Đồ Cúng Chay Gồm Những Gì / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Bộ Đồ Thờ Cúng Gồm Những Gì

Đồ thờ cúng là 1 trong những sản phẩm không thể thiếu ở các gia đình Việt Nam. “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đức tính con người Việt ngàn đời nay. Từ đời ông cha ta việc thờ cúng tổ tiên (ông bà, cha mẹ, anh chị em, cô, dì, chú, bác,…) đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác, đây không chỉ nét đẹp văn hóa mà còn là tín ngưỡng tâm linh có từ ngàn đời của người Việt. Bộ đồ thờ cúng gốm sứ là sản phẩm được sử dụng phổ biến nhất. Cũng là nhu cầu thiết yếu của mỗi nhà.

Bộ đồ thờ cúng gồm những gì

Nổi bật phải kể đến các bộ sản phẩm bộ đồ thờ cúng Bát Tràng, với kỹ thuật tráng men cao cấp, làm thủ công bằng tay hoàn toàn, cho ra các sản phẩm không chỉ đẹp mà còn bền với thời gian.

Đồ thờ cúng gồm những gì? Bàn thờ gia tiên đầy đủ gồm những gì? là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Chắc hẳn việc đầu tiên khi bạn mua 1 căn nhà mới, hay việc đầu tiên khi bạn ra riêng tự lập là sắm cho mình 1 bàn thờ tổ tiên đúng không.

Bộ đồ thờ cúng gồn những gì? ý nghĩa và cách sắp xếp

Battrang24h.com chia sẻ tới các bạn những đồ vật không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên sau:

– Bát hương: Là đồ vật mà chắc chắn bàn thờ gia tiên phải có. Đây là nơi để ông bà, cha mẹ, gia tiên ngự về, cũng là nơi để gắn kết giữa những người đang còn sống với những người đã khuất ở cõi âm qua việc thắp hương.

– Bộ đỉnh thờ: Đỉnh thờ là món đồ thờ thể hiện rõ nét tâm linh của con người với các bậc tiền nhân. Đỉnh thờ là đồ vật thể hiện sự uy nghiêm nên thường được khắc họa bằng những hình ảnh con nghê uy nghiêm, đặt kiên cố trên ban thờ gia tiên thể hiện sự vững chắc, trang nghiêm nhằm chấn hưng cho nơi thờ tự, ngăn cản tà khí xâm phạm.

– Chóe thờ: Chóe thờ thiết kế với hoa văn đơn giản thường dùng để đựng nước , muối, gạo… để đặt lên ban thờ. Theo quan niệm, đựng nước, muối, gạo…vào trong các chóe đặt lên ban thờ để tượng trưng cho cuộc sống ấm no, đủ đầy và sự tinh khiết thể hiện lòng thành tâm của con cháu với gia tiên.

– Nậm rượu và kỷ chén: là đồ vật không thể không có trên bàn thờ gia tiên của người Việt. Nậm rượu và chén rượu dùng để đựng rượu hoặc nước lọc dâng lên cho bề trên.

– Bát và Đũa thờ: Cũng như nậm rượu và kỷ chén, Bát và đũa thờ cũng là đồ vật cơ bản nhất mà bàn thờ phải có, những ngày giỗ chạp, hay lễ tết con cháu cũng mâm cao cỗ đầy, nhưng để ông bà tổ tiên ăn được thì phải bát đũa.

– Mâm bồng: Mâm bồng thường đựng các lễ vật như hoa quả, trầu cau, vàng mã, tiền… Trong đó, mâm bồng đặt phía bên trái (tượng trưng cho hướng đông) dùng để đựng hoa, mâm bồng bên phải (tượng trưng hướng tây) đựng quả mang ý nghĩa đơm hoa kết trái từ lúc mắt trời lóe rạng đến khi mặt trời gác núi.

– Ống cắm hương: Dùng để đựng các gói hương mà con cháu dùng để thắp hương cho gia tiên. Giúp giữ sạch sẽ những bó hương này và tránh ẩm mốc.

