Cúng Thí Cho Người Cõi Âm / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Đồ Cúng Người Cõi Âm Của Trong Ngày Rằm Tháng 7

Thị trường vãng mã năm nay xuất hiện nhiều sản phẩm váy áo, mũ, đồ dùng học tập, giày dép,.. của trẻ nhỏ được thiết kế giống như thật.

Những ngày này, dạo quanh phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội), bên cạnh các mặt hàng phục vụ cho ngày Tết trung thu, các sản phẩm dành cho ngày Lễ Vu Lan cũng được bày bán khá nhiều. Tuy nhiên, các mặt hàng vàng mã cúng rằm tháng Bảy không tăng so với mọi năm.

Chị Quỳnh, chủ một cửa hàng kinh doanh trên con phố này cho biết, năm nào cũng vậy, từ 10/7 âm lịch trở đi, lượng khách đổ về mua sắm rất đông. Các mặt hàng truyền thống như quần áo, xe cộ, nhà cửa… đều bán rất chạy. “Yêu cầu của khách hàng ngày một cao nên đồ bán ra cũng thiết kế khá tinh xảo. Đặc biệt, năm nay, chúng tôi còn bày bán các loại đồ dùng bằng mã dành cho trẻ nhỏ. Từ giày dép, váy áo, mũ,… đều được đính hoa, thắt nơ. Nhiều kiểu váy còn có hình các nhân vật hoạt hình được các em nhỏ yêu thích. Giá mỗi sản phẩm từ 50 – 150 nghìn đồng”.

Cũng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, chị Thúy – chủ một cửa hàng kinh doanh cuối phố Hàng Mã cho biết, nhiều người tưởng rằm tháng Bảy chỉ dành để cúng ông bà tổ tiên nên các mặt hàng kinh doanh chủ yếu dành cho người lớn. “Năm ngoái, có một số khách hàng tìm mua đồ dùng cho trẻ em nhưng chẳng ai có. Năm nay, tôi đặt một số mặt hàng cặp sách, váy, quần áo, mũ, giày dép,… phục vụ “khách hàng” nhỏ tuổi. “Trần sao âm vậy”, người lớn có thì trẻ nhỏ cũng phải có”, chị Thúy cho biết.

Các hộ kinh doanh trên phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tất bật chuẩn bị hàng cho khách.

Càng sát rằm tháng Bảy, lượng người đổ về mua sắm càng đông.

Các sản phẩm dành cho trẻ nhỏ được thiết kế tỉ mỉ.

Một chiếc váy như thế này có giá bán 70 – 150 nghìn đồng.

Cặp sách đi học dành cho trẻ em có giá 60 nghìn đồng/chiếc.

Một chiếc váy trắng điệu đà…

… sẽ được đi kèm phụ kiện là chiếc mũ trắng có đính đá.

Điện thoại được khuyến mại thêm sim dùng đề liên lạc.

Một bộ trang sức bao gồm nhẫn vàng, dây chuyền ngọc trai, mỹ phẩm, vàng thỏi,… được bán với giá 80 – 90 nghìn.

Giày thể thao của các thương hiệu nổi tiếng như Adidas…

… Nike cũng lên sạp tại phố Hàng Mã.

Mẫu mã quần bò được thiết kế không khác gì so với hàng của người sống.

Phía trước chở biệt thự, phía sau chở ô tô là hình ảnh thường thấy tại phố Hàng Mã trong những ngày này.

Xe máy, ngựa, quần áo,… là những mặt có giá bình dân và được nhiều người chọn mua.

Nhiều hộ kinh doanh trên phố Hàng Mã cũng tranh thủ cúng rằm tháng Bảy.

Đốt vàng mã cho người đã khuất cầu mong may mắn, tốt lành.

Theo Nam Nguyễn (Khampha.vn)

Chuyện Người Âm Dạy Người Dương Cúng Lễ

Thực hư ra sao thì không ai biết nhưng một đồn mười, mười đồn trăm, người ta cứ ùn ùn kéo nhau đến chầu chực tối ngày ở nhà cô để đợi đến lượt gọi hồn người thân. Nhưng tất cả đó chỉ là trò che mắt thiên hạ, không biết những khuôn mặt rạc đi vì chờ đợi kia khi hiểu ra mình bị lừa sẽ nghĩ sao?

Người âm dạy người dương cúng lễ

Giờ xếp lễ ấn định từ 6h30 sáng, nhưng khi chúng tôi vừa đặt chân đến đầu thôn đã thấy kẻ đứng, người ngồi xếp thành hàng dài. Đang loay hoay chưa biết phải làm gì thì có một chị khoảng ngoài 30 tuổi đi tới, đưa chúng tôi ra đầu cổng hướng dẫn mua lễ. Tôi mua hai lễ với giá 30.000 đồng, mỗi lễ gồm một gói bánh, một thẻ hương, một gói nhỏ “tiền, vàng” rồi sang nhà cô Bằng.

Gần 20 năm hành nghề, cô cũng gây dựng cho mình một cơ ngơi gồm căn nhà 5 tầng xây kiểu biệt thự, nội thất trong nhà chủ yếu bằng gỗ đắt tiền. Một gian điện thờ được đặt vuông góc ở sân. Bên ngoài cửa điện, nhà cô cho xây một cái lán lợp mái tôn khá rộng, kê khoảng chục hàng ghế dài kiểu hội trường hợp tác xã ngày xưa.

Lúc 6h30 sáng có khoảng hơn 30 người đến đặt lễ. Mọi người xếp hàng trước cửa điện, vào bàn tự tay bày lễ vào hai cái đĩa nhựa, bỏ thêm tiền vào lễ. Tiền lễ đặt bao nhiêu là tùy tâm, nhưng thường mọi người đặt từ 30.000 – 100.000 đồng. Một bà cạnh tôi bảo: “Đặt kha khá lên thì ‘cô’ Bằng mới thấy vui và vong cũng về sớm hơn bình thường”. Sau khi đưa lễ vào cửa điện, có một cô gái ra nhận lễ, bày lên ban thờ giúp.

Ban thờ ở điện xây bằng gạch, bày biện khá đơn sơ, giản dị. Lễ của ai được đặt lên thì người đó quỳ khấn trước ban thờ. Có người khấn rất lâu, có người chỉ khấn một, hai phút. Tôi cũng không biết khấn gì nhiều, nên chỉ dăm bảy câu là hết, vái ba vái rồi ra ghế ngoài lán ngồi đợi…

Trong lúc chờ đợi tới giờ cô Bằng làm việc, qua tìm hiểu được biết tên đầy đủ của cô là Vũ Thị Cẩm Bằng, nhà ở thôn Thạch Lỗi (xã Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Trước kia, cũng như bao người dân nơi đây, cô Bằng cũng chỉ trông vào hai vụ lúa, nhưng từ ngày Thạch Lỗi có nhiều “cô đồng” nổi lên thì cô Bằng cũng được “Thánh” ban lộc.

Bác Loan (Phú Thọ) bảo: “Như thế này là còn vắng rồi đấy cháu ạ, chứ như trước kia đông lắm, mọi người phải xếp hàng cả đêm để chờ. Cô làm việc cả ngày rất mệt, nên cô xin các “ngài” chỉ làm buổi sáng, và từ giờ 6h30 sáng cô mới cho đặt lễ đấy. Bác đến đây nhiều bác biết, ở đây đặt lễ không tuân theo bất cứ thứ tự xếp lễ nào, vì theo như cô bảo, quan trọng là khi “nối đài”, các quan dưới đó sắp đặt chứ cô không có quyền. Nhiều lần bác đến trước nhưng mãi tới trưa vong mới về, có người đến sau thì vong lại về trước”.

