Cúng Mụ / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Bà Mụ Là Gì, Cúng Mụ Là Gì, 12 Bà Mụ?

, gọi nôm na là hoặc , theo quan niệm dân gian là , được người dân tại một số vùng miền châu Á, trong đó có Việt Nam, thờ cúng theo tín ngưỡng, và theo sự tích thì có 12 bà mụ. là phong tục cúng tạ ơn và cầu phúc tới các , những Tiên Nương theo quan niệm dân gian tương truyền phụ trách việc sinh nở và nặn ra những đứa trẻ, nghi thức tổ chức khi đứa trẻ đầy cữ (mới sinh được 3 ngày), đầy tháng (sinh được 1 tháng), đầy tuổi tôi (sinh được 100 ngày) và thôi nôi (đầy năm).

Sự tích được Nguyễn Đổng Chi kể trong sách Lược khảo về thần thoại Việt Nam: Sự tích của 12 vị nữ thần này hiện nay chúng ta chỉ còn biết một cách lờ mờ. Có thuyết nói đó là các thần giúp việc cho Ngọc Hoàng từ lúc ông ta có ý định sáng tạo ra loài người. Nhưng cũng có thuyết lại cho đó là những thần được Ngọc Hoàng giao phó trách nhiệm sau khi ông đã sáng tạo ra đủ số lượng người và vật ở hạ giới. Nói cách khác, 12 bà Mụ là những vị thần có trách nhiệm nắn lại cơ thể cho một người nào đó khi được lệnh đầu thai.

Con số thường được giải thích bằng một vài quan điểm khác biệt nhau: có quan điểm cho rằng đó là một tập thể chịu trách nhiệm chung công việc tạo thành con người, và cách giải thích khác là mỗi Bà Mụ lo một việc: người nắn tai, người nắn mắt, người nắn tứ chi, người dạy trẻ cười, người dạy trẻ nói. Ở vùng đất phương Nam lại có quan niệm cho rằng 12 Bà Mụ là 12 vị luân phiên nhau lo việc thai sản trong 12 năm, tính theo “thập nhị chi” – tức theo 12 con giáp.

Danh sách 12 bà MụDanh sách 12 bà Mụ, mỗi bà kiêm một việc trong sinh nở giáo dưỡng, bao gồm:1. Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sanh đẻ (chú sanh)2. Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén (chú thai)3. Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai (thủ thai)4. Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ).5. Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai (an thai)6. Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)7. Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)8. Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ (dưỡng sanh)9. Mụ bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)10. Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)11. Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ (bảo tử)12. Mụ bà Nguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sanh).

Theo sách Đài Bắc thị tuế thời ký, tại Từ Hựu Cung Sơn ở Đài Bắc lại cung phụng tới 13 bà mẹ sanh, thêm một bà Đỗ Ngọc Nương chuyên đỡ đẻ (tiếp sanh).

Phong tụcCác bà Mụ được thờ cúng tại một số đền chùa như chùa Hóc Ông, chùa Biên Hòa, chùa Phước Tường Thủ Đức, chùa Minh Hương Gia Thạnh Chợ Lớn; trong gia đình khi phụ nữ mới sinh hay con cháu đau yếu, và đặc biệt được tôn vinh trong nghi thức cúng Mụ tổ chức khi đứa trẻ đầy cữ (mới sinh được 3 ngày), đầy tháng (sinh được 1 tháng); đầy tuổi tôi (sinh được 100 ngày) và thôi nôi (đầy năm).

Thông tin thêmTại Điện Ngọc Hoàng ở Đa Kao Thành phố Hồ Chí Minh có 12 pho tượng các bà Mụ trong tư thế ngồi ngai, mỗi tượng có một kiểu ngồi độc đáo với các động tác chăm sóc trẻ: bồng trẻ, cầm bình sữa, bồng bé bú, tắm cho bé v.v. Các pho tượng được làm từ khoảng đầu thế kỷ 20, bằng chất liệu gốm với màu sắc sinh động từ màu xanh lục đậu, lam cô-ban, trắng ngà, vàng đất, nâu đen, nâu đỏ.

