Cúng Xôi Gà Rằm Tháng 7 / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Cách Nấu Xôi Cúng Rằm Tháng 7

Cách nấu xôi cúng rằm tháng 7 cho mâm cỗ cúng gia tiên. Nấu xôi cúng rằm tháng 7 không khó.

Cách nấu xôi cúng rằm tháng 7

Mâm cỗ cúng gia tiên có thể là món mặn, có thể là món chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống.

Món chay trong mâm cỗ cúng gia tiên rằm tháng 7 không thể thiếu món xôi. Báo điện tử Gia Đình Việt Nam sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu món xôi gấc được dùng phổ biến trong mâm cúng gia tiên.

Cách nấu xôi gấc cho mâm cúng gia tiên

Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu như sau:

2 kg gạo nếp , ½ chén dầu ăn, 200 gr đường, ½ muỗng canh muối, 100ml nước cốt dừa, 2 muỗng canh rượu trắng nấu ăn, 1 quả gấc tươi (Hay 500gr ruột gấc).

Cách nấu xôi cúng rằm tháng 7: món xôi gấc nóng hổi, thơm ngon cho mâm cỗ ngày rằm.

Gạo nếp: vo sạch, cho nước vào ngập hơn mặt gạo, ngâm khoảng 7 tiếng đồng hồ. Hôm sau đem ra sả lại cho sạch, để cho ráo nước.

Gấc: lựa trái chín đỏ, vỏ mềm, gai nở hết. Bổ gấc làm hai , lấy hột gấc có thịt đỏ để riêng ra, phần cùi vàng nạo để riêng. Dùng tay bóp cho tan cùi gấc. Sau đó, cho phần gấc thịt đỏ vào chung, bóp tan thịt đỏ gấc cho đều.

Ướp gấc với rượu trắng + một ít màu đỏ và một ít muối, ướp qua đêm. Sở dĩ gấc phải ướp với rượu là vì rượu sẽ làm cho gấc đỏ hơn. Trộn thịt gấc với nếp và ½ muỗng canh muối cho đều.

Cho gạo vào xửng, đặt lên bếp hấp. Xôi khoảng ½ giờ , mở nắp xửng ngửa lên, lau khô hết nước đọng trên nắp. Dùng đũa sới xôi lên cho xôi được xốp.

Rưới nước cốt dừa hay dầu ăn lên xôi. Sau đó, đậy nắp xửng lại hấp thêm khoảng 30 phút nữa, tiếp tục rưới nước cốt dừa hay dầu ăn lên xôi và xới đều. Hấp cho đến khi thấy xôi mềm dẻo là được. Nếu thấy sôi hơi khô, có thể rưới thêm nước cốt dừa hay dầu ăn và hấp thêm một lúc nữa.

Khi xôi đã chín mềm và dẻo, nhấc xửng ra khỏi bếp, đợi cho xôi bốc hơi đi bớt, lúc đó mới rắc đường vào và trộn đều.

Lưu ý: Không nên trộn đường vào khi xôi còn quá nóng. Vì làm như thế, xôi sẽ bị nát.

Đơm xôi ra đĩa hay cho xôi vào khuôn đóng thành bánh.

Cách Đặt Gà Cúng Rằm Tháng 7

Rằm tháng 7 được xem là tháng rằm lớn nhất trong năm. Trong rằm tháng 7 có hai dịp lễ lớn, đó chính là Lễ Vu Lan báo hiếu và tết Trung Nguyên.

Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày để các người con trả hiểu cho cha mẹ ông bà. Bằng nhiều hình thức mà các người con sẽ cùng nhau trả hiếu cho những người sinh và nuôi dưỡng mình.

Tết Trung Nguyên là ngày xá tội cho các vong linh. Đây là ngày để ta cầu siêu cho cho tổ tiên đã khuất lâu, là ngày để ta bố thid thức an cho các vông hồn. Điều này giúp tích đức cho chúng ta và con cháu. Và ngày này trùng với ngày rằm tháng 7.

