Cúng Giỗ Món Gì / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Mâm Cơm Cúng Giỗ Gồm Những Món Gì?

Mâm cơm cúng giỗ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền. Tùy thuộc vào mỗi vùng, mâm cơm cúng giỗ sẽ khác nhau bởi mỗi vùng mang nét văn hóa, lễ nghi khác nhau. Vậy mâm cơm cúng giỗ gồm những món gì? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc các món ăn truyền thống của từng vùng trong ngày giỗ.

Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc

Trong 3 miền đất nước Việt thì người dân miền Bắc thường cầu kỳ và xem trọng từng chi tiết. Chính vì thế mâm cơm cúng giỗ luôn đảm bảo sự tươm tất nhất, đủ đầy và có rất nhiều món ăn.

Những món ăn trong mâm cúng của miền Bắc thường được chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ các món mặn, món thịt, món rau, canh,…

Mâm cơm cúng giỗ miền Trung

Miền Trung nổi tiếng thật thà, chân chất cùng với sự ảnh hưởng của cung đình, do đó mâm cúng giỗ có phần cầu kỳ. Các món trong mâm cơm cúng giỗ được chia theo 4 nhóm canh, xào, món luộc và món chiên/ nướng.

Vậy ở miền Trung mâm cơm cúng giỗ gồm những món gì? Bao gồm các món thường thấy như sau:

Mâm cơm cúng giỗ miền Nam

Người miền Nam lại có lối sống cởi mở và giản dị hơn nhiều so với các miền khác. Mâm cơm cúng giỗ miền Nam thường có phần đơn giản hơn, vẫn là các món ăn quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Mâm cúng bao gồm các món sau:

Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ

Mỗi vùng miền có một phong tục tập quán khác nhau, song với truyền thống người Việt, khi chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ, cần lưu ý:

Tuyệt đối không nêm nếm thức ăn, ăn thử các món ăn để làm cơm cúng giỗ.

Trên mâm cơm cúng, không đặt các món gỏi, sống hay có mùi tanh.

Không nên có các món từ cá mè, cá sông.

Mâm cơm cúng giỗ phải được đặt riêng, bày trên những bát đĩa mới. Nên có bộ bát đũa riêng cho việc cúng bái thì càng tốt. Tránh dùng chung với chén đĩa thừa ngày sử dụng.

Không nên sử dụng đồ đóng hộp, các món ăn đặt sẵn ngoài nhà hàng để làm mâm cúng giỗ.

Mâm Cơm Cúng Gồm Những Món Gì? 6 Mâm Cúng Giỗ Miền Bắc!

Cúng giỗ người đã mất trong gia đình là phong tục truyền thống, một trong những nét đẹp văn hóa đẹp của người Việt Nam.

Mỗi năm, cứ đúng vào ngày mất của người khuất, con cháu trong gia đình sẽ chuẩn bị những lễ vật thật chỉnh chu, tươm tất.

Trong đó, mâm cúng giỗ là được quan tâm và chuẩn bị chu đáo nhất. Những món ăn trên mâm cúng người khuất thường là những cái tên quen thuộc, món ăn truyền thống của người Việt.

Tuy nhiên, không ai biết mâm cơm cúng gồm những món gì? Vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ người mất sao cho đầy đủ, trang trọng!

Ý nghĩa của việc cúng giỗ người đã khuất

Cúng giỗ ông bà tổ tiên – những người đã khuất là phong tục truyền thống có từ lâu đời của người Việt. Nét đẹp văn hóa này được con cháu lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Điều này không chỉ thể hiện sự hiếu kính của con cháu đối với gia tiên mà còn là việc mang đến những may mắn, bình an và hạnh phúc cho những người còn sống.

Tùy thuộc vào văn hóa mỗi vùng miền mà mâm cỗ cúng cho người khuất sẽ có sự khác biệt. Bởi mỗi mâm cơm đều thể hiện được những đặc trưng, văn hóa của con người của mỗi vùng đất.

