Dọn Về Nhà Mới Cúng Những Gì / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Lễ Dọn Về Nhà Mới Gồm Những Gì ? Cúng Gì ? Cần Mua Những Gì ?

Lễ dọn về nhà mới là một trong những phong tục của người Việt Nam từ xưa đến nay. Để thực hiện lễ dọn về nhà mới này bao gồm những bước gì cúng gì ? cần mua những gì ? đó đang là thắc mắc của rất nhiều người.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sau bài chia sẻ Lễ dọn về nhà mới gồm những gì ? cúng gì ? cần mua những gì ?

Lễ dọn về nhà mới gồm những gì ? Cần chuẩn bị gì?

Gia chủ muốn Lễ dọn về nhà mới xin tham khảo các nguyên tắc và việc làm cơ bản sau đây:

Mặc dù nhà đã mua từ lâu, hoặc xây xong từ rất lâu nhưng không phải cứ hoàn tất là chúng ta dọn về mà chúng ta phải lựa ngày. Phải Tìm ngày tốt làm Lễ dọn về nhà mới.

Vậy ngày như thế nào được xem là một ngày tốt. Một ngày tốt để thực hiện Lễ dọn về nhà mới nên hội tụ đủ các yếu tố:

+ Thuận lợi cho chủ nhà: Khi xem ngày sẽ có rất nhiều ngày TỐT tương ứng cho khách hàng lựa chọn., hãy lựa một ngày mà mọi thứ đã chuẩn bị tươm tất, rãnh rỗi nhất để tiến hành nghi lễ diện ra thật trơn tru.

+ Là ngày hoàng đạo đẹp

+ Là ngày hợp với tuổi mệnh của gia chủ thì càng tuyệt vời.

Tìm ngày tốt làm Lễ dọn về nhà mới xong chúng sẽ chuẩn bị mâm cúng . Mâm cũng thường có ba phần, là ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn. Bạn có thể chia làm 3 mâm nhỏ, hoặc bày chung trên một mâm lớn.

> Tùy điều kiện gia đình mà bạn có thể làm mâm cúng về nhà mới hoành tráng hay gọn nhẹ. Nhưng hãy nhớ, quan trọng vẫn là lòng thành. Hãy nhớ rằng không có chuyện mâm cúng lớn thì sẽ được phù hộ nhiều hơn, vậy nên bạn cứ sắm lễ cúng chuyển nhà mới trong khả năng tài chính của mình nhé!

Văn khấn khi chuyển nhà gồm 2 phần là văn khấn thần linh và gia tiên.

+ Cần đọc văn khấn thần linh trước khi đọc văn khấn gia tiên.

+ Bài văn khấn trình bày mong muốn của gia chủ, xin phép chuyển nhà, chuyển bàn thờ đến nhà mới.

+ Cần đọc rành mạch với thái độ thành tâm.

Chuẩn bị các đồ vật (vật phẩm) khác cho lễ dọn về nhà mới

Ngoài những sự chuẩn bị ở phía trên thì các bạn cần chuẩn bị thêm như sau:

+ Bếp than dùng để ở giữa cửa chính.

+ Chiếu (hoặc nệm) đang sử dụng.

> Theo thủ tục lễ dọn về nhà mới thì các thành viên khi bước vào nhà sẽ không được đi tay không, ai cũng phải cầm theo các đồ vật may mắn như: Chổi mới, bếp nấu, gạo, muối, vàng, tiền bạc, các vật may mắn khác,…

Lễ dọn về nhà mới cần mua những gì ?

Để tránh việc thiếu sót, mất thời gian trong ngày chuyển nhà mới, bạn cần nắm rõ Lễ dọn về nhà mới cần mua những gì ? để chuẩn bị đầy đủ. Hãy dùng một mảnh giấy nhỏ, ghi chú lại những thứ cần chuẩn bị trong lễ về nhà mới dưới đây và lên kế hoạch mua hoặc soạn ra sẵn nhé!