– Đèn dầu: Ngày xưa lọ đèn dầu là sản phẩm đồ thờ cúng không thể thiếu, ngày này nhiều gia đình sử dụng nến thay đèn dầu. Ánh đèn là tượng trưng cho việc thắp lên ngọn đèn trí tuệ cháy mãi không cùng, tiêu trừ nghiệp chướng, mau chứng quả vị bốn hiền. Đó là công đức và ý nghĩa của thắp đèn trên bàn thờ.

– Lọ cắm hoa: Dùng để trang trí và đựng hoa tươi, hoa khô dâng lên gia tiên.

– Lọ lộc bình: Lộc bình thường vẽ nhiều họa tiết mang biểu tượng may mắn, tượng trưng cho tài lộc, kính hiếu…thiết kế với hoa văn sắc nét, độc đáo luôn khiến ban thờ gia tiên nổi bật, đẹp mắt hơn.

Như vậy chắc hẳn bạn cũng đã biết Bộ đồ thờ cúng gồm những gì? và ý nghĩa của từng đồ vật được đặt trên bàn thờ gia tiên nhà mình.

Ngoài ra, khi đặt hàng cùng Battrang24h, bạn sẽ được tư vấn sản phẩm bộ đồ thờ đầy đủ, và phù hợp với bản mệnh của mình. Liên hệ ngay Hotline 032.976.4052.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những đồ vật cho bàn thờ tổ tiên trên, bạn cần phải sắp xếp và bày trí chúng theo đúng vị trí. Như vậy mới đem lại may mắn, thể hiện được tấm lòng của mình với gia tiên, ông bà đã khuất.

Việc bày trí bát hương theo phong thủy: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

“Kim tương ứng với giá nến.

Mộc tương ứng với bàn thờ, ngai, bài vị, giá nến.

Thủy ứng với bình, chén nước thờ.

Hỏa ứng với nén nhang, đèn dầu, nến khi thắp.

Thổ ứng với bát hương gốm sứ làm từ đất sét nung.”

Việc bày trí bát hương luôn được tuân thủ theo 1 cấp bậc, hoặc 3 cấp bậc, tùy theo các nguyên tắc và cách sắp xếp riêng của mỗi gia chủ. Lý giải cho điều việc bày bát hương gồm 3 cấp bậc như sau, ban thờ thần linh bao gồm. Bát hương lớn nhất – thờ thần linh ở giữa, 2 bát hương nhỏ hơn, được đặt sát bên cạnh, bao gồm bát hương thờ Bà Cô Tổ nằm bên trái, và bát hương thờ gia tiên nằm bên phải. Với ban thờ gia tiên, bát hương thờ thần linh luôn luôn được nằm giữa và lớn hơn 2 bát hương còn lại.

Một số sản phẩm đồ thờ cúng đẹp, độc đáo 2023 tại Battrang24h.

Đồ Lễ Cúng Thần Tài Gồm Những Gì?

Lễ cúng Thần Tài quan trọng như thế nào?

Trong quan niệm tâm linh của người châu Á, trong đó có Việt Nam đều cho rằng, Thần Tài chính là vị thần tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng, tài lộc. Chính vì vậy, những người làm kinh doanh thường lập bàn thờ Thần Tài ngay tại cửa hàng, công ty,… với hy vọng được Thần Tài phù hộ, giúp việc làm ăn kinh doanh buôn may bán đắt, phát tài phát lộc.

Bàn thờ Thần Tài thường được đặt ngay dưới đất, sát với mép tường và gần cửa ra vào.

Mâm cúng Thần Tài cần chuẩn bị những gì? Đồ lễ cúng Thần Tài mỗi ngày

Một mâm lễ cúng Thần Tài gồm những gì tùy thuộc vào vào điều kiện kinh tế, phong tục tập quán của mỗi vùng miền. Về cơ bản, mâm lễ cúng Thần Tài mỗi ngày thì đơn giản hơn so với cúng vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch.

