Cúng Ngày Rằm Tháng 2 / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Apim.edu.vn

2 Bài Văn Khấn Cúng Rằm Tháng Giêng

1. Bài cúng Rằm tháng Giêng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam:

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. – Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại. Tín chủ (chúng) con là: … Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ … nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình. Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám. 2. Bài khấn của GS-VS Lương Ngọc Huỳnh

Nghi lễ thờ gia tiên

Mâm lễ thờ gia tiên đặt trên bàn thờ rồi thắp 1 hay 5 nén nhang mà thưa rằng: Con kính lạy cụ tổ, kính lạy gia tiên nội ngoại, hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Mậu Tuất, với tấm lòng thành kính nhớ ơn công đức của tổ tiên.

Nay chúng con lòng thành nhang đăng thỉnh cầu kính mời cụ tổ cùng gia tiên nội ngoại về ngự trước án để chứng minh cho tấm lòng thành kính của chúng con.

Chúng con cầu xin gia tiên phù hộ che chở cho con cháu một năm mới bình an, mạnh khoẻ, hạnh phúc, vạn sự như ý, vận khí hanh thông, mọi việc được thành công như ý nguyện… (chúng con xin đa tạ) 3 lần rồi vái lạy tổ tiên.

Nghi lễ thờ ngoài trời

Mâm lễ thờ hướng Đông: Ta đứng lễ quay mặt hướng đông để tưởng nhớ các vị Hoàng Đế, các vị Thánh nhân, và các vị quan đại thần, trạng nguyên có công với dân với nước.

Thắp 9 nén nhang quỳ lạy 9 lạy mà thưa rằng: Con kính lạy các vị Đế vương anh minh, các vị Thánh nhân, các vị quan đại thần, cùng các vị quan trạng Việt Nam.

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Mậu Tuất, gia đình chúng con có chút lễ vật lòng thành xin được nhang đăng thỉnh cầu kính mời chư vị hạ giá để chúng con được bày tỏ sự tôn kính công ơn của các vị với nhân dân với đất nước.

Đầu xuân mới con nguyện cầu cho đất nước được thái bình, nhân dân được mạnh khoẻ, hạnh phúc, văn minh, thịnh vượng, con nguyện cầu mong các vị ban ơn ban lộc cho con cháu chúng con được mạnh khoẻ, thông minh, học giỏi, sự nghiệp hanh thông để góp công xây dựng tổ quốc ngày càng giàu đẹp, và thịnh vượng. Chúng con xin thành tâm kính lễ và đa tạ chư vị. (Con xin đa tạ) 3 lần rồi lễ 9 lễ.

Mâm lễ thờ hướng Nam: Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới các vị Thần Tiên. Thắp 9 nén nhang lạy 9 lạy mà thưa rằng:

Con kính lạy chư vị thần tiên tam giới, con kính lạy sơn thần long thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ, thần tài… hạ đàn chứng giám. Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Mậu Tuất, chúng con có chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời chư vị hạ đàn chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con. Đầu năm mới chúng con nguyện cầu chư vị ban cho đất nước con được thái bình, nhà nhà ai cũng được ban tài, ban lộc, ban phúc, ban thọ, toàn dân được văn minh thịnh vượng vạn sự cát tường như ý.

(Chúng con xin đa tạ) 3 lần và lễ 9 lễ.

Mâm thờ hướng Tây: Để tỏ lòng kính trọng với Đức Phật. Thắp 9 nén nhang lạy 9 lạy mà thưa rằng:

(Nam Mô A Di Đà Phật) 3 lần.

Con lạy 9 phương trời, lạy 10 phương đất, lạy chư phật ở 10 phương, con lạy Thượng Đế toàn năng, con lạy Phật Tổ vạn pháp, con lạy chư vị tam thiên, chư vị phật pháp, con lạy hội thượng phật bồ tát, con nam mô bạch y linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát ma ha tát hồng niên toạ hạ. Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Mậu Tuất, là ngày vía Phật hiển linh, chúng con với tấm lòng thành kính gọi là có chút lễ vật nhang đăng thỉnh cầu kính mời Phật Tổ cùng hội thượng phật bồ tát, chư vị phật pháp hạ đàn chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.

Năm mới chúng con cầu xin đức Phật Tổ cùng hội thượng phật bồ tát, chư vị phật pháp phù hộ độ trì cho đất nước con, cho bách gia trăm họ được mạnh khoẻ, hạnh phúc, thân tâm an lạc, cầu xin đức Phật Tổ cùng chư vị minh chứng cho tấm lòng thành kính của chúng con, (Nam Mô A Di Đà Phật) 3 lần lễ 9 lễ.

