Cúng Giỗ Như Thế Nào Cho Đúng / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Giỗ Gia Tiên Như Thế Nào Cho Đúng?

Trong việc cúng giỗ ông bà tổ tiên ngày nay nhiều gia đình cũng đã tốn kém chi phí , giết mổ lợn gà, cao lương mỹ vị, mời mọc khách khứa, con cháu sau vầy, thụ hưởng lễ vật, nhưng không đáp ứng được sự hội tụ linh hồn của ông bà tổ tiên. Thậm chí có những chỗ xảy ra va chạm, hiềm khích, to tiếng, bất hòa anh em, nghiệp nặng hơn còn xảy ra đâm chém., hận thù, từ mặt. Nhiều người đã đổ lỗi cho ngẫu nhiên hay bia rượu, vẫn là những con người đó trong cuộc sống họ đã từng nâng chén tâm tình huyết thống, hay tri kỷ, huynh đệ mà họ chưa hiểu được rằng đó là một tín hiệu sân hận, giận dữ của những linh hồn, tạo nên những bất hòa hay tai họa cho người dương trần đang sống.

Mọi vạn vật sinh ra trên đời này đều có sự tương quan lẫn nhau, xúc tiến lẫn nhau và nương tựa bổ trợ nhau, cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, con người cũng vậy, có tình mẫu tử, chuyển hóa, luân hồi. Tất cả mọi thứ đều có linh hồn, từ cổ xưa người ta đã tôn sùng vạn vật thiên nhiên, các vị thần sông, thần núi, thần cây….đến đức phật, thánh mẫu các vị thần trong lăng tẩm đình chùa, đền miếu, chúng ta đều đến thắp hương và tỏ lòng thành kính, và được các đấng thần linh che chở phù hộ. còn tổ tiên, ông bà, cha mẹ thì sao?

Khi các cụ, ông bà đã về cõi âm thì linh hồn vẫn tồn tại trong thế giới trường sinh học, đến ngày cúng giỗ các thần thức đó vẫn cảm nhận được sự vô cảm của người dương trần hay cũng cảm nhận được sự quan tâm đối đãi của con cháu đối với mình. Các thần thức cũng chỉ cần sự nhất tâm, lòng hiếu thảo, và trên mâm cúng chỉ cần những đồ chay tịnh là đủ, vì khi sang thế giới bên kia những thần thức đó cần được rũ bỏ phàm tục, muốn được siêu thoát về nơi cực lạc.

Về phong tục: Từ cổ xưa đến, việc thờ cúng đã diễn ra hầu hết của con người, trên nhiều quốc gia trên thế giới, Còn tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam đã trở thành một bản sắc văn hóa đặc sắc, một nét đẹp văn hóa nổi bật trong cách ứng xử của con người, nó mang đậm một giá trị đạo hiếu, nhân cách, tình cảm và có giá trị to lớn trong nền giáo dục cho những thế hệ mai sau. Tục cúng giỗ góp phần thức tỉnh những giá trị tình cảm của cuộc sống, những cái thiện trong con người, nhớ về nguồn cội, nhớ tới công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ cho ta khôn lớn. Con người sinh ra, ai cũng có cha mẹ, ông bà, cao hơn nữa là tổ tiên dòng tộc. Mẹ cha nuôi dưỡng chúng ta, nhưng không bao giờ nghĩ đến việc mình được trả công, mà duy nhất chỉ mong cho các con trưởng thành vinh hiển, làm vẻ vang dòng họ tổ tông. Với công ơn sinh thành dưỡng dục, khi mẹ cha còn sống thì phụng dưỡng, khi khuất bóng thì kính thờ, phận làm con cần phải đáp đền thế nào cho tròn chữ Hiếu? Dù tiền tài, phẩm vật có uy nghi đến đâu chăng nữa cũng chẳng thể đáp đền công đức Cù Lao, cao lương mỹ vị đủ đầy cũng không thể sánh bằng công ơn cha mẹ. Vì vậy, khi người còn sống ta hãy làm vui lòng người sống, khi mất ta phụng thờ và tu tâm hơn cho hoàn thiện cũng sẽ làm mát mẻ những linh hồn nơi chín suối.

