Cúng Mụ Cho Bé Vào Lúc Nào / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Thôi Nôi Lúc Mấy Giờ, Vào Buổi Nào Là Tốt Nhất Cho Bé

Đồ Cúng Tâm Linh sẽ hướng dẫn các bạn cách chọn giờ cúng thôi nôi lúc mấy giờ chính xác nhất. Có nhiều cách để chọn giờ cúng thôi nôi cho bé. Về việc chọn giờ đẹp và tốt để cúng thôi nôi cho bé.

Người xưa có câu: “Năm tốt không bằng tháng tốt, tháng tốt không bằng ngày tốt, ngày tốt không bằng giờ tốt” cho nên việc chọn một giờ thôi nôi cho bé để thực hiện nghi lễ là điều rất quan trọng không kém bên cạnh mâm cúng thôi nôi cho bé gái, bé trai.

Ngày xưa, việc xem ngày giờ cúng gia đình thường cúng thôi nôi vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối, nhưng thường nhất vẫn là khung giờ từ 3h – 5h sáng (trước khi mặt trời mọc).

Dựa theo tài vận trọng một ngày thì người tuổi Tý, thời điểm gặt hái được thành công và may mắn trong ngày là giờ Ngọ. Tý đại diện cho thủy dương, Ngọ đại diện cho hỏa âm, hai đại diện này tương trợ lẫn nhau. Từ đó, căn cứ vào đó những năm Ngọ là thời cơ tốt nhất mang lại may mắn và thuận lợi cho công danh, sự nghiệp của người tuổi Tý.

Nếu tính theo một ngày thì người tuổi Sửu có nhiều vận may và dễ thành công vào giờ Tý. Sửu đại diện cho thổ âm, Tý đại diện cho thủy dương, hai yếu tố này có tính tương hỗ nhau nên giờ Tý trong ngày là thời cơ tốt nhất cho con giáp này. Từ đó, nếu tính theo năm thì người Tuổi Sửu sẽ dễ dàng phát tài vào những năm Tý

Đối với người tuổi Dần, thời điểm có thể mang lại nhiều may mắn và thành công nhất trong ngày chính là giờ Sửu và giờ Mùi. Dần đại diện cho mộc dương, Sửu và Mùi đại diện cho thổ âm.

Các yếu tố này mang tính tương trợ cho nhau, giúp người tuổi Dần dễ dàng thu về nguồn tài chính lớn. Cho nên, những năm Sửu và Mùi hứa hẹn thành công lớn cho người tuổi Dần.

Nếu phân tích theo thời gian 1 ngày, thời cơ may mắn về tài vận của người tuổi Mão là giờ Thìn và giờ Tuất. Mão đại diện cho mộc âm, Thìn và Tuất đại diện cho thổ dương. Đây là những yếu tố có mối quan hệ tương hỗ. Khi gặp nhau, đó chính là thời điểm mang lại nhiều may mắn nhất. Xét theo thời gian một năm, những năm Thìn và Tuất đó là khoảng thời gian sẽ giúp người tuổi Mão dễ phát đại tài.

Xét theo thời gian 1 ngày, giờ Hợi là thời điểm có quy tụ nhiều tài lộc nhất cho người tuổi Thìn. Bởi Thìn đại diện cho thổ dương, Hợi đại diện cho Thủy âm, mang tính tương hỗ thúc đẩy nhau phát triển. Cho nên, nếu phân tích dựa trên thời gian 1 năm, cơ hội phát tài của người tuổi Thìn sẽ vào năm Hợi.

Vì vậy, tính theo thời gian 1 năm, năm Dậu hứa hẹn thời cơ chín muồi để cho những người tuổi Tỵ phát tài một cách dễ dàng.

Phân tích theo thời gian 1 ngày, thời điểm tài vận của của người tuổi Ngọ đạt mức đỉnh điểm nhất là vào giờ Thân. Hai yếu tố Ngọ đại diện cho hỏa âm, Thân đại diện cho kim dương tương trợ cho nhau, giúp người tuổi Ngọ dễ dàng có được nhiều vận may tài chính. Xét theo thời gian 1 năm, con giáp này dễ dàng phát tài phát lộc nhất là vào năm Thân.