Đợi chừng hơn một tiếng thì cô Bằng xuống điện. cô mặc bộ quần áo nâu ngồi giữa chiếc chiếu trải trước ban thờ. Nhìn quanh một lượt rồi cô đưa tay thỉnh mấy tiếng chuông, miệng lẩm nhẩm khấn. Vì ngồi không xa mà cô lại khấn to nên tôi nghe thấy rõ tiếng cô cầu ngắn gọn thôi, chừng dăm, bảy phút: “Con lạy các quan trên Thiên đình, thần, Phật, thổ công, thổ địa cho con xin được nối đài với các vong linh” và bắt đầu “xin âm dương”, xem các “Ngài” có cho “nối đài” không.

Nếu chưa được, cô lại khấn lại bài khấn đó, rồi lại xin “âm dương”… Có lẽ phải xin đến hơn mười lần thì mới “nối đài” được, tức là “xin âm dương” thành công. cô phấn khởi reo lên “nối đài được rồi”. Mọi người đều vui vẻ, phấn chấn hẳn lên, nhưng rất trật tự, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để được “gặp người âm” … cô bắt đầu cầm các tờ giấy xếp thứ tự lên đọc tên những người đi cầu và khấn tên những vong người âm, cầu được gặp…

Tất cả mọi người đều im bặt và hồi hộp chờ đợi vong nhà mình xuất hiện. Ai nấy đều tập trung cao độ vào từng động tác, cử động của “cô”. Cô nhắm mắt, che mặt bằng chiếc quạt giấy, ngồi trong tư thế thiền, lắc lư…

Một lúc sau, cô rùng mình một cái và nói theo giọng một ông già: “Gớm, sao mà lắm người thế?”. Mấy người ngồi gần cô chắc đã quen với chuyện đi gọi hồn liền cất giọng ngọt ngào nói: “Lạy vong ạ. Xin vong cho biết quý danh để người trần chúng con biết mà xưng hô cho phải phép ạ”. Bỏ qua câu hỏi của mấy chị, “vong” cất tiếng gọi “vợ chồng thằng Lâm đâu, sao ngồi xa thế, ông không trông thấy mặt”.

Từ cửa, hai vợ chồng chị nọ lật đật rẽ đám người vào ngồi cạnh cô. Một màn gặp gỡ giữa người âm và người dương diễn ra với đủ sắc thái tình cảm, lúc cười vui hớn hở, khi lại giận dữ, khóc lóc. Cuộc trò chuyện diễn ra hơn 15 phút thì “vong” bảo: “Thôi, ông đi đây”!... Và cô Bằng nhắm mắt lại, đờ đẫn, ngã ra… Mấy người ngồi gần đỡ lấy “cô”, phẩy quạt vào người… Chừng vài chục giây, cô lắc lắc đầu rồi tỉnh lại bình thường. cô lấy hai tay vuốt mặt, xoa mắt một lát, rồi cô lại bắt đầu cầm các tờ giấy đã “đăng ký” lên khấn để mời các vong khác về tiếp…

Vong tiếp theo lên là một cụ ông. Cụ xưng tên là Hoạt. Cụ gọi thằng Tốn, thằng Sửu, con Thu, con Mai, thằng Thặng, thằng Quân … Cụ bảo: “Thằng Quân ngồi gần lại đây!”. Mấy con cháu thưa: “Đây là Quận, em của Quân”. Cụ bảo: “Ừ, sao hai anh em mày giống nhau như đúc! Cụ cứ nhầm”.

Rồi cụ bảo: “Cái Lan con nhà Quân là bị ốm bệnh trần, phải đi bác sĩ mà chữa, chứ ông bà ai lại làm hại con cháu nhà mình. Mà chúng mày cứ đi xem người ta nói lung tung, rồi cúng lễ tứ phương thì khổ mà bệnh đâu có khỏi … Mà hôm nọ thằng Quân đem ngựa, mũ đi lễ tạ ở cái đống Găng ấy lại hóa ngựa như thế là ngựa mù, ngựa câm, ngựa điếc, ngựa què! Chúng mày có hiểu không?”. Mọi người rối rít: “Chúng con không biết, xin cụ dạy cho ạ”.

Cụ cười bảo: “Không ai dạy cho thì dốt là phải. Trước khi hóa ngựa, phải ‘khai nhãn’, là mở mắt ấy, hiểu chưa? Rồi ‘khai nhĩ’, là thông tai ấy, hiểu chưa? Rồi khai khẩu, là mồm ấy, để nó còn hý được chứ”. Một người hỏi: “Thưa, khai thế nào ạ?”. Cụ lại cười, bảo: “Phải cầm nén hương, đưa vòng quanh và khấn cho mắt nó tinh, tai nó thính, miệng nó hý to, chân nó chạy khỏe … hiểu chưa?”.

Tôi giật mình, chả nhẽ chuyện này “người âm” cũng biết được để dạy lại cho con cháu, không hiểu những ông ngựa bằng giấy ấy xuống đó sẽ chạy kiểu gì và cỏ đâu mà ăn, không lẽ cũng lại phải đốt thêm cỏ. Sau khoảng hơn chục phút thì cụ cũng đi, trước khi đi, cụ còn cất tiếng chào mọi người.

Gọi được gần chục vong thì hết thời gian, nhìn điệu bộ tôi thất thểu, một chị vỗ vai an ủi: “Cái này còn tùy thuộc vào người nhà mình em ạ. Cũng khối lần chị cũng mất mấy ngày mới gọi được các cụ lên đấy”. Tôi hỏi chị có hay đến đây nhờ cô không, chị cười bảo: “Một năm cũng vài lần, nhà cứ có việc là chị lại đến”. Tôi hỏi tiếp: “Chị thấy có đúng không?”. Chị bảo: “Cũng tùy lần em ạ, nói chung là đi để giải tỏa tâm lý thôi”.

Hết thời gian gọi vong, cô Bằng trở vào trong nhà. Hàng dài người xếp hàng lộ vẻ mặt đầy thất vọng, lục đục ra về, người thì tìm chỗ trọ, chờ đến lượt vào sáng sớm hôm sau. Cách nhà cô không xa, hàng quán phục vụ cơm nước, chỗ nghỉ đã kịp bày biện sẵn sàng phục vụ khách hàng. Từ ngày cô Bằng “nổi tiếng” gần xa, công việc kinh doanh của họ cũng phát đạt lên trông thấy nên khi hỏi về “cô”, tôi chỉ toàn nhận được những lời có cánh về khả năng gọi vong của cô. Nhưng chỉ cần đi xa một chút thì sẽ nghe được rất nhiều điều.

Ghé vào một quán nước cách xa nhà cô, thấy bộ mặt thiểu não của tôi, chị chủ quán liền hỏi: “Em đi gọi rí nhà cô Bằng về đấy à, chắc không gọi được đúng không? Nhiều người đến đây cũng chịu cảnh đấy. Có người mãi tận Lạng Sơn, Nghệ An, đường xá xa xôi ra đây không gọi được, cứ ăn trực nằm chờ trông tội lắm. Chỉ lợi mấy bà kinh doanh nhà nghỉ quanh đó thôi.

