Cúng Rằm Chay / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Đồ Chay Cúng Rằm Tháng 7

Việc thưởng thức những món ăn chay thay vì đồ mặn trong dịp rằm, mùng 1 hay lễ tết ở Việt Nam từ lâu đã được không ít gia đình lựa chọn. Một phần do nhận thức về việc ăn chay của mọi người đã thay đổi so với trước kia. Giờ đây ăn chay không chỉ dành cho người tu hành mà dành cho tất cả mọi người, mang lại nhiều lợi ích. Phật tâm của người dân đang ngày càng được nuôi dưỡng và phát triển, hình thức tu tại gia đang ngày càng phổ biến.

Đặc biệt, tháng 7 âm lịch là tháng của lễ Vu Lan ghi nhớ ơn sinh thành của cha mẹ theo quan niệm từ xưa về hiếu đạo, ngày rằm tháng 7 cũng là ngày xá tội vong nhân, người dân tìm đến những mâm để tâm thanh tịnh và cầu may mắn. Đây là nét đẹp mang tính nhân văn cao trong văn hóa người Việt.

Thông thường, một mâm đồ chay sẽ có khoảng từ 7 – 12 món bao gồm cả xôi, chè. Nguyên liệu cơ bản để nấu các món chay đều là các loại rau, củ, quả. Các món phổ biến nhất trong một mâm chay là xôi, giò, chả chay, nem chay, nộm rau củ, canh rau củ, cải thìa sốt nấm hương, đậu hũ non sốt nấm…

Tâm chay – Địa chỉ đồ chay uy tín cho mọi nhà

Không phải gia đình nào cũng có thời gian để tự tay chuẩn bị một mâm đồ chay cúng rằm tháng 7 đủ đầy, chất lượng. Những lúc này một địa chỉ cung cấp đồ chay uy tín là rất cần thiết. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nhà hàng nào nấu thì Tâm Chay sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu cho bạn.

Đúng như tên gọi, đồ ăn của Tâm Chay chú trọng vào chất lượng, được chế biến tỉ mỉ, đủ dinh dưỡng. Nhà hàng không chỉ quan tâm đến việc phát triển nhiều món ăn mà còn đầu tư vào hình thức trang trí, bày trí món bắt mắt, hấp dẫn thực khách. Bên cạnh việc phục vụ nhu cầu ăn đồ chay tại nhà hàng, Tâm Chay còn cung cấp dịch vụ đặt làm mâm cỗ chay giao tận nhà cho khách hàng. Hiện nay nhu cầu ăn tại gia của thực khách cũng tăng lên rất nhiều. Tâm Chay cung cấp cho khách hàng rất nhiều món ăn phong phú, đa dạng để lựa chọn tùy vào sở thích.

Chỉ cần gọi điện thoại liên hệ đặt hàng đơn giản là mọi gia đình đã có thể đặt cho mình những món đồ chay về nhà mà giá thành không có nhiều chênh lệch so với ăn tại nhà hàng. Khách hàng gọi đến Tâm Chay có thể đặt theo mâm hoặc cũng có thể đặt theo từng món mà mình thích.

Dịch vụ cỗ chay – tiệc chay của nhà hàng Tâm Chay đang ngày càng phát triển và nhận được phản hồi rất tốt, mang đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất. Hãy để Tâm Chay giúp bạn có được mâm cỗ chay thịnh soạn, ngon mắt và thanh tịnh nhất.

– Cơ Sở 1: Nhà B3, Số 2 Đỗ Đức Dục, Nam Từ Liên, Hà Nội. Điện thoại: 0979485003 – 0903403933 – Cơ Sở 2: Tầng 1 Tòa 102 Usilk City, Tố Hữu, La Khê, Hà Đông, Hà Nội. Điện thoại: 0903464808 – 0971790499 – Cơ Sở 3: Số Nhà 5, Ngõ 29 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Điện Thoại: 0903464808 – 0962607758 – Cơ Sở 4: Số Nhà 71B, Đường 9, Tập Thể F361 An Dương, Hà Nội. Điện thoại: 0903403933 – 0979485003 Email: Fanpage:

Tâm Chay – Gieo nhân tốt, gặt quả lành

Ăn Chay Rằm Tháng Bảy

Chuyên đề : Món ngon ngày Tết

Tối nay ăn gì: Bày biện mỳ vằn thắn cho ngày cuối tuần mát mẻ Tối nay ăn gì: Đậu phụ nhồi tôm thịt sốt cà chua Tối nay ăn gì: 10 thực đơn hỗ trợ giảm cân, giúp cơ thể khỏe mạnh Tối nay ăn gì: Rảnh tay quết bánh bột lọc ăn chơi

