Dâng Hoa Cúng Phật Mp3 / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Dâng Hoa Cúng Dường Chư Phật

Dâng hoa cúng dường chư Phật sẽ là cao tột cùng trong các pháp, nếu đó là hoa của Giới, của Định và của Tuệ

Cúng dường nào có công đức lớn nhất?

Truyền thống cúng dường Tam bảo đã có từ thời các vị cổ Phật. Trong thời Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, vị nổi bật trong hạnh cúng dường là Trưởng giả Cấp Cô Độc, được gọi là người thực hành đại bố thí nhất, từng cúng đến nhiều ngàn ức vàng. Không có nhiều phương tiện và cơ duyên như ngài Cấp Cô Độc, người cư sĩ thường giữ hạnh cúng dường tứ sự để duy trì Chánh pháp và để chư tôn đức Tăng-già có phương tiện tu hành và hoằng pháp. Tuy nhiên, để cúng dường Đức Phật, có một kinh cho biết rằng cúng dường hương hoa là thích nghi nhất. Có phải hương hoa là một ẩn nghĩa? Cũng có thể vì Đức Phật từng tự ví như hoa sen… Kinh Tương ưng bộ 22.94, bản dịch của Thầy Minh Châu ghi lời Đức Phật:

“Ví như, này các Tỷ-kheo, bông sen xanh, hay bông sen hồng, hay bông sen trắng sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên khỏi nước, và đứng thẳng không bị nước nhiễm ướt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai sanh ra ở trong đời, lớn lên trong đời, vươn lên khỏi đời, và sống không bị đời ô nhiễm”[1].

Truyền thống cúng dường Tam bảo đã có từ thời các vị cổ Phật.

Đốt thân thể cúng dường chư Phật

Trong Tăng nhất A-hàm, có kinh EA-20.3, bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ và Thầy Đức Thắng, có đoạn viết là khi nói về cúng dường, ghi rằng nên cúng Đức Phật hương hoa thay vì vàng bạc trân bảo.

Kinh này trích như sau:

“… Ông lại nghĩ như vầy: ‘Trong sách có ghi, Như Lai không nhận vàng bạc trân bảo, ta có thể đem năm trăm lạng vàng này, dùng mua hoa hương rải lên Như Lai’. Lúc đó, bà-la-môn liền vào trong thành tìm mua hương hoa”[2]

Khi nói nên cúng hương hoa thay vì vàng bạc trân bảo, có thể vì hương hoa mang ẩn nghĩa là hoa của giới, hoa của định, hoa của tuệ? Cũng có thể có ẩn nghĩa đó.

Bởi vì kinh Tăng chi bộ 5.175, bản dịch của Thầy Minh Châu, ghi lời Đức Phật rằng hoa sen còn tượng trưng Chánh tín của người cư sĩ.Kinh này trích như sau:”Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, một nam cư sĩ là hòn ngọc trong giới nam cư sĩ, là hoa sen hồng trong giới nam cư sĩ, là hoa sen trắng trong giới nam cư sĩ. Thế nào là năm? Có lòng tin; có giới; không đoán tương lai với những nghi lễ đặc biệt; không tin tưởng điềm lành; tin tưởng ở hành động; không tìm kiếm ngoài Tăng chúng người xứng đáng tôn trọng và tại đấy phục vụ trước. Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, một nam cư sĩ là hòn ngọc trong giới nam cư sĩ, là hoa sen hồng trong giới nam cư sĩ, là hoa sen trắng trong giới nam cư sĩ”[3].

Trong khi chúng ta đọc Thánh nhân Ký sự, bản dịch của Tỳ-khưu Indacanda[4], ghi về các cơ duyên tiền kiếp của các Trưởng lão A-la-hán nổi bật, sẽ thấy trong những kiếp lâu xa về trước, các vị đó khi còn là cư sĩ, hoặc khi còn là một chúng sanh trong loài thú, rất nhiều trường hợp đã dâng hoa cúng dường cho các vị cổ Phật.

Nếu không có cơ duyên gặp Đức Phật, chúng ta có thể dâng cúng các bậc Thánh Tăng cũng được nhiều phước duyên thiện lành.

