Cúng Mụ Cúng Sáng Hay Chiều / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Đầy Tháng Buổi Sáng Hay Chiều

Theo quan niệm dân gian người Việt Nam có câu ” Trên bà chúa Thiên Thai dưới 12 bà Mụ” để chỉ tục làm đầy tháng tức là cũng cho bà chúa trông coi toàn diện và 12 bà Mụ có công nặn ra đứa trẻ, mỗi bà Mụ đảm nhận một chức năng riêng… mỗi nơi có một cách cúng khác nhau và thay đổi dần theo cuộc sống hiện đại.

Việc tổ chức đầy tháng cho trẻ nhằm tạ ơn Mụ Bà không chỉ tạo ra đứa trẻ mà còn là để trình vói họ hàng hai bên gian đình về đứa cháu sau một tháng ra đời.

Cúng đầy tháng sáng hay chiều?

Thường lễ cúng đầy tháng nên làm vào buổi sáng sớm trước 9h hoặc chiều tối sau 16h trong ngày. Vì sao sáng sớm mà không trễ hơn hoặc vào chiều tối mà không là buổi trưa? Những thời điểm cúng như thế này được các thầy tướng số cho là rất tốt cho bé, được các bà mụ chú ý nhiều.

Chè trôi được được chọn làm lễ vật truyền thống trong lễ cúng đầy tháng cho bé gái

Cúng đầy tháng lúc mấy giờ?

Giờ cúng được chọn để phù hợp với giờ hoàng đạo của bé.

Cúng đầy tháng chọn gà hay vịt?

Trong mâm cúng đầy tháng , gà hay vịt đều được, cha mẹ có thể lựa chọn và chuẩn bị theo ý kiến của gia đình.

Cúng đầy tháng gà trống hay gà mái?

Trong lễ cúng thôi nôi, gà dùng để cúng bắt buộc phải là gà trống, gà luộc để nguyên đầu và chân cánh, tạo thế đẹp.

Cúng đầy tháng bé trai, bé gái chọn chè gì?

Trong một buổi lễ cúng thôi nôi, xôi chè là lễ vật truyền thống không thể thiếu. Đối với bé trai, chè được cúng phải là chè đậu trắng. Còn đối với bé gái, chè được chọn sẽ là chè trôi nước.

Ý nghĩa của nghi lễ đặt tên trong lễ cúng đầy tháng

Người xưa tin rằng thân thể của thai nhi là do bà Mụ nặn thành. Vì thế nên 7 ngày (đối với con trai) hay 9 ngày (đối với con gái) sau khi đẻ, người ta làm lễ đầy cũ để tạ ơn bà Mụ (theo tục truyền thì có 12 bà Mụ) và xin bà phù hộ và dạy đứa trẻ biết cười, lật, bò, đứng, đi, ăn, ngồi..Được 1 tháng thì có lễ đầy tháng cũng là để tạ ơn bà Mụ và xin phép bà Mụ đặt tên cho đứa trẻ. Vì trong năm đầu tiên sau khi mới sinh tính mệnh đứa trẻ rất mỏng manh, không những thân thể yếu ớt mà xung quanh nó lại đầy những ma quỷ và hung thần rình mò hại nó, nên người ta đặt tên con nít nhưng tên cực xấu để quỷ tà chê bỏ, thường lấy tên con gái đặt cho bé trai để lừa quỷ tà. Vì vậy, khi trẻ đầy một tháng, cha mẹ làm lễ cúng Mụ cho con và làm nghi lễ đặt tên, theo truyền thống dân gian, như vậy bé sẽ chọn được một cái tên đẹp, phù hợp với vận mạng và sẽ được bình an, may mắn về sau.

Đăng bởi Mai Tâm

Tags: cách cúng đầy tháng, cúng đầy tháng, cúng đầy tháng buổi sáng hay chiều, cúng đầy tháng cho bé, lễ cúng đầy tháng

Cúng Thần Tài Buổi Chiều Được Không Hay Nhất Định Phải Cúng Buổi Sáng?

