Cúng Mụ Ở Đâu / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Lễ Vật Cúng Mụ Cho Bé Bán Ở Đâu Và Mua Ở Đâu Mới Đúng ✅

Đầu tiên để tìm nơi bán lễ vật cúng Mụ bạn cần ra 1 list danh sách lễ vật để cúng Mụ cho bé đơn giản và đầy đủ nhất

Lễ vật cúng Mụ cho bé gồm những gì?

Việc chuẩn bị lễ vật rất quan trọng phải thật cẩn thận và chu đáo. Người Việt thường cúng Mụ với 12 phần nhỏ để cúng 12 bà mụ và 1 phần lớn để cúng bà Mụ chúa như sau:

Trầu cau: 12 miếng trầu têm cánh phượng, cau bổ làm tư và 1 miếng trầu chưa têm, 1 quả cau nguyên.

Phẩm oản và bánh kẹo: 12 phần bằng nhau và một phần to hơn.

Lễ mặn: gà luộc, cháo, xôi, rượu trắng và món ăn mặn.

Hương hoa: nhang, hoa, tiền vàng, nước.

Đồ chơi của bé: các bộ đồ chơi giống bát đũa, chén cốc, thìa, xe cộ,…

Vàng mã: 12 đôi hài màu xanh, váy áo xanh và nén vàng xanh.

Tất cả lễ vật phải được bày biện cân đối và được chia thành 2 mâm. Mâm dưới là tôm, cua ốc. Mâm lễ mặn cùng hoa và nước trắng để ở trên. Nhưng cũng tùy thuộc vào từng vùng miền mà có phong tục cúng Mụ riêng.

Những lễ vật này đều được bán ở chợ. ví dụ đến chỗ mua giấy cúng là có thể mua được 12 đôi hài màu xanh, váy áo xanh, nén vàng, nhang, đèn cầy, gạo muối, rượu và trầu cau để làm trầu têm cánh phượng. Xôi chè gà luộc thì bạn có thể đặt bên ngoài hoặc đến chợ là thấy ngay những những người bán nếp, đậu xanh, gấc trái, đường phèn để nấu chè xôi.

Bạn không có thời gian chuẩn bị lễ vật cúng Mụ cho bé. Bạn muốn tìm một đơn vị nhận đặt mâm cúng Mụ trọn gói uy tín mà lại chất lượng?

Mặc dù những lễ vật trong mâm cúng Mụ không có gì khó tìm. Tuy nhiên do số lượng nhiều nên rất dễ làm bạn bị lẫn, quên dẫn đến việc “thiếu trước hụt sau”. Để tránh tình trạng đó, người ta thường đặt cúng Mụ trọn gói. Việc này giúp các gia đình tiết kiệm thời gian mà không lo thiếu lễ vật.

Với kinh nghiệm nhiều năm cung cấp lễ vật, đồ cúng trọn gói. Chúng tôi mang đến cho bạn mâm cúng Mụ đầy đủ, nhanh chóng. Bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian và không cần lo lắng việc chất lượng, tiến độ giao hàng.

Sau khi nhận được yêu cầu, Dịch Vụ Đồ Cúng Tâm Linh sẽ chuẩn bị đầy đủ từ A - Z. Bạn chỉ cần sắp xếp thời gian tham gia lễ cúng, còn tất cả mọi vấn để đã có chúng tôi lo.Nếu bạn có những thắc gì xin hãy liên hệ hotline 1900 636 815 để được tư vấn miễn phí.

Lễ Cúng Mụ Cho Trẻ Sơ Sinh Cần Những Gì? Đặt Ở Đâu?

Lễ cúng Mụ vô cùng thịnh hành trong truyền thống dân gian Việt. Và thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ sơ sinh được: 10 ngày. Là ngày đầy cữ, 1 tháng là ngày đầy tháng, 100 ngày là ngày đầy tuổi và 1 năm là ngày thôi nôi.

Nhưng hiện nay tục cúng Mụ chỉ còn thường xuyên.Được gia đình cúng vào ngày đầy tháng và đầy năm cho trẻ, vì hai dấu mốc này đặc biệt quan trọng hơn cả.

Khi em bé được mẹ sinh ra tròn tháng và tròn năm. Sẽ được gia đình tổ chức cúng bà Mụ, đây là phong tục cúng tạ ơn và cầu xin phúc lành từ các bà Mụ. Tục cúng Mụ sẽ có một số thay đổi nhỏ tùy theo vùng miền.

Nhưng cùng mục đích là cầu mong 13 bà Tiên cho em bé ăn khỏe, ngủ ngon, phát triển thể chất bình thường. Ngoài các bà Mụ còn có các vị tiên ông là người truyền dạy nghề nghiệp sau này cho trẻ.