Cúng dường đúng pháp và lợi ích của cúng dường Tam bảo

Như trường hợp của Trưởng lão Pāṭalipupphiya, trong một kiếp xa xưa, khi là con trai của một nhà triệu phú đã cầm một bông hoa tới dâng cúng Đức Phật Tissa. Đọc tích này, chúng ta có thể nhận ra rằng con trai của nhà triệu phú tất nhiên có rất nhiều vàng bạc trân bảo, nhưng trong mắt của chàng trai này, quý giá nhất lúc đó là bông hoa pāṭali và cậu đã dâng cúng hoa này.

Trích Thánh nhân Ký sự, bản dịch của Tỳ-khưu Indacanda, về ngài Pāṭalipupphiya như sau:

“Ký sự về Trưởng lão Pāṭalipupphiya

Lúc bấy giờ, tôi đã là con trai nhà triệu phú, mảnh mai, khéo được nuôi dưỡng. Tôi đã đặt bông hoa pāṭali vào lòng và đã mang theo bông hoa ấy.

Bậc Toàn giác có màu da vàng chói đang đi ở khu phố chợ. Ngài có ba mươi hai hảo tướng, tợ như cây cột trụ bằng vàng.

Tôi đã trở nên mừng rỡ, với tâm mừng rỡ tôi đã cúng dường bông hoa. Tôi đã lễ bái Đấng Hiểu biết Thế gian Tissa, đấng Bảo hộ, vị Trời của nhân loại.

Kể từ khi tôi đã thực hiện việc làm ấy trước đây chín mươi hai kiếp, tôi không còn biết đến khổ cảnh; điều này là quả báu của việc cúng dường bông hoa.Trước đây sáu mươi ba kiếp, (tôi đã là) vị có tên Abhisammata, là đấng Chuyển luân vương được thành tựu bảy loại báu vật, có oai lực lớn lao.

Bốn (tuệ) phân tích, – (như trên) – tôi đã thực hành lời dạy của Đức Phật”[4].

Để cúng dường Đức Phật, có một kinh cho biết rằng cúng dường hương hoa là thích nghi nhất.

Cúng dường cơm cháy chuyển nghiệp đọa địa ngục thành sinh thiên

Nếu chỉ cúng hoa, hẳn là không cần phải giàu như con của một nhà triệu phú như tiền kiếp của Trưởng lão Pāṭalipupphiya. Vì cũng trong Thánh nhân Ký sự, trong “Ký sự về Trưởng lão Kaṇaverapupphiya” kể rằng tiền kiếp lâu xa của Trưởng lão này chỉ là một người canh gác ở hậu cung đức vua. Đó là thời của Đức Phật có tên là Siddhattha.

Người lính gác này lúc đó đã dâng cúng bằng cách “… cầm lấy bông hoa kaṇavera và đã rải rắc ở Hội chúng Tỳ-khưu. Tôi đã thực hiện nhiều lần ở Đức Phật, sau đó đã rải rắc nhiều hơn nữa. (Kể từ khi) tôi đã dâng lên bông hoa trước đây chín mươi bốn kiếp, tôi không còn biết đến khổ cảnh; điều này là quả báu của việc cúng dường bông hoa…”.Trong khi đó, một nghệ nhân bình thường cũng có thể cúng hoa (đúng ra, nghèo cỡ nào, cũng cúng hoa được). Như trường hợp ghi trong Thánh nhân Ký sự, nơi “Ký sự về Trưởng lão Ucchaṅgapupphiya”, khi tiền kiếp lâu xa của Trưởng lão này là “người làm tràng hoa ở thành phố Bandhumatī” trong thời Đức Phật có tên là Vipassī.

Nên ghi nhận Trưởng lão nói rằng cúng hoa đã dẫn tới cơ duyên thoát khổ (hưởng phước) và tới cơ duyên hoàn toàn giải thoát (đoạn tận lậu hoặc, có nghĩa rằng cúng hoa mang ẩn nghĩa là hoa của Giới Định Huệ). Trích lời ngài như sau:

“(Kể từ khi) tôi đã cúng dường bông hoa trước đây chín mươi mốt kiếp, tôi không còn biết đến khổ cảnh; điều này là quả báu của việc cúng dường Đức Phật.