Nghiệp báo phúc họa ở cúng giỗ

Tổ chức ăn cỗ ngày cúng giỗ thì ta phải xem việc chè chén là thứ yếu, chỉ cần mâm cúng chay tịnh, tụ tập con cháu là để tưởng nhớ, báo hiếu người tri đã mất, thắp hương hoa, oản quả, trầu cau là được. Mâm cơm cúng đều phải làm bằng chính những thứ mình trồng cấy, hoặc bằng chính sức lao động chân chính của mình, không dùng bằng những đồng tiền tanh hôi, bẩn thỉu. Khi khấn thì ăn mặc gọn gàng nghiêm túc, lời khấn phải thành tâm kính cẩn, sám hối, phải tri ân công đức, phải tự bạch tu tâm tích phúc, hứa hẹn dạy dỗ cháu con hiếu thảo. chính điều này đã làm cho những linh hồn hoan hỉ, phù hộ độ trì, giúp đỡ cháu con, ban nhiều phước báo. Trước khi ngồi vào ăn cỗ cúng, gia chủ luôn phải có lời mời lại với khách khứa ( như là tuyên bố một lý do) hoặc nhắc nhở con cháu luôn nhớ tới ngày tháng giỗ kỵ hàng năm. Sau ăn cỗ thì gia chủ có một chút phẩm vật mà các linh hồn đã chứng giám như: Hoa quả, nắm xôi để biếu khách trước khi ra về, để chia xẻ phần phúc lộc cho người đến dự.

Còn những cái giỗ sử dụng bằng những đồng tiền bất chính để làm cỗ hay đua nhau giết mổ chè chén linh đình, con cháu hội tụ đông đủ, nhưng chỉ trọng tâm kén trọn khoái khẩu, dải chiếu, chạm cốc mà không hề quan tâm nắm được thông tin, tên tuổi, cuộc đời người đã mất. hay dựa vào đó để mời mọc kết giao, mở rộng quan hệ, hay thể hiện một phong cách đẳng cấp với khách mời, hàng xóm, chiêu đãi bừa phứa như hoan hỉ chúc mừng. rồi cầu mong được phù hộ độ trì, làm ăn thuận lợi, dư giả tiền tài… Những cái giỗ như này đều không làm vui lòng linh hồn người cõi âm, bị hậu họa nghiệp báo.

Còn nghiệp báo hậu họa như nào, diễn biến ra sao, và ta phải làm thế nào khi mà ta đã từng cúng giỗ như vậy, chúng tôi không thể chia xẻ hết ở bài viết này. Nhưng dù có phước báo tốt hay họa phúc hay không, linh hồn tổ tiên ông bà nhà mình có linh nghiệm hay không, thì dù thế nào trong tình cảm của chúng ta cũng tôn kính ơn nghĩa bề trên, để làm tròn đạo hiếu. mình sống có đức trí tuệ văn minh và cũng mong những linh hồn ghi nhận lòng thành, ở nơi chin suối họ an lòng, rồi siêu thoát về nơi tiên cảnh. Khi viết bài này chúng tôi cũng có nhiều do dự vì ở thế giới vô hình còn chứa nhiều bí ẩn, còn quan điểm suy nghĩ của riêng từng người, từng tôn giáo và trình độ, mức độ tu tập khác nhau. Để hiểu hơn về các nghi thức tâm linh chúng ta nên tham dự những buổi nói chuyện cùng các nhà khoa học, các thầy pháp để đẩy lùi những mê tín, hủ tục, không bị dụ dỗ, u mê, bất ổn về tâm lý, hao tốn tiền bạc. ảnh hưởng đến hạnh phúc và cuộc sống của chính mình.

Bài viết mang tính chất tham khảo, hy vọng sẽ giúp ích cho các gia đình có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong cúng giỗ gia tiên.

Cúng Tam Tai Như Thế Nào Cho Đúng?

Quý độc giả nghe nhiều về cúng Tam Tai, nhất là dịp đầu năm mới. Vậy cúng Tam Tai như thế nào, hãy đọc bài viết sưu tầm dưới đây.

Quay ngược thời gian tra cứu nguồn gốc của việc cúng Tam Tai thì dường như không có gốc rễ rõ ràng, mà chỉ là truyền miệng trong dân gian và có rất nhiều quan điểm khác nhau nhận định về tục này.