Rằm tháng 7 (hay còn gọi là lễ Vu Lan) là ngày để tưởng nhớ công ơn của cha mẹ và tổ tiên nhiều đời nhiều kiếp của mỗi con người chúng ta. Có thể hiểu đơn giản, Vu Lan chính là báo hiếu và không chỉ với cha mẹ ở kiếp này mà còn là đối với cha mẹ nhiều kiếp trước nữa, đồng thời cũng là dịp để bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn và đền đáp công ơn nuôi dạy của cha mẹ. Đây là cũng là nét văn hóa truyền thống nhắc nhở mỗi con người chúng ta cần biết “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, sống có trước, có sau và để đức lại nối tiếp cho con cháu mai sau. Vào ngày này, hầu hết mọi người đều có xu hướng muốn ăn chay, niệm Phật, cầu an cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ, làm việc thiện…. Ăn chay có nghĩa là không sát sinh, đưa con người về chốn thanh tịnh, đúng với bản ngã của mình. Và vì thế, rất nhiều gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ chay thịnh soạn để dâng cúng tổ tiên, hoặc đơn giản hơn là thực hành ăn chay đối với tất cả thành viên vào ngày Rằm tháng 7.

Các món ăn chay rất đa dạng, phong phú, hấp dẫn và cũng đầy đủ chất dinh dưỡng nếu người chế biến chịu khó bày biện, đặt nhiều tâm huyết khi nấu. Với mâm cỗ chay dâng cúng tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính, nên chuẩn bị nguyên liệu từ trước đó 1-2 ngày với những loại thực phẩm không quá cầu kỳ, nhưng cần lựa chọn nguyên liệu tươi sạch, rau củ nhiều màu sắc. Một mâm cỗ chay sẽ có những món cơ bản như: xôi ngũ sắc hoặc bánh bao chay, rau củ xào thập cẩm hoặc rau xanh chần nấm hương, giò chả chay, nem chay, chả đậu phụ cuốn lá lốt, canh nấm nấu hạt sen, …

Rằm tháng 7 vào cuối mùa sen, đầu mùa cốm, nên những món chay vì thế mang nhiều hương thơm của các nguyên liệu tự nhiên này. Trước khi nấu cỗ chay, người nội trợ đảm đang sẽ biết cách tận dụng những hạt sen tươi, ninh một nồi lớn để từ đó chế biến ra nhiều món ăn: làm nước dùng cho món canh sen nấm, bổ sung vào món xào ngũ sắc, thêm ít gà chay và nấm hương vào để thành món gà hầm sen, rồi thì nấu chè sen nữa chứ. Cốm thì có thể kết hợp với đậu phụ để làm chả, hoặc trộn với ít dừa nạo nấu xôi cốm… khiến cho món ăn rất dễ làm, lại ngon và thơm dẻo.

Khi sắp lễ, nếu chú ý trong cách bày biện, trang trí món ăn cầu kỳ một chút cũng sẽ góp phần giúp cho mâm cỗ trở nên sang trọng hơn, đẹp và hấp dẫn hơn.

Nếu không có đủ thời gian chế biến cầu kỳ thì vào, ngày lễ Vu Lan, ngoài việc sắm sửa lễ vật như hoa quả, bánh kẹo, nhiều gia đình lại chọn cách tự tay nấu mấy bát chè sen long nhãn truyền thống, chè sen cốm ngọt mát hay xào một đĩa cốm thơm dẻo, dâng lên ban thờ, thể hiện sự thanh tao, tinh tế, tấm lòng thành kính của con cháu tới tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Bữa cơm của cả nhà ngày hôm đó sẽ chỉ là những món chay nấu rất đơn giản như: cơm với đậu phụ sốt cà chua, chả cốm chay, ít rau củ luộc chấm muối vừng hoặc cơm với đậu phụ rán xào lá lốt, bắp cải tím muối dưa, canh cà bung nấu chay… chỉ vậy thôi mà bữa ăn ngày Rằm tháng 7 cũng rất đầm ấm, vui vẻ, giúp cho tâm thanh tinh, tinh thần an lạc, phấn chấn.

