Giỗ tổ nghề là một nét đẹp truyền thống của Việt Nam. Từ xa xưa rất nhiều ngành nghề đã có ngày giỗ tổ để tưởng nhớ về người đã sáng lập và truyền bá rộng rãi trong xã hội. Đây là văn hóa thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Trong tất cả các ngành nghề ở nước ta, ngành mộc và ngành xây dựng lại có đến 2 ngày giỗ tổ trong một năm, cách nhau 6 tháng. Đó là ngày 13 tháng 6 và ngày 20 tháng 12 âm lịch. Tất cả các thợ thuộc ngành mộc hay ngành xây dựng, cơ khí cứ đến ngày này là chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ.
Theo sử sách Trung Quốc, ổng tổ ngành mộc chính là Lỗ Ban. Vào thời Lục quốc phân tranh, một người thợ giỏi bậc nhất nước Lỗ, tuân lệnh nhà vua bỏ ra gần 3 năm ròng rã tìm tòi nghiên cứu và chế tạo ra một con diều bằng gỗ có thể chở được người, để dọa thám tình hình quân lính nước Tống nơi biên thùy. Người thợ này có tên là Lỗ Ban, danh tiếng của ông vang dội khắp nơi, được tôn sung là bậc thầy thợ mộc nước Lỗ cứu giúp đất nước.
Ông cũng chính là người chỉ huy các thợ xây dựng đền đài cung điện, nghiên cứu và chế tạo ra 2 dụng cụ đo đạc chuẩn xác và nhanh chóng phục vụ cho việc xây dựng. Đó chính là chiếc compa và chiếc thước bọt cổ xưa. Hai dụng này được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay. Ngoài ra ông còn nghiên cứu thiên văn, địa lý kết hợp với 8 quẻ bát quái và tạo ra cây thước Lỗ Ban đặc biệt cho ngành mộc (nghề thợ hồ cũng có thể sử dụng) để phục vụ cho việc đặt đòn mái, đo đạc khuôn cửa, khuôn nhà. Thước này có chiều dài 1 thước Tàu (44cm), gồm 44 cung, 16 cửa xấu, tốt. Đến thời Lỗ Ban Lục quốc phân tranh, ông đem đúc kết tất cả kinh nghiệm lại, điều chỉnh lại thước Lỗ Ban cũng chiều như cũ nhưng có 8 cung, 32 của tốt, xấu, rủi, may, sinh, tử, ly biệt…
Tại miền Bắc Việt Nam, những người làm nghề tưởng nhớ ông tổ nghề là Nguyễn Công Nghệ – một chàng trai trẻ chỉ mới có 18 tuổi nhưng có tay nghề mộc nổi tiếng khắp xứ được mời vào cung và giao nhiệm vụ tạc tạo chiếc ngai vàng cho Chúa. Nhưng khi hoàn thành, chàng trai đã bị tống giam vào ngục tối vì tội đã nằm vắt vẻo ngủ trên ngai vàng của Chúa.Chúa băng hà, bà Chúa lên nắm mọi quyền hành. Bà chúa ra lệnh cho chàng trai chạm trổ bức Phật bà. Nhưng chàng trai ông hiểu và không thể làm ra được bức tượng nên tiếp tục bị giam cầm khắc nghiệt. Hàng trăm vị Tăng đọc kinh gõ mỏ, những bữa cơm chay lặp đi lặp lại mỗi ngày đối với chàng trai trẻ. Sau thời gian bị giam cầm, chàng trai bị mờ mắt, tai ù,… chàng trai cảm thấy không thể nào chịu đựng được nữa và quyết định sẽ tạc bức tượng Phật. Ba năm sau đó, vào một ngày bà Chúa đi kiểm tra. Khi tới gần ngồi nhà nơi làm việc của chàng trai, mọi người nhìn thấy một luồng sáng phát ra. Bức tượng từ tâm con người đã hoàn thành. Bức tưởng Phật bà với một đầu bốn mặt nghìn tay và trên mỗi bàn tay là một con mắt, mọi người ai nhìn thấy đều sửng sốt. Và mọi người cũng không dễ dàng gì nhận rõ được ý nghĩa tâm linh của bức tượng. Bà Chúa tức giận cho người tìm tác giả để được câu giải thích thỏa đáng. Nhưng thật không may, vì mờ mắt sau nhiều năm bị giam cầm, Ông Nguyễn Công Nghệ đã rơi xuống dòng suối, bị cuốn trôi.
Về sau, mọi người dần hiểu được ý nghĩa thực sự cũng như cái tâm của ông tổ Nghệ đặt vào bức tượng. Cũng từ đó tên Nguyễn Công Nghệ đã đi vào lịch sử của ngành mộc và ông cũng chính là ông tổ của nghề mà mọi người luôn kính trọng và tưởng nhớ.
Truyền thuyết lưu truyền từ đời này sang đời khác, cả Trung Quốc và Việt Nam cùng với một số nước Châu Á khác, đa số mọi người đều xem Lỗ Ban chính là ổng tổ sư ngành mộc, chỉ một số ít ở vùng miền Bắc thờ ông Nguyễn Công Nghệ.
Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa rất lớn. Tuy nhiên, phong tục cúng giỗ tổ ngành mộc cũng có nét riêng biệt, có tổ nghề riêng
Cứ vào ngày 20 tháng 12 âm lịch hàng năm, những người làm nghề mộc đều dâng hương tưởng nhớ ông tổ nghề là Nguyễn Công Nghệ. Theo truyền thuyết, vào thời chúa Trịnh, một chàng trai trẻ mới 18 tuổi nhưng có tay nghề làm mộc nổi tiếng khắp xứ Bắc được mời vào cung điện và giao nhiệm vụ tạo chiếc ngai vàng cho xứng tầm. Nhưng khi hoàn thành, chàng trai bị giam vào ngục vì đã nằm vắt vẻo lên ngai vàng ngủ.