Bởi mâm cỗ chính là lòng thành, sự biết ơn, lòng thương xót và để tưởng nhớ đến người đã khuất.

Không chỉ thế, đây cũng là dịp để con cháu trong nhà có thể sum họp, quây quần và đoàn tụ bên nhau. Các thành viên trong gia đình cùng nhau chia sẻ buồn vui ở hiện tại.

Mâm cơm cúng gồm những món gì? Mâm cỗ miền Bắc

Thờ cúng người đã mất là phong tục thể hiện lòng biết ơn của người thế hệ sau đối với người đã sinh thành.

Vậy nên, khi người thân trong gia đình mất đi, những người còn lại trong nhà sẽ bày tỏ lòng thành, sự nhớ thương, đau xót vào ngày giỗ hàng năm. Chính vì thế, việc chuẩn bị mâm cỗ người khuất là việc vô cùng quan trọng.

Đặc biệt, đối với người miền Bắc thì mâm cơm cúng giỗ trong gia đình càng nhận được nhiều sự quan tâm.

Mâm cúng miền Bắc sẽ không thể thiếu những món ăn truyền thống. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến của những người lớn trong gia đình. Bởi cũng tùy vào từng địa phương mà mâm cỗ cũng sẽ có vài sự khác biệt nhất định.

Đã hiểu được tầm quan trọng của mâm cúng trong ngày giỗ. Vậy bạn cần phải thật cẩn trọng từ quá trình chuẩn bị đồ cúng, cách sắp xếp mâm cỗ, cho đến khi dâng lên trên bàn cúng gia tiên.

Qua những chia sẻ mà chúng tôi vừa gửi đến, chắc chắn các bạn đã biết được mâm cơm cúng giỗ miền Bắc gồm những món gì?

Như đã nói, tùy theo vùng miền và phong tục tập quán của mỗi địa phương mà những món ăn trên mâm cỗ sẽ có sự thay đổi khác nhau.

Tuy nhiên, những món ăn đặc trưng quen thuộc, những món ngon mà lúc còn sống ông bà yêu thích thì nhất định phải có trên mâm lễ.

Và trên hết, việc cúng giỗ người đã khuất vào mỗi năm là thể hiện lòng thành, sự hiếu kính, xót thương đối với người mất. Vậy nên, không cần quá chú tâm đến việc mâm cúng sang trọng hay đơn giản.

Bởi trên hết, lòng thành kính mới là yếu tố quan trọng đối với mỗi mâm cúng. Mong rằng bạn sẽ gặp được nhiều may mắn và tốt lành trong cuộc sống!

Theo dõi những bài viết về phong thủy, tử vi mới nhất và thú vị nhất mỗi ngày tại website chúng tôi

Những Món Ăn Để Cúng Giỗ

Mâm cỗ trong đám. tạng, đám giỗ: Một tập tục lâu đời là gia đính có tang, bên cạnh khay trầu, cau, thuốc lá, nước trà để tiếp khách,

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trước đây, trong các lễ cúng đình, cúng miễu hàng năm, ngoài phần lễ và hội vui, còn có tổ chức ăn uống. Tùy theo từng lễ cúng lớn hay nhỏ, làng giàu hay nghèo, năm mất mùa hoặc được mùa, mà quy mô cuộc lễ cũng như vật phẩm dâng cúng có thay đổi.

Trong lễ cúng lớn, người ta giết trâu hay bò, nhưng thường là mổ lợn. Cúng miễu, thì thường là cỗ xôi, với chiếc đầu lợn, nhỏ hơn nữa thì cỗ xôi và con gà. Vịt, ngỗng, chim thường ít dùng để cúng lễ. Gà cúng phải chọn gà trống non, béo, mổ khéo và luộc nguyên con để trên đĩa, không chặt thành miếng. Trưóc khi luộc gà đế cúng người ta uốn sửa đầu cánh con gà sao cho ngay ngắn, cân phân, để sau khi luộc đặt gà lên mâm trông như con gà đang nằm. Luộc gà phải biết đun vừa lửa, thịt chín, da không bị nứt. Ngoài món thịt gà hay thịt lợn, lễ vật dâng cúng thường có các loại bánh nếp gói lá chuôi hay lá dong và các loại trái cây.