Các phiền não của tôi đã được thiêu đốt, tất cả các hữu đã được xóa sạch. Sau khi cắt đứt sự trói buộc như là con voi đực (đã được cởi trói), tôi sống không còn lậu hoặc”.Thậm chí, loài chim cúng hoa cũng được hưởng phước. Đó là trường hợp Thánh nhân Ký sự ghi trong sự tích “Ký sự về Trưởng lão Salalapupphiya” – lúc đó ngài là “loài kim-xí-điểu” trong thời Đức Phật Vipassī, và kết quả từ khi “… tôi đã cúng dường bông hoa trước đây chín mươi mốt kiếp, tôi không còn biết đến khổ cảnh; điều này là quả báu của việc cúng dường Đức Phật”.

Người trí không nương tựa vào bất kỳ gì, không thấy gì để trân quý hay ghét bỏ. Sầu khổ và tham đắm không dính vào người này, hệt như nước không dính vào chiếc lá.

Cách cúng dường cao quý nhất là Pháp cúng dường

Nếu không có cơ duyên gặp Đức Phật, chúng ta có thể dâng cúng các bậc Thánh Tăng cũng được nhiều phước duyên thiện lành. Thánh nhân Ký sự trong “Ký sự về Trưởng lão Tivaṇṭipupphiya” kể rằng một tiền kiếp Trưởng lão này dâng cúng hoa cho nhà sư “có tên Sunanda, Thanh văn của Đức Phật bậc Hiền Trí Dhammadassī”. Kết quả ghi là “… tôi đã không đi đến đọa xứ trong một ngàn tám trăm kiếp”.

Trong kinh Pháp cú Nam truyền, có một phẩm tên là Hoa. Bài kệ 54 và 55 do Thầy Minh Châu dịch như sau:

“Hương các loại hoa thơm, không ngược bay chiều gió. Nhưng hương người đức hạnh, ngược gió khắp tung bay. Chỉ có bậc chân nhân, tỏa khắp mọi phương trời. Hoa chiên-đàn, già-la, hoa sen, hoa vũ quý, giữa những hương hoa ấy, Giới hương là vô thượng”[5].

Trong khi đó, Đức Phật cũng từng dạy rằng hãy giữ tâm “vô sở trụ” y hệt như nước bùn không dính vào hoa sen được. Lời dạy đó nằm trong nhóm kinh Nhật tụng Sơ thời, các kinh chư Tăng dùng làm nhật tụng trong những năm đầu Đức Phật hoằng pháp. Đó là kinh Tương ưng bộ Sn 4.6 (Jara Sutta).

Bản dịch của Nguyên Giác trích như sau:

“Người trí không nương tựa vào bất kỳ gì, không thấy gì để trân quý hay ghét bỏ. Sầu khổ và tham đắm không dính vào người này, hệt như nước không dính vào chiếc lá.

Như giọt nước trên lá sen, như nước không dính vào bông sen; những gì được thấy, nghe, nhận biết không dính mắc gì vào người trí.

Người thanh tịnh không khởi niệm tư lường về những gì được thấy, nghe, nhận biết, cũng không muốn tìm thanh tịnh qua bất kỳ cách nào vì đã không còn gì để tham đắm hay ghét bỏ”[6].

Đọc kỹ bài kinh vừa dẫn, sẽ thấy đó là pháp tu “không có gì để tu hết” của Thiền tông, cũng là Thiền Trúc Lâm của Việt Nam. Bởi vì “không khởi niệm” và “không muốn tìm thanh tịnh qua bất kỳ cách nào” cũng có nghĩa là buông hết cả ba thời, và là xa lìa ngũ uẩn của ba thời quá, hiện, vị lai.

Người thanh tịnh không khởi niệm tư lường về những gì được thấy, nghe, nhận biết, cũng không muốn tìm thanh tịnh qua bất kỳ cách nào vì đã không còn gì để tham đắm hay ghét bỏ

Ý nghĩa của bố thí và cúng dường

Ngài Trần Nhân Tông gọi đó là “Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền” – là đối trước cảnh, tâm không dao động, thì chớ hỏi Thiền làm chi. Lục tổ Huệ Năng cũng gọi đó là “Chớ nghĩ thiện, chớ nghĩ ác…” và kinh Kim cang gọi đó là “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”…

Bất kỳ ai cũng có thể nhìn lại tâm mình, và chớ nghĩ gì tới thiện/ác, lành/dữ, và chớ nghĩ gì tới quá/hiện/vị lai… ngay khi đó, chính là một cái nhìn của tỉnh thức, của tịch lặng, của xa lìa tham sân si. Ngay đó là Niết bàn, ngay trước mắt. Và đó chính là hương hoa cúng dường chư Phật.