Cúng mụ là phong tục cúng tạ ơn và cầu phúc tới các bà Mụ, những Tiên Nương theo quan niệm dân gian tương truyền phụ trách việc sinh nở và nặn ra những đứa trẻ.

thịnh hành trong một số dân tộc châu Á trong đó có dân tộc Việt, và thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng), 100 ngày (ngày đầy tuổi tôi) và 1 năm (ngày thôi nôi).

Nguồn gốcTrong sách Bắc bộ lục có nói: Tục Lĩnh Nam nhà giàu đẻ con được ba ngày, hoặc đầy tháng, thì tắm cho con, làm một bữa tiệc gọi là “đoàn du phạn” (nghĩa là bữa cơm tròn trặn trơn tru). Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn viết: Tục nước ta, đẻ con được ba ngày, làm mâm cơm cúng Mụ. Đến hôm đầy tháng, hôm một trăm ngày, hôm đầy tuổi tôi, đều có làm cỗ cúng gia tiên, bầy tiệc ăn mừng. Bà con, người quen thuộc, dùng thơ, câu đối, đồ chơi, đồ quần áo trẻ để mừng nhau. Mà nhất là tiệc một trăm ngày là tiệc đầy tuổi tôi to hơn cả. Học giả Phan Kế Bính còn cho rằng ở thành phố Hà Nội hiện nay thì đẻ con ra đầy cữ, đầy tháng, đầy tuổi tôi, mới làm lễ cúng Mụ.

Theo quan niệm dân gian của cộng đồng người Việt, đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai) và Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ) nặn ra ban cho. Vì vậy, khi đứa trẻ đầy cữ (đứa trẻ chào đời được 3 ngày), đầy tháng (đứa trẻ chào đời được một tháng) hay đầy năm thì bố mẹ, ông bà đứa trẻ phải bày tiệc cúng Mụ để tạ ơn các bà Mụ và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành.

Tục thờ cúng 12 bà Mụ là tín ngưỡng người Việt tiếp thu từ Trung Hoa. Theo truyền thuyết, lệ tục này có từ lâu đời và đã từng được giải nghĩa trong tác phẩm Phong thần diễn nghĩa. Theo truyện, Khương Tử Nha phụng chỉ Ngọc Đế phong cho ba vị tiên đảo là Vân Tiêu, Quỳnh Tiêu và Bích Tiêu, môn đồ của Quy Linh Thánh Mẫu, nắm giữ “hỗn nguyên kim đẩu”. Đời người trước sau đều chuyển kiếp từ cái “kim đẩu” này. Vân Tiêu, Quỳnh Tiêu, Bích Tiêu gọi chung là “Tam Cô”, hay “Chú Sinh Nương Nương”. Chú Sinh Nương Nương còn gọi là Thụ Tử Thần (thần ban con), và có 12 bà chị (“thập nhị thư bà” hay “thập nhị bảo mẫu”, “thập nhị đình nữ”). Thập nhị thư bà với những tư thế khác nhau, tượng hình người phụ nữ bồng con, cầm tay con dắt, cho con bú v.v.

Theo sách Đài Bắc thị tuế thời ký, tại Từ Hựu Cung Sơn ở Đài Bắc lại phối tự cung phụng tới 13 bà mẹ sanh, thêm một bà Đỗ Ngọc Nương chuyên đỡ đẻ (tiếp sanh).

Cúng Mụ trong các dân tộc thiểu sốKhi một đứa trẻ dân tộc Bố Y ra đời được 3 ngày, và hiện nay phần lớn là khi đủ tháng, gia đình mới làm lễ cúng Mụ và đặt tên tục cho con. Dân tộc Dao thì làm lễ cúng Mụ khi đứa trẻ được 3 ngày, bằng cách lập đàn cúng gọi là làm lễ “nam han”, và thường mổ một lợn, một gà, một vịt để cúng tạ ơn bà Mụ ở động Đào Hoa Lâm Châu đã “cho” họ đứa trẻ và cầu mong ở Mụ sự phù hộ lâu dài. Động Đào Hoa Lâm CHâu theo quan niệm của người Dao là nơi Mụ trú ngụ.