Chuẩn bị mâm đồ cúng cho lễ về nhà mới các bạn chuẩn chuẩn bị những thứ sau:

+ Lựa chọn 5 loại trái cây tươi ngon theo mùa, ít hơn hoặc nhiều hơn 5 cũng được, miễn sao mâm ngũ quả trái cây tươi ngon và đẹp mắt.

+ Lọ hoa tươi cúng nhà mới (có thể chọn cúc hoặc ly) cặp đèn cầy, nhang, trầu cau, vàng mã, 3 hũ nhỏ đựng muối gạo và nước.

+ Mâm cơm cúng chuyển nhà mới (tùy thuộc vào quan niệm thờ cúng mà bạn có thể chọn mâm cơm chay cúng chuyển nhà hoặc mâm cơm mặn).

Cỗ mặn gồm có (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 trứng vịt luộc), gà luộc hoặc heo quay, xôi hoặc cháo, các món mặn khác tùy ý.

Cỗ chay: rau củ xào, canh rau củ, đậu hũ, xôi đậu, chè, bánh kẹo,….

+ Thêm 3 ly trà, 3 ly rượu, 3 điếu thuốc.

> Mâm cúng nhập trạch mặn hay chay, đơn giản hay rườm rà phụ thuộc vào quan niệm và điều kiện của mỗi gia đình . Nhưng lưu phải đảm bảo thành tâm nhất.

Hướng dẫn tiến hành Lễ dọn về nhà mới

Hướng dẫn cách cúng chuyển nhà mới cụ thể như sau:

+ Đốt lò than và đặt ngay cửa ra vào. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể đến nhà mới đốt lò trước khi xe chuyển nhà tới.

+ Sắp đồ cúng lên mâm ngay ngắn, chuẩn bị các đồ đạc sẵn sàng để tiến hành thủ tục cúng chuyển nhà mới.

+ Chủ nhà bước qua lò than vào nhà trước tiên (chân trái trước, chân phải sau), tay cầm theo bát hương cùng bài vị gia tiên.

+ Các thành viên khác cũng lần lượt bước qua lò than, cầm theo các vật thờ cúng còn lại, chiếu (hoặc nệm), bếp nấu và các đồ vật may mắn đã đề cập.

+ Bật tất cả điện và mở mọi cánh cửa, cửa sổ tượng trưng cho việc khai thông khí, đánh thức ngôi nhà.

+ Sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài thổ địa cho ngay ngắn, bày mâm cúng ở giữa nhà, nên hướng về phía hợp tuổi của gia chủ.

+ Chủ nhà đại diện thắp nhang và đọc văn khấn, các thành viên còn lại cũng đứng trước mâm cúng chấp tay nghiêm trang.

+ Trong gian chờ nhang tàn, gia chủ bật bếp và nấu nước phà trà, nên để nước sôi 5-7 phút trước khi pha. Trà dùng để dâng lên mâm cúng và để người nhà thưởng thức. Việc nấu nước có ý nghĩa khai hỏa, tạo sức sống cho nhà mới. Sau đó hóa tiền vàng, khi cháy hết thì lấy rượu rưới lên tàn tro.

+ Lễ khấn nhập trạch xem như hoàn tất, bạn có thể đem lần lượt các thùng đồ vào nhà và sắp xếp lại như ý muốn.

> Hãy luôn giữ tinh thần thoải mái vui vẻ, nói những điều tốt đẹp trong thời gian làm lễ về nhà mới. Làm mọi việc cẩn thận, tránh rơi ngã đồ..