Phân tích độ tăng giảm tài vận của người tuổi Mùi dựa trên thời gian 1 ngày có thể cho thấy rằng thời điểm con giáp này có được nhiều may mắn và thành công nhất là vào giờ Tý. Sự kết hợp tương hỗ của hai yếu tố Mùi đại diện cho thổ âm và Tý đại diện cho thủy dương, mang lại mức độ thuận lợi cực cao cho người tuổi Mùi. Do đó, khi phân tích theo thời gian một năm, năm Tý chính là thời cơ tốt nhất giúp họ phát tài.

Trong thời gian 1 ngày, thời điểm người tuổi Thân dễ dàng có được thành công nhất là giờ Mão. Bởi hai yếu tố Thân là kim dương tương hỗ với Mão là mộc âm, tạo điều kiện thuận lợi cho tài vận của người tuổi Thân bùng phát mạnh mẽ. Theo đó, xét trên khoảng thời gian 1 năm, con giáp này dễ dàng gặt hái thành quả của mình là vào năm Mão.

Nếu tính theo thời gian 1 ngày, giờ Dần là thời điểm thuận lợi cho người tuổi Dậu dễ dàng tăng khả năng tài chính của mình nhất. Sự kết hợp giữa hai yếu tố mang tính bổ trợ Dậu là kim âm, Dần là mộc dương đã tạo nên sự may mắn và thuận lợi đó. Do vậy, tính theo thời gian 1 năm, người tuổi Dậu dễ dàng phát tài nhất chính là vào năm Dần.

Giờ Hợi chính là thời điểm mang lại nhiều tài lộc nhất cho người tuổi Tuất nếu tính theo thời gian 1 ngày. Hai yếu tố Tuất là thổ dương và Hợi là thủy âm kết hợp với nhau tạo thêm lực đẩy cho tài vận của người tuổi Tuất phát triển. Xét theo thời gian 1 năm, con giáp này dễ dàng đạt được mong muốn và tăng thêm thu nhập tài chính cho mình là vào năm Hợi.

Với cuộc sống hối hả và bận rộn của các bậc phụ huynh thì việc tìm hiểu về nghi thức cúng thôi nôi vào buổi nào cho bé và cách thức hiện cũng khá mất thời gian. Thông thường các gia đình tổ chức lễ cúng thôi nôi vào buổi sáng hoặc trưa còn buổi tối sẽ tiếp đãi khách mời.

Ngoài ra, chúng ta hướng đến sự tiện lợi đó là sử dịch vụ. Từ đó, dịch vụ đồ cúng trọn gói – Đồ Cúng Tâm Linh ra đời, chúng tôi chuyên cung cấp những mâm cúng trọn gói nói chung và dịch vụ đồ cúng thôi nôi trọn gói nói riêng.

Cúng thôi nôi là một nghi lễ quan trọng. Bài viết cúng thôi nôi lúc mấy giờ chính xác nhất? Hy vọng đã cung cấp cho quý vị nhiều thông tin bổ ích, để các bạn có thể hiểu rõ hơn về một trong những truyền thống tốt đẹp này của người Việt Nam.

Hướng dẫn nên cúng thôi nôi lúc mấy giờ và chuẩn bị lễ vật cúng thôi nôi

Cúng Cô Hồn Như Thế Nào, Ngày Nào, Vào Lúc Mấy Giờ?

Theo phong tục tập quán của người Việt, cúng cô hồn được diễn ra vào tháng 7 âm lịch hàng năm, vậy cúng cô hồn như thế nào, ngày nào, vào lúc mấy giờ là chuẩn nhất? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để có câu trả lời và làm cúng cô hồn đúng nhất.

Cúng cô hồn như thế nào, ngày nào, vào lúc mấy giờ? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. theo quan niệm tín ngưỡng của người xưa thì cúng cô hồn vào lúc chập tối là hợp lý nhất bởi thời gian đó họ sẽ hưởng được lộc mà con người cho.