Lễ vật cúng MụTrong nghi thức cúng Mụ, ca phần sửa soạn lễ vật hết sức quan trọng đòi hỏi phải được thực hiện cẩn thận và chu đáo. Lễ cúng Mụ của người Việt thường được thực hiện với các phần lễ vật gồm 12 lễ nhỏ (cúng 12 bà Mụ) và 1 lễ lớn (cúng bà Mụ Chúa). Lễ vật thông thường bao gồm:

1. Đồ vàng mã: các đôi hài màu xanh, nén vàng màu xanh, váy áo màu xanh.2. Trầu cau: trầu têm cánh phượng, 12 miếng trầu với cau bổ tư và 1 miếng to hơn với cau nguyên quả3. Đồ chơi trẻ em bằng nhựa hoặc sành sứ: Gồm các bộ đồ chơi giống hệt nhau với bát, đũa, thìa, chén cốc, con giống, xe cộ, nón, mũ v.v.4. Động vật: cua, con ốc, tôm để sống hoặc có thể hấp chín. Các động vật này có 12 con kích thước bằng nhau và có 1 con to hơn. Hoặc nếu không có con to hơn thì thay bằng 3 con nhỏ. Các con này để vào bát bày cúng và sau khi cúng xong thì đem thả ra ao, hồ phóng sinh.5. Phẩm oản: Cũng chia 12 phần đều nhau và một phần lớn hơn (hoặc nhiều hơn).6. Lễ mặn: bao gồm xôi, gà luộc, cơm, canh, món ăn, rượu trắng7. Kẹo bánh: Chia thành 12 phần và một phần to hơn (hoặc nhiều hơn).8. Hương hoa: hương, lọ hoa nhiều màu, tiền vàng, nước trắng.

Tất cả các lễ vật được bài trí một cách hài hòa, cân đối ở chính giữa phía trên của hương án, trong đó lễ vật dâng các bà mụ chia làm 12 phần nhỏ đều nhau và một phần to hơn. Mâm lễ mặn với hương, hoa, nước trắng để trên cùng và mâm tôm, cua, ốc để phía dưới.

Một đĩa trầu têm cánh phượng dùng trong lễ cúng Mụ của người Việt, bao gồm 12 miếng nhỏ và 1 miếng lớn hơn

Tại một số vùng miền, địa phương khác lễ vật có thể thay đổi và tùy theo lễ cúng đầy tháng hay lễ thôi nôi. Trong ngày đầy tháng, gia chủ có thể chuẩn bị mâm lễ vật cúng kính 12 Mụ bà gồm 12 chén chè, 3 tô chè, 3 đĩa xôi và một mâm cung kính 3 Đức ông gồm con vịt tréo cánh được luộc chín, 3 chén cháo và 1 tô cháo v.v. Trong khi đó tại lễ thôi nôi, ngoài lễ vật chè, xôi, vịt luộc cúng Mụ bà – Đức ông như trong lễ đầy tháng, còn có lợn quay cúng đất đai điền địa, thổ công, thổ chủ. Mâm bày ngoài sân bên cạnh lợn quay còn có 5 chén cháo, 1 tô cháo, 1 đĩa lòng lợn, rau sống, nhang, đèn, rượu, trà, hoa quả, trên lưng lợn quay gắn một con dao bén. Trong nhà thì bày 3 mâm cúng với lễ vật là những thức ăn chín phù hợp với tập quán từng địa phương. Kế bên bày 12 chén chè, xôi; con vịt luộc chín với 3 chén cháo và 1 tộ cháo cúng 12 Mụ bà và 3 Đức ông.

Lễ cúngSau khi bày lễ xong, bố hoặc mẹ cháu bé sẽ thắp 3 nén hương, rồi bế cháu bé ra trước án và khấn theo bài khấn cúng Mụ. Bài khấn cúng Mụ, tùy địa phương, câu chữ có thể có dị bản, nhưng thường bắt đầu bằng việc kính cẩn xưng danh các bà Mụ, thần phật; ngày tháng cúng; tên 2 vợ chồng và tên đứa con là trung tâm của lễ cúng, nơi ở của gia đình; lý do cúng; bày tỏ lòng biết ơn công lao của các bà Mụ và cuối cùng là lời cầu mong các bà độ trì phù hộ.

Khi đã khấn xong, vái 3 vái và sau 3 tuần hương thì lễ tạ. Các lễ vật vàng mã sẽ được đem hóa, đồ ăn thì người nhà thụ lộc; động vật sống thì phóng sinh; và đồ chơi thì giữ lại cho em bé và phân phát cho trẻ em hàng xóm, họ hàng lấy khước.