Theo tín ngưỡng truyền thống của dân tộc ta, ngày Vu Lan, vào ngày rằm tháng 7 chính là ngày để con cái có dịp tưởng nhớ tới công lao sinh thành của cha mẹ, ông bà mình. Tưởng nhớ ở đây không phải là mâm cao cỗ đầy, tiền đầy túi mà quan trọng hơn cả chính là thái độ, chính là cách thể hiện giữa con cái với cha mẹ. Là cách mà con cái đối sử với đấng sinh thàng, là sự chăm lo, quan tâm.

Trong ngày này, mọi người cần đến chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu để tỏ lòng biết ơn, báo hiếu tới ông bà tổ tiên những người đã mất. Bên cạnh đó làm mâm cơm thắp hương gia tiên, thần phật và cúng thí thực cô hồn, làm lễ phóng sinh.

Thông thường vào rằm tháng 7 chúng ta thường cũng một mâm cỗ gồm : xôi , gà , chè, gạo , muối…..

Về mặt xôi thì chúng ta có thể đặt mua loại xôi gấc. Chè các bạn nên chọn chè trôi nước hay chè đậu trắng, đây là các loại chè thường được cúng trong rằm.

Về gà, bạn cúng một con gà luộc trên mâm cổ. Gà luộc cúng không chặt ra mà để nguyên con với cách trình bày đẹp trên mâm cổ. Bạn luộc gà nguyên con và đặt trên mâm cúng với cách trình bày kiểu gà chấp hai cánh lại như đang chầu.

Nếu bạn không đủ thời gian để làm những con gà cúng, không biết cách trình bày con gà sao cho đẹp. Thế thì hãy đến với GÀ TA LỘC PHÁT !!!!

Chúng tôi là địa chỉ cung cấp gà cúng chất lượng, gà đucợ trình bày đẹp mắt. Chúng tôi luôn đảm bảo được chất lượng của thịt gà, vệ sinh an toàn, gà xuất sứ rõ ràng. Thịt gà bên chúng tôi mềm, ngon, thịt gà luocj là gà tươi không phải gà chết.

Không chỉ là gà cúng, chúng tôi còn cung cấp gà tươi, các món làm từ gà. Tất cả đều chất lượng và đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hãy đến với chúng tôi để mua được những con gà cúng chất lượng nhất và ngon lành cho rằm tháng 7 sắp tới. !!!

Đội Cỗ Xôi Gà Đi Cúng Rằm Tháng Bảy Ở Nghệ An

Sáng nay, anh Thái Xuân Thanh (49 tuổi) ở xóm 4, xã Tân Thành, huyện Yên Thành dậy sớm hơn mọi ngày để hông xôi, làm gà chuẩn bị đi cúng Rằm ở nhà thờ đại tôn thuộc xã Vĩnh Thành cách nhà hơn 20 km.

Để tỏ lòng thành kính, từ mấy ngày nay, vợ chồng anh đã chọn, mua sắm lễ vật là những cân nếp ngon và một con gà đẹp để làm mâm cỗ thật chu đáo, tươm tất.

Anh Thanh cho biết: “Ngày xưa, nấu xôi bằng nồi đất khá vất vả, nay nhờ có nồi nhôm tiện lợi, nên việc hông xôi, luộc gà làm cỗ đơn giản hơn nhiều”.

Theo quan niệm dân gian, mọi lễ vật khi đem đi cúng, đều được xách tay hoặc đội trên đầu, do đó khi đi cúng xa cỗ xôi gà thường được buộc trước xe máy chứ không để cột sau xe như các vật dụng khác.

Cùng với gia đình anh Thanh, cạnh đó gia đình chú em Thái Xuân Tùng cũng làm một cỗ xôi gà tương tự. Cả hai anh em sẽ khởi hành cùng lúc về Vĩnh Thành.

Từ bao đời nay, người Yên Thành vẫn giữ tục lễ đội cỗ đi cúng như xưa. Ngày Rằm, ngày Tết, nhà nhà làm mâm, làm cỗ, trên đường làng, người người gánh cỗ, đội cỗ đi cúng khá đông vui, tạo nên một nét đẹp riêng trong ngày lễ cổ truyền ở quê lúa.

