Cúng Mụ Ở Đâu Trong Nhà / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Mụ Bà Ở Đâu Trong Nhà Là Đúng Lễ?

Cúng mụ bà ở đâu, cúng lúc nào và cúng thế nào là đúng nhất? Cúng mụ là một trong những nét văn hóa đặc sắc nhất của dân tộc Việt Nam ta. Lễ cúng mụ là lời cảm tạ, đồng thời cũng là lời cầu xin ân phúc từ những bậc bề trên cho con em của mình. Tuy vậy thì khá nhiều người vẫn chưa tỏ tường lắm về các buổi lễ cúng này. Sau đây thì ta hãy cùng đi tìm lời giải cho các câu hỏi trên nhé!

Từ thời xa xưa thì ông cha ta đã quan niệm rằng trẻ con trên đời được sinh ra nhờ bàn tay nhào nặn của các vị tiên nương đầu thai. Các vị tiên này còn có tên khác là mẹ sinh hay mẹ sanh, hoặc thân thuộc nhất là mười hai bà mụ. Tương truyền thì đứa trẻ có xinh đẹp hoặc hiếu thuận, sáng láng hay không cũng chính là nhờ công ơn của các bà mụ. Vì lẽ đó mà cứ đến dịp các em bé được tròn cữ, tròn tháng hay thôi nôi thì cả gia đình sẽ có trách nhiệp phải làm một mâm cúng mụ để cảm tạ các bà đã cho mẹ tròn con vuông, đồng thời mong các bà tiếp tục để mắt đến bé, giúp bé sớm biết đi lại, biết nói năng… Để buổi lễ tươm tất thì cả nhà sẽ phải chuẩn bị đầy đủ đồ lễ cúng, chuẩn bị văn tế, tính toán giờ cúng và đặt mâm cúng mụ bà ở đâu là thích hợp. Mâm cúng càng tươm tất thì cuộc đời về sau của các bé sẽ càng gặp nhiều điều may.

Những lễ vật cúng mụ nói chung

Lễ trầu cau: gồm trầu têm cánh phượng cùng cau bổ làm tư.

Lễ phẩm oản: gồm 12 phần chia đều nhau và 1 phần lớn hơn.

Lễ mặn: gồm các món xôi, cơm, canh, gà luộc, rượu trắng, vv… (có thể tùy từng vùng mà chọn món ăn thích hợp)

Lễ tam sanh: các con ốc, tôm hay cua (có thể để sống hoặc nấu chín tùy ý)

Lễ hương hoa: gồm một bình hoa nhiều màu sắc, hương, tiền vàng, nước trắng, vv…

Lễ vàng mã: những nén vàng xanh, váy áo xanh, hài xanh, vv…

Các lễ vật khách như kẹo bánh và đồ chơi sành sứ hoặc đồ chơi trẻ em bằng nhựa.

Thường thì rất nhiều gia đình chọn đặt mâm cúng ở giữa phòng khách, gần bàn thờ gia tiên. Mâm cúng được đặt hướng về phía cửa ra vào chính. Đậy là vị trí phổ biến nhất vì hợp với phong thủy, khá thoáng mát, tiện cho việc bày biện và có nguồn sáng tốt, thích hợp cho việc chụp ảnh lưu niệm. Một số gia đình, đặc biệt là các gia đình nông thôn lại chọn cách bày mâm ở ngoài sân, hòa hợp với đất trời. Một số khác nữa lại chọn đặt mâm ở trong phòng của bé, gần với nơi bé ngủ.

Nếu như gia đình có chuẩn bị thêm các mâm cúng phụ cho Thành Hoàng – Thổ địa và Ông táo thì các mâm này thường được đặt ở bếp hoặc ở ngoài sân.

Ngoài tính toán vị trí cúng mụ bà ở đâu thì gia đình còn phải làm nghi lễ đọc văn khấn. Gia đình sẽ cử ra một đại diện để lễ hương và sau đó đọc một bài văn khấn cho trẻ. Mỗi địa phương sẽ có một bài văn khấn riêng với câu cú, từ ngữ đặc trưng riêng cho văn hóa và thói quen của từng miền. Sau khi đọc xong bài văn khấn thì người nhà sẽ cho bé vái 3 lạy và thắp 3 tuần hương. Hương tàn cũng là lúc gia đình được thụ hưởng đồ lễ.

