát hư hỏng, không dùng trái cây khô và những loại đồ giả.

Hoa cúng theo bó hoặc lẵng

Bên cạnh trái cây thì hoa tươi cũng là một trong những món đồ cúng trong thể thiếu trong đám giỗ. Bạn nên chọn những loại hoa mang vẻ sang trọng, có hương thơm và thể hiện lòng thành như:

Vì những bó hoa này sẽ được gia chủ dâng lên bàn thờ nên nhất định phải còn tươi, có hương thơm dễ chịu. Tránh mua những loại hoa khô héo, có mùi lạ.

Cách Ghi Viết Phong Bì Viếng Đám Ma Tang Lễ Và 49 Ngày Xúc Động Nhất

Cách ghi phong bì đi viếng đám ma đúng chuẩn nhất

+ From: Tên người phúng điếu.

+ To: Kính viếng (ông/bà/bác/chú …)

+ Ví dụ: From: Cháu Nguyễn Văn Anh (Bạn của An). To: Kính viếng Ông Phạm Hoà Bình.

Những câu chia buồn viếng tang lễ ý nghĩa xúc động nhất

1/ Cố gắng vượt qua thời gian khó khăn này chị nhớ!!

2/ Thời gian sẽ hàn gắn tất cả nhưng sẽ phải mất rất lâu để chị thôi không nhớ mẹ nữa.

3/ Em xin chia buồn với chị cùng gia đình.

4/ Chị thân mến. Bây giờ mà em an ủi chị bằng câu “đừng buồn chị ạ” thì cũng vô ích thôi bởi trong lúc này không ai không buồn được, không ai không khóc trong tuyệt vọng đươc khi phải xa….

5/ Tôi không hy vọng bạn có thể cười vào lúc này, nhưng tôi luôn mong rằng bạn sẽ sớm lấy lại những tự tin và vui vẻ trong cuộc sống!

6/ Sinh lão bệnh tử, không ai có thể tránh khỏi. Em xin chia buồn cùng chị và gia đình, mong chị sớm vượt qua nỗi đau này. Em nghĩ mẹ chị sẽ luôn ở bên dõi theo chị và mong chị sống vui vẻ hạnh phúc.

8/ Thành kính chia buồn cùng bác A và cầu nguyện cho hương hồn B thanh thoát trong cõi diệu lạc của Thế Giới Mới! Thân kính viếng!

9/ Ai rồi cũng sẽ phải ra đi, chúng tôi sẽ luôn ghi nhớ những việc làm và nghĩa cử cao đẹp của anh/chị/bạn..

10/ Thay mặt đoàn thể anh em, tôi xin phép được chia buồn với gia đình. Ai rồi cũng sẽ phải ra đi, mong gia đinh hãy cố gắng vượt qua khoảng thời gian khó khăn này.

11/ Với những tâm tình thường tiếc nhất, tôi xin phép được chia buồn với gia đình. Ai rồi cũng sẽ phải ra đi, mong gia đinh hãy cố gắng vượt qua khoảng thời gian khó khăn này.

12/ Xin được chia buồn cùng Bác và gia đình, xin thắp nén nhang lòng cho bạn X được yên nghỉ.

16/ Từ phương xa, tôi đã biết chuyện của gia đình bạn. Tôi rất lấy làm tiếc, và cũng rất buồn khi hay tin này. Nhưng tôi cũng mong rằng, bạn đừng quá lo lắng đau buồn mà ảnh hưởng sức khỏe. Hãy mạnh mẽ lên vì chính những gì anh ấy gửi gắm cho bạn còn lại trên thế gian này!

19/ Sinh lão bệnh tử, phàm là người ai cũng phải trải qua. Mong cho bạn được Về với cõi trường sinh. Xin phép gia đình cho tôi được cùng san sẻ nỗi buồn này!

20/ Vòng hoa này là cầu nối, là lời vô cùng thương tiếc chúng tôi gửi đến gia đình. Mong hương hồn bạn luôn được yên nghỉ, tránh xa những bon chen cõi ta bà. Xin được thành kính phân uưu!