Chị ở đây chị biết, tin gì ba cái trò gọi hồn đó, chả nhẽ lại nói toạc móng heo ra thì mất đường làm ăn. Cứ sống sao cho tử tế, tốt đẹp khắc sẽ gặp may chứ hồn nào giúp mấy ông bà không làm gì mà vẫn có ăn. Dạo này vắng khách nên nhân viên nhà bà ấy cũng giảm bớt đấy, trước kia có mà hàng đống. Không biết có đúng hay không? Nhưng chị chả bao giờ đến xem. Vô tình gặp, nói còn chả ăn ai, huống hồ là ghi tên ghi tuổi ra, biết trước nhiều điều thế, tin sao nổi”.Bí mật đằng sau trò gọi hồn

Sáng sớm hôm sau, tôi lại bắt đầu với điệp khúc quen thuộc, xếp lễ và chờ đợi. Đúng lúc cô Bằng đang xin “nối đài” đã mấy lần, xem chừng sắp được thì bỗng nhiên có một người đàn ông xồng xộc chạy vào lôi vợ ra sân, quát tháo om sòm: “Cô có biết nó lừa thế nào không? Mua một cái lễ 30.000 đồng, ăn một bát mỳ 30.000 đồng, chưa kể tiền trọ mấy ngày nay… Mỗi ngày hàng trăm người đến, người ta thu bao nhiêu tiền! Lừa bịp hết! Ngu thế hả”.

Trong khi cô vợ còn đang ngơ ngác thì anh chồng đã kịp lôi đi xềnh xệch. Thế là thay vì tập trung đợi cô Bằng nhập vong, đám đông ồn ào bình phẩm thực hư câu chuyện. Như để trấn an tinh thần mọi người, cô Bằng nói vọng ra phía ngoài sân: “Các bác tin hay không thì tuỳ, nhà cháu làm việc theo cái tâm với các Ngài thì sợ nhất là phạt. Trước đây, các Ngài phạt cháu có lần nôn ra hàng chậu máu, có lần bụng trướng lên như cái thúng, có lần phạt nặng, liệt nửa người hơn 3 tháng trời! … Thế nhưng, cháu chịu bị phạt để còn biết đường cầu xin, sám hối, các Ngài tha cho, cũng là gánh đỡ cho mọi người thôi. Thế nhưng, nhiều người lại không hiểu”.

Nghe cô nói, đám đông thôi bàn tán. Tất cả lại chắp tay khấn xin sớm được “nối đài”. Chẳng biết tấm lòng cô Bằng “Bồ tát” đến đâu nhưng sau mấy ngày quan sát, tôi nhận thấy đích thị trò gọi hồn, gọi vong này 100% là lừa đảo. Đầu tiên, tất cả mọi người đến đều phải làm thủ tục ghi rõ họ tên, địa chỉ rồi người thân đã mất, cùng một vài thông tin quan trọng về người đó hoặc gia đình.

Cô chỉ gọi được vong vào buổi sáng. Chủ yếu là vong ở quanh quanh địa bàn cô sinh sống, còn ở ngoại tỉnh thường 2 – 3 ngày sau thì vong mới về vì còn phải xếp hàng chờ đến lượt ở điện thờ nhà cô. Trong khi gọi hồn, cô rất khéo léo liếc mắt vào đống giấy đăng ký để ngay phía trước mắt qua những khe quạt giấy.Thi thoảng, cô lại xướng ất ơ một tên vong nào đó sau 10 phút. Trong khi nhập vong trò chuyện, đôi mắt cô vẫn rất tinh tường, chẳng có vẻ gì là được “nhập hồn” nhưng mọi người đều đang xì xụp khấn vái, dâng tiền bạc nên không ai chú ý vào những hành động kỳ lạ của cô. Ngày thứ hai trôi đi, tôi lại về tay trắng. Thấy vậy, một số người thông cảm, bày cho cách sáng hôm sau đến sớm, rỉ tai chồng cô để ông ấy nói khéo giúp cho.

Thời mới nổi, cô Bằng thực sự có khả năng gọi hồn chính xác đáng kinh ngạc nên được nhiều người biết đến và tin tưởng. Nhưng chỉ sau đó không lâu, cô Bằng lạm dụng và mất đi khả năng ngoại cảm. Những gì xảy ra sau này hoàn toàn là một trò lừa đảo được dàn dựng tinh vi, trục lợi trên sự cả tin của người đến gọi hồn. Vì vậy, tại nhà cô Bằng không cho phép quay phim, chụp ảnh hay ghi âm.

Hỏi về ý định khi nào “rửa tay gác kiếm”, chồng “cô” Bằng vội bảo: “Ôi, cái này phức tạp lắm nên không phải muốn bo là bỏ đâu. Mấy lần xin thôi rồi lên các ngài không cho. Nhà tôi có căn phải đứng ra nhận lấy việc này giúp mọi người… Các Ngài giao cho thì cứ phải làm…”.

Và đám đông mê muội ngoài sân nhà vẫn thấp thỏm , kiên trì chờ đến lượt vong về để thỏa lòng trò chuyện với người thân…

Tìm đến Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người, gặp thiếu tướng Chu Phác, hỏi về “cô đồng” Bằng, ông cười và bảo: “Cách đây mây năm, chúng tôi có đến nhà cô Bằng và mời cô ấy lên trung tâm để trắc nghiệm khả năng của cô ấy. Lúc ấy thì chuyện cô ấy có thể chuyển tải được lời người âm là có. Nhưng một vài lần sau, chúng tôi thử nghiệm lại thì xác xuất không còn cao nữa nên trung tâm không cấp giấy chứng nhận. Lâu nay, tôi vẫn nghe chuyện cô ấy gọi hồn kiếm sống, chuyện gọi được đúng sai thế nào, tôi không có mặt trực tiếp nên không giám bàn. Chỉ có điều là một cô đồng rất khó duy trì khả năng của mình lien tiếp trong vòng 20 năm như vậy, trừ khi cô ấy phải tập luyện lien tục, mà cho dù có sự tập luyện thì khả năng đó không cao. Bây giờ, chuyện các cô đồng cứ dựa vào một vài khả năng của mình để kiếm tiền dựa trên lòng tin của người đời nhiều lắm”.

An Linh

Cúng Thí Thực Cô Hồn

Câu 4 : Ngoài việc cúng thí thực, còn có cách nào khác để làm cho người thân đã mất được no đủ hay không ?

Câu 2 : Cô hồn, các bác họ ăn bằng cách nào ?

Câu 1 : Cúng thí thực cho cô hồn, các bác thì họ sẽ đi theo mình như vậy có tốt hay không ?

Cúng Thí Thực Cô Hồn – Một việc nên làm vào dịp cuối năm

Cúng Thí Thực Cô Hồn – Một việc nên làm vào dịp cuối năm

Theo Quý Vị thì có một việc mà gần cuối năm người tu tại gia không nên quên, đó là việc gì?

Theo tôi nghĩ sẽ có nhiều việc, trong đó có một việc là “Cúng Thí Thực” cho người đã khuất.

Hình ảnh bên dưới đó là hình tôi chụp lại của buổi cúng ngoài biển trên đảo Phú Quốc vào chiều nay.

Mới đó, mà gần năm năm tôi sống trên đảo, và cũng đã bốn cái tết rồi tôi đón tết xa nhà.