Cúng Mụ Cần Những Gì? Những Điều Cần Biết Về Cúng Mụ

Bà Mụ là ai?

Bà Mụ được biết đến qua sự tích 12 Bà Mụ cũng chính là 12 vị nữ thần đi theo hầu Ngọc Hoàng, giúp đỡ Ngọc Hoàng trong quá trình cất công sáng tạo nên con người tại hạ giới. Nói dễ hiểu hơn, các vị nữ thần này đã theo lệnh của Ngọc Hoàng chịu trách nhiệm nắn tạo nên cơ thể con người khi người đó được lệnh cho đầu thai.

Sở dĩ có tới tận 12 Bà Mụ chứ không phải 1 là bởi vì theo quan niệm dân gian, mỗi bà sẽ lo mỗi việc khác nhau khi tạo dựng nên một đứa trẻ ví dụ như người tạo mắt, người nắn tai, người nắn mũi, người dạy bé cười,… Ngoài ra cũng có một số ý kiến giải thích khác cho rằng 12 Bà Mụ không làm việc riêng rẽ khi tạo nên một em bé mà các bà sẽ thay phiên nhau, 12 tháng trong 1 năm tính theo 12 con giáp để luân phiên nhau thực hiện nhiệm vụ cao cả là lo cho việc thai sản của con người. Vì có “công” là người tạo nên hình hài tính cách của đứa trẻ nên việc cúng các Bà Mụ để tạ ơn là việc không thể thiếu trong các dịp lễ quan trọng như đầy tháng, thôi nôi,…

Cúng Mụ cần những gì là đầy đủ và chuẩn xác nhất, cha mẹ hãy tham khảo ngay để có thể bày biện cho con một buổi lễ ý nghĩa. Thường trong văn hóa dân gian của người Việt, cúng Mụ được thực hiện bao gồm 12 phần cúng nhỏ và 1 phần cúng lớn lần lượt dành cho 12 Bà Mụ và Bà Mụ Chúa. Trong đó, các lễ vật bắt buộc phải chuẩn bị đầy đủ đó chính là:

Đồ vàng mã: Vàng mã để cúng nghi lễ này bao gồm những đôi hài, nén vàng và váy áo, lưu ý tất cả đều phải có màu xanh.

Đồ chơi: Chuẩn bị những bộ đồ chơi trẻ em bằng nhựa hoặc sành sứ (bát đũa, con giống, thìa chén, mũ nón,…)

Phẩm oản: Các phần phẩm oản bắt buộc phải chia đều thành 12 phần nhỏ và 1 phần lớn hoặc nhiều hơn một chút.

Đồ mặn: Đồ mặn được chuẩn bị công phu bao gồm các món ăn, xôi, gà luộc, cơm trắng, canh và rượu trắng.

Hương hoa: Cố gắng chuẩn bị những lọ hoa nhiều màu sắc khác nhau, bên cạnh đó còn phải có đủ tiền vàng, nước trắng và hương nhang.

Trầu cau: Về trầu thì tốt nhất là hãy tiêm cánh phượng với 12 miếng trầu, cau bổ tư và quan trọng là 1 miếng khác biệt hơn, để cau nguyên quả và to hơn.

Bánh keo: Tương tự như phẩm oản, cha mẹ hãy chia bánh kẹo thành 12 phần nhỏ và 1 phần lớn hơn.

Động vật: Chuẩn bị đầy đủ cua, ốc, tôm để sống, bao gồm 12 con có kích thước ngang nhau và một con lớn hơn, nếu không tìm ra con lớn hơn có thể thay thế bằng 3 con nhỏ. Khi thực hiện lễ ta để những con vật này vào bát và sau khi cúng xong ta hãy đem chúng đi phóng sinh.

Văn khấn chuẩn nhất khi cúng Mụ

Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.

– Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.

– Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.

– Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương

– Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay ngày…. Tháng….. năm….

Vợ chồng con tên là chúng tôi đã sinh được con (trai, gái) đặt tên …………..