Trong một số nghi lễ cúng mụ, đặc biệt là những buổi lễ thôi nôi thì ngoài các nghi thức chính như cúng lễ, đọc văn khấn mụ b, gia đình bé sẽ làm một mâm bốc để dự đoán nghề nghiệp tương lai của trẻ. Mâm bốc là một mặt mâm hoặc mặt bàn, bên trên có chứa một số đồ vật tượng trưng cho một nghề trong xã hội ví dụ như cây thước, ống nghe, vv… Sau khi đã làm xong lễ khấn thì gia đình sẽ sắp mâm cho bé bốc. Nếu bé bốc trúng món đồ nào thì rất có thể đó sẽ là nghề nghiệp của bé trong tương lai. Ví dụ như bé bốc trúng chiếc ống nghe thì sau này bé sẽ là bác sĩ, bốc trúng cây thước thì đó sẽ là một giáo viên trong tương lai.

Hy vọng rằng những kiến thức về cách hành lễ cúng mụ cũng như cách đặt mâm cúng mụ bà ở đâu vừa rồi đã phần nào giúp ích cho những bạn còn bỡ ngỡ. Đây đều là những nghi thức đầu tiên của một đời người, mang trong mình nhiều ý nghĩa tốt lành. Mong rằng từ đây, các bạn sẽ có thể chuẩn bị cho con em mình những buổi lễ tươm tất nhất.

Cúng 12 Bà Mụ Đặt Ở Đâu Chuẩn Tâm Linh Việt Nam

Nguồn gốc của cúng 12 bà mụ. Lễ vật mâm cúng 12 bà mụ gồm những gì. Bài cúng văn khấn cúng 12 bà mụ. Hướng dẫn cách cúng 12 bà mụ chuẩn tâm linh. Mâm cúng 12 bà mụ đặt ở đâu ý nghĩa đầy đủ.

Để chuẩn bị đầy đủ và hoàn chỉnh một lễ cúng bà Mụ là một điều vô cùng vất vả. Bạn sẽ phải tìm hiểu nhiều công đoạn và cách thực hiện khác nhau. Việc chuẩn bị lễ vật cũng như cúng 12 bà mụ đặt ở đâu, văn khấn cúng bà Mụ,… là những việc mà bố mẹ nên tìm hiểu trước. Bài viết sau sẽ giúp bố mẹ làm được điều đó.

Nguồn gốc của cúng 12 bà mụ

Việt Nam có nhiều phong tục tập quán vẫn lưu truyền từ đời này sang đời khác. Mỗi phong tục đều mang một nét đẹp văn hóa, truyền thống. Trong đó, không thể không nhắc đến phong tục cúng Mụ cho các bé. Đây là một nghi thức đã xuất hiện từ xa xưa và vẫn được gìn giữ đến tận ngày nay. Thế nhưng cúng 12 bà mụ có nguồn gốc từ đâu?.

Theo dân gian, 12 bà Mụ còn được gọi với các tên là “Mẹ Sanh”. Đây là những vị Tiên Nương chịu trách nhiệm trong việc tạo nên con người. Khi đầu thai, những vị Tiên Nương sẽ tạo nên hình hài cho họ. Theo dõi và bảo vệ quá trình phát triển từ trong bụng mẹ cho đến khi khôn lớn.

Có những người cho rằng 12 bà Mụ sẽ tương ứng với 12 địa chí khác nhau. Tuy nhiên, một số người lại lý giải con số 12 theo một cách khác. Có tới 12 bà Mụ là để mọi người phân chia công việc cho nhau và hoàn thành nhiệm vụ thật tốt. Mỗi một bà mụ sẽ chịu trách nhiệm tạo nên một bộ phận cho đứa trẻ: tứ chi, thân mình, mắt, mũi, tai,…

Chính vì vai trò quan trọng như vậy mà lễ cúng 12 bà mụ ra đời. Thông qua lễ cúng, bố mẹ muốn thể hiện lòng biết ơn của mình với ơn trên. Biết ơn khi bà Mụ đã giúp việc sinh đẻ được diễn ra thuận lợi và bảo vệ bé trong những tháng đầu đời. Ngoài ra, đây là một lời cầu mong 12 vị Tiên Nương sẽ tiếp tục chăm sóc, bảo vệ cho trẻ

Theo truyền thống, lễ cúng 12 bà Mụ được tổ chức khi trẻ được sinh ra tròn 3 ngày, 1 tháng, 100 ngày, 1 năm. Tuy nhiên, phần lớn thường tổ chức khi bé tròn 1 tháng tuổi (cúng đầy tháng) và bé tròn 1 tuổi (cúng thôi nôi).