Cúng cô hồn tháng 7

1. Tại sao tháng 7 âm lịch lại là tháng cô hồn?

Ở Trung Quốc thì vào ngày 2/7 âm lịch, Diêm Vương sẽ cho mở cửa Quỷ môn quan để cho quỷ đói trở lại được trần gian đến ngày 15/7 âm lịch nên tháng cô hồn cũng bắt đầu từ đó mà đi. Do đó, theo tục lệ dân gian thì mọi người phải cúng gạo, muối, cháo để quỷ đói không còn quấy nhiễu cuộc sống sinh hoạt thường ngày và ngày 14/7 âm lịch hàng năm chính là ngày mà người dân trung Quốc cúng cô hồn.

Còn ở Việt Nam, tín ngưỡng tâm linh cúng cô hồn đã được truyền từ đời này đến đời khác và phong tục ấy vẫn còn lưu giữ tới bây giờ. Người xưa cho rằng, con người gồm phần xác và phần hồn. Khi con người mất đi chỉ mất phần xác còn phần hồn vẫn luôn tồn tại và có người được đầu thai, có người lại bị giữ lại và được đẩy xuống địa ngục để làm quỷ đói quẫy nhiễu trần gian. Do đó, cứ vào tháng 7 âm lịch hàng năm thì người Việt lại cúng cô hồn và việc cúng này kéo dài từ ngày 1/7 đến 30/7 âm lịch tùy vào từng vùng và từng gia đình mà không ấn định riêng 1 ngày nào. Bên cạnh đó, theo quan niệm, tháng 7 là tháng của ma quỷ, tháng xui xẻo nên các việc trọng đại trong gia đình đều tránh tổ chức, diễn ra vào tháng 7 âm lịch.

2. Cúng cô hồn như thế nào, ngày nào, vào lúc mấy giờ?

Theo Trụ trì của chùa Một Cột, Đại đức Thích Tâm Kiên thì theo tín ngưỡng dân gian của người Việt thì tháng 7 chính là tháng của ma quỷ, tháng cô hồn. Còn theo đạo Phật thì tháng 7 chính là tháng có lễ Vu Lan báo hiếu.

Về tín ngưỡng cúng cô hồn rằm tháng 7 thì theo Đại đức Thích Tâm Kiên cho biết, tục lệ này được diễn ra từ ngày 2/7 âm lịch đến sau ngày 12/7 âm lịch hàng năm. Vì tin là ngày mở cửa ngục ân xá cho các ma quỷ nên dân gian thường sắm cỗ cúng vong linh không nhà không cửa để cho ma quỷ không còn quấy phá và mọi người trong gia đình có cuộc sống bình an.

Việc cúng cô hồn có tính nhân văn cao và đây cũng là ngày xá tội vong nhân. Do đó, mọi người đều cúng cô hồn bằng muối, gạo, bỏng, cháo loãng … giúp các linh hồn không có nơi lương tựa siêu sinh.

Đối với lễ Vu Lan thì đây tháng 7 chính là cơ hội để các con cháu báo hiếu với tổ tiên. Trong những ngày này, các gia đình thường đi lên chùa để cầu siêu, làm lễ tỏ lòng báo hiếu với tổ tiên. Sau đó, con cháu sẽ dâng mâm cơm chay tháp hương lên bàn thờ của người thân và bàn thờ phật.

Còn việc cúng cô hồn vào ngày nào, lúc mấy giờ thì theo Đại đức Kiên cho hay nếu cúng lễ Vu Lan thì bạn nên cúng vào ban ngày. Còn nếu cúng bố thí cho ma quỷ thì nên cúng vào buổi chiều tối bởi ban ngày ánh nắng của mặt trời rất mạnh, còn các cô hồn ở trên dương gian lại rất yếu nên cúng cô hồn vào ban ngày, cô hồn sẽ không hưởng lộc được.

3. Cúng cô hồn như thế nào?

Theo dân gian Việt Nam thì cúng cô hồn được diễn ra vào ngày 1 tới ngày 15/7 âm lịch. Thay vì chuẩn bị lễ mận thì mọi người cũng cô hồn bằng lễ chay bởi như thế sẽ không khơi dậy được lòng sân si của các ma quỷ.

