Cúng Giỗ Nên Cúng Chay Hay Mặn / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Ngày Giỗ Đầu Tiên Nên Cúng Chay Hay Cúng Mặn Gia Chủ Nên Biết

Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng quan trọng bậc nhất với người Việt. Trong đó, ngày giỗ đầu của người thân được con cháu tổ chức đặc biệt cẩn trọng, đầy đủ sự thành kính. Trong ngày nay, ngoài các thủ tục cần thiết thì mâm lễ cúng giỗ cũng quan trọng không kém. Ngày giỗ đầu cúng chay hay cúng mặn? Cùng Bảo Long tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viế sau

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là truyền thống lâu đời, một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người phương Đông. Từ lâu, con người tin rằng con người có linh hồn và thể xác, thể xác sẽ hóa thân vào vũ trụ nhưng linh hồn vẫn tồn tại nhớ về nơi ở cũ. Vì vậy, bổn phận con cháu phải luôn phụng sự, tưởng nhớ linh hồn, để ông bà phù trợ cho con cháu cuộc sống yên ổn, khỏe mạnh, làm ăn phát đạt.

Thờ cúng tổ tiên, ông bà được xem là đạo lý làm người quan trọng, gần như một Tôn giáo – Đạo Ông Bà. Tùy vào hoàn cảnh của mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên được bài trí khác nhau. Trên bàn thờ có chân dung người đã khuất, , lọ hoa, đèn, gia đình khá giả thì có thêm đỉnh thờ. Người Việt rất coi trọng ngày giỗ ông bà, xem như thước đo của lòng hiếu thảo, đoàn tụ, giữ gìn dòng họ. Theo sự phát triển của xã hội, ai cũng có thể đứng ra tổ chức cúng giỗ cho ông bà, không phân biệt trai hay gái, không nhất thiết chỉ có con trai trưởng. Có những gia đình, con trai không chỉ thờ cúng cha, mẹ đẻ mà còn thờ cúng cả cha, mẹ vợ. Bên cạnh bàn thờ tổ tiên, tùy thuộc vào đối tượng theo tôn giáo nào thì có bàn thờ tôn giáo riêng.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là truyền thống lâu đời, một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người phương Đông

Ngày đầu tiên sau một năm mất thường được gọi là ngày giỗ đầu. Giỗ Đầu gọi là Tiểu Tường trong tiếng Hán, là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang, là một ngày giỗ vẫn còn bi ai, sầu thảm. Trong quãng thời gian này, không khí tang thương vẫn còn trong gia đình. Con cháu vẫn mặc áo tang hoặc đeo khăn tang trong ngày giỗ đầu (1 năm), thậm chí vì quá thương nhớ người thân mà con cháu vẫn khóc thương buồn bã.

Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa. Con cháu trong nhà sẽ tụ tập lại, hoặc mời thêm làng xóm tới ăn một bữa cơm thân mật.

Tuyệt đối không nêm nếm thức ăn, ăn thử các món sẽ đem lên bàn thờ thắp hương vì như vậy là phạm úy, gây tội

Giải đáp thắc mắc: “Ngày giỗ đầu tiên cúng chay hay cúng mặn?”

Vậy con cháu nên làm lành làm thiện, những ngày cúng giỗ đều dâng lễ chay thành kính, tổ chức niệm Phật tụng kinh, phóng sinh lợi vật để hồi hướng công đức, cầu cho vong linh được tiêu nghiệp tăng phước. Chỉ cần nhang đèn, hoa quả với vài món tinh khiết, một nén hương thành tâm để tỏ lòng thành kính.

Ngày đầu tiên sau một năm mất thường được gọi là ngày giỗ đầu

Việc cúng cho người đã khuất nên chay tịnh ngay từ trong tâm thức của chính mình. Từ chính tấm lòng biết ơn của những người con, người cháu đối với tổ tiên. Những người con của Phật hãy dùng chính sự giác ngộ của bản thân để quán chiếu và hành động mọi việc theo đúng giáo lý và lời dạy của đức Phật. Từ đó, thực hiện những nghi thức cúng lễ để tưởng nhớ đến những người đã khuất; giúp cho các vị ấy nhận được lợi ích, được an lành, hạnh phúc bên thế giới bên kia.