Tôi nhớ năm đầu tiên ra đảo, ngày gần tết tôi làm theo việc mà Thầy tôi hay làm vào dịp cuối năm, đó là cúng thí thực cho cô hồn (hồn ma cô đơn).

Rồi những năm sau đó, tôi để ý cứ gần tết là thường có các cô hồn trên đảo hay xuất hiện trong giấc ngủ và xin tôi cúng cho họ ăn.

Năm nay mặc dù họ không xin, nhưng gần cuối năm tôi có cảm giác áy náy, sẵn có ít tiền, thế là hôm nay tôi cúng luôn.

Chiều hôm nay khi đang đi mua đồ cúng, tôi cảm giác mọi thứ rất thuận duyên và vui vẻ, lòng hoan hỷ.

Không hiểu sao chiều hôm nay tôi xuống chợ, dạo mua mà gặp rất nhiều người quen, có nhiều người cả năm rồi không gặp, thế mà lại gặp. (Những lần xuống chợ trước đây tôi thấy khó mà gặp người quen ).

Tôi nghĩ cũng lạ thật “Trước giờ ra biển cúng mà sao gặp toàn người quen không ta”.

Gần tết là dịp mà mọi người con xa gần đều tụ hội và nhà về quê để đoàn tụ, vui tết sum vầy ấm cúng hạnh phúc cùng gia đình, họ hàng.

Thế nhưng ở trong cõi siêu hình thì các cô hồn lại đang cô đơn, buồn tủi, đói khổ.

Đói ở đây có thể hiểu theo hai nghĩa là đói về thể xác và đói về tình yêu thương, sự quan tâm.

Vì một khi đã mất đi rồi, thì con người ta sẽ dần dần bị xã hội quên đi, dần dần chìm trong quên lãng, và rồi thời gian qua đi sẽ chẳng còn ai biết đến trước đây chúng ta đã từng có mặt và tồn tại trên cõi đời. Ngẫm nghĩ thấy cuộc đời cũng buồn.

Do vậy, với mỗi chúng ta khi còn sống và vào dịp cuối năm vui tết này, Quý Vị có thể dành ra một buổi để sắm sửa ít cơm chay và tự cúng cho người đã mất, mời họ đến ăn.

Nghi thức cúng thí thực:

Quý Vị có thể mua quyển kinh cúng thí thực cô hồn, hoặc lên mạng tìm rồi ghi lại và đọc khi cúng.

Chú ý:

Khi cúng là vì lòng từ bi, thương chúng sinh đói khổ mà cúng từ thiện cho họ ăn, chứ không được xin phù hộ làm ăn này nọ.

Và khi cúng tâm tưởng cần quán, nghĩ tưởng ra thật nhiều thức ăn, và nước mát. Giúp ăn vào sẽ no và no lâu, thân tâm được an lạc.

Đồ cúng cơ bản phải có :

Bánh, cơm canh chay, mía, khoai lang, cháo loãng không bỏ muối, trái cây, hoa quả, nhiều nước lọc,…

Trước ngày cúng người cúng nên ăn chay khoảng 3 ngày để thân tâm được thanh tịnh.

Nếu Quý Vị làm đúng cách, cúng như tôi nói trên thì sẽ được rất nhiều phước báu, may mắn, và các chúng sinh trong cõi siêu hình sẽ rất quý mến, gia hộ cho Quý Vị.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Buổi cúng thí thực cô hồn

Chiều nay tôi vừa cúng thí thực cho các cô hồn trên đảo Phú Quốc xong.

Và buổi cúng thành công tốt đẹp, tâm tôi cũng rất hoan hỉ vì vừa làm thêm được việc tốt.

Câu 1 : Cúng thí thực cho cô hồn, các bác thì họ sẽ đi theo mình như vậy có tốt hay không ?

Như vừa rồi có cô Phật tử kia, cúng xong có em bé 12 tuổi đi theo về nhà.

Hay trước đây một người bạn cùng tu với tôi, người này cũng đã có gia đình, nhưng lúc đó chưa có con. Sau buổi cúng thì tối hôm đó, người bạn tôi nằm ngủ mơ thấy vài em bé trong nghĩa trang hài nhi, các bé nói như sau :

” Ông muốn chúng tôi làm con ông không ? “

Người bạn tôi đáp trong mơ luôn :

” Không được, vì các con chưa xứng đáng “.

Thế là các bé ra đi.

Nói chung thì về cảnh giới ngạ quỷ cũng vô cùng phức tạp, có rất nhiều thành phần trong ấy. Người tốt cũng có, mà người xấu cũng rất nhiều.

Do đó, nếu các vị cúng mà không biết cách cúng hay chưa có đức tu, tâm còn nhiều vọng tưởng, bất an…. thì việc cúng cũng không hiệu quả lắm.

Nên làm cái gì cũng thế thôi, ngay cả việc làm từ thiện cũng vậy, làm đúng cách thì mới cho kết quả tốt, còn làm không đúng cách, thì sẽ xảy ra việc tranh giành, ẩu đả, đánh nhau, thậm chí một số còn tham lam muốn lấy cắp của người bố thí,…..

Và trong cõi siêu hình cũng vậy thôi.

Nhưng tôi nghĩ nếu các vị cúng với tâm chân thành, vì lòng từ bi thương tưởng họ đói khổ, cúng nhưng lòng không mong cầu sự phù hộ gì hết, và có kết hợp với đọc kinh cúng thí,…. Thì mọi thứ sẽ ổn thôi…

Họ có theo các vị đi nữa, cũng chỉ theo phù hộ thôi, chứ không có phá gì đâu.

Câu 2 : Cô hồn, các bác họ ăn bằng cách nào ?

Nhiều người không hiểu cứ nghĩ rằng họ không có thân, nhưng thật ra thì họ vẫn có một cái thân, nhưng chúng ở dạng siêu mịn mà thôi.

Trong bốn dạng ăn, thì cô hồn thuộc dạng xúc thực, nghĩa là họ chỉ cần chạm vào, tiếp xúc với thức ăn là no, chứ không cần phải nhai rồi tiêu hóa như con người chúng ta.

Câu 3: Tại sao một số người sau khi cúng xong, ăn xong rồi mà vẫn còn bị đói tiếp ?

Có 2 cách giải thích :

Một là : Người cúng không biết cúng.

Hai là : Nghiệp của người mất quá nặng, nên bị chiêu cảm của quả báo phải đói liên tục.

Trước đây tôi có biết trường hợp của một bà cô ở Nha trang, bà này khi sống hay giả làm người ăn xin, để xin tiền khách du lịch….

Xin tiền xong bà về làm gì ?

Bà ăn tiêu rồi đánh bài, ghi số đề…..

Sau khi bà chết đi bị đoạ làm kiếp ngạ quỷ.

Lúc đó Sư phụ tôi cùng một số Vị Thầy có giới đức nhưng cúng bà vẫn không ăn no được.

Đây gọi là do sự chiêu cảm của quả báo, nên phải bị như vậy.

Câu 4 : Ngoài việc cúng thí thực, còn có cách nào khác để làm cho người thân đã mất được no đủ hay không ?

Câu trả lời là có.

Đó là việc làm phước, rồi hồi hướng cho họ.

Vẫn còn rất nhiều vấn đề về việc cúng, nếu quý vị nào có thắc mắc thì có thể hỏi thêm ở dưới.