Lễ vật mâm cúng 12 bà mụ gồm những gì

Lễ vật mâm cúng 12 bà mụ gồm những gì hay đặt ở đâu đều là những câu hỏi là bố mẹ đau đầu. Mâm cúng 12 bà mụ gồm những lễ vật rất phổ biến nhưng đòi hỏi bạn phải chuẩn bị một cách tỉ mỉ.

– Bình hoa và hoa tươi.

– Nến hoặc đèn cầy, nhang.

– 1 chén gạo, 1 chén muối.

– 12 chén rượu hoặc 12 chén nước lọc.

– 12 phần trầu cau đã được têm cánh phượng và một phần lớn hơn.

– 12 đĩa xôi đậu xanh (hoặc xôi gấc) và một đĩa xôi lớn hơn.

– 12 chén chè đậu trắng (hoặc chè trôi nước) và 1 chén lớn hơn. (Bé trai sẽ chuẩn bị chè đậu trắng, bé gái thì chuẩn bị chè trôi nước).

– 12 đĩa bánh kẹo.

– 1 con gà luộc, heo sữa quay hoặc thủ heo quay.

– Giấy cúng 12 bà Mụ.

Nếu có điều kiện, bạn có thể chuẩn bị thêm các món kho, món xào để cúng 12 bà mụ này. Việc chuẩn bị lễ cúng này không đòi hỏi sự sang trọng, số lượng lễ vật. Quan trọng vẫn là tấm lòng của bạn đối với 12 vị Tiên Nương.

Bài cúng văn khấn cúng 12 bà mụ đầy tháng

Trước khi tìm hiểu cúng 12 bà mụ đặt ở đâu thì bạn nên biết được bài văn khấn cúng 12 bà Mụ là như thế nào. Bởi trong lễ cúng, bạn sẽ cần đọc bài văn khấn này thì buổi lễ mới diễn ra trọn vẹn.

Bạn có thể tham khảo bài văn khấn cúng 12 bà mụ sau:

Phần này, chúng tôi xin hướng dẫn bố mẹ cách sắp xếp lễ vật và nghi thức con cần làm trong buổi lễ.

Cách sắp xếp lễ vật trong mâm cúng 12 bà Mụ

Một lễ cúng Mụ cho trẻ sẽ cần 3 mâm cúng khác nhau. Một mâm cúng Đức Ông sẽ được đặt ở phía trên. Một mâm cúng 12 bà Mụ. Và một mâm cúng gia tiên, bàn thờ thổ công.

Các món lễ vật cần sắp xếp và bày trí một cách ngăn nắp, gọn gàng. Nên đặt đối xứng nhau để tạo nên sự hài hòa trong mâm cúng. Bạn cần đặt các lễ vật theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”. Với bình hoa, bạn sẽ đặt về phía Đông, còn mâm ngũ quả và lễ vật sẽ đặt về phía Tây.

Với các gia đình sinh đôi hay sinh ba, thì lễ vật trong mâm cúng bà mụ sẽ phải gấp đôi, gấp ba. Bạn có thể chia mâm cúng 12 bà mụ thành 2 (hoặc 3) bàn khác nhau hoặc gộp chung thành một bàn lớn. Nhưng bạn cần phân biệt rõ các bên khác nhau, trai gái khác nhau để tránh sự nhầm lẫn.

Cho bé vái lạy sau khi đọc văn khấn xong

Sau khi đọc văn khấn, bố mẹ cầm tay con và vái lạy 3 cái. Bố mẹ cần nhớ việc này để buổi lễ được diễn ra một cách trọn vẹn nhất.