Có quan điểm cho rằng, cúng Tam Tai xuất phát từ Phật giáo, bởi đa phần việc cúng này đều xuất phát từ các chùa và Tam Tai tức là 3 nạn của Hỏa nạn, Thủy nạn và Phong nạn. Ba nạn này được tạo thành từ tam độc của bản thân: tham – sân – si và nó được hình thành từ nhiều kiếp trước. Hoặc có quan điểm cho rằng Tam Tai tức là gặp tai nạn liên tục trong 3 năm, do bị chiếu bởi các sao hạn.

Trong Lão giáo, hệ thống các ngôi sao đó được nhắc đến gồm 9 sao: Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hớn, Mộc Đức, Thổ Tú, La Hầu, Kế Đô, Thái Âm, với tác động của lực hấp dẫn tạo nên khí tiết, mùa màng và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Như thế, mỗi sao với mỗi quỹ đạo của riêng mình, một lúc nào đó sẽ tạo nên lực hấp dẫn cộng hưởng, có thể kéo dài 1 năm, 2 năm, 3 năm hoặc nhiều hơn nữa. Sự cộng hưởng này ảnh hưởng rất lớn đến những sinh vật nằm trong đó và đương nhiên con người cũng có hệ lụy.

Và con người vốn dĩ không thể tách rời tự nhiên, con người tác động lên tự nhiên và tự nhiên cũng tác động ngược lại với con người. Các hệ thống tư tưởng hay các lý luận khoa học ra đời cũng muốn giải thích và giúp con người nhận thức rõ mối quan hệ giữa mình với tự nhiên. Và các nhà tôn giáo cũng muốn hướng con người đến cái tốt và tránh xa cái không tốt. Biện pháp cúng tế thần linh cũng là giải pháp để an tâm, củng cố tinh thần trước tác hại đến từ tự nhiên. Đó có thể là nguyên nhân dẫn đến tục cúng Tam Tai.

Trong lịch sử, ghi nhận trường hợp đầu tiên trong việc cúng tế này là việc lập đàn cúng sao cầu thọ của Gia Cát Lượng vào thời Tam Quốc. Vào năm Giáp Dần (234), trong lần cuối của 6 lần Bắc phạt (còn gọi là Lục xuất Kỳ Sơn), Gia Cát Lượng lập đàn 7 ngày cầu thọ thêm 1 giáp nữa, tuy nhiên đến ngày thứ 7 bị Ngụy Diên làm tắt đèn chủ vị và cũng là điềm báo cho số mạng Gia Cát Lượng đã tận.

Với một người tài giỏi về quân sự như Gia Cát Lượng, thấy rõ tướng Ngụy Diên sau này tạo phản thì phải chăng việc lập đàn là cách để xác thực tiên đoán của mình, để cảnh báo cho hậu duệ xử lý. Hay chăng việc lập đàn cũng là giải pháp trấn an lòng quân trước thế mạnh của địch, trong khi bản thân lại lâm trọng bệnh. Dù với động cơ nào đi nữa, thì rõ ràng việc cúng sao cầu thọ của ông hoàn toàn thất bại. Tuy nhiên, trong lòng dân vẫn xem ông như vị giỏi về thiên văn, am tường địa lý và vẫn nương theo cách cúng sao đó cho đến tận bây giờ.

Và tại Việt Nam hiện nay, tục này không còn thấy nghi thức thuần của Lão giáo, mà các chùa có kết hợp thêm đàn pháp cúng Phật hoặc Bồ Tát và lấy sự cắt đứt tam độc Tham – Sân – Si là phương pháp trọng tâm để cầu an cho bản thân mình. Như vậy, tục này mang sắc màu giữa Phật giáo và Lão giáo.

Khi tìm hiểu nghi thức cúng sao tại các chùa, mỗi năm trong giáp sẽ có một vị thần chủ mạng cai quản tai ương, tương ứng như sau:

Thần chủ mạng Nhân Hoàng cưỡi Bạch Hổ cai quản tai ương năm Bính Thân 2016. Tiếp theo là các bài vị của các vị thần khác tương ứng với 9 sao trong Lão giáo, cụ thể:

9 bài vị các vị thần gồm:

1. Thiên cung Thần thủ La Hầu tinh quân 2. Trung ương mậu kỷ Thổ Đức tinh quân 3. Bắc phương Nhâm quý Thủy Đức tinh quân 4. Tây phương Canh Tân Kim Đức tinh quân 5. Nhựt cung Thiên tử Thái Dương tinh quân 6. Nam phương Bính Đinh Hỏa Đức tinh quân 7. Thiện vĩ cung phân Kế Đô tinh quân 8. Nguyệt cung Hoàng hậu Thái Âm tinh quân 9. Đông phương Giáp Ất Mộc Đức tinh quân

Và 8 bài vị hạn trấn 8 cung gồm:

1. Huỳnh Tuyền đại hạn Thần quang 2. Tam Kheo đại hạn Thần quang 3. Ngủ Mộ đại hạn Thần quang 4. Thiên Tinh đại hạn Thần quang 5. Tán Tận đại hạn Thần quang 6. Thiên La đại hạn Thần quang 7. Địa Võng đại hạn Thần quang 8. Diêm Vương đại hạn Thần quang

Kế đến là các bài thần chú chính thống của Phật giáo như:

1. Thần chú của Quán Thế Âm Bồ Tát trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ môn:

An đa rị, đa rị, đốt đa rị, đốt đốt đa rị, ta bà ha

2.Thần chú Tiêu Tai Cát Tường:

Nẳng mồ tam mãn đa, mẫu đà nẩm. Á bát ra để, hạ đa xá ta nẳng nẩm. Ðát điệt tha. Án, khê khê, khê hế, khê hế, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, để sắc sá, để sắc sá, sắc trí rị, sắc trí rị, ta phấn tra, ta phấn tra, phiến để ca thất rị duệ, ta phạ ha. Nguyện trú kiết tường, dạ kiết tường Trú dạ lục thời hằng kiết tường Nhứt thiết thời trung kiết tường giả Nguyện chư Thượng sư ai nhiếp thọ. Nguyện trú kiết tường, dạ kiết tường Trú dạ lục thời hằng kiết tường Nhứt thiết thời trung kiết tường giả Nguyện chư Tam bảo ai nhiếp thọ. Nguyện trú kiết tường, dạ kiết tường Trú dạ lục thời hằng kiết tường Nhứt thiết thời trung kiết tường giả Nguyện chư Hộ Pháp thường ủng hộ. Nam Mô Tiêu Tai Giáng Kiết Tường Bồ tát.

Theo đó, có thể nhận thấy tục cúng này là sự kết hợp giữa Lão giáo và Phật giáo và có thể xuất phát từ quá trình hội nhập của Tam giáo (Nho – Phật – Lão) từ thời Bắc thuộc (111 TCN – 939). Trong đó, Nho giáo thế kỷ thứ I, Phật giáo được du nhập vào thế kỷ II và đến thế kỷ thứ III Lão giáo nối tiếp theo sau. Và sự hình thành trải dài đến thời kỳ vương quốc độc lập tự chủ (939 – 1885).

Theo PGS.Trần Nghĩa, một nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng tại Việt Nam, nhận định rằng tiến trình này phải gồm ba bước: tam giáo đỉnh lập, tam giáo dung hợp và tam giáo đồng nguyên. Như thế, tục cúng Tam Tai có thể hoàn chỉnh ở giai đoạn tam giáo đồng nguyên, khi ba giáo đã hòa hợp vào nhau. Được nhắc đến trong cuốn Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, giai đoạn tam giáo đồng nguyên đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVIII. Khi đó, Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803), Phan Huy Ích, Nguyễn Hữu Đàn, Ngô Thì Hoành, Vũ Trinh, Nguyễn Đăng Sở, v.v… ra sức chứng minh Nho, Lão và Thiền vốn cùng một gốc, chúng chỉ khác nhau ở chỗ công dụng: “nhập” thì dùng Nho, Lão, “xuất” thì dùng Thiền.

Mặc dù đã tồn tại từ lâu, nhưng có thể thấy, tai nạn của con người đến từ tự nhiên hoàn toàn có thể; bái tế thần linh cầu thoát nạn là không thể; tâm an thanh tịnh, không tham – sân – si , ý chí vững vàng, vượt qua thử thách là có thể. Mê tín hay chánh tín cũng chỉ từ ý thức của con người mà ra. “Cái chết” không thực sự đáng sợ mà “cái sợ chết” mới thật sự khủng khiếp. Bất cứ ai đứng trước cái chết hoặc sự mất mát của người thân đều khó lòng phân biệt đâu là mê tín, đâu là chánh tín.