2.Lễ vậy cúng mụ đơn giản cần những gì?

Tương truyền hình hài các bé được nặn hay tạo nên hình hài giác quan nhờ tay 12 bà Mụ và bà Đại Tiên Chúa là những vị được người dân Việt thờ cúng theo tín ngưỡng lâu đời.

Từ việc thụ thai cho đến khi bé ra đời mẹ tròn con vuông, ẵm bồng chăm sóc đều có sự coi sóc của các bà Mụ. Vì vậy khi sinh ra bé gia đình cần thiết phải làm lễ cúng tạ ơn bày tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh đã che chở phù hộ cho mẹ và bé được an bình.

Lễ vật cúng Mụ đơn giản cho trẻ sơ sinh cần những gì? Là điều thắc mắc của nhiều người khi trong gia đình có bé tới ngày có nhu cầu cúng. Đồ Cúng Việt sẽ trả lời câu hỏi này cho các bạn ngay sau đây.

Lễ vật bao gồm:

Xôi gấc, đậu xanh hoặc xôi màu tam sắc, tứ sắc tùy ý (12 phần nhỏ, 1 phần lớn)

Chè trôi nước nếu là bé gái, chè đậu trắng nếu là bé trai (12 phần nhỏ, 1 phần lớn)

Rượu trắng, rượu đế

Trái cây tùy loại hoặc mâm ngũ quả

Hoa tươi như cúc, đồng tiền, hoa hồng,…

Hương nhang trầm thơm

Gạo trắng, muối trắng sạch

Trầu têm 13 phần

Gà hoặc vịt luộc

Thịt heo quay, hoặc nguyên con heo quay cắm trên lưng con dao bén

Giấy cúng, bộ 13 đôi hài 13 nén vàng, 13 bộ váy áo cho 12 bà Mụ và bà Chúa.

Nếu cúng thôi nôi chuẩn bị thêm mâm đồ bốc chọn nghề nghiệp tương lai cho trẻ.

3. Bài cúng văn khấn cúng mụ cho bé

Sau khi bạn đã chuẩn bị xong lễ vật cần thiết, việc tiếp theo phải làm là chuẩn bị trước bài văn khấn trình bày với bề trên. Những thông tin quan trọng về ngày giờ, địa điểm, xưng tên tuổi, lí do buổi cúng tạ… Việc chuẩn bị trước giúp bạn thực hiện nghi lễ trình bày tới chư vị thánh thần. Được thuận lợi trôi chảy không xảy ra sơ xuất vấp váp bày tỏ lòng thành kính.

Nội dung bài văn khấn không cần quá cầu kỳ hay dài dòng, chỉ cần đầy đủ thông tin cần thiết và tỏ được lòng thành kính của gia chủ tới chư vị tiên bà tiên ông đỡ đầu bé, chư vị thần linh cai quản gia đình, tổ tiên ông bà phù hộ che chở gia đình.

Chỉnh trang nghiêm chỉnh, thắp hương nhang đèn cầy, rót rượu trà nước vào cốc (ly), xong lạy ba lạy thành kính bắt đầu với bài văn khấn.

4. Cách cúng mụ như thế nào cho đúng?

Các bước của cách cúng Mụ cho bé như thế nào cho chuẩn Việt. Thuận với thuần phong mỹ tục truyền thống chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn tham khảo từ a-z ngay sau đây:

Đầu tiên bạn phải chuẩn bị các lễ vật cơ bản cần thiết như trên chúng tôi đã trình bày.

Chuẩn bị trước nội dung bài cúng như trên, chuẩn bị không gian cúng sach sẽ trang trọng.

Thắp hương nhang, đèn cầy để mời các bà Mụ Đức ông, thánh thần và gia tiên.

Đứng nghiêm trang quần áo chỉnh tề, mọi người giữ yên lặng chủ lễ bắt đầu đọc nội dung bài văn khấn.

Đọc xong thì vái lạy đợi nhang cháy.

Thực hiện nghi thức khai hoa nếu là dịp cúng đầy tháng, ẵm trẻ tay cầm cành hoa nhúng vào ly nước sạch trong mâm cúng huơ qua lại trên miệng bé nói những lời nguyện tốt đẹp cho tương lai bé

Nghi thức chọn nghề cho tương lai của trẻ nếu là dịp cúng thôi nôi. Cha mẹ sẽ bày những vật dụng phù hợp trong mâm hoặc trên bàn các vật dụng như: gương, lược, viết, tập sách, nắm xôi, tiền vàng, kéo, đất… cho trẻ bốc.

Hương nhang cháy hết thì đến cảm tạ lễ mang hóa vàng, người thân, bạn bè cha mẹ bé tới chúc mừng nhắn nhủ lời hay tiếng đẹp cho bé và mừng lì xì.