Mâm cúng 12 bà mụ đặt ở đâu ý nghĩa đầy đủ

Vậy, đặt mâm cúng 12 bà mụ đặt ở đâu sẽ là tốt nhất? Điều này phụ thuộc vào phong tục tập quán vùng miền. Ngoài ra còn phụ thuộc vào độ rộng và sự thoáng mát của vị trí đó.

Phần lớn, mọi người sẽ đặt mâm cúng 12 bà mụ giữa nhà, quay về phía cửa chính. Trung tâm nhà sẽ mang lại thật nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, nhiều nơi chọn đặt thêm mâm cúng tại phòng của bé.

Dù là đặt mâm cúng 12 bà mụ đặt ở đâu, chỉ cần bạn chuẩn bị đầy đủ các loại lễ vật và tổ chức lễ cúng với tấm lòng thành của mình là được. Bạn có thể chọn vị trí phù hợp, rộng rãi và thoải mái cho việc thực hiện lễ cúng nhất.

Cúng Ông Công Ông Táo Ở Đâu? Trong Nhà Hay Dưới Bếp Là Chuẩn Nhất?

Lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm là tập tục truyền thống của người Việt. Nhiều người thắc mắc không biết nên cúng ông Công ông Táo ở đâu, trong nhà hay dưới bếp?

Nên cúng ông Công ông Táo ở đâu?

Theo tín ngưỡng cổ truyền, cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là tập tục lâu đời. Đây là ngày Táo Quân cưỡi cá chép vàng lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian; tất cả những việc tốt, việc xấu, những gì đã làm được và chưa làm được của con người dưới hạ giới một cách khách quan, trung thực.

Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo.

Việc làm mâm cỗ cúng là để tiễn ông Táo lên thiên đình bẩm báo tất cả các việc xảy ra trong năm của gia đình và cũng là người kết nối gia đình với các vị thần linh trên thiên đình, chuyển tải mong ước của gia chủ trong năm mới.

Cúng ông Công ông Táo ở dưới bếp có được không?(Ảnh: Pham Minh Tiep)

Xưa nay, cúng ông Công ông Táo là tập tục dân gian, là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt vì vậy không có tài liệu nào quy định cụ thể việc này. Nhiều người thắc mắc nên cúng ông Công ông Táo ở đâu, trong nhà hay dưới bếp?

Chia sẻ trên báo VOV, nhà nghiên cứu văn hóa chúng tôi Trần Lâm Biền cho biết, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo phải được đặt ở một nơi riêng. Các gia đình có thể tiến hành lễ cúng Táo quân ở trong nhà, dưới bếp, ngoài vỉa hè, tùy từng phong tục tập quán mỗi vùng miền. Tuy nhiên cần chú ý không được cúng trên bàn thờ chính.

Nên cúng ông Công ông Táo vào ngày nào, giờ nào?

Lễ cúng ông Công ông Táo tiến hành vào giờ nào cũng được, từ ngày 22 đến 24 tháng Chạp. (Ảnh: Nhung Ngo)

Theo nhà nghiên cứu văn hóa chúng tôi Trần Lâm Biền, lễ cúng ông Công ông Táo tiến hành vào giờ nào cũng được, từ ngày 22 đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, miễn sao phù hợp với tục lệ của từng địa phương, hoàn cảnh của gia đình. Điều quan trọng nhất khi cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là tấm lòng thành của gia chủ.

Lễ cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì?

Lễ vật cúng Táo quân gồm có: Hai mũ cánh chuồn dành cho các Táo ông, một mũ không có cánh chuồn dành cho Táo bà. Ở mỗi miền lễ vật cũng có khác. Ở miền Bắc thường cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước với ngụ ý rằng “cá hóa long” – cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp. (Ảnh: Giang Bui)

Ngoài các lễ vật chính này, các gia đình thường làm thêm lễ mặn hoặc lễ cúng chay để tiễn Táo quân. Lễ mặn với xôi, gà, các món nấu nấm, măng… Lễ chay với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…

Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa rồi tạ lễ, hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để “chở” các Táo lên chầu Trời.

Hướng dẫn thả cá chép cúng Táo Quân năm 2020 chuẩn nhất đem lại may mắn

Hướng dẫn quy trình các bước, cách thả cá chép tiễn ông Công ông Táo năm 2020 đúng nhất mang lại sự may mắn cho …

Văn khấn cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp năm 2020 đầy đủ và chuẩn nhất

Theo phong tục dân gian, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc …

Cúng Ông Công Ông Táo Ở Đâu Trong Nhà, Cúng Trên Ban Thờ Gia Tiên Hay Ở Bếp Mới Đúng?