Với những gia đình không theo Phật, vẫn làm mâm cỗ mặn dâng lên ban thờ gia tiên. Tuy nhiên, mâm cỗ nên lựa chọn những món ăn phù hợp, trang trọng thích hợp thờ cúng.

Những kiêng kỵ trong ngày giỗ đầu gia chủ cần biết

– Tuyệt đối không nêm nếm thức ăn, ăn thử các món sẽ đem lên bàn thờ thắp hương vì như vậy là phạm úy, gây tội.

– Trên mâm cơm cúng giỗ, không đặt những món gỏi, sống hay có mùi tanh kẻo làm ô uế khu tâm linh.

Với những gia đình không theo Phật, vẫn làm mâm cỗ mặn dâng lên ban thờ gia tiên

– Không nên dùng hoa ly lên bàn thờ thắp hương cho người đã khuất vì loài hoa này biểu tượng cho sự chia ly, mất mát, tin buồn…

– Mâm cơm cúng giỗ phải được đặt riêng, bày trên những bát đĩa, đĩa mới. Tránh dùng chung với chén đũa thừa ngày sử dụng.

– Không sử dụng đồ đóng hộp, các món ăn đặt sẵn ngoài nhà hàng để vào mâm cúng giỗ vì điều này được coi là thiếu thành ý.

Đúc đồng Bảo Long – Địa chỉ bán đồ thờ cúng uy tín chất lượng

Đúc đồng Bảo Long tự hào là người tiếp nối làng nghề truyền thống đúc đồng Ý Yên – Nam Định. Chuyên chế tác và bán bằng đồng, hạc đồng, chuông đồng, đồ đồng phong thủy. Sử dụng công nghệ đúc thủ công truyền thống của làng nghề. Cùng với đó là các nghệ nhân lâu nắm, tài hoa. Các mẫu sản phẩm của chúng tôi luôn đa dạng từ hình dáng, mẫu mã, kích thước.

Bảo Long cũng không bị tụt hậu phía sau mà luôn tiên phong trong việc đổi mới. Từ mẫu mã, kiểu dáng càng ngày càng đẹp – độc đáo, mà giá hợp lý. Tin chắc có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.

Quý khách quan tâm đến sản phẩm có thể đến các Showroom gần nhất trên toàn quốc, hoặc liên hệ Hotline: 0912.055.661 – 0985.918.661 để được hỗ trợ tốt nhất.

Giải Đáp Cúng Gia Tiên Nên Cúng Mặn Hay Chay

Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp trong văn hóa nguyên thủy của người Việt. Cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay, dâng hương, hoa như thế nào để mang lại may mắn, bình an là băn khoăn của nhiều người. Thế giới Trầm hương sẽ cùng bạn phân tích, lựa chọn cách thức cúng gia tiên dễ dàng thực hiện và phù hợp với đạo lý, truyền thống của dân tộc.

Ý nghĩa của mâm cỗ cúng gia tiên

Trong các dịp đặc biệt của năm như ngày giỗ, cỗ tất niên, cỗ giao thừa, rằm tháng giêng…, bên cạnh hương nhang, hoa thơm, trái cây thì mâm cỗ cúng rất được coi trọng để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Mâm cỗ dâng hương thể hiện lòng thành kính, tấm lòng hiếu thảo của con cháu tưởng nhớ đến ông bà, cha mẹ đã khuất, đồng thời thể hiện ước mong về một cuộc sống sung túc, no ấm, thuận hòa.

Tuy nhiên khi Phật giáo đã hòa cùng tín ngưỡng dân tộc thì cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay lại trở thành vấn đề được bàn bạc sôi nổi. Cúng chay theo quan điểm của nhà Phật là để người mất được hướng tới cõi lành, hạn chế sát sinh, tích phước đức cho cả người mất và người còn sống. Cúng chay cũng hướng vong linh siêu thoát về cõi lành, thanh tịnh.