Ghi chú:

1. Kinh Tương ưng bộ SN 22.94: https://suttacentral.net/ sn22.94/vi/minh_chau.

2. Kinh Tăng nhất A-hàm, Kinh EA-20.3: https://suttacentral. net/ea20.3/vi/tue_sy-thang.

3. Kinh Tăng chi bộ AN 5.175: https://suttacentral.net/ an5.175/vi/minh_chau.

4. Thánh nhân Ký sự, bản dịch Tỳ-khưu Indacanda: https:// www.tamtangpaliviet.net/VHoc/39/Ap_00.htm. và https://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/40/Ap_00b.htkm.

5. Kinh Pháp cú: https://thuvienhoasen.org/p15a7961/pham- 01-10.

6. Kinh Tương ưng bộ 4.6: https://thuvienhoasen.org/p15a30599/ sn-4-6-jara-sutta-kinh-ve-tuoi-gia.

Theo Văn hoá Phật giáo số 337-338 ngày 15-01-2020 > Xem thêm video: Tu thân theo lời Phật dạy:

Nguyên Giác

Thờ Cúng Phật Tại Nhà Và Dâng Hoa Thờ Phật

Mặc dù đạo Phật không phải là tín ngưỡng chính của người Việt Nam. Nhưng hiện nay văn hóa thờ Phật cũng rất phát triển, cùng tìm hiểu về cách thờ cúng phật tại nhà và những cách cắm hoa cúng phật để có thêm nhiều may mắn và bình an trong gia đình.

Cách thờ cúng phật tại nhà như thế nào đúng cách

Đối với vị trí lập ban thờ : Trong kiến trúc hiện đại ngày nay của người Việt thì phòng thờ cúng được lập thành một phòng riêng biệt trên tầng cao nhất của ngôi nhà.

Với hướng đặt bàn thờ : Bàn thờ nên để quay theo hướng Tây Bắc của ngôi nhà, vì hướng này là tượng trưng cho Trời miền Tây Thiên Cực Lạc.

Trong cách cúng Phật tại gia một số điều lưu ý không nên làm khi có ban thờ Phật trong nhà

Đầu tiên là không lấy gỗ đã qua sử dụng để làm, không nên để tượng phật trong tủ kính, cũng nên thờ quá nhiều vị phật trong nhà mình. Thờ Phật phải để nơi sạch đẹp, yên tĩnh và thanh tịnh, tinh khiết chính vì thế không nên đặt ở nơi không sạch sẽ và ẩm thấp, không được đặt bàn thờ phật ở lối đi lại ồn áo. Cũng không nên đặt giường ngủ ở phía sau bàn thờ phật, không đặt tượng phật trong phòng ngủ. Đặc biệt cũng không nên đặt bàn thờ bên dưới cầu thang đi lại, bên dưới xà nhà trong gia đình, hoặc là gần nhà vệ sinh, nơi sinh hoạt chung trong gia đình. Nên thờ ở một phòng riêng thanh tịnh và yên tĩnh nhất. Đặc biệt trong các nhà hàng, nơi náo nhiệt đông người đi lại thì không nên thờ phật vì như thế sẽ làm mất vẻ thanh tịnh của Phật.

Nên đặt tượng hướng ra cửa chính của ngôi nhà, thường xuyên vệ sinh và lau chùi cho sạch sẽ. Trước khi đặt tượng nên đặt trên một chiếc đĩa lót giấy màu đỏ. Nếu tượng đặt trên xe thì phải để mặt tượng Phật quay về phía trước. Khi thờ tam thế phật thì được trên một bàn với nhau.

Cách thờ phật tại nhà nếu không may bị vỡ thì phải được gói lại bằng giấy vàng, chờ đến ngày mùng 1, 3, 5, 7, 9 thì mang đốt dưới nắng để tiễn phật về quy vị.

Nếu đã thờ cúng phật tại gia thì không nên thờ thêm bất kỳ vị thần nào khác.

Cách cắm hoa cúng phật thể hiện thành kính

Phật là người đại diện cho tấm lòng từ bi, thân ái và sự tinh khiết, thanh tịnh. Chính vì thế cắm hoa cúng phật cũng có sự chọn lựa thật cẩn thận.