Chúng con ngụ tại:……………………………………………

Nhân ngày đầy tháng (đẫy cữ hoặc đầy năm) chúng con thành tâm dâng hương hoa lễ vật và mọi thứ cúng bầy lên trước án, bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, Thánh hiền, Tiên Bà, các thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa, Tiên tổ nội ngoại, đã cho con sinh cháu tên………… sinh ngày…… được mẹ tròn con vuông.

Nay con cúi xin trước chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần, chứng giám lòng thành này mà thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì và vuốt ve che chở cho cháu ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh tật, vô tai ương vô hạn, vô ách, phù hộ độ trì cho cháu được mọi sự tươi đep, thông minh, sáng láng, bình yên, con người cường tráng, kiếp kiếp hưởng vinh hoa phú quí.

Gia đình con được phúc thọ an khang luôn bình an tránh nghiệp dữ, bốn mùa không lo âu hạn ách.

Xin thành tâm cúi đầu, xin được chứng giám cho lòng thành.

Nam mô a di Đà Phật.

Lễ Cúng Mụ 12 Tuổi

Lễ cúng Mụ 12 tuổi còn được biết đến với tên gọi là lễ cúng căn 12 tuổi. Ngoài lễ cúng đầy tháng, thôi nôi thì đây cũng được xem là một trong những ngày quan trọng nhất trong cuộc đời của con người. Để thực hiện đúng và đủ nghi thức này một cách tốt đẹp, cha mẹ hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để biết rõ hơn về lễ cúng Mụ 12 tuổi cũng như cách cúng sao cho chuẩn xác nhé!

Lễ cúng Mụ 12 tuổi là ngày lễ cúng được tổ chức định kỳ vào ngày sinh của bé qua từng năm cho đến khi con tròn 12 tuổi. Ngoài ra có một số vùng miền và địa phương thay vì tổ chức lễ cúng Mụ 12 tuổi cho bé hằng năm thì họ chỉ tập trung làm lễ này vào những thời điểm khi bé được 3,6,9,12 tuổi. Lễ cúng này cũng được diễn ra với mục đích bày tỏ lòng biết ơn của gia đình đến với các bà Mụ đã có công nắn tạo, che chở nuôi dưỡng cho đứa trẻ ra đời bình an và vượt qua những căn nợ của chúng trong khoảng thời gian suốt 12 năm. Sau 12 năm tức là lúc trẻ tròn 12 tuổi, đã được thoát những kiếp nạn “hữu sanh vô dưỡng”, cha mẹ sẽ phải tổ chức lễ cúng Mụ 12 tuổi linh đình hơn những lần trước để dứt căn, tạ ơn các vị Tiên Nương lần cuối.

Lễ vật cần chuẩn bị trong lễ cúng Mụ 12 tuổi

Có 2 mâm cúng cần chuẩn bị đó chính là mâm cúng trên bàn thờ gia tiên và mâm cúng tại phòng của bé.

Những lễ vật bắt buộc phải có trong mâm cúng bàn thờ gia tiên đó chính là:

Với phần lễ vật tại mâm cúng trong phòng bé, cha mẹ phải chuẩn bị đầy đủ như sau:

Chim (Số lượng tùy theo giới tính của trẻ, với bé gái chuẩn bị 9 con, bé trai thì 7 con)

Cua (Số lượng cũng giống như khi chuẩn bị chim)

Ốc (Số lượng cũng giống như khi chuẩn bị 2 món trên)

13 miếng bánh đúc hoặc bánh rán nhỏ

13 trứng chim cút hoặc có thể thay thế bằng 13 miếng trứng lớn

13 bộ quần áo (Chuẩn bị 12 bộ nhỏ giống nhau cho 12 bà Mụ và 1 bộ lớn hơn dành cho bà Mụ Chúa)

13 miếng trầu được têm cánh phượng

13 phần bánh kẹo nhỏ

13 tờ 50.000 đồng

13 nén nhang

1 bát nước to

Bài khấn chuẩn trong lễ cúng Mụ 12 tuổi cho bé

Với bài khấn thì cũng có 2 bài khấn đó chính là bài khấn trong lễ cúng căn tại bàn thờ gia tiên và một bài khấn trong lễ cúng ngay tại phòng của bé.