Nhà thờ họ Thái đại tôn ở Vĩnh Thành có 3 ngôi, hơn 170 hộ. Dịp lễ này, các ngôi từ đường được bày kín các mâm cỗ: cỗ đựng vào rá, cỗ bày lên mâm, cỗ để trên lá chuối… Trong hương hoa nghi ngút cùng tiếng trống tế rộn ràng, đội hành lễ với quần áo mũ mão truyền thống chỉnh tề tiến hành các nghi thức tế lễ tại nhà thờ một cách long trọng trang nghiêm.

Với quê biển Nghi Lộc, việc ăn Rằm tháng Bảy cũng có nhiều nét độc đáo. Anh Hoàng Xuân Tuấn (38 tuổi) ở xóm Đình, xã Nghi Thiết kể: Làng Trung Kiên quê anh là một làng cổ còn giữ được nguyên vẹn các di tích như đền, đình chùa, miếu mạo hàng trăm năm tuổi. Dịp Rằm này, các gia đình ngoài việc mua sắm lễ vật, làm mâm làm cỗ, cúng tế tại gia, tại nhà thờ họ như bao miền quê khác, còn tổ chức cúng tế ở các di tích trong làng, từ đền Thượng cho đến đình Trung Kiên.

Do đó, việc đón Rằm, ăn Rằm ở làng biển khá vui vẻ, ấm cúng. “Mỗi năm đến Rằm tháng Bảy ở quê tôi vui lắm. Những phong tục, nét đẹp làng xưa vẫn đang được mọi nhà gìn giữ, lưu truyền phát huy trong cuộc sống mới hôm nay” – anh Tuấn chia sẻ.

Trước Rằm mấy ngày bọn em đã xôn xao chuyện về quê, được về quê ăn Rằm với gia đình là cảm thấy vui rồi. Linh thiêng biết bao khi đứng trước bàn thờ gia tiên dâng hương cúng ông bà tổ tiên trong ngày Rằm tháng Bảy. Về sum họp với gia đình trong ngày này, cảm giác như được về với chính lòng mình”.

Anh Lưu Đình Tùng (26 tuổi) quê ở xóm 11, xã Nghi Tiến, Nghi Lộc

Ngược về Thanh Chương, người dân nơi đây cũng chuẩn bị Rằm và làm Rằm khá tươm tất. Anh Nguyễn Văn Nhật (33 tuổi) ở xóm 3, xã Ngọc Sơn cho biết: Anh là con trai trưởng trong nhà nên làm việc ở tận Bắc Ninh cũng phải hành quân về Rằm để cúng bố mẹ và tổ tiên. Từ chiều ngày 14, anh em trong họ Nguyễn Văn đã tập trung về nhà thờ họ dưới chân núi Nguộc để lau chùi dọn dẹp. Sáng 15, mỗi nhà sắm sửa một cỗ xôi gà đội về nhà thờ họ để cúng.

Trong ngôi nhà thờ 3 gian được chia thành 3 bàn thờ, cúng 3 dòng. Ở giữa là cánh trưởng, hai bên là cánh thứ. Mặc dù việc tế tổ ở nhà thờ không có nhiều thủ tục, lễ nghi, như nhiều họ khác, nhưng việc chuẩn bị cỗ lễ của các gia đình đều chu đáo. Sau khi cúng tế xong, cỗ nhà ai sẽ mang về nhà đó, mọi người sẽ hội tụ đến chúc tụng từng nhà. Theo anh Nhật, ở Ngọc Sơn quê anh cũng như ở Thanh Chương nói chung, Rằm tháng Bảy là một ngày lễ lớn, đông vui như Tết.

“Cả năm được Rằm tháng Bảy, cả thảy được Rằm tháng Giêng”, không chỉ ở Yên Thành, Nghi Lộc, Thanh Chương… mà nhiều vùng quê khác ở xứ Nghệ cũng tổ chức làm Rằm, ăn Rằm với không khí nhộn nhịp, tưng bừng.