Dâng hoa cúng đên Phật đà – Nguyện mau giải thoát sinh, già, khổ đau – Hoa tươi nhưng sẽ úa sầu – Tấm thân tứ đại tránh sao điêu tàn.

Hoa cúng phật nên chọn những hoa có màu sắc tươi sáng như hoa : cúc, hoa dơn, hoa ly vàng, hoa hồng … những hoa tỏa mùi hương dịu nhẹ. Không nên dâng lên ban thờ Phật những loại hoa có mùi hôi hoặc không có tên gọi.

Phật là nơi thanh tịnh, tinh khiết và thanh tao chính vì thế các loài hoa dâng phật cũng phải có sự chọn lựa thật cẩn thận và tinh khôi.

Lễ Dâng Hoa Cúng Phật Của Clb Thanh Niên Phật Tử Từ Tân

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,Như thông lệ hàng năm, vào tuần sinh hoạt đầu tiên của năm mới thì CLB Thanh Niên Phật Tử Từ Tân lại tổ chức Lễ Dâng hoa cúng Phật để tỏ lòng tôn kính của mình đối với Tam Bảo. Có lẽ vì vậy mà các bạn thành viên CLB đã có mặt ở Chùa từ rất sớm chuẩn bị cho buổi lễ.Buổi lễ được mở đầu bằng thời khóa Tụng kinh – Thiền hành dưới sự chủ lễ của chư Tăng bổn tự đã diễn ra rất trang nghiêm, thanh tịnh. Những bước chân thiền hành trong chánh niệm đưa các bạn thanh niên quay về những phút giây lắng động thân tâm, tất cả cùng hướng tâm mình dâng lên cúng dường Chư Phật để cầu mong những điều tốt lành nhất cho năm mới.

Trong giờ pháp thoại, Hòa thượng Thượng Viên Hạ Giác cũng chia sẻ:“Sáng hôm nay Thầy rất phấn khởi khi thấy các bạn trẻ tương đối đầy đủ, như thế này thì rất là quý. Khi mà Thầy thấy các bạn đi thiền hành thì Thầy cũng có cảm xúc, bởi lẽ khi thực tập thiền hành có nghĩa là thực hiện từng bước chân đi chậm rãi, các bạn đang thực tập để có được sự trở về, sự ý thức về bước chân đi của mình.Hàng ngày chúng ta đi, chúng ta không có ý thức về bước chân đi của mình. Chúng ta chỉ đi, thế thôi.Khi mình ý thức bước chân đi của mình thì đó là một sự đặc biệt trong hành động của mình.Ý thức về bước chân đi của mình không phải ai cũng có kỹ năng này mà phần lớn nhân loại bước đi theo quán tính. Sự khác biệt về người có ý thức về bước chân đi của mình và tổng thể các loài sinh vật trên thế giới, chỉ có con người. Chỉ có người biết tu tập, chỉ có người biết thắp sáng tỉnh giác mới có ý thức về những việc làm, những hành động của mình, trong đó có bước chân đi của mình.Bước chân đi của mình được ý thức có nghĩa là mình đang thực tập, được trở về, làm sáng tỏ, làm soi sáng tâm của mình lên mọi hành động của mình trong cuộc sống. Đó là điều rất là cần thiết cho chúng ta.Có ý thức về bước chân đi của mình nói lên tính tự chủ của mình trên hành động. Đây là điều mà Thầy mong ước qua năm mới, các con có thể làm chủ được những hành động của mình trong cuộc sống.Những gì mà chúng ta đau khổ, phiền muộn, lầm lẫn thì điều do mình thiếu tính làm chủ trong hành động của mình. Phần lớn những lời nói, những hành động mình thường làm theo quán tính. Tức là làm theo thói quen, làm theo dẫn dắt, xô đẩy một cách âm thầm, một cách tự động trong cái nghiệp của mình. Chứ mình không tỉnh táo, không sáng suốt để nhận diện ra được cái đang diễn ra. Đây là một điều rất khó cho con người thời đại. Con người thời đại là con người có quá nhiều áp lực, có quá nhiều mục đích để mình phải nắm bắt, cho nên các con rối loạn và sự bất an đó thường xuyên – hàng ngày làm cho các con cảm thấy:1. Mất niềm tin vào cuộc sống, không hướng đi.2. Có nhiều suy nghĩ không tới, không chính chắn.3. Có nhiều cái bị lôi cuốn vào những cái không được an toàn.Bởi vì mình không đủ trí tuệ sáng suốt để nhận định, nhận diện ra hết mọi chuyện. Trong thế giới mới, các con phải tiếp nhận nhiều thông tin và đối tượng lựa chọn. Cho nên các con rất lúng túng trong việc chọn lựa. Làm thế nào để mình có thể đi đúng hướng khi mà chúng ta có nhiều mục tiêu để chọn? Thầy nghĩ như thế này:

* Thầy mong các con có được tình yêu thương

Điều đầu tiên Thầy mong các con có được tình yêu thương. Bởi vì tình thương đem đến cho ta điều kiện thuận lợi. Khi các con có tình thương, có sự cảm thông, có sự không hận thù. Có thương người thì môi trường sống của các con sẽ thuận lợi hơn, dễ có cơ hội để chọn lựa hơn. Nếu các con không có điều kiện sống tốt – thuận lợi thì các con đối phó quá nhiều thứ phức tạp, các con không đủ trí tuệ để chọn lựa cái nào là tốt, cái nào là đúng, phải phản ứng như thế nào; quá nhiều thứ như vậy. Nếu có được môi trường dễ chịu hơn, thuận lợi hơn thì chúng ta dễ lựa chọn hơn. Thì môi trường đó gọi là môi trường thuận lợi. Môi trường thuận lợi chỉ có mặt khi chúng ta có được tình thương đối với mọi người,đối với thế giới xung quanh.Mình gai góc quá, mình chua chát quá, mình nghiêm ngút quá. Những cái làm tâm mình bó lại như vậy sẽ tạo ra môi trường không thuận lợi. Tới bạn bè, bạn bè cũng trục trặc. Tới học đường, học đường cũng khó khăn. Tới cơ sở làm cũng có nhiều chuyện xung đột. Đi ra xã hội cũng gặp trục trặc. Tình cảm khi thương khi ghét. Như vậy, một loạt điều kiện bất ổn, bất an thì không ai có đủ khả năng để đối phó với bối cảnh phức tạp. Cho nên các con giữ lòng mình cho yên. Giữ tình yêu thương đối với mọi người. Bớt đi những khó chịu, bớt đi những chấp chặt, bớt đi những cái hận thù – ghét bỏ. Hãy nhìn cuộc đời bằng khía cạnh đạo lý hơn và thông cảm hơn bởi vì mình học Phật phải biết rằng ai cũng khổ, ai cũng có nỗi niềm, ai cũng muốn sướng chứ không ai muốn khổ cả. Thì mình chan hòa với nhau, bỏ qua những hận thù, bỏ qua những lỗi lầm. Các con có tình yêu thương nhẹ nhàng với nhau thì các con sẽ có bối cảnh, môi trường thuận lợi để sống.

* Mong các con có được hướng đi tốt

Qua năm mới hi vọng các bạn trẻ có được hướng đi tốt. Bởi vì ai cũng cần có định hướng. Một định hướng tổng quát thì chúng ta có. Đó là sự giác ngộ. Chúng ta có lý tưởng giác ngộ phụng sự, giác ngộ giải thoát. Tức là hướng về chân lý tuyệt đối. Đó là mục tiêu xa. Nhưng mà cái định hướng gần trong đời sống của mình là các con đó được một định hướng để sống, định hướng về công ăn việc làm, định hướng về mục tiêu gần của mình để không bị xô đẩy, không bị dẫn dắt.Các con sẽ có những thái độ chọn lựa như thế nào cho công việc của mình. Làm thế nào để các con có đủ sáng suốt để chọn lựa đúng thì Thầy mong các con có lòng từ bi, có tình yêu thương, có trí tuệ, có lòng tin vào Tam Bảo. Khi các con có lòng tin vào Tam Bảo, các con biết tôn kính Phật, các con tin tưởng một cách tuyệt đối nơi sự sáng của Phật thì các con sẽ có được sự dẫn dắt để đi đúng, lựa chọn đúng vào cái gọi là của mình, cái đưa đến cho mình sự an ổn.Các con nhớ thiết lập giá trị nền một cách tốt đẹp thì Thầy tin rằng các con sẽ được Phật gia hộ. Trong sự hộ trì của Tam Bảo thì các con sẽ có sự đi đúng an toàn trong đời sống của mình. Thầy nghĩ rằng đây là sự cần thiết trong cuộc sống của các con trong năm nay. Chúng ta luôn dựa vào uy lực của Tam Bảo, dựa vào ánh sáng của Phật để có được sự sáng tỏ trên con đường của mình. Khi nào mình tối thì mình tức khắc cầu nguyện để các con sẽ có được sự soi sáng. Đây là kinh nghiệm bản thân của Thầy.Khi nào mình cảm thấy bất lực thì mình hãy nương tựa vào uy lực của Tam Bảo.