Mâm thờ hướng Bắc: Để kính tôn Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên, cùng chư vị thần tướng, thiên tướng, thiên binh, thiên mã.

Thắp 9 nén nhang lạy 9 lạy mà thưa rằng:

Con kính lạy Thượng Đế toàn năng. Con kính lạy Đông phương thanh đế. Nam phương xích đế. Tây phương bạch đế. Bắc phương hắc đế. Trung ương hoàng đế. Con kính lạy càn khôn đại chiến thần Cửu Thiên Huyền Nữ, con kính lạy Thái Thượng Lão Quân, con kính lạy Huyền Thiên Trấn Vũ. Con kính lạy thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng. Trung đàm thần tướng thiên thiên binh. Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã. Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Mậu Tuất chúng con thành kính nhang đăng thỉnh tấu lên Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên, cùng các vị Thiên tướng, Thiên binh, Thiên mã. Kính tấu rằng: Chúng con xin đa tạ Thượng Đế đã tạo lập thế gian và ban cho chúng con sự sống, được tu tâm tu đức và hành đạo, thể xác chúng con được mạnh khoẻ, trí tuệ chúng được minh ý. Con xin nguyện cầu Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên, cùng chư vị ban cho chúng con sức mạnh, trí tuệ, sự năng động sáng tạo, tâm đức thiên giới và niềm tin tuyệt đối với Thượng Đế để thế giới được thái bình, muôn loài được hạnh phúc, văn minh và thịnh vượng.

(Chúng con biết ơn Thượng Đế) 9 lần và lạy 9 lạy.

GS.VS Lương Ngọc Huỳnh (sinh năm 1966) hiện là Phó chủ tịch thường trực Hội Võ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga.Trưởng môn phái Lâm Sơn Động. Chủ tịch hệ thống Việt y tại Việt Nam (Nguồn: Vietnamnet).

Văn Khấn 2/16 ( Ngày 2 Và 16 Tháng 7 Âm Lịch)

Tháng 7 âm lịch hàng năm là tháng cô hồn, tháng này còn được gọi là tháng xá tội vong nhân. Ở Việt Nam nhà nhà đều cúng văn khấn 2/16 ( tức ngày 2 và 16 âm lịch) không chỉ thể hiện sự tôn kính đến ông bà tổ tiên mà còn khấn bái những vong hồn không được thờ cúng sớm ngày siêu thoát.

Thời gian cúng cô hồn tháng 7

Người xưa quan niệm rằng, cúng cô hồn thường vào buổi tối, lúc đó ánh sáng yếu, các vị âm linh cô hồn đang hoạt động. Sau đó, chúng ta lên chùa làm lễ báo đáp ông bà tổ tiên. Lễ khấn được diễn ra vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch đối với miền bắc, còn miền nam là ngày mùng 2 và 16 âm lịch tháng 7.

Những lễ vật cần chuẩn bị cho văn khấn 2/16 của người miền Nam

5 loại hoa quả tươi, chọn quả không bị sâu, bị úng. Tiền vàng, hàng mã gồm: 15 bộ tiền vàng, 20 bộ quần áo giấy, đồ dùng hàng mã khác. Gạo tẻ, muối trắng, hương nhang Cau trầu chọn những lá và quả đẹp mắt Bánh kẹo Nước khoáng sạch Bỏng ngô, cơm và 1 quả trứng luộc Một bát canh xương ninh khoai tây Mía chặt khúc nhỏ Hoa cúc tươi. Khoai lang, khoai tây.

Nội dung văn khấn 2/16 chuẩn nhất

KÍNH LỄ MƯỜI PHƯƠNG TAM BẢO CHỨNG MINH Hôm nay ngày………….Chúng con tên………….. Ở tại số nhà………………………………………… Phát lòng thành tịnh,thiết lập đạo tràng,bày tiệc cam lồ,Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ,thêm sự phước duyên,nguyện xin gia đình yên ổn,thuận lợi bán buôn,dòng họ quy hướng đạo mẫu, ,con cháu học hành tinh tiến,nguyện cầu thế giới hòa bình,nhơn sanh phước lạc.