Trước Rằm, thường là chiều 14, anh em trong các gia đình, họ tộc đến nghĩa trang thắp hương cho người đã khuất, “mời” tổ tiên, người thân về gia đường sum họp. Chuẩn bị đón Rằm, bên cạnh việc mua sắm thực phẩm, nhà nào cũng lo sửa sang, bài trí bàn thờ, bày mâm ngũ quả… Tùy vào phong tục, tín ngưỡng của mỗi vùng quê mà mỗi nơi có những lễ cúng khác nhau, đó là cúng thổ công, đức Phật, gia tiên và cô hồn lưu lạc.

Ngày xưa, mỗi dịp Rằm về, các nhà thường chung nhau mổ lợn, xay nếp thật nhiều. Các mẹ chăm lo từng sọt giá đậu, cho cây mập trắng, nở bung vào đúng sáng 15… Ngày nay, Rằm tháng Bảy, cái “ăn” không còn đặt nặng như xưa, nhưng mọi người vẫn chuẩn bị chu tất cái “lễ” bằng cả tấm lòng thành kính, theo hướng bảo tồn, gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống của ông cha.

Mâm cỗ ngày Rằm là mâm cỗ mặn với đầy đủ các món xào nấu, nhưng không thể thiếu “xôi hông, gà luộc”, gia đình phật tử còn bày soạn thêm mâm cỗ chay để cúng đức Phật.

Cúng Rằm là một nghi lễ quan trọng trong ngày Rằm tháng Bảy. Mọi gia đình đều cúng thần – Phật trước, nếu không phải gia đình phật tử thì cúng thổ công trước, rồi mới đến cúng gia tiên. Sau khi chuẩn bị mâm cỗ tươm tất, bàn soạn chu đáo, con cháu nội ngoại tập trung chỉnh tề tại gia đường, nghe đọc văn tế, tưởng nhớ tiền nhân, thắp hương vái lạy thần, Phật, tổ tiên, cầu mong sức khỏe bình an, may mắn.

Mỗi dịp cúng Rằm cũng là thời điểm để mọi người quây quần, giao lưu, trao đổi về nguồn gốc, vai vế họ hàng, huyết thống, thăm hỏi sức khỏe, công việc làm ăn, học hành của con cháu gần xa. Việc phá cỗ, phát lộc, ăn Rằm cũng diễn ra giữa không khí quây quần, đầm ấm.

Rằm tháng Bảy – Tết Trung Nguyên – lễ Vu Lan báo hiếu từ lâu đã đi vào tâm thức của người Việt, là ngày chúng ta hướng về cội nguồn bằng tình cảm thiêng liêng đối với gia đình, dòng tộc, quê hương, lễ tạ công đức sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, là nét đẹp trong văn hóa truyền thống Việt Nam, thể hiện tinh thần đạo hiếu, nhân văn sâu sắc của dân tộc.

Độc Đáo Cuộc Thi Gà Đẹp, Xôi Đẹp Cúng Rằm Tháng Giêng

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm và cũng là ngày chính rằm rất quan trọng trong phong tục Việt Nam.

Vào ngày này tại nhà thờ họ Nguyễn (chi Nguyễn Viết Tín, xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), con cháu đổ về làm lễ cúng Gia tiên như, xôi gà, hoa quả… Đặc biệt, sau khi làm lễ cúng, những mâm xôi gà được hạ xuống chấm điểm chọn ra người đạt giải nhất. Tiêu chí chấm là gà phải béo trắng, hình thức làm đẹp, luộc không bị sống, còn xôi thì phải trắng, dẻo và đơm đẹp…

Phần giải thưởng cũng khá độc đáo, hộ nào có xôi tham dự nếu đạt giải nhất sẽ được hội đồng chấm thi thưởng uống 10 chén rượu và 20 chén đối với hộ có gà đẹp nhất. Phần thưởng này tượng trưng cho một món quà may mắn đầu năm mới.

Anh Nguyễn Quyết Chiến (người có mâm cỗ dự thi) cho biết, để đạt được giải rất khó vì làm một mâm xôi gà để cúng rất cầu kỳ. Từ khâu chọn gà, cắt tiết, rồi đến tạo dáng khi luộc cho đều phải đẹp hoàn hảo. “Mỗi năm chúng tôi đều tổ chức cuộc thi để thưởng rượu nhưng cũng khoán triệt ai đã uống rượu thì không được lái xe, đảm bảo an toàn giao thông”, anh Chiến nói.