Mong rằng trong năm mới các con sẽ có được nhiều công đức và tinh thần phụng sự, những giá trị mới, những sáng tạo mới trên con đường tu tập, cũng như sinh họat của chúng ta; sẽ tạo những cảm hứng cho các bạn trẻ nhiều hơn. Và hi vọng chúng ta sẽ nối kết với nhau nhiều hơn. Khai thác nhiều hơn những giá trị bản thân của từng người để phụng sự cho Tam Bảo, cho Phật Pháp, cho các bạn trẻ thanh niên của mình.Năm nay cũng có khá nhiều sự kiện. Chúng ta cũng có rất nhiều chương trình, sắp tới chúng ta chuẩn bị Vesak 2019. Mong các con ai cũng khỏe. Đảm bảo rằng, có thể tiền thì người nhiều người ít, nhưng ai cũng phải tươi giúp Thầy. Tiền nhiều tiền ít, miễn tươi là được. Hãy mỉm cười.”

Thành Ngữ ‘Mượn Hoa Dâng Phật’ Và Truyền Thuyết Xa Xưa

Hiện nay, chúng ta thường hiểu câu thành ngữ: “Mượn hoa dâng Phật” là dùng thứ của người khác để đem tặng, tặng không xuất phát từ cái tâm, ý nghĩa gần giống với câu “Của người phúc ta”. Cách hiểu này thực ra hoàn toàn trái ngược với nội hàm chân thực của nó…

“Mượn hoa dâng Phật” vốn có nguồn gốc từ câu thành ngữ Hán Việt “Tá hoa hiến Phật”, là một định ngữ trong Phật giáo, kể lại câu chuyện mối nhân duyên đời xưa của Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi tu thành chính quả với người vợ của Ngài.

>>> 10 vị đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni

Truyền thuyết kể rằng: Trước khi tu thành chính quả, Phật Thích Ca Mâu Ni đã trải qua luân hồi nhiều đời. Một trong những đời đó, Ngài là người tu hành Bà La Môn, gọi là Thiện Huệ. Một lần, Thiện Huệ khi đó 16 tuổi tham gia đại hội biện luận của các tăng lữ, được một ít đồ cúng dường, cậu bèn trở về Tuyết Sơn cúng dường sư phụ.

Giữa đường, cậu đi qua một địa phương gọi là thành Liên Hoa. Trong thành trang hoàng vô cùng trang nghiêm thù thắng, thì ra Phật Nhiên Đăng sắp đến đây thuyết Pháp giáo hóa. Thiện Huệ nghĩ: “Chư Phật không cần đồ cúng dường tiền tài, mà vui nhất là cúng dường bằng Pháp, nhưng mình lại chưa đắc Pháp, vậy thì mua hoa cúng Phật”. Nhưng cậu đi tìm tất cả những cửa hàng hoa mà cũng không mua được một bông. Thì ra quốc vương đã bao tiêu tất cả các cửa hàng hoa, ông muốn đem hoa cúng Phật, nên hạ lệnh cho các cửa hàng hoa không được phép bán hoa cho người khác.

Thiện Huệ đi khắp nơi tìm kiếm, gặp một thiếu nữ áo xanh đang lấy nước, thấy cô cất giữ 7 bông hoa sen xanh (Utpala) ở trong bình nước. Thiện Huệ vô cùng vui mừng, muốn dùng 500 lượng vàng mua hoa.

Thiếu nữ áo xanh nói: “Tôi muốn dùng những bông hoa này cúng dường Phật Đà”.

Thiện Huệ hỏi: “Vậy cô có thể bán cho tôi 5 bông, cô giữ 2 bông được không?”

Thiếu nữ hỏi: “Anh mua hoa làm gì?”

Thiện Huệ đáp: “Tôi muốn mua hoa cúng dường Phật Nhiên Đăng, để cầu tương lai thành tựu Phật quả”.