Kính thỉnh: Cô hồn xuất tại côn lôn Ở tam kỳ nghiệp, cô hồn vô số Những là mãn giả hằng hà Đàn ông, đàn bà, già trẻ lớn nhỏ Ôi! m linh ơi, cô hồn hỡi Sống đã chịu một đời phiền não Chết lại nhờ hớp cháo lá đa Thương thay cũng phận người ta Kiếp sinh ra thế,biết là tại đâu Đàn cúng thí vâng lời phật dạy Của có chi,bát nước nén nhang Cũng là manh áo thoi vàng Giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên Ai đến đây dưới trên ngồi lại Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu Phép thiêng biến ít thành nhiều Trên nhờ tôn giả chia đều chúng sanh Phật hữu tình từ bi tế độ Chớ ngại rằng có có không không Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài. Chân ngôn biến thực: Nam mô tát phạt đát tha nga đa, phà lồ chỉ đế án tam bạt ra, tam bạt ra hồng (3 lần) Chân ngôn cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạt phiệt nhựt ra hồng (3 lần).

Sau khi đọc xong văn khấn 2/16, các vật phẩm cúng cô hồn tháng 7 không được đem vào nhà. Đồ hàng mã đốt ngay tại chỗ. Muối và gạo rải ra 8 hướng.

11 Điều Tuyệt Đối Kiêng Kỵ Mùng 1-7 Cô Hồn Kẻo Hối Không Kịp

Cúng Bố Thì Chúng Sanh Mùng 2, Mùng 16 Hàng Tháng Và Rằm Tháng 7

Cúng bố thí chúng sanh (mọi người thường gọi là cúng Cô hồn). Thường Ông Bà ta hay cúng vào ngày mùng 2 và 16 âm lịch mỗi tháng, là một lễ nhỏ, còn rằm tháng 7 là lễ lớn (Vu Lan). Cúng bố thí chúng sanh không phải là một sự mê tín như bao nhiêu người đã lầm tưởng. Bởi vì, ở thế kỷ 21 này các nhà Ngoại Cảm trên thế giới và cả Việt Nam đã minh chứng được có thế giới của người chết, có linh hồn tồn tại ở cõi âm mà sự rung động và cảm xúc như người sống của chúng ta.

Cúng cô hồn đó là một hành động bố thí, từ bi bác ái, muốn chia sẻ sự đau khổ cho các chúng sanh thiếu phước, thường bị đói khát triền miên, bơ vơ, sống vất va vất vưởng, lang thang đã từ lâu không siêu thoát được và nhất là không được người thân quyến cúng kiến. Bài này sử dụng được cho rằm tháng bảy âm lịch, và cũng là dùng để cúng bố thí chúng sanh lúc nào cũng được, tức là dùng để cúng hàng tháng vào mùng 2 và mùng 16 âm lịch tại miền Nam, mùng 1 và rằm tại miền Trung và Bắc.

Vài điều cần lưu ý khi cúng cô hồn:

Xin nhớ là đặt lễ cúng ngoài hành lang nhà, chứ không cúng trong nhà.

Mọi người cứ y theo bài văn khấn mẫu bên dưới mà đọc, cúng SAU 12 GIỜ TRƯA, (vì từ khi mặt trời mọc đến 12 giờ trưa là giờ dương khí, còn sau 12 giờ trưa đến khuya là giờ khí âm ).

Các phẩm vật cúng cô hồn, tuyệt đối không được dùng tới, phải bỏ đi hay là cho súc vật ăn.

Tàn 2/3 nhang , đốt giấy , rải gạo, muối.

Lễ vật và đồ cúng cô hồn cần chuẩn bị:

Nước : 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.

Gạo, muối hột .( chút ít, không được bỏ gạo nhiều vì ở thành phố không có chim ăn gạo).

Cháo trắng nấu lỏng ( 12 chén nhỏ hoặc tô cháo lớn ) , hay là cơm vắt : 3 vắt .

Giấy áo, giấy tiền vàng bạc ( chút ít, đại khái thôi, không nên có nhiều, lãng phí )

Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm )

Thường cúng chay thì tốt hơn (vì chúng sanh không đòi hỏi ta phải cúng chay hay mặn, tuỳ tâm của quý vị, cũng không nên cầu kỳ phài cúng cho giống người khác) Điều quan trọng là: phải đọc Thần chú và niệm Phật cho đúng và đủ, thành tâm, mong cho chúng sanh an vui và no . Gạo, muối, cháo, không cần nhiều. Nhờ có chú biến thực là đã biến hoá được hàng hà sa số thực phẩm rồi .(Theo Sư Ông Thích Thông Bửu , cô hồn rất thích bắp rang và mía ) .