Theo nhà nghiên cứu thì mâm cúng Phật nên dùng hoa quả, xôi, cháo trắng, bánh kẹo … để cúng. Còn mâm cúng tổ tiên thì bạn có thể cúng đồ mặn.

Mâm cúng cô hồn gồm có:

– Muối gạo (1 đĩa)– Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ– Hoa, quả 5 loại 5 màu (ngũ sắc)– 12 cục đường thẻ– Quần áo giấy, tiền vàng bạc– Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm)– Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hay là cơm vắt: 3 vắt– Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc– Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá)

Vào những ngày cúng cô hồn không nên cúng xôi, gà. Khi đặt tiền vàng ở trên mâm nên để theo 4 hướng và mỗi hướng nên đặt cây hương theo số lẻ 3, 5 hoặc 7. Tải Văn cúng cô hồn rằm tháng 7 tại đây

Văn khấn cúng cô hồn

Hi vọng, với thông tin trên đây, bạn đã tìm được lời giải đáp cho thắc mắc cúng cô hồn như thế nào, ngày nào, vào lúc mấy giờ và biết được thời điểm chính xác để chúng cô hồn nhằm có được cuộc sống bình an, không gặp tai họ trong tháng cô hồn này.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cung-co-hon-nhu-the-nao-ngay-nao-vao-luc-may-gio-36945n.aspx Bên cạnh cúng cô hồn như thế nào, Taimienphi.vn còn chia sẻ thông tin cúng chúng sinh như thế nào, vào giờ nào là tốt nhất giúp các bạn biết được cúng chúng sinh như thế nào, vào giờ nào là tốt nhất để cúng.

Bài viết liên quan

Cúng Mụ Là Gì? Cách Cúng Mụ Đúng Nhất Cho Bé

Cúng Mụ là phong tục cúng tạ ơn và cầu phúc tới bà mụ, những bà mụ hay Tiên nương là những người chuyên phụ trách sinh nở và nặn hình hài những đứa trẻ. Cúng Mụ là nghi thức được tổ chức khi đứa trẻ đầy cữ ( khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày), đầy tháng (1 tháng), đầy tuổi tôi (100 ngày) và thôi nôi (đủ năm).

Truyền thuyết về các Bà mụ

Truyền thuyết về 12 Bà mụ được ghi chép lại trong sách “Lược khảo về thần thoại việt Nam”. 12 Bà mụ chính là sáng vị thần giúp việc sáng tạo loại người của Ngọc Hoàng hay là những vị thần được Ngọc Hoàng giao phó rách nhiệm trông coi và nắn mới cơ thể của con người khi đầu thai.

Tại sao lại là 12 Bà Mụ? Có sự tích cho rằng đây là một nhóm có trách nhiệm tạo ra con người, mỗi Bà Mụ một công việc: nắn tứ chi, nắn tai, nắn mắt, dạy nói, dạy cười. Miền Nam lại cho rằng, 12 Bà mụ luân phiên nhau lo việc thai sản theo 12 con giáp trong 12 năm.

12 Bà mụ, mỗi người một việc như sau:

Mụ bà Trần Tứ Nương sanh đẻ.

Mụ bà Vạn Tứ Nương thai nghén.

Mụ bà Lâm Cửu Nương thụ thai.

Mụ bà Lưu Thất Nương nặn hình hài nam, nữ.

Mụ bà Lâm Nhất Nương chăm sóc thai.

Mụ bà Lý Đại Nương chuyển dạ.

Mụ bà Hứa Đại Nương khai hoa nở nhụy.

Mụ bà Cao Tứ Nương ở cữ.

Mụ bà Tăng Ngũ Nương chăm sóc trẻ sơ sinh.

Mụ bà Mã Ngũ Nương ẵm bồng con trẻ.

Mụ bà Trúc Ngũ Nương giữ trẻ.

Mụ bà Nguyễn Tam Nương chứng kiến và giám sát sinh đẻ.

Việc chuẩn bị lễ vật rất quan trọng phải thật cẩn thận và chu đáo. Người Việt thường cúng Mụ với 12 phần nhỏ để cúng 12 bà mụ và 1 phần lớn để cúng bà Mụ chúa như sau:

Trầu cau: 12 miếng trầu têm cánh phượng, cau bổ làm tư và 1 miếng trầu chưa têm, 1 quả cau nguyên.

