Cúng Rằm Mùng 1 Hàng Tháng / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Bài Cúng Mùng 1 Và Ngày Rằm Hàng Tháng

Theo phong tục lâu đời, nhân dân ta đều cúng vào ngày rằm và mồng một hàng tháng. Đây là phong tục không nhà nào là không cúng. Cùng tìm hiểu về văn khấn mùng 1 và ngày rằm hàng tháng.

Ý nghĩa bài văn khấn mùng 1 và ngày rằm hàng tháng

Theo phong tục của người Việt Nam, ngày mùng 1 gọi là ngày sóc. Nguyên nghĩa từ sóc là khởi đầu, bắt đầu. Ngày mùng 1 là ngày bắt đầu của một tháng nên gọi là ngày sóc.

Ngày Rằm gọi là ngày vọng . Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng. Người xưa cho rằng: Ngày này, mặt trăng mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau; soi chiếu vào mọi tâm hồn. Con người trở nên sáng suốt trong sạch; đẩy lùi được mọi đen tối vẩn đục trong lòng.

Nhờ sự thông suốt của mặt trăng mặt trời, nên thần thánh và Tổ tiên ông bà sẽ thông thương với con người. Lòng thành cầu nguyện, sẽ đạt tới sự cảm ứng giữa quỷ thần và con người trong tiểu vũ trụ “thiên địa nhân” , nên luôn được an lành.

Người Việt ta coi ngày Sóc, Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải. Ngày Sóc, Vọng còn có ý nghĩa “Cát tường” xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng. Cúng vào mùng 1 và ngày Rằm, hoặc cúng vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14 hàng tháng đều được.

Chuẩn bị lễ vật và bài cúng cho mùng 1 và ngày rằm hàng tháng

Lễ vật cúng hai ngày này đơn giản:

Hương hoa

Trầu rượu

Nước

Hoa quả.

Cách cúng ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng

Trước khi cúng gia tiên, phải cúng ông Công trước.

Văn khấn mùng 1 và ngày rằm cúng thổ công và các vị thần

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

(3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Thần Quân

– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là: …………………………… Ngụ tại: ……………………………… Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

(3 lạy)

Bài văn khấn  mùng 1 và ngày rằm cúng gia tiên

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

(3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là: ……………… Ngụ tại: ……………………………….. Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

(3 lạy)

Thắp hương ngày mùng 1 và 15 Âm lịch cần những gì?

Thắp hương ngày mùng Một, Rằm hàng tháng cần những gì, thắp hương lúc mấy giờ, thắp hương mấy ném và làm lễ ra sao sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Chuẩn bị lễ vật thắp hương ngày Rằm, Mùng 1 hàng tháng

Hoa quả.

Bánh oản.

Đồ chay (nếu có).

Hương thơm.

Bánh kẹo.

Trầu cau.

Vàng mã.

Thắp mấy nén hương trên bàn thờ

Khi thắp hương, người ta thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó, có thể thắp 1, 3, 5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương. Tuy nhiên, tùy không gian thờ cúng, nếu nhà chật, các chuyên gia phong thủy khuyên nên thắp 1 nén hương để khói hương không gây độc và phòng tránh hỏa hoạn.

Ý nghĩa của việc thắp các nén hương (nhang) theo quan niệm dân gian như sau:

Thắp 1 nén nhang: Thắp một nén hương, ngụ ý bình an.

Thắp 3 nén nhang: Ba nén hương có thể linh ứng báo tin, bảo vệ người trong nhà và đánh đuổi tai ương.

Thắp 5 nén nhang: Năm nén hương là cách mà các thầy pháp dự báo hung cát cho người khác hoặc mời gọi thần linh.

Thắp 7 nén nhang: Bảy nén hương dùng để mời gọi thiên thần, thiên binh thiên tướng, nếu không đến bất đắc dĩ không nên dùng hương này.

Thắp 9 nén nhang: Đây là hương tín hiệu cầu cứu, nếu như bất đắc dĩ, không còn nơi nào cầu giúp đỡ, nhân lực không thể cứu vãn, hi vọng Ngọc Hoàng Đại Đế và Thập điện Diêm Vương cứu giúp muôn dân, cứu khổ cứu nạn. Chín nén hương thường được bày theo ba hàng ba cột.