Hiện nay, nhiều gia đình lập bàn thờ Phật tại phòng thờ gia đình cho nên việc cúng chay và cúng mặn đều được tiến hành đồng thời. Khi đó, mâm cỗ chay sẽ đặt lên bàn thờ Phật, thể hiện sự chay tịnh, thuần khiết; mâm cỗ mặn sẽ đặt lên bàn thờ tổ tiên, thể hiện đúng ý nghĩa duy tâm là “trần sao âm vậy”.

Nếu bạn đang tìm câu trả lời cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay thì cần hiểu rõ ý nghĩa dâng cỗ, thắp hương. Người mất cảm ứng được hương thơm từ khói nhang, cỗ cúng hay không là do sự thành tâm của người chuẩn bị cỗ và dâng hương. Việc cúng gia tiên cũng là cái gốc của đạo lý truyền thống trong lòng dân tộc – “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Chuẩn bị cỗ cúng gia tiên như thế nào?

Mâm cỗ cúng gia tiên truyền thống, đặc biệt trong ngày Tết và rằm tháng Giêng không thể thiếu đĩa xôi, con gà, giò lụa, bánh chưng và canh măng miến. Ngoài ra tùy theo khẩu vị và điều kiện từng gia đình và vùng miền, mâm cỗ cúng gia tiên sẽ có những món ăn mang đặc trưng riêng.

Với mâm cỗ cúng chay thì các món ăn chủ yếu được chế biến từ thực vật tự nhiên như rau, củ, quả, đậu tương… Những món ăn này không chứa nhiều chất béo, protein…nên hạn chế các chứng bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch…

Cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay thì mâm ngũ quả, đèn dầu và nhang đốt đều không thể thiếu. Các loại trái cây thơm dịu, được lựa chọn đủ sắc màu trắng, xanh, đỏ, tím, vàng tương ứng với ngũ hành trong phong thủy là Kim – Mộc – Hỏa – Thủy – Thổ. Điều này tượng trưng cho sự cân bằng âm dương cho mọi sự tốt đẹp sinh sôi, phát triển, mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình.

Do đó, các loại hoa quả hình thù sắc nhọn như mít, sầu riêng…, mọc sát đất như cà chua, me đất… hay có mùi đặc trưng nồng sặc ít được lựa chọn dâng hương để giữ cho không gian phòng thờ luôn thanh sạch.

Lựa chọn nhang hương cúng gia tiên

Cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay thì lựa chọn nhang khói thắp hương luôn phải được chú trọng. Vì sao vậy, khói nhang là sợi dây liên kết thế giới người sống với những người đã khuất, gửi gắm những mong cầu, nguyện vọng về hạnh phúc, bình an, tài lộc để được thần linh, gia tiên chứng linh, độ trì.

Cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay và thắp hương như nào? Với nhang sạch trầm hương, bạn có thể dâng một nén hoặc ba nén theo quan niệm phong thủy, tôn giáo. Ba nén hương trầm tượng trưng cho ba cõi Trời – Đất – Người; Tam giới là Phật – Pháp – Tăng; Tam thời là Quá khứ – Hiện tại – Tương lai.

Hương thơm dịu ngọt tinh tế của trầm sẽ xua tan những mệt mỏi, lo âu của thường ngày, giúp trí tuệ trở nên sáng suốt, thân tâm an lạc, vui vẻ. Hương trầm cũng giúp phục hồi sức khỏe rất tốt cho những người bị suy nhược cơ thể, mất ngủ lâu ngày, mắc các chứng bệnh do nhiễm lạnh như phong hàn, đau bụng, cảm mạo…

Trong phong thủy, hương trầm có tính linh mạnh mẽ, có thể cân bằng âm dương ngũ hành, mở đường cho sự sinh sôi, nảy nở của phúc lộc, tài vận. Hương thơm thuần khiết của trầm có sức thanh tẩy tà khí, âm khí, mang đến khí thiêng, năng lượng sống tích cực.

Như vậy, cúng gia tiên nên cúng mặn hay chay thì người dâng hương thờ cúng cũng phải nhất tâm thành kính tưởng nhớ, tri ân công đức gia tiên. Để việc dâng hương cỗ cúng thêm linh thiêng, thanh tịnh, bạn hãy thắp hương trầm chất lượng cao của Thế giới Trầm hương.