5. Mâm đồ cúng mụ đặt ở đâu cho chuẩn tâm linh

Bạn là người bận rộn? bạn không có thời gian chuẩn bị đầy đủ mâm cúng Mụ?

Bạn không có phương tiện phù hợp để vận chuyển quá nhiều đồ về nhà?

Bạn tìm kiếm một đơn vị giao hàng tận nhà uy tín, tin cậy bày trí mâm hoàn toàn free?

Tại sao bạn còn chưa trải nghiệm ngay dịch vụ cung cấp mâm cúng chuẩn Việt trọn gói của chúng tôi từ a-z?

Dịch vụ Đồ Cúng Việt là đơn vị chuyên cung cấp các mâm cúng đầy tháng, thôi nôi, khai trương, động thổ, cất nóc, nhà mới, xe mới,… Vận chuyển hàng hóa, giao hàng tận nhà, có chi nhánh tại 6 chi nhánh. Chúng tôi tự hào là người bạn đồng hành thân thiết và tin cậy của nhiều quý khách hàng. Gọi ngay để được chúng tôi tư vấn chính xác nhất.

Ở Nhà Chung Cư Thì Cúng Cô Hồn Ở Đâu, Thế Nào?

Trước những băn khoăn của nhiều bạn đọc về việc ở nhà chung cư thì cúng cô hồn ở đâu?, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, nhà ngoại cảm Nguyễn Cung Hà – Phó giám đốc Trung tâm Unesco nghiên cứu và ứng dụng văn hoá Á Đông, Phó chủ nhiệm bộ môn Cận Tâm Lý – Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người cho rằng, cúng cô hồn vào tháng 7 của người Việt là dịp người ta dành để cúng tế các vong hồn không có người thân chăm sóc, lang thang. Nhưng gia tư không nên tự cúng cô hồn và ở nhà chung cư hay tập thể cúng cô hồn là không nên.

Ngay cả người cúng cô hồn cũng đòi hỏi phải là người có pháp lực, am hiểu về luật âm dương mới có thể cúng chứ không thể gia chủ tự làm. Ở nhà mình khấn nôm không đạt. Nhà ở chung cư nếu có muốn cúng cô hồn thì nên gửi lòng thành của mình vào đình, chùa để các sư thầy làm một khóa lễ hay mời cao tăng, pháp sư hiểu biết nghi lễ lập một đàn tràng cúng tại nhà nếu gia chủ phát tâm lớn. Còn tốt nhất ở nhà chỉ nên làm lễ cúng gia tiên.

Cúng cô hồn nên thực hiện ở chùa để an toàn. Ảnh TL

“Mọi người cần phân biệt cúng cô hồn và cúng lễ Vu Lan là hai lễ khác nhau thì sẽ không thực hiện sai cách. Do nhiều người nhầm lẫn hai lễ này là một nên mới thực hiện cúng cô hồn ở nhà. Ngày Rằm tháng 7 (Âm lịch) được gọi là ngày “Báo hiếu cha mẹ” tức lễ Vu Lan nhưng cũng là ngày “Xá tội vong nhân” tức lễ cúng Cô hồn.

Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, một đằng để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng kiếng. Vu lan báo hiếu làm mâm cơm, quần áo, muối cúng gia tiên. Cúng cô hồn phải lập một đàn tràng hoặc ở chùa, miếu hoặc đình… Vào tháng 7 rất nhiều chùa tổ chức cúng cô hồn vào một ngày nhất định từ đầu tháng tới rằm” – ông Nguyễn Cung Hà nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia tâm linh, với lễ cúng cô hồn không được cúng đồ mặn mà nên cúng chay. Dân gian cho rằng cúng đồ ăn mặn sẽ khơi dậy “tham, sân si” ở các vong khiến họ không thể siêu thoát quấy nhiễu người trên dương thế. Đặc biệt một món không thể thiếu là món cháo loãng. Mâm lễ cúng nên đặt ngoài sân, không đặt ở bậu cửa, không quy định hướng lễ.

Hiện rất nhiều người cũng đang truyền nhau không nên ăn các đồ cúng cô hồn vì dễ bị vong nhập vào người. Ông Hà cho rằng, điều này không có cơ sở khoa học. Nếu không ăn thì có thể cho ai đó, chứ không nên vứt các đồ cúng cô hồn là hoang phí vô cùng. Đồ cúng cô hồn phải đổ đi trừ trường hợp không thể ăn được ví dụ ruồi nhặng rơi vào bát cháo lúc cúng. Việc thành tâm, thực hiện đúng cách và mời cô hồn đi, hóa vàng xong thì không phải lo sợ điều gì.