Theo quan niệm của Đạo Phật, việc ăn chay nhằm khuyến khích con người không sát sinh, sống thiện, tinh thần được giải phóng, tâm hồn sẽ an lạc, hoan hỷ. Vì thế người theo Phật giáo được khuyến khích nên phát tâm ăn chay thường xuyên, hoặc ít nhất vào ngày Rằm, mùng 1 hàng tháng. Còn về cơ sở khoa học, ăn chay sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như: loại bỏ bớt chất béo dư thừa và nạp thêm chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện thể lực, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh và cân bằng hormone, tinh thần được thư thái, tinh tấn hơn.

Nên đọc

Phương Chi H+

Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh ung thư nào?

8 loại hạt giàu protein tốt nhất cho người ăn chay

Cách Làm Nem Chay Cúng Rằm Tháng 8

Rất nhiều chị em nội trợ luôn muốn đổi những món ăn ngon, hấp dẫn và đẹp mắt để làm mâm cơm cúng ngày rằm tháng 8. Bên cạnh các loại bánh dẻo, bánh nướng truyền thống các bạn có thể lựa chọn những món ăn măn đơn giản, dễ làm để trang chí cho mâm cỗ thêm nhiều màu sắc.

– 1/2 củ cà rốt

– 1/4 cái bắp cải to

– 3 chiếc nấm rơm

– 50g giá đỗ

– 50g rau mầm

– 1 thìa canh dầu mè

– 1 thìa cà phê hạt tiêu

– Muối, hạt nêm

– 15 lá bánh đa nem

– 2 thìa cà phê bột năng

Cách làm nem chay cho bốn người:

Sơ chế nguyên liệu làm nem chay:

– Bắp cải cắt mỏng 3-4mm, rửa sạch để ráo nước.

– Nấm cắt gốc, dựng cây nấm lên thái thành từng lát mỏng.

– Cà rốt nạo vỏ, bào sợi nhỏ.

– Gía đỗ rửa sạch, để ráo nước.

– Rau mầm cắt gốc, rửa sạch, để ráo nước.

– Hòa tan bột năng vào một bát con nước

– Trải bánh nem ra mặt phẳng sạch, rộng, múc một thìa hỗn hợp nhân nem chay đặt vào giữa bánh, gấp mép ở hai bên, sau đó mới gấp mép trung tâm, cuốn tròn miếng nem chay lại.

– Ở mép cuối, quết một dầu ăn vào để chiên ngập nem, chờ dầu sôi thì thả từng miếng nem vào chiên vàng đều.

-Vớt nem lên giá cho bớt dầu và bày ra đĩa trang trí.

Lưu ý khi làm món nem chay:

– Thông thường loại nem rán truyền thống được sử dụng loại đa nem mỏng để cuốn nhưng nem chay nên chọn những loại có vỏ dày như vỏ gói bò bía.

– Vỏ nem tuy dày nhưng rất mau chín nên khi thả nem vào nen chay sẽ rất nhanh vàng bạn phải liên tục lật nem để nem vàng đều.

– Vì thời gian chín của các loại rau trong thành phần của món nem chay là khác nhau. Bởi vậy, khi xào rau bạn nên lựa chọn những loại chín lâu để xào trước và cho dần dần phần rau còn lại vào tránh rau không chín đều.

Nhìn về hình thức bên ngoài, không có sự khác biệt quá lớn giữa món nem chay và nem truyền thống. Về màu sắc vàng rộm của nem và hương thơm hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu nem truyền thống có vị béo ngậy của thịt băm thì ở những chiếc nem chay đó là vị ngọt tự nhiên của rau củ sẽ giúp người thưởng thức không nhanh ngấy, ngon cơm và giàu chất xơ cho cơ thể,

Nem vốn là một món ngon đặc trưng của ẩm thực truyền thống Việt Nam, cũng là món ăn thường được nhiều gia đình Việt lựa chọn để dâng lên mâm cỗ cúng trong những ngày quan trọng. Không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà món nem trông cũng rất đẹp mắt và hài hòa với màu sắc tươi tắn.

Gợi Ý Mâm Cơm Chay Đơn Giản Cúng Rằm

Những món chay vô cùng thơm ngon, hấp dẫn, dễ làm chắc chắn sẽ khiến những tín đồ chay mê mẩn.