Thông thường, khi cúng Thần Tài hàng ngày, gia chủ chỉ cần thay nước mỗi ngày, hoa tươi có thể 1 tuần thay 1 lần là được. Bên cạnh đó, cũng có thể chuẩn bị thêm bánh kẹo hay hoa quả tươi ngon rửa sạch, sắp vào đĩa rồi đặt lên bàn thờ vào mỗi sáng sớm sau đó thắp nhang cúng Thần Tài.

Tốt nhất, nên thường xuyên lau dọn sạch sẽ bàn thờ hoặc cũng có thể “tắm” cho Thần Tài để bàn thờ luôn sạch sẽ, trang nghiêm. Có như vậy cầu khấn mới linh, việc làm ăn cũng thịnh vượng, gặp thời và may mắn hơn.

Theo như kinh nghiệm của những người làm kinh doanh thì mỗi khi có vụ làm ăn quan trọng nào đó họ lại thắp hương Thần Tài, kể rõ những việc sắp làm để được phù hộ, che chở. Như vậy mọi chuyện cũng diễn ra thuận lợi, suôn sẻ hơn.

Mâm cúng lễ Thần Tài mùng 10 tháng Giêng

Mâm ngũ quả (5 loại trái cây tươi)

Hoa tươi (hoa cúc, hoa ly,…)

Nến hoặc đèn cầy

Hương nhang

Nước (3 cốc)

Rượu (3 cốc)

Gạo tẻ

Tiền vàng mã

Muối hạt sạch

Thuốc lá

Bánh kẹo (1 đĩa)

Trầu cau (1 quả cau, 1 lá trầu)

Xôi đậu xanh

Bộ tam sên (1 miếng thịt heo luộc, 1 con tôm luộc, 1 quả trứng luộc)

Tiền lẻ

Cá lóc nướng (tùy điều kiện gia đình)

Mâm cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng

Ngoài việc nắm được lễ cúng Thần Tài gồm những gì thì gia chủ còn phải biết nội dung của văn khấn cúng Thần Tài. Nội dung văn khấn tương đối dài, gia chủ có thể in hoặc chép lên giấy để đọc, tránh sai sót hay quên khi đang khấn cúng.

“Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần)

Con lạy chín phương Trời con lạy mười phương chư Phật , chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Bản Cảnh Thành hoàng Chư vị đại vương.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy ngài Thần Tài vị tiền tiếp dẫn Tài Thần

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Con kính lạy

Tín chủ con là:……………Tuổi:…………………..Ngụ

Tại:…………………….

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………………(âm lịch).

Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần giá lâm trước ban án thờ thụ hưởng lễ vật..

(nếu thờ THẦN TÀI và THỔ ĐỊA phải đọc là ….kính mời NHỊ VỊ THẦN TÀI VỊ TIỀN THỔ ĐỊA và chư vị tôn Thần giá lâm trước ban án thờ thụ hưởng lễ vật.

Cúi xin Thần Tài ( nếu thờ 2 vị phải đọc… cúi xin Nhị vị Thần Tài Thổ Địa …) thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, tâm thiện tích phúc, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.Phục duy cẩn cáo!

Làm lễ cúng Thần Tài cần đọc văn khấn cúng Thần Tài hàng tháng để cầu xin chư chở, phù hộ

Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần)”

Những lưu ý khi cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng

Giữ lại đồ cúng Thần Tài là muối và gạo để tăng thêm lộc.

Rượu và nước sau khi cúng đem tưới xung quanh nhà.

Bánh kẹo nên chia là 2 phần, 1 phần để lại ăn, 1 phần đam đi phát lộc.

Vàng thật thì nên giữ lại để lấy may, tiền vàng giấy thì đem đi hóa ngoài cổng ở nơi sạch sẽ.

Sau khi cúng Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch thì có một số điều mà các gia chủ nên lưu ý để đảm bảo lễ cúng diễn ra suôn sẻ, đúng lễ nghi:

Cỗ Chay Cúng 49 Ngày Gồm Những Món Gì?