Trong trường hợp cúng cô hồn xong, nếu gia đình gặp nhiều bất an, ngủ không yên giấc, trẻ con hay quấy khóc thì có thể xử lý cách: làm một mâm cơm mặn hoặc chay, hoặc có thể chỉ là hoa quả, có đèn, nước, bánh kẹo, một ít tiền vàng mã dâng lên bàn thờ gia đình, thành tâm khấn vái. Mọi người khấn chư Phật, quan thần linh thổ địa và gia tiên gia đình rằng khi làm lễ cúng cô hồn cứu giúp cho những linh hồn khốn khổ nhưng có sai sót quên không mời đi nên có chúng sinh, cô hồn lai vãng trong nhà không siêu thoát được ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, kính xin “bề trên” phù hộ độ trì dẫn dắt cho các vong này đi về nơi âm giới. Sau đó mọi người thiêu hóa vàng mã.

Theo Hà My(GĐXH/GĐ)

Nên Đặt Lễ Cúng Ông Táo Ở Đâu?

Cúng ông công ông táo là một nghi lễ truyền thống của người Việt Nam thường được tiến hành trước 12h ngày 23 tháng chạp.

Theo các nhà nghiên cứu, phong tục thờ và cúng ông Công, ông Táo là tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo Quân sẽ về Trời để báo cáo với Ngọc Hoàng những việc làm của gia chủ trong một năm. Vì vậy, mỗi nhà đều làm cỗ cúng tiễn Táo Quân về Trời chu đáo.

Một mâm cỗ cúng ông Táo.

Theo dân gian, Táo quân là thần Bếp nên họ thường đặt lễ cúng dưới bếp. Khi cúng nên bật bếp để hơi ấm tỏa ra, cầu chúc cả nhà no ấm quanh năm.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, một số vùng miền, người dân còn lập bàn thờ Táo quân riêng để cúng bái. Tuy nhiên, lễ cúng Táo Quân ngày 23 tháng Chạp thực chất là cúng chung 3 vị Thần Đất, Thần Nhà và Thần Bếp, dân gian thường gọi là Thần linh, Thổ địa được thờ trên ban thờ. Vì vậy, việc hành lễ phải được tiến hành tại ban thờ chính, là nơi trang trọng nhất trong nhà chứ không thể thực hiện ở bếp. Tuyệt đối không được để ở ban thờ Phật. Ngoài ra, có thể đặt mâm lễ Táo Quân ở ngoài trời. Khi cúng, nên đặt cá chép ở cạnh khu vực thờ cúng.

Các món gợi ý cúng ông Công, ông Táo. Tùy theo hoàn cảnh, gia chủ có thể sắp mâm cúng ông Táo phù hợp với gia đình mình.

Thường vào sáng sớm hoặc trưa ngày 23 tháng Chạp, gia chủ làm lễ quan soái (lễ sửa bát hương). Với sự kính cẩn và thành tâm, bát hương được lau sạch sẽ, để lại ba chân hương đẹp nhất. Lễ sửa bát hương thường chỉ thực hiện một lần duy nhất trong năm vào ngày 23 tháng Chạp.

Sau đó gia chủ ăn mặc chỉnh tề, bày lễ và đọc văn khấn. Sau khi hết một hoặc hai tuần hương, gia chủ khấn vái thành tâm, tạ lễ, hóa vàng và nếu cúng cá thật thì mang cá chép đi phóng sinh.

Ngày lễ ông Công ông Táo 23 tháng Chạp năm nay rơi vào thứ Sáu ngày 17/1/2020 dương lịch. Theo các chuyên gia văn hoá, thời gian cúng tốt nhất là từ 11 giờ – 13 giờ. Do đó gia chủ cần cố gắng thu xếp thời gian và chuẩn bị lễ vật đầy đủ để cúng lễ vào khung giờ trên.

Văn khấn ông Táo, bài cúng ông Táo được lưu truyền trong dân gian:

Kính lạy Thượng Đế

Kính lạy Ngũ Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế.

Kính lạy thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng

Trung đàm thần tướng thiên thiên binh

Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã

Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám

Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm… Đinh Dậu. Là ngày thần Táo Quân về trời tấu sớ

Tín chủ con tên là… sinh ngày… tháng… năm… nguyên quán… địa chỉ thường trú…

Với tấm lòng thành kính con xin có chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời.

Kính lạy Thổ thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám. Trong năm qua nhờ ân phúc của các ngài chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, mọi điều may mắn.

Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính tiễn ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị thần tiên phù hộ độ trì cho đất nước con, quê hương con, gia tộc và gia đình con được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng.

Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị thần tiên cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của con.

Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị thần tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế!

(Con xin đa tạ, Con xin đa tạ, con xin đa tạ)

* Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần * Lễ xong đi lùi ba bước mới được quay lưng đi