Cúng Tết, Người Mới Mất Nên Cúng Chay Hay Mặn?

Ý nghĩa phong tục thờ cúng

Theo truyền thống của dân tộc Việt, phong tục thờ cúng được xem là nét đẹp văn hóa được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục này không chỉ thể hiện lòng thành kính uống nước nhớ nguồn. Nó còn mang một giá trị giáo dục sâu sắc dành cho bao thế hệ con cháu.

Tục thờ cúng vào ngày tết, ngày giỗ một phần thể hiện lòng kính trọng với người đã khuất, ông bà tổ tiên đã qua đời. Một phần giúp các thành viên trong gia đình vây quần bên nhau, càng thắt chặt thêm sợi dây huyết thống.

Mặc khác, việc thờ cúng người mất nhằm tưởng nhớ vào người quá cố, giúp linh hồn của người mất được ra đi thanh thản, sớm siêu thoát đầu thai. Song đó cầu mong linh hồn người mất phù hộ con cháu được bình an, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Tùy theo vùng miền mà cách thờ cúng khác nhau. Mỗi nhà mỗi cảnh, không phải so sánh hay phân biệt về m âm cơm cúng người mất. Chủ yếu là lòng thành kính mà con cháu dâng lên gia tiên, người đã khuất. Trong tâm linh, việc thờ cúng giúp người chết ra đi thanh thản, giúp linh hồn siêu thoát, sớm đầu thai.

Ngày tết, người mất nên cúng chay hay mặn?

Mâm cơm ngày tết luôn được mọi người chuẩn bị tươm tất và đầy đủ. Nhằm dâng lên gia tiên nhân dịp đầu năm mới, mong tổ tiên phù hộ cả nhà bình an, mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn.

Tùy theo vùng miền, kinh tế mỗi gia đình mà mâm cơm cúng ngày tết khác nhau. Đặc biệt không yêu cầu hay bắt buộc cúng chay hay cúng mặn. Tùy theo gia đình mà mâm cơm cúng gia tiên khác nhau, nhất là mâm cơm cúng người mới mất.

Với những người theo đạo thường ngày tết sẽ chọn mâm cơm chay để cúng người mới mất. Điều này giúp gia chủ cảm thấy tâm tịnh, gia đạo bình an, cuộc sống thoải mái và thanh bình.

Vì sao phải cúng chay? Trong tâm linh, cúng chay có nghĩa là không sát sinh. Điều này tạo phước phần cho người mất. Giúp linh hồn người mất không phạm tội cõi âm. Mong linh hồn an nghỉ, sớm siêu thoát đầu thai. Mặc khác giúp người thờ cúng tâm thêm tịnh, tạo phúc phần cho con cháu mai sau.

Ngược lại một số gia đình chọn mâm cơm mặn cúng người mất ngày tết. Thường là những món ăn ưa thích mà người mất thích ăn lúc còn sống. Điều này thể hiện lòng kính trọng và tưởng nhớ đến những kỉ niệm về người quá cố.

Một số gia đình lại chọn cúng chay đãi mặn. Một phần thể hiện sự thanh tịnh, mong linh hồn người mất được thanh thản nơi chín suối. Sớm tìm nơi an nghỉ và đầu thai kiếp khác. Một phần tạo không khí đoàn kết, vây quần bên nhau bên mâm cơm ngày tết có đủ thịt cá. Đây cũng là dịp để các thành viên thắt chặt bên nhau, thêm sợi dây huyết thống.

Những điều cần lưu ý khi thờ cúng người mất

– Thường xuyên thắp hương cho người mới mất, tốt nhất là 2 lần/ ngày vào sáng, tối. Điều này giúp linh hồn sớm siêu thoát đầu thai.

– Tùy theo tín ngưỡng mỗi nhà mà mâm cơm cúng người mới mất ngày tết chay hay mặn. Tốt nhất tránh chọn đồ sống, chưa qua chế biến.

– Chọn hoa quả tươi để dâng lên người quá cố. Mong linh hồn sớm an nghỉ, một phần mong linh hồn người chết phù hợp gia chủ bình an và gặp nhiều may mắn.