Phật giáo lấy từ bi và trí tuệ làm phương châm cứu độ nên chăng các bậc trí tuệ chốn thiền môn phải đi thẳng vào cái mê của nhân loại mà chuyển hóa thành chánh tín thay vì cổng đóng, then cài. Những nghi thức, nghi lễ đậm mùi thần quyền nên tinh giảm và diệt trừ và đó cũng là góp phần nâng cao ý thức, trình độ dân trí, giảm thiểu tệ nạn mê tín hao tổn cho xã hội.

Tác giả: Thích Nhật Quang (Chùa Long Phước, Lấp Vò, Đồng Tháp)

Cúng Giỗ Đầu Như Thế Nào

Cúng giỗ là một buổi lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời quan trọng của người Việt, được tính theo Âm lịch. Ngày này là ngày để thể hiện tấm lòng thủy chung, thương xót của người đang sống với người đã khuất, thể hiện đạo hiếu đối với Tổ tiên. Nhà giàu thì tổ chức làm giỗ linh đình, mời người thân trong dòng họ, bạn bè gần xa, anh em bằng hữu về dự giỗ. Nhà nghèo thì chỉ cần lưng cơm, đĩa muối, quả trứng, ba nén nhang, một đôi nến và vài món ăn giản dị cúng người mất cũng đã có lòng Thành kính đối với người đã mất. Lòng thủy chung, thương xót người đã khuất chỉ phụ thuộc vào việc con cháu phải nhớ ngày người mất để làm giỗ, không liên quan đến việc làm giỗ lớn hay nhỏ.

Giỗ Đầu gọi là Tiểu Tường (chữ Hán: 小祥), là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang, là một ngày giỗ vẫn còn bi ai, sầu thảm. Thời gian một năm vẫn chưa đủ để làm khuây khỏa những nỗi đau buồn, xót xa tủi hận trong lòng của những người thân. Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.

Sắm lễ cúng giỗ đầu

Vào ngày Giỗ Đầu, ngoài mâm lễ mặn và hoa, quả, hương, phẩm oản… thì người ta thường mua sắm rất nhiều đồ hàng mã không chỉ là tiền, vàng, mã làm bằng giấy mà còn cả các vật dụng như quần, áo, nhà cửa, xe cộ và một hình nhân. Hình nhân ở đây không có nghĩa là thế mạng cho người thật (người còn sống) mà là do nhân dân tin rằng, với phép thuật của thầy phù thủy thì hình nhân này sẽ hóa thành một người thật, xuống dưới Âm giới để hầu hạ vong linh người mất. Gia chủ sẽ đem những đồ lễ này lên bàn thờ để cúng. Cúng xong thì đem ra ngoài mộ để đốt.

Những đồ vàng mã trong ngày Tiểu Tường được gọi là mã biếu, vì khi những đồ lễ này được gửi từ cõi Dương gian xuống dưới cõi Âm ty thì người quá cố và Gia tiên không được dùng, mà phải đem những đồ lễ này đi biếu các Ác thần để tránh sự quấy nhiễu.

Sau khi lễ Tạ và hóa vàng xong, gia chủ bầy cỗ bàn mời họ hàng, khách khứa ăn giỗ. Khách đến ăn giỗ ăn mặc trang nghiêm, vẫn còn một sự bi ai, sầu thảm như ngày để tang năm trước.

Sau lễ này, người ta sẽ sửa sang lại mộ cho người quá cố, thi hài vẫn nằm dưới huyệt hung táng.

Mâm cơm cúng giỗ cần những gì?

Mâm cúng giỗ ở miền Nam

Dịp cúng giỗ tổ tiên, chẳng ai hiểu rõ ông bà thời xa xưa khi vào Nam thích ăn món gì, chế biến các vật tư ra sao, nhưng tùy hoàn cảnh mà có bốn món : Hầm, Thịt luộc, Xào, Kho. Nên hiểu không phải là dâng cúng cho cha mẹ đã quá cố nhưng là cho tổ tiên đời ông cố của gia chủ, hiểu ngầm rằng những bà con xa gần thời xa xưa cũng được tham dự, vì vậy, nếu cúng 3 mâm ở 3 bàn thờ (giữa, bên trái, bên mặt), hoặc 1 bàn thờ, thì thức ăn phải giống nhau.