Người có người thân qua đời là sự tổn thất rất lớn, để lại trong lòng họ vết thương sâu sắc nên họ rất cần được bạn bè, người thân an ủi, động viên. Nhưng trong đám tang, mọi người đều cảm thấy bối rối, không biết nói câu gì để có thể chia buồn, an ủi và động viên với gia đình người mất cũng như sợ nói những câu không nên. Hy vọng rằng với những cách viết phong bì viếng đám ma như trên gửi tới gia quyến đang cảm thấy đau buồn sẽ cảm thấy phần nào vơi bớt nỗi buồn.

Ban Thần Tài Thắp Mấy Nén Hương Là Đúng Phong Thuỷ?

Trong tín ngưỡng thờ cúng, đặc biệt đối với thờ thần linh địa mạch, việc ban Thần Tài thắp mấy nén hương tưởng chừng là một câu hỏi đơn giản nhưng không phải ai cũng chắc chắn rằng bản thân biết nên cắm bao nhiêu là thích hợp.

Tại Sao Phải Thắp Hương Khi Thờ Cúng

Việc thắp hương từ lâu đã đi vào đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam và trở thành một nét đẹp tín ngưỡng vô hình không thể gỡ bỏ. Từ rất lâu về trước khi có một loại vật liệu được đốt trong lửa sẽ tỏa ra mùi hương và khói bay nghi ngút khiến con người dễ chịu và tạo nên trường khí thanh tịnh, gạt được khí lạnh xung quanh.

Đối với nguồn gốc của tập tục thắp hương khi thờ cúng nói chung có lẽ sẽ không có ai đưa ra được một lý giải chi tiết nào nhưng cho đến nay.

Tuy nhiên theo PGS.TS Trình Năng Chung đang công tác  tại Viện Khảo cổ học Việt Nam cho biết rằng: Tại khu mộ thời đại đá ở Punjab – Ấn Độ, người khảo sát đã phát hiện ra nhiều lọ gốm có chứa tro than của một nguyên liệu chất đốt có mùi thơm. Cho đến nay đây chính là dấu tích phát hiện sớm nhất về tập tục thắp hương thờ cúng.

Ngoài ra người ta cũng phát hiện nhiều hình ảnh chạm khắc viễn cảnh con người dâng hương tới chư vị Thần Linh từ khoảng 5.700 năm về trước.

Đặc biệt cho đến ngày nay, nhiều người cũng đã khẳng định rằng bản thân thắp hương chính là hình thức “liên lạc” và khấn cầu tới chư vi thần linh cũng như gia tiên.

Và đó cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi về tại sao phải thắp hương vào mỗi dịp thờ cúng lớn nhỏ từ trước đến nay.

Ý Nghĩa Đặc Biệt Khi Thắp Hương Thần Tài

Thắp hương trong nghi lễ văn hóa của Phật Giáo cũng như chư vị Thần Linh là một trong lục vật cúng dường không thể thiếu. Chính vì vậy việc sắm sửa nhang lễ và thắp hương Thần Tài thể hiện lòng thành của người cúng qua làn khói hương nghi ngút mỗi lần khấn bái.

Đặc biệt ý nghĩa của việc thắp hương thần linh càng trở nên trang nghiêm khi sử dụng hương trầm và dâng hương không chỉ bằng tấm lòng thành kính mà còn là chánh niệm của gia chủ. Vậy nên thắp hương được ví như sợi dây kết nối tại dương thế với thế giới tâm linh trong mỗi người.

Đúng như những câu ca dao xưa từng có câu:

“Vẫn còn đây những lời ru

Vờn bay phảng phất cho dù tháng năm

Tổ tiên một nén nhang trầm

Nối dòng máu đỏ âm thầm thiết tha”

Hay trong Kinh Phật cũng nhắc đến một bài kệ và ý nghĩa của việc thắp hương cúng dường với mong cầu được khói hương gửi đến Đức Phật hay chư vị Thần Linh như sau:

“Nguyện đem lòng thành kinh

Gửi theo đám mây hương

Phảng phất khắp mười phương

Cúng dường ngôi Tam Bảo”

Thắp Bao Nhiêu Nén Hương Trên Ban Thờ Thần Tài – Thổ Địa

Việc thờ cúng trong gia đạo nói chung hay thờ Thần Tài – Thổ Địa nói riêng một khi tiến hành chuẩn bị, gia chủ nên cần tìm hiểu tỉ mỉ trước dù đối diện với vấn đề: “Ban Thần Tài thắp mấy nén hương” tưởng chừng đơn giản và bị nhiều người vô hình chung bỏ qua điểm này.