Lễ cúng ông Công ông Táo được người Việt rất coi trọng. Vậy, cúng ông Công ông Táo ở đâu trong nhà, nên cúng trên ban thờ gia tiên hay ở bếp?

Cúng ông Công ông Táo ở đâu?

Theo phong tục Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) là ngày ông Công ông Táo chầu Trời để báo cáo về công, tội của từng người, từng nhà ở nhân gian trong một năm qua. Vì vậy, hàng năm, lễ cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp được người Việt rất coi trọng, các gia đình dù bận rộn đến mấy cũng dành thời gian dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa mâm lễ nhỏ.

Vậy cúng ông Công ông Táo ở đâu trong nhà, nên cúng trên ban thờ gia tiên hay ở bếp?

Cúng ông Công ông Táo cũng tùy vào phong tục từng vùng, có nơi cúng Táo Quân trên ban thờ gia tiên, có nơi lại đặt mâm cúng ở bếp.

Theo một số nhà nghiên cứu văn hóa, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo phải đặt ở một nơi riêng. Có thể đặt mâm lễ trong nhà, dưới bếp nhưng tuyệt đối không nên đặt trên bàn thờ chính.

Có ý kiến cho hay, việc cúng ông Công ông Táo ở bếp bởi từ xa xưa cuộc sống của người Việt đã quây quần bên bếp lửa.

Tuy nhiên, có ý kiến khác lại nói rằng cúng Táo Quân là cúng chung 3 vị thần: Thần Đất – Thần Nhà – Thần Bếp. Vì thế phải đặt mâm lễ tại ban thờ chính – nơi trang trọng nhất của nhà, hơn nữa, nếu gia chủ cúng ông Công ông Táo ở bếp là nơi nấu nướng sẽ bị xem là thiếu trang trọng.

Hiện nay, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định cúng ông Công ông Táo ở đâu, trên ban thờ gia tiên hay ở bếp mới đúng. Vì thế, cúng ông Công ông Táo ở đâu tùy thuộc vào văn hóa, quan niệm của từng vùng miền mà thực hiện.

Cúng ông Công ông Táo giờ nào mới đúng?

Ngoài việc cúng ông Công ông Táo ở đâu thì cúng giờ nào cũng là điều nhiều người quan tâm. Cúng ông Công ông Táo nên được thực hiện vào khung giờ: 5h-7h hoặc 9-11h bởi theo các chuyên gia lý giải: 5-7h sáng ngày 23 là giờ Mão – giờ Đại An.

Cúng Táo quân vào giờ này ngụ ý nhờ Táo quân mang đi những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, giúp gia đạo hưng vượng. Ngoài ra, tiến hành nghi lễ cúng vào giờ này còn mang tới sức khỏe tốt lành, sự bình an trong tâm trí gia chủ.

9-11h ngày 23 là giờ Tỵ. Đây là giờ Tốc Hỷ. Tiễn Táo quân lên chầu trời vào khung giờ này, Táo quân sẽ mau chóng đem về những chuyện may mắn vui vẻ, hứa hẹn trong năm mới cả gia đình có nhiều niềm vui và sự hóa giải kịp thời cho những xui xẻo có thể gặp phải.

Bên cạnh đó, chuyên gia phong thủy còn khuyên mọi người cần phải làm lễ cúng tiễn ông Táo về trời trước giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp.

Trong buổi cúng tiễn ông Táo về trời, gia chủ có thể chuẩn bị cỗ chay hoặc mặn. Lễ vật chuẩn bị bao gồm: Cá chép, gà luộc, xôi trắng (có thể thay bằng xôi gấc, bánh chưng), thịt lợn luộc, tiền vàng, trầu cau, nước, rượu, trà và trái cây…

Ngoài ra, trong buổi lễ gia chủ phải chuẩn bị 3 bộ mũ áo có hoa văn khác nhau, trong đó có đồ dành cho 2 vị thần nam, 1 vị thần nữ.

Thu Hiền (tổng hợp)