Ý nghĩa của mâm cỗ chay cúng 49 ngày cho người mất

Theo giáo lý nhà Phật Bắc và kinh Địa Tạng cho rằng: Những người đã mất đều có giai đoạn giao chuyển. Hay còn được nói cách khác là “thọ thân trung ấm” tối đa trong vòng 49 ngày. Tiếp đến đó họ mới được xem xét và sắp xếp vào cảnh giới phù hợp với những nghiệp mà họ đã sinh ra khi còn sống.

Tuy nhiên, kinh hồn tái sinh không cần đợi đến ngày chung thất (nghĩa là ngày 49). Nó có thể xảy ra ngay sau khi mất hay 7 ngày đầu tiên, cũng có thể là sau 14 ngày. Tùy vào nghiệp của mỗi người, các tuần tiếp nối khả năng tái sinh vẫn giữ nguyên.

Tương tự như mâm cỗ cúng giỗ mặn, mâm cỗ chay cúng 49 ngày sẽ có các món chia theo đĩa và bát khác nhau:

4 đĩa gồm có: Đĩa xôi, đĩa nem chay rán ( hoặc chả giò), đĩa giò lụa chay, đĩa rau xào.

2 bát gồm có: Bát canh miến nấu măng chay, bát canh nấm thập cẩm.

Theo truyền thống, mâm cỗ chay cúng 49 ngày gồm có: Đầy đủ các món khô bày trong đĩa, các món nước bày trong bát. Ngoài ra còn có món tráng miệng nhằm thể hiện sự thành kính, nhớ thương đến người đã mất.

Đó là tấm lòng, tình cảm của những người ở lại. Họ cầu mong cho người đã mất sớm được siêu sinh, giải thoát về cõi cực lạc.

Ngày nay, không bắt buộc việc chuẩn bị các món chay cúng 49 ngày phải là 4 đĩa – 2 bát – 1 tráng miệng nữa. Mâm cỗ chay 49 ngày được chuẩn bị tùy theo từng điều kiện gia đình. Đồng thời còn tùy theo quan niệm vùng miền mà có sự thay đổi sang mâm cỗ chay cúng 49 ngày cực thanh đạm. Các gia đình có thể thêm nhiều món ăn bày trên bát canh, đĩa chỉ cần có một. Nhiều khi không có món tráng miệng cũng được.

Một mâm cỗ chay cúng 49 ngày cần chuẩn bị một số món cơ bản. Nấu chay để cúng cùng là điều giúp tránh nghiệp sát sinh không đáng có. Thông thường mâm cỗ chay sẽ có: Xôi chay, canh bóng nấu thả, nem chay, giò chay,…

Bạn cũng có thể tham khảo một số món chay hiện đại đang được nhiều nội trợ yêu thích hiện nay. Ví dụ như: Cơm hạt sen thập cẩm, xôi cốm hạt sen dừa, nấm rơm kho sả ớt chay,…

Tùy theo từng gia đình mà có thể lựa chọn thực đơn món ăn chay khác nhau. từ. Bạn có thể tự xuống bếp nếu có thời gian để chuẩn bị một mâm cỗ chay cúng 49 ngày sẽ rất ý nghĩa. Nếu bạn không biết nấu các món chay có thể tham khảo trên mạng các công thức hoặc tham gia khóa học ngắn hạn tại các nhà hàng.

Cúng Chay Đầy Tháng Cho Bé Gồm Những Gì?

Ý nghĩa mâm cúng chay đầy tháng cho bé

Cúng đầy tháng là nghỉ lễ cầu mong mang lại cho các bé gặp được nhiều may mắn và hạnh phúc thế nên làm lễ cúng chay đầy tháng cho bé là một điều vô cùng ý nghĩa.