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

Cư sĩ Nhuận Hòa

 FB: Tu học mỗi ngày – 

Văn khấn – Văn cúng thí thực cô hồn

Nghi thức – Khoa cúng thí thực cô hồn

Tụng kinh cúng cô hồn

Bài cúng thí thực cô hồn tại gia

Công phu chiều Mông Sơn thí thực

Tiểu Mông Sơn thí thực

Sam Ken Cách đây mấy năm, con cứ cúng thí thực mỗi tháng 1 lần. Con cúng ở trong cổng nhà, rồi mở cổng để đón chúng sinh. Con đọc theo bài cúng trong Chư kinh nhật tụng. Nhưng sau có người bảo con là : cúng chúng sinh sợ lắm, mình ko phải là thầy, mời người ta đến , sau ko đuổi được đi. Sau đó con ko dám cúng nữa. Nhưng con có 1 tật, xuất hiện 5,6 năm nay, đó là thèm ăn gạo sống và bột sắn sống, tinh bột nghệ. Con ko hiểu sao lại thế!

Cư Sĩ Nhuận Hòa  cúng đúng pháp thì tăng phước, không tội. Thèm ăn mấy đồ sống vậy đây là nghiệp không tốt, con nên sám hối và đoạn dần.

Sam Ken Cư Sĩ Nhuận Hòa A Di Đà Phật

Thánh Thuỷ Bài viết rất hay. Thầy cho con hỏi: 1. Con là con gái, lại yếu vía và chưa ck. Con bày mâm sắp cơm ra cúng như thế lỡ người ta theo con thì sao. Có nguy hiểm ko ạ 2. Nếu con gởi kinh phí để đến thời nào đó thầy cúng, cho đồ ăn dc nhìu hơn và tươm tất hơn có dc ko ạ?

Cư Sĩ Nhuận Hòa Thánh Thuỷ phải học cách cúng cơ bản, biết cách cúng thì sẽ ko sao con. Gửi tiền cho ta cúng dùm cũng được, nhưng mỗi năm ta chỉ có cúng 1 hoặc 2 lần thôi con.

Hang Nguyen A mi đà phât … xin chân thành cảm ơn thầy vì bài viết quá hay và ý nghĩa …bài này có chú biến thưc chân ngôn nam mô tát phạ đát tha nga đá phạ rô chỉ đế án tam bạt ra tam bat ra hồng . Đọc 7 lần sẽ biến ra rất nhìu đồ ăn

Chuc Huynh Con ở phòng trọ muốn cúng. Xin thầy chỉ cho cách. Với lại dọn ra bàn cúng cần bao nhiêu chén thưa thầy. Xin hoan hỷ chỉ cho con với ạ

Cư Sĩ Nhuận Hòa Chuc Huynh nhà gần biển ko con.

Chuc Huynh Cư Sĩ Nhuận Hòa dạ không. Con ở nhà trọ thôi thầy

Quỳnh Quỳnh Nhi Dạ vậy cúng cơm chay với bánh mình có được ăn ko thầy ???

Cư Sĩ Nhuận Hòa Thuong Tu ta là nam mà.

Trung Pham Đinh Đức Phật dạy phước ai lấy hưởng nghiệp nghiệp ai lấy mang. Mỗi chúng sanh đều có nghiệp của họ. Sao không tạo công đức để sau đạng nhờ . Nam mô ta bà dáo chủ bổn sư thích ca mâu Ni Phật.

Nguyễn Việt Anh Sư huynh cho đệ hỏi , mình làm như vậy mặc dù không vì mình mà vì người đã khuất , cũng không mang tâm cầu đắc hay gì nhưng cũng là từ hành động mang nghiệp lành thì như vậy các vong linh thọ thực sẽ cũng từ đó mà mang ơn hoặc kết duyên với mình dù tốt hay không thì cũng là tạo nghiệp (lành) , thì như vậy lại tiếp tục cuốn vào lục đạo sinh tử, luân hồi, nhân quả như vậy thì làm sao được giải thoát, xin sư huynh từ bi giảng giải cho sự thắc mắc nông cạn này ạ , Mô Phật !

Cư Sĩ Nhuận Hòa Nguyễn Việt Anh kết duyên lành không có nghĩa là kết ràng buộc. Ràng buộc tạo nên kiếp luân hồi bởi tham ái dục, cùng các tâm chấp, sự dính mắc của chúng sinh vào các pháp. Như chấp sắc thân này là ta, tâm này là ta, cõi giới này của ta, hay nhỏ hơn gia đình này là của ta, tài sản này là của ta, vợ là của ta, con là của ta,…… Khi tâm có sự chấp, tức đã tạo sự trói buộc ta vào vòng luân hồi sinh tử. Còn cúng thí là hành động của từ bi, làm mà tâm không mong cầu hay dính mắc, vậy sự cột trói trụ nơi đâu mà có luân hồi.

Vàng Sen Dạ A Di đà Phật nam mô hoan hỉ Tạng Bồ Tát Ma ha tát Tác đại chứng minh ạ. Cảm ơn tấm lòng từ bi của con Phật các cs sẽ rất hoan hỉ vì được no đủ ạ.

Xuyên Phạm Con ở phòng trọ muốn cúng. Xin thầy chỉ cho cách. Với lại dọn ra bàn cúng cần bao nhiêu chén thưa thầy. Xin hoan hỷ chỉ cho con với ạ

Cư Sĩ Nhuận Hòa Xuyên Phạm bao nhiêu đồ ăn thì có bấy nhiêu đồ đựng con. Chén bát chỉ là vật để chứa, không quan trọng điều này. Quan trọng ở cách cúng và người có đức, tâm thanh tịnh, có sức định khi cúng.

Mai Chung Tuyêt Mai Nam mô a di đà phật cầu xin cho những linh hồn sớm được siêu thoát

Ngọc Mai Nam mô A Di Đà Phật 🙏 xin phép thầy con xin coppy để chia sẻ với mọi người ạ. Nam mô Hoan Hỷ Tang Bồ Tat 🙏

Huê Lê Cho con được hỏi:khi hồi hướng công đức cho người thân với số lượng từ 5,6 người vừa mất vài tháng có ,1 năm, rồi 2đến 5 năm trước vậy phải cần đọc tên họ , tuổi hay ngày mất… Như thế nào cho đúng để hương linh cảm nhận được ạ! ? Xin cảm ơn rất nhiều!!!

nếu hồi hướng theo nghi thức trong kinh đầy đủ thì nên đọc đầy đủ, còn nếu hồi hướng nhanh vắn tắt thì tâm mình hướng về người đó tác ý hồi hướng là xong, nhưng nếu nêu tên ra thì càng tốt.

Huê Lê Dạ con cám ơn nhiều ạ! Còn sẽ chọn cách hồi hướng nhanh (tác ý và kèm theo độc tên ) cho mổi ngày .

Pham Dongvan Cung xong co ăn duoc ko hay bo

Cúng cho người thân ở nhà thì ăn cũng đc, còn cúng cô hồn thì ăn ít thôi

Cường Vé Số Xin cho con hỏi mình nên cúng chay hay mặn, có cần phải đốt giấy tiền vàng mã không ạ

Cúng chay, không vàng mã.

Dương Thị Bích Trang  cho con hỏi: vậy thức ăn cúng xong thì nên làm gì là tốt nhất ? Và vì cô hồn ở dạng siêu mịn vậy bánh kẹo ta cúng có cần phải bóc giấy gói hoặc lá đùm không ?