Đồ thờ cúng cho ngày lễ về nhà mới cần phải chuẩn bị thật tươm tất. Để mua trọn bộ đồ thờ cho bàn thờ gia tiên, bàn thờ ông táo, bán thờ thần tài thổ địa… vui lòng liên hệ:

Hotline:: 0912 992 544

Showroom 1: Số 021 Nguyễn Văn Linh , Phú Mỹ Hưng , P, Tân Phong, Quận 7, Tp HỒ CHÍ MINH

Shoroom 2 : Số 21 Cộng Hòa , Phường 4 , Quận Tân Bình, Tp HỒ CHÍ MINH (TP HCM)

Shoroom 3 : Số 2,4,6 Chế Lan Viên, Tây Thạnh, Tân Phú, Hồ Chí Minh

Shoroom 4 : 98 Võ Thị Sáu, Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh

Shoroom 5 : 863 Trường Chinh, Tây Thạnh, Tân Phú, Tp.HCM

Shoroom 6 : 351 Bạch Đằng, F15, Bình Thạnh, Tp.HCM

Shoroom ĐÀ NẴNG : 27B Nguyễn Tri Phương – Thanh Khê- Đà Nẵng

Shoroom Hà Nội : Tòa Nhà Không Gian Gốm Bát Tràng, Khu Công NGhiệp Bát Tràng , Gia Lâm Hà Nội

Đến với chúng tôi mọi gia chủ sở hữu được cho mình bộ đồ thờ đầy đủ từ bát hương, mâm trái cây, lọ hoa, khay trà, rượu nước … đều được chuẩn bị đầy đủ.

Lễ dọn về nhà mới gồm những gì ? cúng gì ? cần mua những gì ? cùng địa chỉ mua trọn bộ đồ thờ cúng trên đây sẽ là những thông tin cần thiết của mọi gia đình.

Cần Làm Gì Trước Khi Dọn Về Nhà Mới ?

Nếu ngôi nhà bạn dọn tới không cần phải sửa lại sàn nhà, gia chủ hãy bỏ tiền xu và vàng găm vào một cái lọ nhỏ để trong góc cửa hay góc nhà cũng mang ý nghĩa tài lộc tương tự như vậy.

Ngôi nhà lâu không có người sử dụng sẽ có cảm giác âm u và lạnh lẽo cho dù tọa lạc ở vị trí đẹp ngay trên phố hay tòa chung cư tấp nập người qua lại. Công việc quan trọng trước khi dọn đến nhà mới là bài trí lại nội thất và dọn dẹp cho ngôi nhà. Người dùng cần phải biết cách tu sửa căn nhà để luồng khí âm u này không ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình.

1. Thắp nến

Đầu tiên, hãy đốt một cây nến, bố trí ở góc Đông Nam trong nhà, đồng thời theo dõi ánh lửa. Đặc biệt, người dùng khi đó phải khép kín cửa, tránh gió lùa nhằm dễ dàng theo dõi cách cháy của lửa. Nếu như nhà để quá lâu, nhiều nấm mốc và độ ẩm cao, khí độc hại, xấu thì ánh lửa sẽ lập lòe chứ không thể cháy đứng ngọn. Đốt nến có thể xác định tình trạng của ngôi nhà và kiểm soát được khí lưu trong nhà.

2. Thực hiện xông nhà

Xông nhà có tác dụng đuổi các loại côn trùng có hại và xua đi chướng khí tích tụ lâu ngày trong nhà. Thuốc xông là hỗn hợp các loại hương liệu, rễ cây, nhang thơm và bột trầm hương. Hãy đốt vào cái siêu đất sau khi mua về để khói bay ra từ vòi, tránh bỏng tay mà lại dễ cầm. Khi thực hiện, nên mở hết cửa sổ lẫn cửa chính để các khí xấu theo làn khói thoát ra khỏi nhà.

Xông nhà theo nguyên tắc từ từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới. Chú ý xông thật kỹ những góc tường ẩm mốc cao, hứng nước mưa nhiều. Gia chủ hãy bật hết đèn lên khi xông vừa tăng dương khí, nhiệt khí vừa để thấy rõ hiện trạng hư hại (nếu có). Nếu nhà bị cắt điện đã lâu hay chưa có điện, hãy nhóm bếp than sau đó đem một chậu cây xanh đặt vào hướng Đông hay hướng Nam trong nhà để tăng cường dương khí.