Bài khấn trong lễ cúng gia tiên:

Con lạy chín phương trời, mười phương đất, mười phương chư phật, chư phật mười phương, chư phương bồ tát, chư hiền thánh tăng. Con lạy các thần linh… nơi con đang ăn, đất con đang ở, con ngụ tại…. ,con lạy gia tiên …(ông bà tổ tiên đã khuất) Con xin lạy bà chúa bào thai, mười hai bà mụ, con lạy gia tiên ông bà …….về tại số nhà nơi đây……… Hôm nay là mồng ……. tháng ….. năm … âm lịch, tên con là …… kêu thay lạy đỡ cho bố cháu là ………..mẹ cháu……..sinh ra cháu tên……… sinh lúc …….giờ……phút………ngày………thá ng……..năm…….

Tín chủ chúng con xin một lòng thành tâm tiến lễ hương hoa đăng trà quả thực, tiến lên tiền vàng kim ngân tài mã và số quần áo hài hia.

Con xin kính lạy các chư vị thần tiên, quan thần linh, các vị tiên quan địa chủ cùng quý nhân chứng lễ cho chúng con, phù hộ cho cháu và gia đình, phù hộ cháu ……….(tên con của bạn) luôn được bình an bản mạnh, cháu hay ăn chóng lớn, bốn mùa được yên bình, thân căn cự túc, trí tuệ cháu thông minh sáng suốt, học hành tấn tới, được công thành danh toại, tài đức vẹn toàn, chúng con xin một lòng thành tâm kính lễ. Xin các quan và gia tiên về chứng giám cho lòng thành.

Con nam mô a di đà phật (Lặp lại 3 lần)

Bài khấn trong lễ cúng tại phòng của bé

Con lạy chín phương trời, mười phương đất, chư phật mười phương, con lạy bà chúa bào thai.

Con lạy 12 bà mụ

Hôm nay ngày………tháng………năm…….Con là….xin kêu thay lạy đỡ cho bố cháu là…………mẹ cháu ………cháu tên là …………sinh lúc ……giờ…… phút……ngày……tháng……năm……….

Hôm nay con xin thành tâm dâng tiến, lễ dâng lên bà chúa Bào thai, và dâng lên 12 bà Mụ hương hoa, qủa thực, kim ngân tài mã, nước trầu cau, cơm, trứng, bánh kẹo và mọi nghi lễ gồm… (liệt kê tên các đồ cúng).

Con xin lạy bà chúa Bào thai, 12 bà Mụ chứng lễ này cho gia đình và bố mẹ cháu tên………..

Con xin kính lạy bà Mụ thứ 1,2,3,4,5 phù hộ cháu được hay ăn chóng lớn, xin dạy cháu cười, dạy nói, dạy đứng, dạy đi.

Con xin kính lạy bà Mụ thứ 6,7,8,9,10 mong phù hộ cho cháu trí tuệ sáng láng, thông minh, văn võ song toàn, sau này sẽ học hành tấn tới, được công thành danh toại, thành người nhân đức, hiếu thuận chan hòa với họ hàng và mọi người.

Con lạy bà Mụ thứ 11, 12 xin thu hết sài đẹn của cháu đổ ra biển sông ngòi.

Con kính lạy bà chúa Bào thai, 12 bà Mụ, chấp khấn, chấp lễ, chấp kêu, chấp cầu xin phù hộ cho cháu bình an, hay ăn chóng lớn, trí tuệ thông minh, sau này sẽ học hành giỏi giang tấn tới, trở nên công thành danh toại và là người có ích cho gia đình cùng toàn thể xã hội,….

Lễ cúng Mụ là nét đẹp văn hóa tâm linh lâu đời của dân tộc ta, hy vọng qua những chia sẻ này cha mẹ đã thông suốt về nghi thức này cũng như cách để chuẩn bị tiến hành lễ tốt nhất.

Cúng 12 Bà Mụ Và Tầm Quan Trọng Về Tâm Linh Của Lễ Cúng Mụ

Cúng 12 bà mụ cũng như rất nhiều sinh hoạt văn hóa khác, là một trong nhiều nghi thức được người Việt thực hiện trong đời sống hàng ngày. Bài viết này sẽ góp phần vào việc tìm hiểu và bổ khuyết thêm những thông tin cơ bản về lễ cúng 12 bà mụ.