Cư Sĩ Nhuận Hòa  khỏi bóc cũng được. Thức ăn sau khi cúng mang về cho heo hay cho các con vật ăn, có ăn thì ăn ít thôi, hoặc chia cho nhiều người ăn

Dương Thị Bích Trang Cho con hỏi thêm: thế có người cúng cô hồn trên tầng hai có đc ko ạ và cúng cháo, muối gạo xong thì có nên đổ ra đường không?

Cư Sĩ Nhuận Hòa nếu ko có không gian dưới tầng trệt, thì cúng tầng hai cũng tạm đc, nhưng phải mở cửa, vì nhiều khi họ không vào đc, cúng xong muối gạo ko nên đổ ra đường, tìm góc nào đất trống ko người thì đổ vào.

Dương Thị Bích Trang  dạ, con cảm ơn Thầy nhiều

Nguyên Vân Nhàn Cho hỏi cúng thí thực ở ngoài sân nhưng đóng cửa cổng. Cửa cổng làm sắt thưa thôi, vậy cô hồn có vào ăn được không thưa thầy?

Cư Sĩ Nhuận Hòa Nguyên Vân Nhàn mở cửa cổng luôn.

Ngo Thi Kim Hoa Nam mô A Di Đà Phật 🙏🏻🙏🏻🙏🏻 con xin tri ân công đức của Thầy đã mở mang hiểu biết cho chúng con ạ 🙏🏻

Ngô Trung Kiên Dạ ngạ quỷ ăn bằng ngửi mùi hương mới đúng chứ sao lại là xúc giác a , thưa cư sĩ

Cư Sĩ Nhuận Hòa  Trong bốn dạng ăn của chúng sinh là Đoạn thực, xúc thực, tư thực, và thức thực. Ta chưa nghe ngửi thực.

Hướng Dẫn Cúng Thí Thực

Những vong hồn của những người đã khuất vẫn luôn tồn tại xung quanh chúng ta, nhiều trường hợp họ lại chính là cửu huyền thất tổ (ông bà tổ tiên) của chúng ta, hoặc cũng là họ hàng, thân quyến kiếp này, kiếp xưa của chúng ta.. .

Khác với người sống, các vong linh thường bị đói khổ, u uất, khổ sở vì nhiều lí do, mà bản thân chính họ rất khó mà tự thoát ra được. Bằng cách này hay cách kia, báo mộng hoặc gây ra những hiện tượng ma quái, họ luôn cố báo cho người sống biết rằng họ đang ở đó, và đang rất cần sự giúp đỡ của người sống.

Vậy họ cần giúp như thế nào ?

Có rất nhiều điều, nhưng có hai điều là thiết yếu nhất : được no đủ và được siêu thoát. Cả hai điều này đều có thể được giải quyết thông qua “Nghi Thức Cầu Siêu Gia Tiên – Chúng sinh”

Đây là cách tạo công đức vi diệu dành cho tất cả những ai có tâm từ bi, thương xót những cô hồn, ngạ quỷ đói khổ mà chẳng hề tốn kém chi nhiều. Không chỉ giới hạn vào những ngày như Lễ Vu Lan, mùng 2, 16 hàng tháng, mà bất cứ ngày nào bạn cũng có thể cúng.

Phương pháp này được Đức Phật tuyên thuyết trong kinh “Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỉ Đà La Ni Kinh” là bảo bối giúp cho các hàng Đệ Tử tăng trưởng lòng từ bi, đồng thời tạo lập vô lượng công đức, gieo duyên Bồ Đề với vô số chúng sinh trong siêu hình.

Âm có siêu thì Dương mới thái, các hương hồn, ngạ quỷ trong vô hình được no đủ, được siêu thoát thì họ cũng sẽ thôi các trò quấy phá, ám hại con người, ngược lại họ sẽ gắng sức phù hộ cho gia chủ cuộc sống bình an, gặp nhiều may mắn để báo đáp công ơn cúng thí, cầu siêu. Không chỉ siêu độ cho vong linh xa lạ, mà trong Nghi thức này còn đồng thời siêu độ cho các vong linh ông bà tổ tiên, các vong linh trong gia tộc, các oan gia trái chủ của chính mình.

Nguyên tắc trong vô hình là chỉ vong linh nào được gia chủ mời, mới có thể vào dự lễ. Các vong linh không được mời, tuyệt không thể tham dự. Thế nên, Nghi thức này không nhất thiết chỉ dùng để siêu độ vong linh mười phương, mà người cúng có thể tùy biến, chỉ thỉnh mời một vong linh người quá cố nào đó trong gia đình để cầu siêu trong tang lễ, 49 ngày, 100 ngày, cúng giỗ .v.v …

Hoặc người cúng cũng có thể tùy biến, thỉnh mời một số vong linh nhất định nào đó, chẳng hạn nếu bị duyên âm theo đuổi, muốn cắt duyên âm thì ta đổi câu thỉnh mời thành “Xin thỉnh những vong linh có duyên ái luyến thường theo tôi về dự lễ. Thỉnh mời chư vị về đây, trước…”

Hay nếu nghi trong nhà mình có ma, muốn siêu độ cho họ để họ đừng quấy phá, thì người cúng đổi câu thỉnh mời thành : “Xin thỉnh mời những vong linh trong mảnh đất này ( hoặc căn nhà này) về dự lễ. Thỉnh mời chư vị về đây, trước…”

Thậm chí, nếu trong nhà bị thầy bùa phái âm binh tới ám hại. Thì gia chủ cũng có thể theo Nghi thức này siêu độ cho âm binh để hóa giải, chỉ cần đổi câu Thỉnh mời thành : ” Xin thỉnh mời các vị âm binh, âm tướng do thầy bùa sai khiến mà thường theo tôi về dự lễ. Thỉnh mời chư vị về đây, trước…”

Dù có những đặc thù khác nhau, xong các vong linh đều tuân theo một quy luật, đó là khi gặp cơ duyên khai thị, được người sống tụng kinh, niệm Phật, trì chú… hồi hướng công đức cho thì đều có thể được siêu thoát. Tất nhiên, giống như siêu độ cho oan gia, không phải một buổi lễ là xong tất cả, ta cần kiên trì cầu siêu nhiều lần, nhất là với trường hợp siêu độ âm binh , hoặc duyên âm … phải kiến trì nhiều lần mới thấy kết quả.