Buổi sáng thường trôi đi nhanh hơn buổi chiều. Vì thế khá nhiều người cảm thấy cập rập khi tổ chức mâm cúng Thần tài vào thời gian này. Họ thắc mắc cúng Thần tài buổi chiều được không nhằm muốn tiết kiệm thời gian và chủ động sắp xếp các công việc hợp lý.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia về tâm linh, văn hóa truyền thống, trong số đó có phó giáo sư Trần Lâm Biền, Nhà nghiên cứu Di sản Văn hóa cho rằng. Nên cúng Thần tài vào buổi sáng. Thời gian đẹp nhất là giờ Thìn, tức khoảng 9h-10h sáng.

Ở thời điểm này, mọi thứ từ luồng khí cho tới vạn vật xung quanh như thời tiết và những yếu tố mà “mắt thường không nhìn thấy được” đều rất thuận lợi, yên ổn. Do đó, bạn nên sắp xếp công việc để có thể cúng vào giờ đẹp này.

Tuy nhiên, điều này khong có nghĩa cúng Thần tài buổi chiều là cấm kỵ. Bởi lẽ, thực tế lễ cúng ông Địa xuất phát từ lòng thành mỗi người. Nếu hôm diễn ra lễ cúng bạn có việc đột xuất, cần kíp hơn phải giải quyết, ngoại lệ này có thể chấp nhận được.

Mâm cúng Thần tài không nên chia cho người ngoài

Ngoài truyền thống uống nước, nhớ nguồn, dân tộc ta đánh giá cao thái độ chia sẻ. Thường các đồ cúng dường ở chùa hoặc cúng cho Phật luôn được khuyến khích mang đi cho. Bởi lẽ, đây là một trong những biểu hiện của sự đồng cảm, biết bao bọc.

Người ta tin rằng làm những việc từ tâm như vậy sẽ khiến các vị cảm kích, chứng thực lòng thành và ban phát cho họ những điều tốt đẹp.

Tuy nhiên, đối với đồ cúng thần Tài, bạn lại không nên mang đi cho người ngoài. Bạn chỉ có thể phân phát lộc cho người thân trong nhà. Bởi lẽ rất nhiều người cho rằng việc này sẽ tán lộc ra ngoài, không có lợi cho gia chủ.

Ngoài ra, ban thờ ông Địa không nên trang trí đèn nhấp nháy. Bởi những chiếc đèn nhỏ này có thể làm ông Địa mất đi cảm giác thoải mái, dễ bị làm phiền. Đồng thời nó phát ra những luồng trường khí xấu, không có lợi cho gia chủ.

Cúng Thần Tài Sáng Hay Chiều Để Mang Tiền Tài Cả Năm Cho Gia Chủ?

Ngày ngay người ta cúng Thần Tài, Ông Địa quanh năm không chỉ vào dịp giỗ tết, sóc vọng mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán.

Họ tin rằng chỉ khi nào lo cho vị thần này chu đáo thì ông mới phù hộ. Bởi thế, để Thần Tài mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Vì thế, sáng sớm khi mở cửa bán hàng người ta thắp hương cầu khẩn Thần Tài phù hộ cho họ mua may bán đắt. Sau đó cúng cho Ông Địa một ly cà phê đen kèm theo một điếu thuốc để ông “độ” cho trong ấm ngoài êm.

Còn trong các dịp giỗ Tết, sóc vọng, ngày vía Thần Tài, người ta thường cúng Thần Tài, Ông Địa bằng cổ mặn và không quên đọc văn cúng.

Hiện nay, thờ Thần Tài vẫn còn duy trì và nó trở nên phổ biến với những gia đình làm ăn, buôn bán. Các gia đình này làm lễ cúng thần tài quanh năm không trừ ngày nào.

Ban thờ Thần tài thường nhỏ hơn ban thờ Thổ Công hay ban thờ Gia tiên nên việc thờ cũng khá đơn giản. Vào ngày Tết, ngày vía Thần Tài vai trò của vị thần này càng được xem trọng hơn.

Hầu hết mọi nhà thường lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.