Nên Thắp Hương Ban Thần Tài Chẵn Hay Lẻ

Số lượng thắp hương trên ban thờ chẵn hay lẻ được nhiều chuyên gia nghiên cứu khẳng định theo “Thuyết âm dương lưỡng hợp”. Bởi số lẻ được đại diện cho dương thế, còn số chẵn biểu trưng cho cõi âm.

Ý Nghĩa Thắp 1 Nén Hương

Nên thắp 1 nén hương trên ban Thần Tài vào buổi sáng tại văn phòng, cửa hàng kinh doanh vì số 1 đại diện cho người sống tại dương thế mong cầu được Thần Linh hộ trì có lộc buôn bán và may mắn.

Ngoài ra khi thắp 1 nén hương được gọi là bình an hương trong gia đạo, để duy trì nhiều việc được an sự nên cắm 1 nén hương mỗi buổi sáng và tối.

Ý Nghĩa Thắp 3 Nén Hương

Số 3 trong khái niệm phong thủy cũng như ý nghĩa trong thờ cúng tâm linh được rất nhiều để ý và coi trọng, điển hình như số 3 đại diện cho quan niệm về ngôi vị Tam Bảo (Phật – Pháp Tăng) hay Tam giới (Dục – Sắc – Vô sắc), Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Vị lai), Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ). Vì thế trong sân chùa thường đặt 3 đỉnh hương to mà nhiều người thắc mắc.

Còn với phong thủy, số 3 chính đại diện cho: Thiên – Địa – Nhân.

Trong gia đạo theo đạo Phật khi thắp 3 nén hương được gọi là Tam bảo hương, trong đó Tam bảo gồm: Phật, Pháp – kinh phật, Tăng – người xuống tóc xuất gia.

Đối với theo Đạo Giáo và thắp 3 nén hương là Tam thanh hương, trong đó: Ngọc thanh: thiên tôn nguyên thủy, Thượng thanh: thiên tôn linh bảo, Thái thanh: thiên tôn đạo đức.

Cuối cùng khi thắp 3 nén hương cần lưu tâm rằng:

Nén hương giữa

: hương Giáo chủ (hương hưởng chủ)

Nén bên trái

: hương tả Thanh Long

Nén bên phải

: hưởng hữu Bạch Hổ

Ý nghĩa từ việc thắp 3 nén hương chính là hồi hương theo răn dạy của tổ đường Phật thánh cũng như định nhang tâm thân không không bao giờ thay lòng đổi dạ – lòng thành như nguyện.

Hơn hết số 3 chính là biểu tượng cho âm dương hài hòa, mang thanh tâm nhẹ nhàng, không sân si trần hồng!

Ý Nghĩa Thắp 5 Nén Hương

Khi thắp 5 nén hương tượng cho Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ hay còn gọi là Thiên địa ngũ hành hương. 5 nén hương được gia chủ thắp khi trong gia đình có lễ cúng mang tính chất tập thể như của dòng họ, dòng tộc cầu Ngũ hành, Ngũ thổ và Ngũ hương với mong muốn cầu an, hưng vượng.

Ý Nghĩa Thắp 7 Nén Hương

Thắp 7 nén hương được gọi là Bắc Đẩu Thất Tinh Hương: Thiên Xu, Thiên Toàn, Thiên Cơ, Thiên Quyền, Khai Dương, Ngọc Hoành, Giao Quang.

Trong trường hợp thắp 7 nén để mời Thiên tướng và Thần Linh về dương thế, chính vì thế nếu không phải việc cần thiết thì gia chủ tuyệt đối không thắp 7 nén nhang bừa bãi.

Ý Nghĩa Thắp 9 Nén Hương

Khi thắp hương và xin cầu cá nhân người ta cũng thường xin vía bằng cách thắp 9 nén nhang – hay còn gọi là Cửu liên hoàn hương được xếp theo 3 hàng, 3 cột. Hàng hương đầu thỉnh mời Ngọc Hoàng Thượng Đế, hàng sau thỉnh Thập Điện Diêm Vương.