“Âm siêu dương thái” , các vong linh được siêu rồi, thì người sống sẽ thấy cuộc sống tốt lên nhiều mặt. Người thì cảm thấy yên lòng vì người thân của mình nhờ mình cầu siêu mà ra đi thanh thản, sinh về nơi an lành. Người thì nhẹ nhõm vì hóa giải được những hiện tượng phần âm quấy phá như duyên âm, âm binh.v.v…

Bản thân những người cầu siêu, thông qua quá trình tụng kinh, niệm Phật, trì chú thì chính họ công đức cũng tăng trưởng vô hạn, gieo duyên sâu dày trong Phật Pháp, chính mình cùng vô số chúng sinh, cả cõi Âm lẫn cõi Dương đều được vô số lợi ích, lại chẳng tốn kém tiền bạc gì nhiều, vậy nên đây là một Đại thiện nghiệp mà bạn không nên khước từ.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH NGHI THỨC CẦU SIÊU

ĐỊA ĐIỂM

“Nghi Thức Cầu Siêu Gia Tiên – Chúng sinh” cần tiến hành tại nơi công cộng, như ngoài cổng, ngoài đường, nghĩa trang, các chùa, miếu, nơi hay có người chết… (Lưu ý, cầu siêu ở Nghĩa trang lớn, hay những chỗ nhiều người tử nạn… yêu cầu người đứng ra tổ chức phải có Đạo lực, có bề dày tu hành dù là tại gia hay xuất gia)

Nếu cúng trong nhà cũng được, xong gia chủ cần chấp nhận là các vong có thể vào sống chung trong nhà. Với những người có bề dày tu hành trong Phật Pháp, có tâm từ bi lớn, thì điều này cũng không có gì nguy hại lắm, chỉ là thỉnh thoảng có một vài phiền toái, nếu gia chủ rộng lượng từ bi, thì cũng không sao. Các vong được gia chủ nhiều lần cúng thí thức ăn, siêu độ, dần sẽ chuyển hóa trở nên thiện lương, hoặc siêu thăng lên cảnh giới cao hơn, và thường gia hộ cho gia chủ. Còn nếu sợ ma vào đầy trong nhà, chứng tỏ Đạo lực không có, thì không được làm trong nhà)

Nghi thức này, nếu ai có tâm từ bi muốn chúng sinh thoát khổ, đều có thể tham gia, bất luận tại gia hay xuất gia, Phật tử hay không phải Phật tử. Nếu có thể tổ chức đông người càng tốt, còn không được thì ta hoàn toàn có thể tự tiến hành một mình (nếu thấy mình đủ đạo lực) Riêng với những người mới tìm hiểu Phật Pháp, mới tu tập còn sơ cơ thì không nên tự một mình tổ chức.

THỜI GIAN

Thời gian tiến hành, tốt nhất nên chọn buổi tối, khi không còn mặt trời, các vong linh dễ dàng đến dự lễ. Cho dù ban ngày, một số vong linh vẫn có thể đi lại, nhưng không phải vong linh nào cũng làm được vậy.

Vào tháng 7, các vong linh từ Âm phủ được tự do đi lại lên dương gian, nên cúng Thí Thực, cầu siêu… trong tháng 7 thì đông vong linh về dự lễ nhất.

Xong những ngày tháng bình thường khác trong năm cũng vẫn đều có thể tiến hành các Nghi thức cầu siêu, không cần câu nệ phải chọn ngày nào cả. Bệnh thường gặp của nhiều người là luôn thắc mắc “Việc này phải làm tháng nào? ngày nào ?” Làm việc thiện, ngày nào cũng là ngày tốt. Làm việc bất thiện, ngày nào cũng là ngày xấu. Tùy hoàn cảnh, ta thu xếp được ngày nào thuận lợi là tiến hành thôi.

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHUẨN BỊ

Khi ta sắp mâm lễ cúng, bất kể Nghi thức nào, nhất thiết phải dùng đồ chay, không được cúng thịt, cá, đồ mặn, rượu… Không cần thiết phải mâm cao cỗ đầy, cũng chẳng cần vàng mã, vì âm thanh tụng kinh niệm Phật còn trân quý hơn vô số lần so với tất cả đồ cúng thế gian.

Đây là điều mà nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã cùng hàng loạt nhà ngoại cảm nổi tiếng Việt Nam, đồng loạt chứng kiến tại nghĩa trang Trường Sơn. Khi đó nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã đứng giữa nghĩa trang, chắp tay thành kính niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” 108 lần, lập tức các anh linh liệt sĩ bất luận khi sống có tôn giáo hay không, đều đồng chắp tay niệm Phật theo tha thiết.

Và các anh linh liệt sĩ phản hồi lại cho ông Nguyễn Văn Nhã và những nhà ngoại cảm có mặt tại đó rằng, chính tiếng tụng kinh niệm Phật, mới là thứ quý giá nhất mà người sống có thể gửi cho họ.

Thế nên sắp đồ cúng nhiều hay ít tùy tâm gia chủ, không cần quá câu nệ, nếu không có nhiều điều kiện, thì một ít trái cây, một ít bánh, một ít cháo, một ly nước, một nén nhang… là cũng được.

Dù sao đi nữa, trong khi tiến Nghi thức, ta sẽ đọc những thần chú vi diệu của chư Phật như chú Biến Thực, chú Cam Lồ, chú Như Ý Bảo Luân Vương có năng lực biến phẩm vật ra thật nhiều trong vô hình, khiến tất cả đều được no đủ.

Trong khi tiến hành Nghi thức, nếu có chuông, khánh thì thì tốt, nhưng không có cũng được. Nếu có thể quỳ suốt buổi thì rất tốt, nhưng nếu không thì đổi tư thế đứng, hay ngồi cũng được.

Trong các Nghi thức, những câu chữ trong dấu (…) chính là phần hướng dẫn, ta không đọc, chỉ chú ý làm đúng theo những hướng dẫn đó. Tuy nhiên, một số hoàn cảnh không làm theo được, thì có thể linh động bỏ qua, không cần máy móc.

Hình thức chỉ là những yếu tố hỗ trợ, còn cái cốt lõi, quyết định thành công của buổi lễ cầu siêu vẫn là lòng thành. Bởi vậy nhiều người bỏ rất nhiều tiền ra rước thầy cúng, sư sãi… về làm các lễ cầu siêu đình đám cực kỳ tốn kém, vàng mã đốt rực trời xong không thấy cảm ứng gì mấy, cuộc sống không chuyển biến gì cả. Đó là vì cõi tâm linh chỉ coi trọng thành tâm, chứ không coi trọng hình thức.

Một ông thầy cúng chỉ vì tiền mà đến, bất kể hình thức có vẻ chuyên nghiệp đến mức nào, trong tâm sẽ chứa đầy tham lam, ích kỉ, vụ lợi… lấy đâu ra thành tâm mà chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ ? Lấy đâu ra uy lực mà siêu độ được vong ? Chẳng bằng gia chủ tự mình bày mâm lễ chay tịnh giản dị, lấy tâm thành mà cầu siêu, hiệu lực còn mạnh gấp ngàn vạn lần.

Trong “Nghi Thức Cầu Siêu Gia Tiên – Chúng sinh”, thì lòng thành chính là tâm từ bi, tâm yêu thương, thực lòng muốn giúp cho cửu huyền thất tổ, cho oan gia, cho các hương vong linh đói khổ, bị dày vò nhiều cách trong vô hình… tất cả đều nhờ sức tụng niệm kinh chú, khai thị của mình mà được no đủ, được thoát khổ, được siêu thăng lên những cảnh giới an lành, được Vãng Sinh Tịnh Độ, đó là thành tâm.

Trong lúc đọc khai thị, đọc kinh văn thì tâm tập trung hiểu nghĩa, nương theo những nghĩa lí trong đó mà khởi tác ý. Trong lúc đọc các thần chú, thì không cần hiểu nghĩa ( vì nghĩa của các thần chú- đà ra ni như chú Đại Bi, chú Như ý Bảo Luân Vương, chú Vãng Sinh… người thường không thể hiểu), mà chỉ cần tin tưởng mạnh mẽ vào năng lực vi diệu của âm thanh những thần chú đó đang chuyển hóa các vong linh trong vô hình là được.