Thiếu nữ ngắm nhìn kỹ cậu, sau đó nói: “Tôi thấy anh phát tâm dũng mãnh, cầu Pháp tinh tấn, tương lai sẽ thành đại quả vị. Nếu anh đáp ứng với tôi rằng, trước khi anh đắc Đạo thì sẽ đời đời lấy tôi làm vợ, sau khi đắc Đạo thì cho phép tôi xuất gia làm đệ tử của anh, thế thì tôi sẽ tặng hoa cho anh”.

Thiện Huệ nói: “Để đắc Đạo, tôi sẽ buông bỏ hết thảy phú quý vinh hoa, bao gồm cả vợ con, cô có nguyện ý không? Hơn nữa, nếu vì tình yêu của cô mà trở ngại tôi tu Đạo, tội nghiệp của cô sẽ rất lớn. Nếu cô có thể phát nguyện, tương lai tuyệt đối không cản trở hết thảy việc bố thí của tôi, thì tôi sẽ đáp ứng với cô đời sau sẽ lấy cô làm vợ”.

Đôi thiếu niên nam nữ này đều có tâm kiên định cầu Đạo, thế là cùng cam kết với nhau. Thiếu nữ đưa cả 7 bông hoa cho Thiện Huệ, hai bông trong số đó, nhờ cậu thay cô dâng lên cho Phật Đà.

Khi đó, quốc vương và đại chúng đều ra khỏi thành nghênh đón Phật Nhiên Đăng. Thiện Huệ cũng nhanh chóng đến cổng thành, đem 7 bông hoa sen tung lên không về phía Phật Nhiên Đăng. 5 bông hoa quay xuống dưới, giống như một cái lọng vàng che phía trên đỉnh đầu Phật Đà, còn hai đóa hoa của cô thiếu nữ áo xanh kia cúng dường cũng nở trên hai vai Phật Đà.

Lúc đó mặt đất ẩm ướt, còn có một rãnh nước; để tránh làm bẩn chân Phật, Thiện Huệ cởi chiếc áo da hươu của mình ra, trải lên mặt đất, lại lấy tóc của mình trải lên, mặt cúi trên chỗ lầy lội, để Phật Đà giẫm lên thân thể mình đi qua.

Phật Nhiên Đăng cảm niệm được sự thành kính từ nội tâm của Thiện Huệ, thế là Ngài thọ ký cho cậu và nói: “Vô lượng kiếp sau, con nhất định thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni”.

Đây chính là nguồn gốc câu thành ngữ: “Tá hoa hiến Phật”. Chữ “hiến” trong câu “Tá hoa hiến Phật” không chỉ có nghĩa là cúng dường, dâng cúng trên bề mặt, mà còn tượng trưng cho lòng thành tín xả thân cầu Phật. Chữ “hoa” ở đây có nghĩa là hoa Utpala (Ưu bát la hoa), tức là hoa sen xanh.

Thiếu nữ áo xanh sau này trở thành vợ của Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi đắc Đạo, tức thái tử phi Da Du Đà La (Yasodharā). Sau này quy y Phật môn, bà trở thành tỳ kheo ni đầu tiên chứng ngộ được quả A La Hán.

***

Quốc vương mua hoa cúng dường Phật Nhiên Đăng đương nhiên cũng là lòng chân thành, mong muốn thông qua cúng dường Phật mà thoát khỏi bể khổ trần thế, kiến lập công đức cho mình. Nhưng ông không cho phép người khác mua hoa cúng Phật, do đó lòng thành tín của ông đối với Phật là vị tư, là vì lợi ích cá nhân.

Thiếu nữ áo xanh cúng dường Phật là vô tư, cô có thể buông bỏ độc hưởng, nguyện ý chia sẻ công đức với người khác.

Thiện Huệ và thiếu nữ áo xanh cúng dường Phật đều không vì cầu phúc báo, chỉ vì đắc Đạo chân chính.

Vì kính Phật, Thiện Huệ thậm chí không tiếc hết thảy mọi giá. Do đó “Tá hoa hiến Phật”, mấu chốt không phải là “hoa”, mà là là cái tâm chí thành xả bỏ hết thảy.

>>> Phật Thích Ca kể về Hoa Ưu Đàm báo hiệu Đức Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân >>> Cuộc đời Đức Phật Thích Ca và lời tiên đoán cho nhân loại ngày nay