Ngoài việc thưởng rượu, một số nhà hảo tâm trong họ cũng thưởng thêm tiền nhằm khích lệ những người tham gia dự thi. Trao đổi với PV Kinh tế Môi trường, chị Khương Bình (con cháu trong họ) cho hay năm nào chị cũng có món quà nhỏ tặng những người đạt giải, nhằm động viên, khích lệ để những người dự thi chăm chút hơn, tạo không khí và giữ nét đẹp truyền thông trong dòng họ.

Link gốc: https://kinhtemoitruong.vn/doc-dao-cuoc-thi-ga-dep-xoi-dep-cung-ram-thang-gieng-13720.html

Không biết từ bao giờ, chiếc bánh chưng đã trở thành một sản vật không thể thiếu trong dịp Tết của người Việt. Mỗi năm khi Tết đến xuân về, những người con xa quê lại mong ngóng ngày được…

Ship Gà Cúng Thắp Hương Rằm Tháng 7 Ngon

Rằm tháng 7 hay còn gọi là ngày lễ vu lan báo hiếu. Thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với người đã khuất. Đối với các gia đình Việt Nam, ngày rằm tháng 7 là một ngày quan trọng. Không thể thiếu đi mâm cơm đơn giản thắp hương ngày rằm như gà, xôi.

Ship đồ ăn Kom9 tự hào là quán chuyên ship gà cúng thắp hương rằm tháng 7 tại Hà Nội tin cậy. Chúng tôi phục vụ khác hàng gà cúng thắp hương rằm. Đây là loại gà trống thiến co to, thịt dai thơm. Gà đã được luộc sẵn tạo thế thắp hương chuẩn. Gia đình bạn ở Hà Nội muốn đặt gà cúng rằm tháng 7 có thể liên hệ cho Kom9. Chúng tôi sẽ ship gà thắp hương rằm tận nơi trong 30 phút.

I – Kom9 ship gà cúng thắp hương rằm tháng 7 tận nhà tại Hà Nội

Bạn muốn order 1 – 2 – 3,…con gà cúng thắp hương rằm kèm xôi gà. Có thể liên hệ cho Kom9 để được phục vụ nhanh nhất.

Gà cúng thắp hương nguyên con: 260k/1 con to. Gà từ 1.7 – 2kg.

Xôi gà tùy chọn: 25k – 35k.

Thời gian ship: trung bình từ 30 – 40 phút. Khuyến khích khách hàng gọi điện đặt từ hôm trước. Để Kom9 chuẩn bị gà. Tránh trường hợp bạn gọi muộn quá Kom9 lại bán hết sớm. Như vậy, sẽ lỡ việc của quý khách.

++/ Tại sao nên order gà cúng thắp hương rằm tháng 7?

Đối với những bạn ở Hà Nội, không phải muốn thịt là thị được gà. Bởi nó còn liên quan đến không gian, nước, chậu, cắt tiết gà,…nói chung là khá cách rách. Hơn nữa, khi thịt gà còn có mùi tanh của gà. Nếu phòng khách chung cư khép kín sẽ khó hết mùi.

Với lại, gà trống thiến ngon thắp hương ra chợ mua cũng phải 2 – 300k/1 con. Nó cũng không lệnh nhau là mấy so với gà thắp hương rằm Kom9 đang bán. Trong khi, chưa chắc bạn đã luộc được thế gà chuẩn thắp hương. Nếu lượng nửa không đều, giờ luộc không chuẩn có thể bị nứt gà. Làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và có thể bị nhũn ăn không ngon.

Để thịt gà, luộc gà và làm 1 mâm gà cúng tốn khá nhiều thời gian cho các chị em phụ nữ. Trong khi, bạn còn bận trăm công nghìn việc khác. Nào là con cái, nào là công việc,…rất nhiều thứ phải làm. Vậy tại sao không để Kom9 phục vụ gà cúng rằm tháng 7 cho bạn nhỉ.