Cúng đầy tháng hay còn được mọi người biết đến là – là một dịp để tạ ơn các Bà Mụ và gia tiên đã phù hộ giúp mẹ tròn con vuông, bên cạnh đó cũng là một dịp để ra mắt thành viên mới trong gia đình với bà con, hàng xóm, bạn bè thân thiết. Vì cúng đầy tháng là cầu mong hạnh phúc nên nhiều người không muốn chuyện sát sinh hoặc gia đình theo đạo Phật do đó nhiều bậc cha mẹ sẽ lựa chọn một lễ cúng chay đầy tháng cho bé thay vì cúng mặn.

Hiện nay ăn chay không còn xa lạ với nhiều người nên việc chuản bị mâm cúng đầy tháng chay cho bé là khá phổ biến.Cũng tương tự như các lễ vật trong mâm cúng mặn đầy tháng, quý vị có thể thay thế nhữung món mặn bằng những món chay để làm mâm cúng đầy tháng cho bé, hoặc các bậc phụ huynh có thể chuẩn bị xôi chè cúng đầy tháng cùng với trái cây, hoa để dâng lên bàn Phật và bàn Mụ.

Xem thêm hướng dẫn cúng đầy tháng cho những gia đình theo đạo Phật: XEM NGAY NHÉ!

Mâm cúng chay đầy tháng cho bé gồm những gì?

Ngoài những lễ vật chay dâng lên bàn thờ Phật, gia tiên thì những lễ vật trong mâm cúng chay đầy tháng gồm những gì:

12 chén chè + 1 chén chè lớn hơn

12 đĩa xôi + 1 đĩa lớn hơn

Bánh kẹo trẻ em chia đều ra 13 đĩa

1 mâm ngũ quả gồm 5 loại trái cây

1 Bình hoa đẹp

12 Nén vàng

Trầu tem cánh phượng + cau tươi

Giấy cúng + 1 bộ hình thế nhân ghi tên, ngày tháng năm sinh để cúng xong giải hạn cho bé

Nhang + đèn + trà +nước

Xôi chè cúng đầy tháng cho bé thì các bạn có thể chuẩn bị xôi gấc với màu đỏ của gấc sẽ làm cho mâm cúng chay thêm bắt mắt và đem lại nhiều may mắn cho bé. Đối với bé trai chuẩn bị chè đậu trắng bé gái thì sẽ là chè trôi nước nhé.

Sau khi chuẩn bị thật chu đáo và đầy đủ các lễ vật cho mâm cúng mà quý phụ huynh còn đang thắc mắc mình sẽ đặt mâm cúng đầy tháng ở đâu là đúng và chính xác nhất thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây: Cúng đầy tháng ở đâu là chính xác?

Việc chuẩn bị mâm cúng đầy tháng chay với xôi chè cúng đầy tháng và các vật phẩm rất đơn giản mang lại cho mâm cúng đầy tháng bé thanh tịnh.

Sau khi chuẩn bị xong hết các lễ vật thì cách cúng đầy tháng chay và mặn tương đối giống nhau, cúng đầy tháng để mừng bé vừa tròn một tháng tuổi, cầu mong sức khỏe, sống thọ, sống hạnh phúc và gặp nhiều may mắn do đó nên việc tránh việc sát sanh sẽ tốt hơn.

Đồ Lễ Cúng Động Thổ Gồm Những Gì

– 1 bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc) – Một con gà. – Một đĩa xôi hoặc bánh chưng. – Một đĩa muối – Một bát gạo, Một bát nước. – Rượu trắng. – Bao thuốc, lạng chè. – Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng. – Một đinh vàng hoa. – Năm lễ vàng tiền. – Năm cái oản đỏ. – Năm lá trầu, năm quả cau. (hoặc 3 miếng trầu cau (đã têm) – Năm quả tròn (ngũ quả: 5 loại trái cây). – Chín bông hoa hồng đỏ. – 1 đĩa muối gạo, – 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Quan Đương niên.

– Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là: …………….

Ngụ tại:……………………

Hôm nay là ngày… tháng….năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi tạo…. (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thị đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc). Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái tuê’ chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! .

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!