Vậy từ những ý nghĩa từng số lượng nén hương, gia chủ đã có những cái nhìn tổng quan rõ ràng về ban Thần Tài thắp mấy nén hương. Vì thế đối với ban Thần Tài – Thổ Địa khi thắp hương hàng ngày, anh chị nên tiến hành thắp 1 nén, còn khi lập lại ban thờ mới hoặc di chuyển bát hương mới thì thắp 3 nén hương.

Lưu Ý Khi Thắp Hương Ban Thần Tài

Để việc thờ cúng Thần Linh được chu toàn hơn nữa, gia chủ có thể sử dụng văn khấn hàng ngày để mời hai vị Thần Tài và Ông Địa lên chứng giám lòng thành cũng như nhận lễ vật.

“Con niệm Nam mô A Di Đà Phật!

Con niệm Nam mô A Di Đà Phật!

Con niệm Nam mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần

Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh táo phủ Thần quân

Con kính lạy ngày Gia Môn Thổ Phủ, Thổ Chủ Tài Thần

Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền

Con kính lạy Tiền Hậu địa chủ chư vị linh thần

Con kính lạy Bản xứ Thổ Địa Phúc Đức Chính thần

Con kính lạy các ngài Thần lỉnh, Thổ địa cai quản trong khu vực này.

Tín chủ chúng con là: ………………………………………………….

Ngụ tại: …………………………………………………………….

Là (nhà ở, nơi kinh doanh buôn bán, công ty):……………………………. Kinh doanh.

Hôm nay là ngày…. tháng…. năm…. âm lịch, tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị, thổ địa và chư vị tôn Thần chứng giám.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, hanh thông thịnh vượng, âm phù dương trợ, đắc ngộ quý nhân, thương mại hanh thông, lộc tài tăng tiến, khách xa dẫn đến, khách gần dẫn lại. Con cầu xin các ngài phù hộ cho:………………………….

Nhận được nhiều hợp đồng lớn, gặp được nhiều khách hàng tốt, thực hiện công việc hợp đồng được hanh thông, đạt kết quả cao, để tín chủ chúng con có tài, có lộc, có ngân có xuyến, trên lo việc âm công phúc đức, dưới gánh việc gia trung, để (cửa hàng, công ty,….) ngày càng phát triển.

Kinh xin các ngài sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

Khấn xong chú 3 lần: NAM MÔ MĂN ĐÔ, MÚC ĐÔ NAUM, TỐ RÔ TỐ RÔ, TỲ HUÊ SỒ HÁP” 

Ngoài ra là những lưu ý cần chú ý để không phạm phải điều kiêng kỵ khi thắp hương ban thờ Thần Tài:

Thắp hương chính giữa, không cắm hương xiên vẹo

Kiểm tra sau khi đốt hương, nhang tắt không cháy 

Không cắm hương quá sâu vào bát hương

Hạn chế thắp hương quá nhiều màu trên ban thờ

Lời Kết

Những Loại Hoa Quả Không Nên Thắp Hương Ảnh Hưởng Đến Phong Thủy

Hoa quả là lễ vật quan trọng dâng lên bàn thờ thần linh, tổ tiên trong tập tục thắp hương thờ cúng của người Việt. Đặc biệt, những loại hoa quả không nên thắp hương cần phải tránh để không gây ảnh hưởng đến vượng khí, may mắn của gia đình. Thế giới Trầm hương sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách lựa chọn hoa quả thờ cúng đảm bảo tính thẩm mỹ và giá trị tâm linh.

Ý nghĩa thắp hương hoa quả

Thắp hương là tập quán sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam, thể hiện sự thành tâm hướng về cội nguồn sinh thành, dưỡng dục. Nén hương thắp lên mang theo lòng thành kính, tưởng nhớ ông bà, cha mẹ đã khuất, gửi gắm những mong cầu bình an, hạnh phúc trong cuộc sống đến cõi tâm linh.

Cùng với nén hương, trái cây dâng lên bàn thờ còn thể hiện sự thanh tịnh, tấm lòng thơm thảo của con cháu đối với tổ tiên. Vậy nên, khi chọn hoa quả thắp hương cần phân biệt những loại hoa quả không nên thắp hương cần phải tránh để không mất đi ý nghĩa tâm linh phong thủy.