++/ Gà thắp hương rằm tháng 7 tại Kom9 cam kết:

– Thứ 1: chúng tôi luôn chọn loại gà trống thiến con to khỏe mạnh. Đây là loại gà trống ta ngon, thịt dai thơm tuyển chọn.

– Thứ 2: gà luộc ngon tới tầm, thịt dai thơm đảm bảo.

– Thứ 3: tạo kiểu gà, thế gà thắp hương chuẩn.

– Thứ 4: khi khách hàng order gà luộc. Chúng tôi mới luộc và đảm bảo tươi ngon cho khách hàng.

– Thứ 5: giá gà luộc thắp hương hợp lý. Phù hợp cho mọi gia đình có nhu cầu mua gà cúng rằm.

Hotline order gà: 0973423922 – 0918127405.

Nếu bạn nào có thời gian, có thể tìm hiểu thêm về ngày rằm tháng 7 là gì nhé.

II – Ngày rằm tháng 7 là ngày gì? Ý nghĩa ngày rằm tháng 7

Rằm tháng 7 (hay còn gọi là lễ Vu Lan) là ngày lễ để con cái báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, tìm về cội nguồn yêu thương, thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hằng năm và đây là ngày truyền thống lâu đời của người Việt Nam.

2/ Sự tích và ý nghĩa của ngày rằm tháng 7

Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích Đức Mục Kiền Liên cứu mẹ của mình khỏi kiếp ngạ quỷ nơi địa ngục. Mẹ của Mục Kiền Liên là một người sống rất xa hoa, tham lam, độc ác và không tin vào Tam Bảo. Thường ngày, bà nấu rất nhiều thức ăn và làm vương vãi khắp nơi trên mặt đất. Còn cậu bé Mục Kiền Liên – con trai của bà có tính tình hiền lành, chịu khó, trái ngược hoàn toàn với mẹ cậu. Cậu bé luôn nhặt lại những hạt cơm của mẹ làm rơi xuống, rửa sạch đi rồi ăn lại chúng. Vì vậy, tất cả mọi người xung quanh và quen biết đều rất yêu mến, khen ngợi cậu hết lời. Sau khi bà Thanh Đề qua đời, Mục Kiền Liên đã xin xuất gia theo học Phật và trở thành đệ tử của Đức Phật. Khi có được phép thuật, Mục Kiền Liên liền dùng tuệ nhãn để tìm mẹ khắp nơi trong trời đất, cuối cùng cậu đã thấy mẹ nơi đại địa ngục.

Mục Kiền Liên trông thấy mẹ tóc tai rối xù, thân hình chỉ còn da bọc xương, đói khát, úp mặt xuống đất không thể ngưỡng nổi đầu lên. Mục Kiền Lên đau xót vô cùng, ôm mẹ bật khóc rồi dâng cho mẹ một bát cơm ăn cho đỡ đói. Thế nhưng, bà Thanh Đề vẫn còn quá sân tham, vì vậy khi đưa cơm đến miệng thì cơm đã hóa thành lửa đỏ, không thể ăn được. Mục Kiền Liên đã bất lực khi nhìn thấy cảnh này, cậu càng đau xót khi không thể cứu được mẹ mình và quay về tìm sự giúp đỡ của Đức Thế Tôn.

Đức Phật nói nếu muốn cứu mẹ thoát khỏi kiếp đọa đày, được sanh về cõi lành thì ngày 15 tháng 7 Âm lịch tức là ngày Tự Tứ của chư Tăng, cậu hãy mời tất cả các nhà sư lại và sắm sửa làm lễ cúng dường Tam Bảo để lấy phước cứu mẹ. Từ đó, ngày rằm tháng Bảy Âm lịch hằng năm trở thành ngày tri ân, báo hiếu trong Phật giáo.