Sáng sớm khi mở cửa bán hàng người ta thắp hương cầu khẩn Thần Tài phù hộ cho họ mua may bán đắt.

Văn cúng Thần Tài, Ông Địa

Duy Việt Nam quốc… Tân Tỵ niên… nguyệt… nhật. Tin chủ… ngụ tại………………….. Ðồng gia quyến đẳng bái thỉnh: Cẩn dĩ hương đăng hoa quả…… cảm kiều cáo vu. Kính thỉnh: Ngũ phương ngũ thổ Long thần. Tiền hậu địa chủ Tài thần Giám lâm hâm hưởng, gia hộ gia ân, Tăng tài tăng lộc, vạn sự hưng long Sở nguyện tòng tâm, thượng kỳ giám chỉ Bảo ngã tin chủ, dĩ phú niên niên Cẩn cốc! Dịch nghĩa:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Năm Tân Tỵ tháng… ngày…………… Tín chủ… ở tại thôn… xã(phường)… huyện (thành phố)…tỉnh… cùng toàn gia lễ thỉnh Kính dâng hương đăng hoa quả… Kính Cẩn thưa rằng. Kính cáo: Ngũ phương ngũ thổ Long thần Tiền hậu địa chủ Tài thần Tiếp nhận lòng thành, che chở ban ân Thêm tài lộc, mọi sự đều lành Cúi mong soi xét, nguyện ước thành tâm Phúc đến năm năm, giúp cho tín chủ Kính cẩn dâng lời.

Những điều tối kỵ khi cúng Thần Tài – Ông Địa

1. Tuy thờ cúng, bàn thờ để dưới đất, nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch. Khi trời mưa to, các bạn bê Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15phút. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương xin. Nhiều lần thấy rất Linh diệu

2. Khi cúng Thần Tài – Ông Địa , người ta thường cúng nhiều thứ, nhưng có lẽ các vị này thích nhất là đồ ngọt. Thịt quay, bánh hỏi, chuối, bưởi …. Nếu ở Sài Gòn, nên mua tiền giấy cúng riêng Thần Tài – Ông Địa, người ta làm sẵn cả một bộ, trong đó có tiền Quý Nhân (Âm và Dương – Tức là những tờ giấy gập đôi màu đỏ có đục những hình Thần Tài khắp bề mặt). Thứ tiền này không có bán ở miền Bắc.

3. Cách thắp nhang : Khi mới lập bàn thờ, ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ Khí. Tuyệt đối không vì sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ, vì những ngọn đèn đó giống như những ngọn Hải Đăng dẫn đường cho các vị giáng xuống trần. Trong 100 ngày đó mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang. Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang. Những ngày rằm, mùng một, lễ, tết thắp 5 nén theo hình chữ thập. Nên chọn loại nhang cuốn tàn (giữ được tàn), sau một thời gian sẽ có bát nhang rất đẹp và tụ Khí rất tốt. Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro.

4. Không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ vì khi đó dẫn đến làm ăn khó khăn.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Nên Cúng Tết Đoan Ngọ Vào Sáng Sớm Hay Giữa Trưa Chuẩn Nhất?

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ tết truyền thống của người Việt vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Vậy cúng Tết Đoan Ngọ sắp lễ gì và cúng vào lúc nào mới chuẩn?

Tết Đoan Ngọ cúng gì?

Theo tin tức được nhiều người chia sẻ, trong ngày lễ Tết Đoan Ngọ, những loại đồ cúng tết cần có:

– Hương, hoa, vàng mã.

– Nước.

– Rượu nếp.

+ Mận

+ Hồng xiêm

+ Dưa hấu

+ Vải

+ Chuối

+ Xôi, chè

+ Bánh ú tro

Lễ cúng vào giờ chính Ngọ là tốt nhất

Theo tục lệ ngày xưa, người dân thường cúng Tết Đoan Ngọ vào sáng sớm, nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.

Dịp Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) là lúc tiết trời oi ả. Đây là lúc chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối.

Vì vậy, người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa.

Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5.

Bài cúng Tết Đoan Ngọ

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là:………… Ngụ tại:…………………………..

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an.

Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!