– Món kho thường là thịt heo, cá lóc, kho với nước dừa để gợi phong vị miền Nam. – Món thịt luộc là thịt ba chỉ, xắt mỏng. – Món hầm, tức là thịt heo hầm, thường là giò heo hầm măng tre Mạnh Tông, loại măng ngon nhất của Nam Bộ (gợi tích ông Mạnh Tông trong nhị thập tứ hiếu). – Xào là món thịt bị câu thúc về hình thức: xào chua, xào mặn, với rau cải đồ lòng, hoặc tôm, gần như tuyệt đối không dùng thịt rừng.

Mâm cúng giỗ ở miền Trung

Người miền Trung nổi tiếng cầu kỳ trong các món ăn, nhất là Huế có sự ảnh hưởng lớn từ cung đình Huế từ các triều đại xưa. Do đó món ăn cũng có phần cầu kỳ không kém khi làm mâm cúng giỗ. Các món cúng sẽ được phân ra làm 04 loại là: món xào, món canh, món ăn từ thịt, món từ tôm cá:

– Thịt vịt luộc chấm nước mắm gừng – Thịt gà bóp với rau răm tiêu muối – Thịt heo luộc với mắm tôm, kèm với rau sống, vã xắt lát – Thịt heo quay -Thịt gà ru ty – Thịt bò nướng – Thịt heo kho rim – Thịt heo kho nước với sã và đậu phụng – Bánh tráng ram ( người Nam gọi là chả giò, loại bánh trán cuốn thịt băm rồi chiên dầu ăn cho vàng) – Nem chả – Cá chiên khúc – Cá thu hay cá to chặt khúc kho nước – Tôm rim hay tôm rang – Vã trộn với tôm, – Canh ổ khoa nhồi thịt – Canh bún nổi giò heo hay nấu với lòng gà, vịt – Canh củ hầm thịt bò – Thường là món củ hay légume xào với thịt heo nạc, có khi thịt bò hay tôm – Đậu cô ve, Su – Xà lách bóp thịt bò với dầu dấm – Đậu trắng, Khoai tây chiên – Món khoai Tây, với hành Tây nấu với thịt gà hay bò theo kiểu Ấn Độ gọi là món Ca ry.(người ta thường ăn với bánh mì)

Mâm cúng giỗ ở miền Bắc

Với mâm cỗ giỗ truyền thống miền bắc thì đây gần như là tất cả các món bạn có thể gặp trên hầu hết mâm cỗ ở các gia đình miền bắc từ xưa đến nay:

– Cơm trắng, Xôi gấc (ăn kèm với giò, chả) – Xôi vò, chè đường – Một con cua và một quả trứng bày chung trên một đĩa – Bánh dầy đậu – Chả quế – Thịt quay, Bê thui (chấm tương gừng) – Giò lụa hay giò bò thì là, Giò thủ, Giò bì – Thịt kho tàu – Chân giò (giò heo) hầm măng khô, mộc nhĩ – Chả giò cua bể + bún – Gà quay hay gà luộc (chặt miếng, sắp vào một chiếc đĩa sâu, những miếng đẹp và có da thì nằm sát đáy đĩa, rồi úp ngược đĩa gà này vào một chiếc đĩa trảng khác, cho ngon mắt) – Thịt đông, dưa chua (nếu cúng giỗ vào mùa lạnh) – Nem dê (làm bằng thịt bò nhưng gọi là nem dê) – Tôm sú hay tôm càng rim – Tôm thịt xào nấm đông cô, đậu ve, cà rốt, su hào – Lươn om với bắp chuối bào – Nộm măng (+ tôm, thịt, khế thái dọc, mè rang) – Miến xào lòng gà (+ mộc nhĩ) – Món bóng cá nhồi giò sống hay bóng lợn (canh bóng, nấu với rau củ, nấm, mộc nhĩ) – Xà lách búp, cà chua, dưa deo (chấm nước tôm rim)

Văn khấn giỗ đầu

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ………………………… Tín chủ (chúng) con là:………………………………Tuổi…………………….. Ngụ tại:……………………………………………………………………………… Hôm nay là ngày……………tháng……….năm…………….(Âm lịch). Chính ngày Giỗ Đầu của……………………………………………………………… Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành. Thành khẩn kính mời………………………………………………………………… Mất ngày…………. Tháng………………năm…………………(Âm lịch) Mộ phần táng tại:…………………………………………………………………….. Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo!