Văn Khấn Ngày Rằm, Mùng 1 Hàng Tháng

Theo phong tục của người Việt từ xa xưa, cứ vào ngày mồng Một và Rằm hàng tháng, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng Gia Thần, Gia Tiên. Bìa văn khấn ngày rằm, mùng 1 sao cho đúng cũng quan trọng. Theo tục lệ xưa để lại, cứ vào ngày mồng Một và chiều tối ngày Rằm hàng tháng, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng trên bàn thờ gia tiên cúng Gia tiên và Gia thần để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, bình an, may mắn, thành đạt…

Văn khấn ngày rằm, mùng 1

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! – Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vi Tôn thần. – Con kính lạy ngài Đông Thần quân – Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch – Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần – Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần – Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này. Tín chủ (chúng) con là:……………………………………. Ngụ tại:………………………………………………………….. Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Bài Cúng Rằm Mùng 1 Tháng 8 Âm Lịch, Văn Khấn Mùng 1 Và Ngày Rằm Hàng Tháng

Rate this post

Tháng 8 âm lịch là một trong những tháng được mong chờ nhất trong năm vì trong tháng này có rất nhiều ngày lễ quan trọng. Ngày mùng 1 đầu tháng, ngày rằm tiết Trung thu, ngày khánh tiệc đức thánh Trần (tháng 8 giỗ cha)… Vậy sắm lễ, văn khấn, bài cúng ngày rằm mùng 1 tháng 8 âm lịch như thế nào?

Sắm lễ cúng mùng 1, ngàyrằm tháng 8 Âm lịch

Lễ cúng vào ngày mùng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay, các gia đình cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.

Đang xem: Bài cúng rằm mùng 1 tháng 8

Sắm lễ ngày mùng Một và ngày Rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị:

– 1 hũ rượu- 1 lọ hoa tươi- 1 đĩa quả tươi- 1 cốc nước- Trầu, cau

Tuuy nhiên, rằm tháng 8 còn là Tết đoàn viên, tiết Trung thu – nên theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng Trung thu gồm bánh Trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm.

Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.

Văn khấn mùng 1 tháng 8 âm lịch

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thầnCon kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quânCon kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long MạchCon kính lạy các ngài Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính ThầnCon kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thầnCon kính lạy các ngài Tôn thần cai quản trong xứ nàyHôm nay là ngày…….. tháng….. năm …….

Tín chủ con là ………………………………………………

Ngụ tại…………………… cùng toàn gia quyến thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án.Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân,

ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch, Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong xứ này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia bình an, công việc hanh thông, lộc tài thăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành cúi xin được phù hộ độ trì và chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Cẩn cáo!

Văn khấn ngày rằm tháng 8 Tết Trung Thu

– Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại

Tín chủ (chúng) con là:………………………………….Tuổi:………………

Ngụ tại:………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

******************************

Vào ngày này, theo phong tục người Việt, người lớn thường chuẩn bị mâm cỗ (bánh, trái…) dâng lên cúng tổ tiên, những người đã khuất. Sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình đều quây quần bên nhau cùng phá cỗ, thưởng trăng.

Người Việt cũng thường mượn ngày này để tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ bằng những món quà, những lời thăm hỏi.

Ngày này cũng được xem là Tết Thiếu nhi. Trẻ em các vùngmiền trên cả nướcđược rước đèn, phá cỗ, xem múa lân, ngắm trăng… cùng bạn bè.

Theo quan niệm của người xưa, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia.

Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Văn Khấn Thần Tài Mùng 1, Ngày Rằm, Mùng 10 Hàng Tháng

Theo tín ngưỡng của người phương Đông thì thần tài là một vị thần đảm nhiệm việc trông coi tiền tài, mang lại tài lộc cho gia chủ. Chính vì vậy, bạn có thể thấy mọi nhà, cửa hàng hay công ty… đều thờ vị thần này với mong muốn cầu xin người phù hộ độ trì, đồng hành cùng gia chủ trên con đường thăng tiến, hướng đến một sự thành công như ý. Vậy gia chủ cần khấn thần tài như thế nào cho đúng? Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một số bài văn khấn thần tài ngày mùng 1, ngày rằm và mùng 10 hằng tháng. Mời bạn tham khảo!

Tìm hiểu về ngày thần tài

Theo dân gian, ngày thần tài (hay còn được gọi là ngày thỉnh thần tài) rơi vào ngày mùng 10 hằng tháng. Tuy nhiên, do cách bố trí của nhiều người hiện nay là đặt bát hương thờ thần tài và Thổ địa (ông địa) chung một bàn thờ nên chúng ta hay dâng lễ thờ cúng thần tài vào ngày mùng 1, ngày rằm hoặc hằng ngày.

Thần tài và Thổ địa là hai vị thần đặc biệt vừa dùng mặn lại vừa dùng chay, do đó bạn cần chuẩn bị lễ cúng thật cẩn thận, cụ thể như sau:

Từ tháng 1 Âm lịch đến tháng 6 Âm lịch cúng mặn

Chuẩn bị:

1 bình bông thọ, 5 nén nhang, 5 thứ trái cây khác nhau (trong đó phải có dừa), 5 chun rượu đế, 2 điếu thuốc, 2 đèn cầy, muối hột, gạo, vàng mã.

Mâm cỗ cúng mặn gồm: 1 miếng thịt ba rọi, 1 con tôm (cua), 1 quả trứng. Lưu ý: Tất cả đều phải là đồ luộc.