3. Bố trí chuông gió

Gia chủ hãy treo phong linh (chuông gió) ở một số nơi khi dương khí đã vượng. Phong linh chính là công cụ dẫn dắt khí luân chuyển trong căn nhà, thường được đặt ở các cửa sổ hay cửa ra vào. Hãy chọn chuông gió phát ra âm vực cao, bằng kim loại, ứng với cung Thương của Ngũ âm cổ. Khoa học phong thủy cho rằng, loại chuông gió này là hành Kim, tượng trưng cho tiền tài theo gió vào nhà.

4. Trấn ngôi nhà

Ngày xưa, lúc nhà còn xây dựng trên nền đất, khi dọn vào nhà mới, gia chủ thường lấy đá khoa học phong thủy (các mẩu vàng găm) nhỏ hay 8 đồng xu chôn ở 4 góc nhà có ngụ ý tiền tài vào tứ phương và xua đi tà khí trấn nhà nhằm được cát tường. Hiện nay, việc đó được gia chủ thực hiện trước lúc lát gạch cho sàn nhà.

Nếu ngôi nhà bạn dọn tới không cần phải sửa lại sàn nhà, gia chủ hãy bỏ tiền xu và vàng găm vào một cái lọ nhỏ để trong góc cửa hay góc nhà cũng mang ý nghĩa tài lộc tương tự như vậy. Bên cạnh đó, cũng có thể để vài mẩu vàng găm ở trong bát nhang địa tài bởi Thổ sinh Kim, có thể mang lại tài lộc.

Khi có điều kiện, có thể thay vàng găm bằng thạch anh trắng, cũng mang ý nghĩa như vậy nhưng tác dụng của thạch anh cao hơn bởi từ tính của nó thuộc loại ổn định và mạnh nhất. Sử dụng thạch anh trong nhà có thể giúp điều tiết chướng khí, ổn định từ trường, mang lại tài lộc và ổn định cho gia chủ.

Theo Lao động

Cùng Danh Mục:

Cúng Về Nhà Mới Cần Những Gì

Việc nắm rõ và nắm trước cúng về nhà mới cần những gì có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mọi gia chủ khi tổ chức lễ nhập trạch cho gia đình khi chuyển chỗ ở mới, dù cho đó là nhà mua sẵn hay nhà mới vừa được xây dựng. Theo đó, để có được một buổi lễ cúng nhà mới thật sự hoàn hảo và chính xác thì những yếu tố sau tuyệt đối không thể có bất kỳ sự thiếu sót nào:

Mâm lễ cúng: bên cạnh các lễ vật phổ thông gồm hương hoa quả phẩm, giấy tiền vàng mã, trầu cau, rượu, trà, bánh thì các phẩm vật cúng Thần như bộ tam sên,…. phải đầy đủ. Cùng với đó là xôi chè và các món cúng cầu kỳ (nếu có) được nấu dưới hình thức chay hoặc mặn tùy theo quan niệm cúng lễ của mỗi gia đình.

Bàn lễ: tùy theo không gian ngôi nhà mới, có thể đặt 1 bàn cho tất cả mâm lễ hoặc 1 bàn cao và 1 bàn thấp. Bàn cao sẽ bố trí lễ cúng Thần và bàn thấp là các lễ vật khác. Trong trường hợp bày trí 2 bàn thì phải có 2 bộ hương đèn, trà rượu.

Cúng về nhà mới cần những gì và chuẩn bị ra sao

Chính vì ý nghĩa tâm linh và tinh thần của buổi lễ về nhà mới khiến cho việc cúng về nhà mới cần những gì trở nên rất quan trọng. Vì vậy, quá trình chuẩn bị cho buổi lễ cũng được tiến hành một cách chi tiết và cẩn trọng để không vấp phải bất kỳ thiếu sót nào.