Vậy màu sắc mâm ngũ quả cần đảm bảo yếu tố ngũ hành tương sinh như thế nào? Những loại quả có màu trắng sẽ tượng trưng cho yếu tố Kim; màu xanh lá cây tượng trưng cho Mộc; màu đỏ tượng trưng cho Hỏa, màu đen hoặc màu tím sậm tượng trưng cho hành Thủy; màu vàng, nâu tượng trưng cho Thổ. Một mâm ngũ quả đủ ngũ sắc như phân tích màu sắc tương sinh ngũ hành sẽ mang lại may mắn, sự thuận hòa, êm ấm về gia đạo, sự sinh trưởng, phát triển về tài lộc.

Những loại hoa quả không nên chọn mua thắp hương

Tránh mua những trái cây đã chín, bị nẫu, ủng, mùi biến chất. Những loại quả này khiến không khí phòng thờ có mùi khó chịu, thu hút những loại côn trùng, ruồi nhặng thậm chí vi khuẩn trong quả hoạt động. Điều này vô tình gây ô uế không gian phòng thờ, ảnh hưởng lớn về mặt phong thủy.

Những vật sắc nhọn, góc cạnh đặt trong nhà không được coi là may mắn mà gây sự bất an, ảnh hưởng đến sự yên ấm, hạnh phúc của gia đình. Do đó, những loại quả như mít, sầu riêng, mãng cầu…cũng ít được mua với mục đích thắp hương. Hơn nữa, đây là những loại trái cây có mùi đặc trưng nồng đậm không phải ai cũng thưởng hương được. Hơn nữa, hương thơm của chúng có thể lấn át mùi khói hương truyền thống, ảnh hưởng đến công năng tẩy trần, khí thiêng của khói nhang.

Những loại hoa quả không nên thắp hương cần tránh bày biện trên ban thờ là hoa quả giả. Cho dù chúng có màu sắc sinh động như hoa quả thật nhưng không có hương thơm, mùi vị. Việc thắp hương thờ tự coi trọng sự thành tâm và quan niệm người xưa cho rằng người mất đi thưởng hương của khói nhang và hương của trái cây. Để tránh mất đi lòng thành tâm và ý nghĩa của việc thắp hương hoa, bạn không nên thay thế hoa quả thật bằng hoa quả giả.

Bên cạnh đó, những loại trái cây mọc sát mặt đất như cà chua, dứa…tiếp xúc mang tính âm nhiều, chịu nhiều tác động của vi sinh vật, sinh hoạt của con người nên cũng hạn chế chọn bày thắp hương.

Thắp hương với hoa quả đúng cách

Để tránh mua những loại hoa quả không nên thắp hương, người chủ thờ cúng nên chú ý mua những loại hoa quả còn xanh, tươi ngon, hương thơm dịu cho cảm giác dễ chịu. Những trái cây này có thể để được từ 3 – 5 ngày trong điều kiện nhiệt độ bình thường nên không lo hoa quả chín nẫu gây mùi khó chịu và thu hút sinh vật đến gây uế tạp nơi thờ tự.

Thắp nhang trầm hương

Hiện nay, nhang trầm hương tinh khiết từ bột gỗ trầm hương quý giá phối trộn các dược mộc như Hoàng Đàn, Sưa đỏ, Huyết Rồng…của Thế giới Trầm hương rất được ưa chuộng bởi hương thơm tự nhiên, thanh khiết của trầm hương.

Đây là loại nhang được sản xuất theo bí quyết của người Tây Tạng Cổ và được trì chú bởi chuyên gia phong thủy nên hương thơm dịu ngọt, rất giàu tính linh, có thể thanh tẩy tà khí, trấn hưng vượng khí, tài lộc, giải trừ vận hạn, hóa điềm hung thành điềm cát cho gia chủ.

Như vậy, bên cạnh những loại hoa quả không nên thắp hương, bạn cũng cần chú ý đến nhang thắp hằng ngày để mang lại sức khỏe, bình an, may mắn, phúc lộc cho gia đình.