– Đặc biệt, bàn thờ người mới mất tuyệt đối không dọn dẹp trước ngày tết. Điều này tránh phạm vào các đại kỵ xui xẻo.

– Song đó hãy đi chùa thắp hương trong ngày tết, làm nhiều việc thiện hồi hướng công đức, cầu cho vong hồn người mất được tiêu nghiệp tăng phước.

Qua bài viết bên trên, chắc hẳn bạn đã biết ngày tết, người mới mất nên cúng chay hay mặn rồi phải không? Tùy theo phong tục tập quán mỗi vùng miền và mỗi gia đình mà mâm cơm cúng gia tiên ngày tết chay hay mặn. Quan trọng là lòng thành kính, uống nước nhớ nguồn mà con cháu gửi đến ông bà tổ tiên, người đã khuất.

Cúng Đầy Tháng Cho Bé Nên Cúng Chay Hay Mặn?

Cúng đầy tháng là lễ cầu mong mang lại cho bé nhiều may mắn hạnh phúc khỏe mạnh thế nên cúng đầy tháng chay cho bé là một điều gợi ý rất hay.

Cúng đầy tháng hay còn gọi là cúng mụ là dịp lễ tạ ơn mụ và ơn trên đã phù trợ cho mẹ tròn con vuông, bên cạnh đó là lễ ra mắt một thành viên mới với họ hàng, bạn bè. Vì cúng đầy tháng là cầu phúc cho bé nên người ta thường hạn chế sát sinh do đó nhiều gia đình sẽ lên thực đơn đãi tiệc đầy tháng chay cho bé thay vì cúng mặn.

Hiện nay ăn chay không còn xa lại với mọi người do đó việc chuẩn bị mâm cúng đầy tháng chay cho bé là khá phổ biến.

Cũng tương tự như các lễ vật trong mâm cúng đầy tháng mặn, các bạn nên thay những món mặn bằng các món chay để cúng đầy tháng cho bé, hoặc có thể chuẩn bị xôi chè cúng đầy tháng cùng thêm hương hoa bánh trái để cúng bàn Phật và bàn Mụ.

Về cách chọn ngày cúng đầy tháng cho bé thì vẫn chọn ngày theo nguyên tắc “gái thụt 2, trai thụt 1” với bé gái ngày cúng đầy tháng sẽ lùi về trước 2 ngày, ngày cúng cho bé trai sẽ lùi vế trước 2 ngày.

Ngoài các lễ vật chay chuẩn bị trên bàn thờ Phật ông bà tổ tiên thì chuẩn bị các vật phẩm cúng mụ trong mâm cúng đầy tháng chay cho bé gồm:

12 chén chè + 1 chén chè lớn hơn

12 đĩa xôi + 1 đĩa lớn hơn

Bánh kẹo trẻ em chia đều ra 13 đĩa

1 mâm ngũ quả gồm 5 loại trái cây

1 Bình hoa đẹp

12 Nén vàng

Trầu tem cánh phượng + cau tươi

Giấy cúng + 1 bộ hình thế nhân ghi tên, ngày tháng năm sinh để cúng xong giải hạn cho bé

Nhang + đèn + trà +nước

1 đôi đũa hoa

Xôi chè cúng đầy tháng thì xôi các bạn nên chuẩn bị xôi gấc với màu đỏ của gấc sẽ làm mâm cúng thêm bắt mắt và mang lại nhiều may mắn cho bé và đối với bé trai sẽ chuẩn bị chè đậu trắng, bé gái sẽ chuẩn bị chè trôi nước.

Việc chuẩn bị mâm cúng đầy tháng chay với xôi chè cúng đầy tháng và các vật phẩm rất đơn giản mang lại cho mâm cúng đầy tháng bé thanh tịnh.

Sau khi chuẩn bị xong hết các lễ vật thì cách cúng đầy tháng chay và mặn tương đối giống nhau, cúng đầy tháng để mừng bé vừa tròn một tháng tuổi, cầu mong sức khỏe, sống thọ, sống hạnh phúc và gặp nhiều may mắn do đó nên việc tránh việc sát sanh sẽ tốt hơn.