Trước hết, yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quyết định sự thành công của buổi lễ chính là con người. Khi đã xác định được ngày giờ tổ chức cúng bái, cá nhân chịu trách nhiệm khấn vái chính phải chủ động sắp xếp ổn thỏa công việc và các vấn đề khác trong cuộc sống. Tránh trường hợp chồng chéo công việc và không thể thực hiện nghi thức cúng lễ một cách xuyên suốt.

Kế đến, các vật dụng cần cho buổi lễ như bàn lễ, bộ chân hương- đèn phải được chuẩn bị trước ít nhất 1 ngày. Nếu gia đình không sẵn có, hãy chủ động mượn trước. Lời khuyên trong tình huống này là mượn trực tiếp từ nhà hàng xóm lân cận nơi tổ chức cúng nhà mới để thuận tiện trong khuân vác, di chuyển.

Các phẩm vật cúng khác cũng nên chuẩn bị sẵn sàng trước 1 ngày (ngoại trừ bộ tam sên và xôi chè nên nấu mới) và bày trí bài bản trên bàn lễ trước khi chính thức thắp nến và dâng hương.

Thực hiện cúng nhà mới vào đúng ngày giờ đã chọn.

Mâm lễ bày trí bài bản, đầy đủ, không được thiếu sót bất kỳ lễ phẩm nào.

Người chủ lễ phải nắm rõ trình tự của nghi thức lễ bái cũng như nội dung bài văn khấn.

Trong suốt quá trình làm lễ, các thành viên trong gia đình phải giữ trang nghiêm, không gây ồn ào, ảnh hưởng đến buổi lễ.

Ngoài ra, sau phần lễ cúng về nhà mới thì nghi thức yết cáo gia tiên cũng phải được thực hiện chỉn chu. Việc bái tạ được tiếp nối liền kề như một cách khấn xin sự gia hộ bình yên và an lành cho cả gia đình. Tốt nhất, nghi lễ cúng về nhà mới nên có mặt đầy đủ thành viên trong gia đình.

Việc nắm rõ cúng về nhà mới cần những gì thực sự rất cần thiết để hoàn thành một buổi lễ nhập trạch bài bản, mang giá trị tâm linh và tinh thần rất lớn cho cuộc sống tương lai của cả gia đình.

Những Điều Kiêng Kỵ Cần Biết Khi Dọn Về Nhà Mới

Chắc hẳn, trong cuộc đời của ai trong chúng ta cũng sẽ rất vui nếu chuẩn bị được dọn về nhà mới. Khi công sức lao động và tích cóp sau một thời gian dài đã có thể có riêng cho mình một ngôi nhà nhỏ. Tuy nhiên, để niềm vui của gia đình được trọn vẹn mọi người nên lưu ý một số vấn đề khi chuẩn bị chuyển về nhà mới. Để tránh được nhũng tà khí không tốt, đem lại vận khí tốt và may mắn hơn cho gia đình bạn. Vậy, cần lưu ý những vấn đề gì? Chúng ta cùng tìm hiểu như sau.

Chọn ngày lành tháng tốt

Bất cứ khi chúng ta làm việc gì quan trọng đều phải chọn ngày lành tháng tốt để, mọi việc được thuận buồm xuôi gió. Và ngày đó được xem dựa vào hai yếu tố chính, đó là ngày tháng năm sinh của người chủ trong gia đình và lịch âm. Thông thường, thì sẽ nhờ thầy xem hay là người có kinh nghiệm để chọn ngày. Tuy nhiên, sẽ tránh chọn ngày Hỏa và nên chọn ngày Thủy.

Đồng thời, nếu sau khi chọn được ngày lành tháng tốt rồi thì việc chọn giờ đẹp trong ngày để chuyển cũng rất quan trọng. Và theo như kinh nghiệm của người đi trước nên chuyển nhà tránh vào buổi đêm vì sẽ ảnh hưởng đến vận khí của gia chủ. Giờ đẹp nên chuyển nhà hoàn thành trước 15h trong ngày là tốt nhất.