NGHI THỨC CÚNG THÍ THỰC – CẦU SIÊU CHO VONG LINH MƯỜI PHƯƠNG

( Đại chúng đồng tụng )

THỈNH MỜI Phổ Triệu Thỉnh Chân Ngôn: NAM MÔ BU PU RI, KA RI TA RI, TA THA GA TA DA (3 lần)

Xin cung thỉnh chư vị Thiên – long bát bộ, hương linh quỷ thần khắp mười phương! (1 tiếng chuông) Xin cung thỉnh chư vị cửu huyền thất tổ, các hương linh khắp dòng tộc nội ngoại ! (1 tiếng chuông) Xin cung thỉnh chư vị oan gia trái chủ, kiếp này hay kiếp xưa từng bị con gây bao đau khổ, kết mối thâm thù! (1 tiếng chuông) Thỉnh mời hết thảy chư vị về đây, trước hưởng đàn thí thực, sau dự lễ cầu siêu, nương nhờ Phật lực, nương nhờ Kinh Pháp mà được siêu thăng Tịnh Độ. (lặp lại 3 lần)

NGHI THỨC CÚNG THÍ THỰC

NHƯ Ý BẢO LUÂN VƯƠNG ĐÀ RA NI

NA MÔ BUT ĐA DA NA MÔ ĐẠT MA DA NA MÔ XĂNG GA DA NA MÔ A VA LÔ KI TÊ SỜ RA VA DA. BÔ ĐI XAT TOA DA. MA HA XAT TOA DA. MA HA CA RU NI CA DA. TA ĐI A THA. ÔM. CHA CỜ RA VẠC TI, CHIN TA MA NI MA HA PÁT MA, RU RU TI SỜ TA , GIOA LA. A CÁC SOA DA. HUM PHÁT, SOA HA. ÔM PÁT MA, CHIN TA MA NI GIOA LA HUM. ÔM VA RA ĐA. PAT MÊ HUM. (3 LẦN)

Kính lạy Đấng Đại Từ Đại Bi- Quán Thế Âm Bồ Tát, xin nương nhờ nơi công đức của Đà Ra Ni này, xin nương nhờ Phật lực vô biên gia hộ, tùy tâm biến hiện theo sở thích của các vị trong Pháp hội đây, biến các phẩm vật này theo đúng ý từng vị, đầy đủ không thiếu chi.

Biến Thực Chân Ngôn: NAM MÔ SA RỜ VA, TA THA GA TA, A VA LÔ KI TÊ. OM SAM BA RA , SAM BA RA HUM (7 lần) Cam Lồ Thủy Chân Ngôn: NAMA SU RU PA GIA TA THA GA TA GIA TA ĐI A THA : ÔM SU RU SU RU PRA SU RU PRA SU RU XOA HA

CẦU SIÊU

CHÚ ĐẠI BI

Nam-mô Ðại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát. (3 lần) THIÊN THỦ THIÊN NHÃN VÔ NGẠI ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI

Con nguyện hồi hướng công đức trì tụng Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni này đến tất cả chư vị trong pháp hội đây, nguyện nhờ công đức này, các vị ấy được tiêu trừ nghiệp chướng, thân tâm được an lạc, lòng tin kính Tam Bảo tăng trưởng vô tận, buông bỏ mọi chấp trước, dốc lòng trì niệm Nam Mô A Di Đà Phật mà được vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc. ****************** Xin cung thỉnh chư vị Thiên – long bát bộ, hương linh quỷ thần khắp mười phương! (1 tiếng chuông) Xin cung thỉnh chư vị cửu huyền thất tổ, các hương linh khắp dòng tộc nội ngoại ! (1 tiếng chuông) Xin cung thỉnh chư vị oan gia trái chủ, kiếp này hay kiếp xưa từng bị con gây bao đau khổ, kết mối thâm thù! (1 tiếng chuông) Thỉnh mời hết thảy chư vị về đây dự lễ cầu siêu, nương nhờ Phật lực, nương nhờ câu niệm Phật vi diệu mà được siêu thăng Tịnh Độ. (lặp lại 3 lần)

KHAI THỊ CẦU VÃNG SINH

Kính thưa quý vị, khi còn tại thế, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dạy trong kinh rằng, từ thế giới này hướng về phương tây quá mười vạn ức cõi nước chư Phật, có một thế giới gọi là Cực Lạc, mà cõi ấy có đức Phật hiệu là A-Di-Đà-Phật và nay ngài đang thuyết pháp tại đó. Cõi thế giới ấy đủ mọi sự đẹp đẽ, lộng lẫy, y phục , ẩm thực ăn uống thượng diệu, vô cùng sung sướng, vui thích, không hề có các thứ đau khổ như đói khát, bệnh hoạn, thương tật, hận thù…Người được sinh về Cực Lạc rồi tuổi thọ vô lượng, nương nơi Phật lực, thẳng tiến tu hành cho đến khi đạt đến Đại Niết Bàn, chứng được Thánh quả. Người muốn được sinh về thế giới ấy chỉ cần đem hết lòng thành, không ngừng trì niệm “Nam Mô A Di Đà Phật !” và nguyện được sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc. Khi mãn kiếp người, Đức Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật sẽ hóa thân đón về thế giới của Ngài. Thân tôi là người trần mắt thịt, dương số chưa tận, chưa thể nhìn thấy Phật A Di Đà, nhưng quý vị là thân siêu hình, chỉ cần chân thành trì niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” và xin nguyện sinh về Tây Phương Cực Lạc, quý vị sẽ thấy ngay Phật A Di Đà phóng quang đến tiếp độ. Vậy nay xin quý vị cùng tôi, dốc hết lòng thành, xưng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” và phát nguyện Vãng Sinh: “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật! Chúng con xin đem hết căn lành, dốc lòng niệm Phật, nguyện được sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà ! Xin Phật từ bi phóng quang tiếp dẫn !” (1 lạy)

BÀI TÁN LỄ CẦU VÃNG SINH

A Di Đà Phật thân sắc vàng, Tướng tốt rực rỡ hào quang sáng ngời, Mày trắng tỏa, Tu Di uyển chuyển, Mắt trong ngần bốn biển long lanh, Ánh hào quang hóa vô số Phật, Vô số Bồ Tát hiện ở trong, Bốn mươi tám nguyện độ chúng sanh, Chín phẩm sen vàng lên giải thoát, Qui mạng lễ A Di Đà Phật, Ở Phương Tây thế giới an lành Con nay xin phát nguyện vãng sanh, Cúi xin Đức Từ Bi nhiếp thọ. Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật. ( 1 lạy ) NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT ! ( niệm ít nhất 108 câu)

CHÚ VÃNG SINH

NAM MÔ A MI TA BA DA. TA THA GA TA DA. TA ĐI A THA: AM RI TÔT BA VÊ AM RI TA SIT ĐAM BA VÊ AM RI TA VI C’RAN TÊ AM RI TA VI C’RAN TA GA MI NI, GA GA NA KỊT TI KA RÊ. XOA HA (3 lần)

Bổ Khuyết Chân Ngôn

ÔM HU RU HU RU GIA GIA MU KHÊ XOA HA ( 7 lần) Con nguyện hồi hướng công đức này, xin cho các vị trong Pháp hội đây, được tiêu trừ nghiệp chướng, đều được sinh lên Tây Phương Cực Lạc, nhanh chóng viên thành Đạo Quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, quảng độ chúng sinh. Nam Mô Thường Trụ Thập Phương Tam Bảo ! ( 3 lần )

TAM TỰ QUY Y

Nguồn: Nhân Quả