Động vật: bộ tam sên, cua ốc, tôm luộc hoặc sống. Nếu cúng sống thì phóng sinh sau khi cúng xong.

Phẩm oản và bánh kẹo: 12 phần bằng nhau và một phần to hơn.

Lễ mặn: gà luộc, cháo, xôi, rượu trắng và món ăn mặn.

Hương hoa: nhang, hoa, tiền vàng, nước.

Đồ chơi của bé: các bộ đồ chơi giống bát đũa, chén cốc, thìa, xe cộ,…

Vàng mã: 12 đôi hài màu xanh, váy áo xanh và nén vàng xanh.

Tất cả lễ vật phải được bày biện cân đối và được chia thành 2 mâm. Mâm dưới là tôm, cua ốc. Mâm lễ mặn cùng hoa và nước trắng để ở trên.

Lễ vật cũng có thể thay đổi tùy theo địa phương và lễ cúng là đầy tháng hay thôi nôi. Trong lễ cúng đầy tháng, cha mẹ sẽ chuẩn bị mâm lễ cho 12 Bà mụ với 12 chén chè, 3 tô chè, 2 đĩa xôi và mâm cúng 3 Đức Ông với vịt luộc, 3 chén cháo và 1 tô cháo. Trong lễ thôi nôi, ngoài xôi chè và vịt luộc để cúng Bà mụ Đức ông thì còn có một con lợn quay để cúng thổ công, thổ chủ và đất đai điền địa. Bên cạnh, bày thêm một mâm với 5 chén cháo, 1 tô cháo, rau sống, 1 đĩa lòng lợn, rượu, trà, hoa quả, nhang, đèn và một con dao trên lưng lợn quay. Mâm cúng trong nhà sẽ bày trên tất cả các bàn thờ.

Sau khi lễ vật đã bày biện xong xuôi, cha mẹ sẽ bế cháu ra trước bàn thờ và khấn văn cúng Mụ. Văn cúng mụ là gì? Có thể có nhiều dị bản tùy thuộc vào từng địa phương, nhưng sẽ bắt đầu bằng việc xưng danh các Bà mụ, thần phật, ngày tháng hôm cúng, tên cha mẹ, tên đứa trẻ, nơi ở cả gia đình, lý do tổ chức lễ cúng và bày tỏ tấm lòng biết ơn với công lao của các Mụ dành cho bé, mong các Mụ tiếp tục phù hộ cho bé. Khấn vái xong thì vái 3 lạy và đợi 3 tuần nhang thì tạ lễ. Lễ vật vàng mã sẽ được mang đi hóa, đồ ăn được mang đi thụ lộc, động vật sống sẽ được phóng sinh còn các đồ chơi được giữ lại cho bé hay phân phát cho trẻ em hàng xóm để lấy khước.

Cúng Mụ Đầy Tháng Cho Bé Trai Quan Trọng Như Thế Nào?

Vì sao phải cúng mụ đầy tháng cho bé trai

Lễ cúng mụ đầy tháng hay còn có tên gọi quen thuộc là lễ cúng đầy tháng, bao lâu nay đã trở thành nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Một đứa bé được sinh khi đã đủ 30 ngày, tức 1 tháng, gia đình sẽ làm mâm cơm để cúng các Bà Mụ. Vậy các vị ấy là ai?

12 vị Tiên Nương chính là 12 Bà Mụ, cùng với Bà Chúa đầu thai có nhiệm vụ coi sóc mỗi sinh linh bé bỏng từ lúc thụ thai cho đến khi chào đời. Công sức của 12 Bà Mụ được chia đều thành 12 giai đoạn mang thai của người phụ nữ, bao gồm: đầu thai, thụ thai, thai nghén, chăm sóc bào thai, nặn hình hài nam nữ, chuyển dạ, sinh nở, chăm sóc trẻ, giữ trẻ, ẵm bồng con trẻ,…

Cúng mụ đầy tháng cho bé trai, bé gái nhằm để tạ ơn công lao của các bà: Lâm Cửu Nương, Mã Ngũ Nương, Vạn Tứ Nương, Trúc Ngũ Nương, Lâm Nhất Nương, Tăng Ngũ Nương, Lưu Thất Nương, Cao Tứ Nương, Lý Đại Nương, Trần Tứ Nương, Nguyễn Tam Nương, Hứa Đại Nương. Nhờ có sự coi sóc của 12 Bà Mụ mà giờ đây em bé lớn lên từng ngày khỏe mạnh.