Phải thật vui vẻ trong ngày chuyển nhà

Điều lưu ý là khi mọi người chuyển về nhà mới là điều hỷ. Chính vì thế, không nên giận dữ hay đánh mắng người khác đặc biệt là trẻ con. Phải để mọi chuyện được diễn ra suôn sẽ, mang lại may mắn cho gia đình khi chuyển về nhà mới. Bắt đầu một khởi đầu mới thì dĩ nhiên cái gì cũng phải tốt đẹp.

Nên để điện sáng 3 đêm đầu tiên khi về nhà mới

Theo quan niệm, thì khi chuyển về nhà mới nên để tất cả các đèn trong nhà suốt đêm đến tận sáng hôm sau. Như vậy, để giúp khí trong nhà được thịnh vượng không tắt. Đồng thời, khi ngủ đêm đầu tiên chủ nhà nên nằm xuống rồi sau khoảng vài phút lại dậy. Làm gì đó rồi sau đó lại đi ngủ có ý nghĩa rằng đi ngủ rồi sẽ trở dậy. Tuy nhiên, tốt nhất nên để tất cả đèn sáng thông 3 đêm đầu tiên khi dọn về nhà mới.

Xông nhà để xua đi chướng khí

Theo kinh nghiệm thì khi dọn về nhà mới ở nên xông nhà để xua tan chướng khí không tốt lâu ngày được tích tụ trong nhà. Đồng thời, còn xua tan đi các loại vi khuẩn hay côn trùng không tốt. Bằng cách dùng hỗn hợp hương liệu, loại rễ cây, nhang thơm hay bột trầm hương. Sau khi mua đầy đủ nguyên liệu, hãy mở tất cả các cửa sổ và cửa chính trước khi đốt. Lúc này chủ nhà hãy đốt nguyên liệu hỗn hợp này vào cái siêu đất để dễ cầm tánh gây bỏng tay. Và để khói bay ra từ vòi xua tan đi các khí xấu ra khỏi nhà theo làn khói.

Lưu ý, khi xông thì nên xông từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới. Đồng thời, xông kỹ ở nơi hay bị ẩm mốc như góc tường và hãy tăng nhiệt khí, dương khí bằng cách bật hết đèn lên.

Treo chuông gió trong nhà

Theo quan niệm phong thủy, thì chuông gió mang ý nghĩa phong linh là công cụ di chuyển dẫn dắt khí trong nhà luân chuyển. Vì thế, hãy treo nó ở cửa sổ hay của ra vào của ngôi nhà và tốt nhất nên sử dụng chuông gió phát ra âm vực cao và bằng kim loại.

Bởi âm thanh của kim khí, người ta tin rằng có thể đem lại may mắn, có ý nghĩa báo là có dương khí và có người đã cư trú. Đồng thời, có ý nghĩa xua tan dịch bệnh và tà khí, đem lại cho con người có tâm trạng tốt và hướng thiện.

Cúng Thổ địa và Thần linh

Khi chuẩn bị dọn về nhà mới, chủ nhà cần chuẩn bị lễ vật như hoa, hương, trà, quả, trầu cau, bán kẹo. Và mâm lễ xôi gà, rượu thịt để cúng Thổ thần và Thổ địa vào ngày dọn về nhà mới. Lễ vật được bày biện chu đáo và trang trọng vì Thổ thần, Thổ địa là hai vị thần của căn nhà. Cầu xin các Thần phù hộ cho gia đình được bình an.

Đun nước sôi, mở vòi nước cho chảy

Ngày đầu tiên khi dọn về nhà mới, chủ nhà nên đun một ấm nước sôi để cho nguồn tài chính của gia đình được dồi dào. Và tiếp sau đó, chủ nhà hãy mở vòi nước thật chậm để chảy thật lâu nhưng phải nhớ đậy bồn tắm và bồn rửa bát trong nhà lại. Việc làm này, có ý nghĩa đầy đĩa đầy bát no đủ, vạn sự như ý.