Thời gian sau đó, Chúa băng hà, bà chúa lên ngôi nắm quyền. Trong một dịp tình cờ, bà nhìn thấy ngai vàng quá đẹp, bà liền ra lệnh cho chàng trai tạo ra một bức tượng Phật bà bằng chính cái tâm con người, Phật bà phải nhìn được trăm nẻo khổ đau, gian ác trên thế gian để cứu giúp và trừng trị những kẻ ác trên thế gian. Khi những lời bà Chúa ban xuống, chàng trai lấy làm khó hiểu và trả lời: “Thưa, tất cả những vật hạ thần nhìn thấy thì sẽ chạm trổ được, hạ thần không thể thấy được những gì mà bà Chúa yêu cầu nên không thể nào chạm được”. Bà Chúa tức giận và phán: ” Ngươi không chạm được thì ta sẽ bắt ngươi phải làm cho bằng được”.
Tiếp tục bị giam cầm. Xung quanh nhà giam là hàng trăm vị Tăng đọc kinh gõ mõ ngày đêm và tới mỗi bữa là món cơm chay. Đây là một điều kinh khủng đối với chàng trai trẻ. Ssau một thời gian chàng trai cảm thấy không thể nào chịu nổi và quyết định làm nhanh để thoát khỏi sự từ hãm này. Sau ba năm, bức tượng từ tâm theo yêu cầu cũng đã hoàn thành. Tất cả mọi người đều sửng sốt khi nhìn thấy bức tượng Phật bà với một đầu 4 mặt nghìn tay, trên mỗi bàn tay có một con mắt. Không dễ dàng có thể hiểu được ý nghĩa tâm linh của bức tượng. Bà chúa tìm đến chàng trai trẻ để có được câu giải thích thỏa đáng. Nhưng vì sau nhiều năm bị giam cầm mắt bị mờ, ông đã bị rơi xuống suối, bị cuốn trôi…
Về sau, mọi người dần hiểu ý nghĩa thực sự cũng như cái tâm của ông tổ Nghệ đặt cho bức tượng. Cũng chính từ đó Nguyễn Công Nghệ đã đi vào lịch sử của nghề mộc, mọi người ai cũng kính trọng và luôn tưởng nhớ về ông. Các nghệ nhân dân gian đã đem đến tinh hoa dân tộc kết hợp với ý tưởng dân dã vào từng thớ gỗ tạo nên những sản phẩm có giá trị không những phục vụ tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu nước ngoài.
Vì vậy, cứ vào ngày giỗ tổ ngành mộc, mọi người trong ngành lại chuẩn bị mâm cúng giỗ dâng lên tổ nghề để thể hiện lòng tôn kính.
Thời gian tổ chức và lễ vật cúng giỗ tổ ngành mộc
Lễ cúng giỗ tổ được mọi người trong làng nghề tổ chức long trọng vào ngày 20 tháng 12 âm lịch. Ngoài ra, ngày 13 tháng 6 âm lịch cũng được xem là ngày giỗ tổ ngành mộc nhưng các thợ cúng tại nhà, tại nơi làm việc.
Lễ cúng giỗ tổ ngành mộc phải có con gà trống, một con heo và một vò rượu nếp trắng.Chủ lễ là người thợ có uy tín trong nghề hoặc là người lớn tuổi nhất. Đối với những thợ mới vào ngày, đây được xem là lễ nhập môn ra mắt Tổ nghề. Lễ vật thợ mới chuẩn bị gồm con gà trống, một chai rượu trắng và nhang thơm; đặt lễ vật lên bàn thờ Tổ khấn vái rồi xá ba xá, lạy ba lạy. Chủ lễ đón nhận lễ và trao lại một ly rượu trắng, sau đó lễ phép nâng ly rượu mời người thợ mình tôn làm thầy. Thầy uống cạn ly chấp nhận môn đồ chỉ dạy tận tình.
Ngày nay, đa số các thợ, công ty trong nghành thường tự tổ chức cúng giỗ tổ tại nhà hoặc tại công ty cùng với tất cả nhân viên. Họ chuẩn bị mâm cúng đầy đủ lễ vật dâng hương tổ nghề gồm: trái cây ngũ quả, hoa tươi, nhang, đèn cầy, trà rượu nước, bánh kẹo, chè xôi, gà luộc, heo quay…kết thúc thủ tục cúng, tất cả mọi người cùng nhau chung vui, chia sẻ, truyền cho nhau kinh nghiệm, bí quyết để học hỏi lẫn nhau.
Mâm cúng giỗ tổ ngành mộc vào ngày 13 tháng 6 âm lịch (20/12) gồm những gì?
Chuẩn bị lễ vật cúng giỗ tổ ngành mộc như sau:
Trái cây: ngũ quả. Không nên chọn những quả sau: măng cụt, vú sữa vì tên gọi không mang ý nghĩa tốt.
Hoa: hoa lay ơn, hoa cúc vàng đại đóa
Nhang rồng phụng 5 tất: 3 cây hoặc 5 cây
Gạo, muối, trà, rượu, nước
Trầu cau có vôi thuốc
Gà trống luộc chéo cánh đẹp
Heo quay nguyên con
Bánh bao
Bánh chưng chả lụa (nếu có, thường cúng vào dịp tháng 12 âm lịch)
Tùy vào quy mô làng nghề, quy mô công ty, phong tục vùng miền mâm cúng giỗ tổ ngành mộc sẽ có những điểm khác nhau.