Canh nấm, miến trộn, nem rau củ, bì cuốn chay, chè trôi nước là những món ăn chay ngon miệng và rất phổ biến. Rằm tháng Giêng sắp đến, còn gì bằng khi bạn tự tay làm những món này dâng lên tổ tiên để thể hiện tấm lòng hiếu thảo và tận tâm? Cách làm mâm cơm chay cúng Rằm tháng Giêng không khó.

CANH NẤM Nguyên liệu:

– 50g nấm hương, 50g nấm tuyết

– 1 củ su hào, 1 củ cà rốt, vài nhánh rau mùi

– hạt nêm chay, muối trắng, tiêu xay

– Nấm hương, nấm tuyết ngâm nước ấm cho nở rồi cắt gốc, rửa lại bằng nước lạnh.

– Su hào, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái quân cờ hoặc tỉa hoa tuỳ thích.

– Cho nấm hương, cà rốt, su hào vào nấu cùng lúc, nêm muối và hạt nêm chay. Khi rau củ gần chín thì cho nấm tuyết vào đun thêm 3-5 phút, nấm tuyết chín tới thì tắt bếp, cho mì chính vào khuấy đều. Múc canh ra bát, rắc rau mùi và hạt tiêu.

MIẾN TRỘN Nguyên liệu:

– 250g miến

– 5 tai nấm mèo

– 50g đậu phụ trắng

– 1 củ cà rốt

– 1 thìa canh lạc rang giã nhỏ

– Nấm mèo ngâm nước ấm cho nở rồi cắt gốc, rửa lại bằng nước lạnh sau đó thái chỉ.

– Vo sạch miến trong nước lạnh. Bắc nồi nước lên bếp đun sôi rồi tắt lửa, cho miến vào ngâm khoảng 3-5 phút. Tuỳ từng loại miến mà thời gian ngâm khác nhau, khi miến nở vừa tới (chín nhưng không quá mềm) thì đổ miến ra rổ, rửa qua nước lọc rồi dùng đũa xóc đến khi ráo nước miến sẽ tơi ngon. Dùng kéo cắt miến thành đoạn 10cm.

– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, bào sợi.

– Đậu phụ cắt lát mỏng, rán vàng rồi dùng kéo cắt chỉ.

– Bắc chảo lên bếp, cho cà rốt, nấm mèo vào xào, thêm tí nước lạnh để không cháy chảo, nêm muối, đường vừa ăn. Nấm và cà rốt vừa chín tới thì tắt bếp, cho mì chính vào đảo đều rồi cho miến vào dùng đũa xóc đều.

– Gắp miến trộn ra đĩa, rải đậu phụ bên trên, sau cùng là lạc rang và rau thơm.

* Với cách làm này đĩa miến trộn của bạn sẽ tơi ngon, không bị dính, gia vị được nêm vào rau xào sẽ ngấm qua cho miến có độ mặn vừa phải, người có khẩu vị mặn có chan thêm nước chấm chay chua ngọt hoặc xì dầu.

NEM RAU CỦ Nguyên liệu:

– 1 củ cà rốt, 1 củ khoai tây, 1 củ khoai lang

– 3 tai nấm mèo, 10 cái nấm hương

– 50g miến khô

– 1 tập bánh đa đậu xanh

– 1 thìa cà phê bơ thực vật

– Cà rốt, khoai tây, khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, bào nhỏ.

– Nấm tai mèo, nấm hương, ngâm nở, cắt gốc, rửa sạch, thái chỉ.

– Miến ngâm nước lạnh vài phút cho mềm rồi cắt khúc 3cm.

– Cho tất cả nguyên liệu vào thố, nêm muối, đường, mì chính theo khẩu vị gia đình, đeo găng tay nilon vào trộn đều các thứ. Ướp 15 phút rồi cuốn nem bằng bánh đa đậu xanh.

– Bắc chảo dầu lên bếp, cho thêm 1 thìa cà phê bơ thực vật để tạo hương thơm và nem có màu vàng đẹp. Rán nem trong lửa liu riu, khi nem chín giòn thì vớt ra, dựng nem đứng trong bát tô có lót giấy thấm dầu.

* Nem rau củ chay làm theo cách này sẽ giòn lâu và thơm nức mùi bơ, dậy mùi nấm hương, bùi vị khoai, chấm nước chấm chay chua ngọt nữa thì ngon tuyệt. Món nem rau củ này sẽ làm mâm cơm chay cúng Rằm tháng Giêng thêm hấp dẫn.