Lễ vật cúng mụ đầy tháng cho bé trai có gì khác biệt?

Mâm cúng mụ đầy tháng cho bé trai cần có những gì, các lễ vật có khác gì với mâm cúng của bé gái? Đó luôn là câu hỏi được các bậc cha mẹ đặt ra khi chuẩn bị lễ cúng mụ cho con của mình. Có lẽ, sự khác biệt lớn nhất giữa mâm cúng của bé trai và bé gái chính là ở món xôi chè.

Xôi chè dùng trong lễ cúng mụ đầy tháng thường là loại được nấu chuyên dùng để cúng. Trong mâm cúng mụ đầy tháng cho bé trai, thường người ta sẽ sử dụng chè đậu trắng chan nước cốt dừa. Món chè đậu trắng được ví như cuộc đời của một người con trai. Khi chưa được nấu chín, hạt đậu trắng cứng rắn. Còn khi đã được “nấu chín”, trải qua những biến cố cuộc đời để trưởng thành, người con trai trở nên dẻo dai hơn.

Bên cạnh đó, cái ngọt thanh của nước cốt dừa ăn kèm cũng chính là những ước mong may mắn và thuận lợi sẽ đến với cuộc đời con trai sau này. Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ cảm thấy cái thiêng liêng ẩn chứa trong từng món đồ cúng.

Tùy từng vùng miền mà món xôi dùng để cúng mụ đầy tháng cho bé trai mỗi khác nhau. Ở miền Bắc sẽ chọn xôi vò, miền Trung là xôi đậu xanh còn miền Nam cúng xôi gấc hoặc xôi 3 màu. Hạt nếp dùng nấu xôi phải là những hạt đầy dài, xôi nấu vừa chín tới và phải có mùi vị đặc trưng riêng của nó.

Khác với cúng mụ đầy tháng cho bé trai, mâm cúng mụ đầy tháng cho bé gái thường dùng chè trôi nước. Từ xưa, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã có bài thơ ví thân thể người phụ nữ “vừa trắng lại vừa tròn” như những chiếc bánh trôi nước. Thế nên, chọn cúng chè trôi nước cho đầy tháng của bé gái cũng là điều hợp lý.

Cần có những lưu ý gì khi cúng mụ đầy tháng cho bé trai?

Gia đình cần đặc biệt lưu ý cách chọn ngày để cúng mụ đầy tháng cho bé trai. Lễ cúng mụ đầy tháng cho bé trai phải được diễn ra trước đầy tháng 1 ngày và tính theo lịch âm. Ví dụ, bé trai nhà bạn sinh vào ngày 11 tháng 2 âm lịch, thì ngày 10 tháng 2 âm lịch sẽ là ngày cúng mụ đầy tháng cho bé.

Thời điểm thích hợp để cúng gia đình nên chọn vào buổi sáng sớm hoặc khi đã chiều tối. Cúng xong cả gia đình có thể cùng nhau quây quần ăn tiệc mừng, cùng lì xì và gửi đến cháu bé những lời chúc phúc tốt đẹp nhất.

Bên cạnh chú ý việc cúng mụ đầy tháng cần chuẩn bị gì, gia đình cũng nên cân nhắc cách sắp xếp bàn cúng sao cho hợp lý. Gia đình nên chuẩn bị 2 chiếc bàn 1 lớn 1 nhỏ và đặt cách nhau chừng 10 phân. Trên bàn lớn sắp mâm cúng 12 Bà Mụ, gồm 12 phần nhỏ các lễ vật được chia đều, chính giữa để bình bông, trái cây cùng giấy tiền vàng mã. Bàn nhỏ hơn đặt phía trên, dành để cúng Đức Ông.