Cúng Rằm Tháng 7 Như Thế Nào Cho Đúng?

Theo lễ nhà Phật, cúng rằm không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy, mà quan trọng ở tấm lòng con người. Người làm lễ có tấm lòng nhân ai, thật thà, thành tâm sẽ được trời cao chứng dám. Ý nghĩa cúng rằm tháng 7.

Rằm tháng 7 hay là ngày “xá tội vong nhân”, lễ cúng này có mục đích làm phúc, an ủi những vong linh không nơi trú ngụ, không người thăm cúng.

Với người Việt Nam, cúng rằm tháng 7 được xem là một lễ truyền thống trong năm, truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau, năm này qua năm khác.

Quan niệm con người được chia làm hai phần, phần xác và phần hồn. Khi con người nằm xuống, thể xác trở về với cát bụi, nhưng linh hồn vẫn tiếp tục tồn tại. Linh hồn này đi về đâu còn phụ thuộc vào nghiệp khi sinh thời gây nên. Khi sống làm điều thiện sẽ linh hồn sẽ được chuyển kiếp đầu thai sang kiếp khác, nhưng khi sống tạo nghiệp nặng có thể khi sinh thời con người đó còn nhiều vướng bận thì linh hồn bạn không thể siêu thoát, vất vưởng trên gian. Hoặc có những linh hồn vô tội, không được cúng kiến trở thành nhũng cô hồn lang thang.

Ngày rằm tháng 7 là những ngày người sống làm phúc cho những linh hồn lang thang này, là ngày mà những cô hồn được an ủi.

Cúng rằm tháng 7 như thế nào cho đúng phong tục Việt?

Cúng cô hồn thường diễn ra vào tháng 7 âm lịch. Những ngày trước rằm là những ngày được xem là tối tăm, những linh hồn sẽ vất vưởng lang thang trên nhân gian. Như vậy, những ngày này mọi gia đình đều sắm sửa mâm cúng cô hồn để cầu phúc cho gia đình mình, ban phát bố thí cho những linh hồn không nơi trú ngụ với mục đích không để những linh hồn này không quấy nhiễu gia đình bạn.

Mâm cúng cô hồn vào những ngày này không được quá sơ sài, trong mâm cúng cần có hững lễ vật như:

Cháo trắng.

Chè lam, bỏng ngô, kẹo, bánh quế.

Nhang đèn, tiền vàng, nước trắng, rượu, thuốc, chè, muối gạo.

Mía chẻ khúc, bánh lá, tiền lẻ.

Một số đồ hàng mã để đốt cho những cô hồn: Ngựa, quần áo, mũ, nhà, xe, trang sức, gương, lược,…

Xem thêm: Ý nghĩa cúng cô hồn tháng 7 như thế nào?

Trong tháng cô hồn, mọi việc trên dương gian đều phải cẩn thận. Theo quan niệm trong những ngày đầu tháng 7, người trần có một số điều cần phải kiêng kị:

Tiền vàng rải về 4 phía. Đặt mỗi phía từ 3 – 7 cây nhang.

Khi cúng mâm cúng phải được đặt trước của chính đi vào nhà, hoặc bày ra giữa trời.

Cúng xong muối, gạo, cháo được rãi từ ngõ ra đường lớn.

Cuối buổi lễ, trẻ em đến cướp lễ càng nhiều càng tốt.

Khi chưa cúng xong nếu có người tới cướp đồ lễ chủ nhà cần buông tay, không được phép giật lại đồ lễ. Nếu giật lại đồ lẽ sẽ khiến gia chủ gặp nhiều điều không may.

Chưa cúng xong có người cướp lễ thì đó là tín hiệu tốt cho gia cát nhà bạn.

Tháng 7 là tháng của cô hồn, vì thế vào đêm tối không bạn không nên đi chơi khuya, không bế trẻ nhỏ tới nơi đang làm lễ vì tại nơi này tập trung nhiều sinh linh chờ lấy lễ, sẽ khiến cho con trẻ quấy khóc, tệ hơn nữa nó sẽ đi theo và quấy nhiễu.