BÌ CUỐN CHAY Nguyên liệu:

– 50g đậu phụ trắng; 50g khoai tây; 50g khoai lang; 50g miến khô; xà lách, rau thơm; bánh đa nem; 1/3 bát gạo

– Xà lách, rau thơm rửa sạch, để ráo.

– Đậu phụ, khoai tây, khoai lang thái lát mỏng, rán vàng rồi dùng kéo cắt chỉ.

– Gạo vo sạch, rải ráo nước rồi cho vào chảo rang vàng, giã nhuyễn để làm thính trộn bì.

– Vo sạch miến trong nước lạnh. Bắc nồi nước lên bếp đun sôi rồi tắt lửa, cho miến vào ngâm khoảng 3-5 phút, miến nở vừa tới thì đổ ra rổ, rửa qua nước lọc rồi dùng đũa xóc đến khi ráo nước, dùng kéo cắt đoạn 3cm.

– Cho miến, khoai, đậu phụ vào thố, rải thính bên trên, trộn qua một lượt cho miến tơi rồi nêm đường, muối vừa ăn, trộn lần nữa cho đều.

– Trải bánh đa ra đĩa, xếp rau và bì trộn lên trên rồi cuốn lại.

* Bì cuốn chay béo bùi vị khoai và đậu phụ rán được dùng kèm nước chấm chay chua ngọt có cà rốt, su hào ngon tuyệt, ăn mãi không chán.

CÁCH PHA NƯỚC CHẤM CHAY CHUA NGỌT

– Cà rốt, su hào gọt vỏ, rửa sạch, bài lát cực mỏng. Pha 1/2 thìa cà phê muối trắng với 300ml nước lọc, ngâm cà rốt và su hào vào nước muối đến khi cần dùng.

– Cho 20g đường vào chảo, thắng đường đến khi đạt màu vàng cánh gián thì đổ 1 bát con nước lọc vào, đun cho tan đường rồi tắt bếp. Nêm thêm đường, muối, mì chính, nước cốt chanh vừa ăn rồi cho cà rốt, su hào vào.

* Với cách làm nước chấm chay này bạn sẽ có những bát nước chấm trong vắt đẹp màu, có vị ngon như nước mắm mặn mà lại không nặng mùi như nước mắm, bảo đảm ai ăn cũng sẽ thích.

CHÈ TRÔI NƯỚC KHOAI TÍM Nguyên liệu:

– 2 – 3 củ khoai lang tím; 200g bột gạo nếp; 1/4 bát nhỏ đường nâu; 1 nhánh gừng; vừng rang thơm; Đỗ xanh: 200g

– Khoai lang tím rửa sạch, hấp hoặc luộc chín, tán nhuyễn.

– Trộn khoai lang và bột gạo nếp vào với nhau, vì khoai lang đã ngọt bạn không cần thêm đường, từ từ đổ nước ấm tầm 60 độ C vào.

– Vừa đổ nước vừa dùng tay nhồi đến khi khoai mịn dẻo, đậy kín ủ khoảng 30 phút để bột nở, tùy theo độ hút nước khác nhau của mỗi loại bột mà bạn điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.

– Đỗ xanh đãi qua nhiều lần nước cho sạch, hấp chín đỗ, dùng muôi cán mịn hay dùng máy xay, xay đỗ thật mịn với đường cát trắng tùy theo độ ngọt bạn thích.

– Chia bột nếp thành từng phần bằng nhau và viên tròn.

– Đỗ xanh cũng viên tròn nhưng viên nhỏ bằng ½ viên bột nếp.

– Ấn dẹt phần bột ra lòng bàn tay, đặt nhân đỗ xanh vào giữa viên tròn lại. Lần lượt làm như vậy cho đến hết phần nguyên liệu.

– Đun 1 nồi nước sôi, khi nước sôi thả từng viên chè trôi vào đun sôi đến khi viên chè trôi nổi lên, vớt ra bát.

– Ở 1 nồi khác bạn pha khoảng 2-3 bát con nước cùng đường nâu và vài lát gừng cắt mỏng đun sôi rồi thả chè trôi vào đun khoảng 3-4 phút cho phần nước ngấm vào từng viên chè.

– Tắt bếp chút chè ra bát thêm ít vừng rang thơm lên trên.

Mâm cơm chay cúng Rằm tháng Giêng cũng không cần quá cầu kì, nhiều món, cái này cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện mỗi gia đình.

(Theo Khám phá)