Từ tháng 7 Âm lịch đến cuối năm cúng chay

Chuẩn bị:

1 bình bông thọ, 5 nén nhang, 5 thứ trái cây khác nhau (trong đó phải có dừa), 5 chun rượu đế, 2 điếu thuốc, 2 đèn cầy, muối hột, gạo, vàng mã.

Mâm cúng chay gồm: Bánh chay (bánh chưng, bánh ngọt…).

Các bài văn khấn thần tài ngày mùng 1, ngày rằm, mùng 10

Bài văn khấn thần tài 1

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là… Ngụ tại…

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin: Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Bài văn khấn thần tài 2

Con niệm Nam mô A Di Đà Phật!

Con niệm Nam mô A Di Đà Phật!

Con niệm Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần

– Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh táo phủ Thần quân

– Con kính lạy ngài Gia Môn Thổ Phủ, Thổ Chủ Tài Thần

– Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền

– Con kính lạy Tiền Hậu địa chủ chư vị linh thần

– Con kính lạy Bản xứ Thổ địa Phúc Đức Chính thần

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này.

Tín chủ chúng con là:… Ngụ tại:… Là (nhà ở, nơi kinh doanh buôn bán, công ty):… Kinh doanh…

Hôm nay là ngày…. tháng…. năm…. âm lịch, tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị, thổ địa và chư vị Tôn Thần chứng giám.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, hanh thông thịnh vượng, âm phù dương trợ, đắc ngộ quý nhân, thương mại hanh thông, lộc tài tăng tiến, khách xa dẫn đến, khách gần dẫn lại.

Con cầu xin các ngài phù hộ cho:…

Nhận được nhiều hợp đồng lớn, gặp được nhiều khách hàng tốt, thực hiện công việc hợp đồng được hanh thông, đạt kết quả cao, để tín chủ chúng con có tài, có lộc, có ngân có xuyến, trên lo việc âm công phúc đức, dưới gánh việc gia trung, để (cửa hàng, công ty…) ngày càng phát triển.

Kính xin các ngài sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Khấn xong niệm 3 lần: Nam mô măn đô, múc đô NAUM, tố rô tố rô, tỳ huê sồ háp!

Bài văn khấn thần tài cúng khai trương

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Kính lạy: Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị Tôn Thần. Quan đương niên hành khiển. Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương. Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản và cư ngụ trong khu vực này.

– Hôm nay là ngày… tháng… năm…

– Con tên là (nói họ tên thật)… Ngụ tại (nói địa chỉ hiện đang cư ngụ):…

– Thành tâm sửa biện hương, hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng bày ra trước án. Kính cáo chư vị Linh Thần, cúi mong soi xét và cho phép được khai trương (khai trương việc gì nói rõ).

– Con thành tâm cung thỉnh: Ngài đương niên hành khiển Thái tuế chí đức tôn Thần.

– Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương.

– Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản và cư ngụ trong khu vực này.

Cúi xin: Giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Các chủ vị Tài Thần, Phúc Thần, Ông Chủ Đất, bà chủ Đất, tiền chủ, hậu chủ và các hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất trong khu vực này. Xin mời tới đây chiêm ngưỡng tôn Thần, thụ hưởng lễ vật.

Đốt nén Tâm hương, cúi dâng lễ vật, một dạ chí thành chắp tay khấn nguyện, xin lượng cả bao dung. Thể đức hiếu sinh ra tay hộ độ cho con khai trương thuận lợi cùng Gia quyến, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc, tài thăng tiến, công việc hanh thông, giải vận, giải hạn, biến hung thành cát, như ý sở cầu, tòng tâm sở nguyện. Làm ăn phát đạt, mua may bán đắt, lợi lộc dồi dào.

Phù trì cho con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Người người được bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm, với tấm lòng thành.

Cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Lưu ý khi chuẩn bị cúng thần tài

Khi làm lễ cầu thần tài, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

Lau dọn bàn thờ và tắm cho ông thần tài mỗi tháng một lần. Khi tắm cho tượng thì bạn phải pha rượu với nước hoặc dùng nước lá bưởi. Chú ý, khăn lau cần phải sạch sẽ, chỉ dùng với mục đích lau ban, không dùng cho việc khác.

Tuyệt đối không cho chó mèo quậy phá làm ô uế nơi thờ thần tài.

Việc cúng và đọc văn khấn thần tài dựa trên lòng thành tâm của gia chủ, tùy thuộc vào mong muốn và mục đích của mình mà chủ nhà có thể cầu những điều cần thiết.

Bạn có thể thắp hương thần tài vào mỗi buổi sáng hoặc chiều tối khoảng 6 – 7 giờ và mỗi lần đốt 5 nén nhang.

Vàng mã sau khi thờ cúng xong thì đem đốt ở ngoài. Rượu và nước cúng thì tưới vào nhà để mang lại nhiều lộc.

Bánh, trái cây sau khi cúng xong không chia cho người ngoài, chỉ cho người trong nhà dùng.