Truyền thuyết về 12 bà mụ

12 bà mụ là 12 vị thần tiên góp phần sáng tạo nên loài người chúng ta, có nhiệm vụ nắn lại cơ thể cho một người nào đó khi được lệnh đầu thai. Mỗi người ở cõi trần đều phải qua tay 12 nữ thần tạo dựng và chăm nom, từ khi còn trong bụng mẹ tới lúc lọt lòng. Mỗi vị thần sẽ có những vai trò đặc biệt khác nhau. Nhưng khuyết điểm thì cả 12 vị nữ thần này chịu chung. Theo truyền thuyết, 12 bà mụ là những vị thần sau:

Trần Tứ Nương: chú sanh (sinh đẻ)

Lâm Cửu Nương: thủ thai (thụ thai)

Lâm Nhất Nương: an thai (chăm sóc thai)

Hứa Đại Nương: hộ sản (giúp việc sinh)

Tăng Ngũ Nương: bảo tổng (chăm trẻ sơ sinh)

Lưu Thất Nương: tạo hình hài

Lý Đại Nương: chuyển dạ (chuyển sinh)

Vạn Tứ Nương: chú thai (thai nghén)

Mã Ngũ Nương: tống tử (ẵm bồng)

Cao Tứ Nương: dưỡng sinh (ở cữ)

Nguyễn Tam Nương: giám sinh (giám sát sinh nở)

Trúc Ngũ Nương: bảo tử (coi trẻ)

Tuy mỗi người một công việc khác nhau, song 12 bà mụ đều có chung một nhiệm vụ là đảm bảo sự ra đời của một sinh linh bé nhỏ. Đây là món quà to lớn mà ông trời ban tặng cho mỗi gia đình.

Không phải tất cả trong chúng ta ai cũng biết đến truyền thuyết về 12 bà mụ, đặc biệt là người trẻ. Những câu chuyện kể dân gian thường nhân cách hóa các nhân vật truyền thuyết, trong đó nổi bật như Thánh Gióng, Thạch Sanh, câu chuyện thần Nữ oa vá trời và còn có cả truyền thuyết về 12 bà mụ. Đối với người dân Việt, đây là những nhân vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần và đời sống tâm linh. Truyền thuyết về 12 bà mụ tưởng chừng chỉ là những câu chuyện cổ tích hay sự hợp thức hóa cho các hình thức lễ nghi truyền thống nhưng phía sau đó là sự ẩn chứa nhiều tâm tư, tình cảm và niềm tin về một cuộc sống tốt đẹp, bình an, hạnh phúc của nhân dân. Cúng 12 bà mụ trước là để báo cáo tiên tổ về thành viên mới, sau là cảm ơn sự chăm sóc của 12 bà mụ đối với em bé. Đồng thời, các bậc cha mẹ và thành viên trong gia đình còn thông qua lễ cúng gửi gắm sự hi vọng về con đường tốt đẹp đang chờ đón các bé.

Cách cúng 12 bà mụ thế nào

Cúng 12 bà mụ được thực hiện ở các mốc thời điểm đánh dấu em bé tròn 1 tháng tuổi (hay còn gọi là đầy tháng) và khi em bé đã đủ 12 tháng tuổi (thôi nôi). Nhưng dù là lễ cúng 12 bà mụ vào ngày đầy tháng hay đầy tuổi thì các lễ vật cũng phải được chuẩn bị rất tỉ mỉ. Mặc dù không cần quá cầu kì và điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh tài chính của từng gia đình nhưng cũng không nên qua loa, xuề xòa. Tùy theo mỗi địa phương mà lễ vật cúng tiến có sự khác nhau song về cơ bản thì những lễ vật như xôi, chè, gà luộc, hương, hoa, quả ngọt, chén bát, rượu trắng là những lễ vật không thể thiếu.

Rõ ràng, việc chuẩn bị để cúng 12 bà mụ luôn được coi trọng và tuân theo những nguyên tắc truyền thống của gia đình, địa phương sao cho phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống. Qua lễ cúng 12 bà mụ, các bậc cha mẹ và những người lớn tuổi có thể giúp con trẻ nhận ra truyền thống quê hương, trân quý tình cảm gia đình và phấn đấu hơn nữa trong cuộc sống. Đó là những vốn quý mà người Việt luôn mong muốn có thể duy trì và phát huy hơn nữa trong tương lai.