KÍNH LỄ MƯỜI PHƯƠNG TAM BẢO CHỨNG MINH

Hôm nay ngày……tháng……năm……(Âm lịch)

Con tên là:…….tuổi……

Ngụ tại số nhà …, đường…, phường (xã)… , quận (huyện ) ……,tỉnh (Tp):………

Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày , kẻ lớn, người nhỏ , thập loại cô hồn, các Đảng ,âm binh ngoài đường , ngoài xá, hửu danh vô vị, hửu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn…về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ…

Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.

Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

– Chân ngôn biến thực : ( biến thức ăn cho nhiều )

NAM MÔ TÁT PHẠ ĐÁT THA, NGA ĐÀ PHẠ LÔ CHỈ ĐẾ , ÁN TÁM BẠT RA , TÁM BẠT RA HỒNG ( 7 lần )

Chân ngôn Cam lồ thủy : ( biến nước uống cho nhiều )

NAM MÔ TÔ RÔ BÀ DA, ĐÁT THA NGA ĐA DA, ĐÁT ĐIỆT THA. ÁN TÔ RÔ, TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ , TA BÀ HA .( 7 lần )

Chân ngôn cúng dường: ÁN NGA NGA NẴNG TAM BÀ PHẠT PHIỆT NHỰT RA HỒNG (7 lần).

Cúng Rằm Tháng 8 Ngày Nào

Rate this post

Trung thu 2020 vào ngày nào? Trung thu 2020 vào ngày nào? Cúng rằm Trung thu cần chuẩn bị gì? Mâm cúng gia tiên Mâm cỗ trông trăng  Gợi ý cách trang trí mâm ngũ quả cho tết Trung thu Bài văn khấn rằm tháng 8 chuẩn

cúng rằm tháng 8 ngày nào 6

Cúng rằm Trung thu cần chuẩn bị gì?

Nhiều nghệ nhân ẩm thực cùng các chuyên gia văn hóa cho biết, truyền thống xưa của người Việt không quá đặt nặng về mâm cúng mặn trong dịp tết Trung thu này. Tùy vào hoàn cảnh và điều kiện kinh tế của từng gia đình, từng vùng miền mà họ có thể chuẩn bị mâm cúng mặn hoặc chay với các món ăn khác chúng tôi nhiên, tết Trung thu sẽ không thiếu được mâm bánh trái, trước là để cúng gia tiên sau đó là để trẻ con phá cỗ.

Đang xem: Cúng rằm tháng 8 ngày nào

Mâm cúng gia tiên

Mâm cũng gia tiên có thể chuẩn bị giống với nhiều dịp khác như rằm tháng giêng, rằm tháng bảy với các món như:

Bánh kẹo. Xôi gấc hoặc xôi đỗ, xôi cốm… Trầu cau. Hoa tươi. Đĩa hoa quả gồm 5 loại quả. Tiền, vàng. Hương, đèn, nến… 1 chén rượu, 1 chén trà, 1 chén nước, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối. Các món ăn mặn hoặc chay tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình.

Ngoài ra, mâm cúng còn phải có bánh nướng và bánh dẻo. Đây là 2 món bánh đặc trưng cho dịp Trung thu và gia đình nào cũng phải có.

cúng rằm tháng 8 ngày nào 7

Gợi ý cách trang trí mâm ngũ quả cho tết Trung thu

Chỉ bằng những loại quả hết sức quen thuộc cùng một chút tỉ mỉ và khéo léo là bạn có thể tạo nên những con vật vô cùng ngộ nghĩnh, đáng yêu để các bé vui tết Trung thu rồi.

cúng rằm tháng 8 ngày nào 8

Gợi ý mâm ngũ quả số 2. Ảnh: Internet

cúng rằm tháng 8 ngày nào 9

Gợi ý mâm ngũ quả số 4. Ảnh: Internet

cúng rằm tháng 8 ngày nào 10

Gợi ý mâm ngũ quả số 5. Ảnh: Internet

Bài văn khấn rằm tháng 8 chuẩn

Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:… Tuổi:…

Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa, trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại …, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc, tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

(Nguồn: Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin)

Cách làm bánh Trung thu hình con vật ngộ nghĩnh cho bé Làm mặt nạ cho bé chơi rằm Trung thu Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh bằng nồi cơm điện Ngày Đông chí là gì? Ý nghĩa ngày Đông chí với các nước phương Đông & phương Tây Halloween là ngày nào? Gợi ý hình ảnh hóa trang nhân vật Halloween đơn giản Năm 2021 là năm con gì & Tết 2021 vào ngày nào?