Do vậy, ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan chính là ngày để tưởng nhớ công ơn của cha mẹ và tổ tiên nhiều đời nhiều kiếp của mỗi con người chúng ta. Hay có thể hiểu đơn giản, Vu Lan chính là báo hiếu và không chỉ với cha mẹ ở kiếp này mà còn là đối với cha mẹ nhiều kiếp trước nữa, đồng thời cũng là dịp để bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn và đền đáp công ơn nuôi dạy của cha mẹ. Đây là truyền thống nhắc nhở mỗi con người “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

3/ Ý nghĩa của bông hồng cài trên ngực áo

Trước đây, ngày lễ Vu Lan báo hiếu được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 Âm lịch, tuy nhiên nhiều năm trở lại đây thì nó đã trở thành một đại lễ, được nhiều nơi tổ chức kéo dài suốt cả tháng 7 Âm lịch.

Nghi thức “bông hồng cài áo” chính là để tưởng nhớ những người mẹ đã tạ thế và đồng thời tôn vinh những người mẹ còn lại trên thế gian này. Trong nghi thức buổi lễ, các Phật tử với hai giỏ hoa hồng bên người, một giỏ màu đỏ và một giỏ là màu trắng, sẽ được cài lên áo của những người đến chùa tham dự lễ. Như chúng ta đã biết, hoa hồng chính là biểu tượng cho sự cao quý và một tình yêu bất diệt. Theo như lời Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm thì lúc đầu nghi thức này chỉ sử dụng hoa hồng màu đỏ, nhưng về sau một số nơi bắt đầu phân chia ra thành nhiều màu sắc hoa hồng khác nhau. Nếu người nào không còn cha mẹ thì cài hoa hồng màu trắng, người nào còn đầy đủ cha mẹ thì cài hoa hồng màu đỏ và người nào chỉ còn mỗi cha hoặc mẹ thì sẽ cài hoa hồng nhạt màu hơn.

Để tỏ lòng biết ơn và thành kính đến cha mẹ của mình thì những người con cần làm gì để báo đáp công ơn trời biển ấy? Sau đây là một số gợi ý mà bạn nên làm:

+/ Ăn chay, niệm Phật, cầu an cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ

Ăn chay là một tập tục quen thuộc của người dân Việt Nam chúng ta. Ăn chay có nghĩa là không sát sinh, đưa con người về chốn thanh tịnh, đúng với bản ngã của mình. Do vậy, bạn hãy ăn chay và thành tâm cầu nguyện cho cha mẹ của mình. Điều này còn giúp những người đã khuất thì sẽ được yên bình nơi chín suối và cha mẹ còn trên đời sẽ được khỏe mạnh, vui vẻ và bình an.

Khi con người ta càng trưởng thành, họ sẽ càng khó để nói ra những lời yêu thương, quan tâm đến bố mẹ của mình. Nếu như ngày thường bạn bận rộn với công việc và không có thời gian hỏi han cha mẹ thì vào ngày lễ này hãy dành thời gian quan tâm và hỏi han họ nhiều hơn, chẳng hạn như những câu đơn giản về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Mâm cúng lễ Vu Lan bạn nên chuẩn bị đồ chay để dâng lên Thần Phật, gia tiên nhằm tỏ lòng thành kính và báo hiếu. Mâm cỗ không cần quá hoành tráng mà quan trọng là phải phù hợp với hoàn cảnh gia đình, có thể chỉ đơn giản là xôi, bánh chưng, giò…

Còn bây giờ, những bạn nào cần gà thắp hương rằm tháng 7, gà cúng thắp hương rằm tháng 7 liên hệ cho Kom9 nhé.. Hotline: 0973423922 – 0918127405

Ngoài phục vụ rằm tháng 7. Chúng tôi còn phục vụ gà cúng rằm, gà thắp hương mùng 1. Mua gà lễ khai trương, động thổ, lên nhà mới. Hay ship gà ngày lễ tết, ông công ông táo.

Đặc biệt, không chỉ có gà. Mà ship đồ ăn đêm Kom9 còn bán đa dạng các món ăn khác. Với menu hơn 100 món ăn ngon cho bạn chọn thoải mái. Từ cơm, mì miến, piza, cháo, xôi,…đủ món.

Liên hệ cho Kom9 để xem thực đơn đầy đủ nhất.