Cỗ ngày Tết:

Ba ngày Tết là những ngày ăn uống, vui chơi, thăm hỏi và chúc tụng nhau những điều tốt lành. Do vậy nhà nào dù giàu hay nghèo cũng đều chuẩn bị mâm cơm ngày Tết sao cho đàng hoàng, có thịt, có bánh mứt, có trái cây. Nhà khá hơn thì có nem, có chả và vài món đặc sản đắt tiền để cúng ông bà, tổ tiên, sau đó đãi khách. Thịt thì chủ yếu là thịt lợn và thịt gia cầm. Thịt bò, trâu, dê thường ít dùng để cúng trong ngày Tết. Ớ môt số tỉnh miền nam, trong ngày Tết, hầu như nhà nào cũng có nồi thịt lợn kho chung cùng cá lóc, cá bông lau và trứng vịt, dĩ nhiên không thể thiếu nước dừa, còn có thêm một nồi canh mưốp đắng để nguyên quả nhồi thịt. Nhà khá giả hơn thì gói thêm vài chục gói nem, đôi cây giò lụa, bì bó. Đặc biệt là món dưa chua, có thể là dưa giá, dưa cổ hũ dừa, củ kiệu dùng để ăn kèm vối thịt mõ cho đỡ ngán. Trong ba ngày Tết, bà con ta thường giữ tập quán mời khách ăn uống dù ít hoặc nhiều khi khách đến nhà. Thường qua ngày mồng 4, người ta tổ chức ăn nhẹ. Tô cháo gà nấu loãng, hoặc cháo cá lóc ăn nóng vối rau ghém có nõn chuối non xắt mỏng vối các loại rau thơm, sau những bữa ăn nhiều chất béo, có tác dụng gây cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu. Dưa hấu cũng là món không thể thiếu đưdc trong 1 ngày Tết. Chất ngọt dịu và mát của miếng dưa hấu sẽ góp phần đẩy lùi cảm giác ón, ngấy vì những món ăn, thức uốíng của ngày Tết gây ra.

Mâm cỗ trong đám. tạng, đám giỗ: Một tập tục lâu đời là gia đính có tang, bên cạnh khay trầu, cau, thuốc lá, nước trà để tiếp khách, thường cố gắng chạy cho được con lợn, dù lớn hay nhỏ, để làm cỗ thết đãi bạn bè bà con, láng giềng đến giúp đỡ, phúng điếu, lo toan mọi việc chôn cất, trong khi gia chủ bối rốỉ nhiều thứ. Khác với người phương Tây, người ta kỷ niệm ngày sinh chủ yếu còn người phương Đông thì coi ngày chết, lấy đó làm kỷ niệm hằng năm, tổ chức cúng giỗ để tưỏng nhớ người đã khuất. Tùy theo từng gia đình, từng hoàn cảnh mà mâm cỗ có khác nhau. Giỗ nhà nghèo thì thường đơn giản. Nhưng dù túng thiếu đến đâu, chủ nhà cũng mua sắm một ít thịt, cá, rau, trứng đê làm mâm cơm dâng cúng người thân quá cố. Những nhà khá giả, hoặc giàu có, đông con cháu thì đám giỗ được chuấn bị từ một vài tháng trưốc đó. Một số gia đình theo nếp cũ, nhiều khi tổ chức đám giỗ kéo dài hai ba ngày: tiên thường, chánh giỗ, hậu thường.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Con cầu mong mọi điều may mắn an lành hạnh phúc

Thực Đơn Ám Giỗ Nên Nấu Món Gì Vừa Ngon Vừa Sang?

Gỏi tai heo ngó sen-món ăn trong đám giỗ

Gỏi tai heo ngó sen dai sực sực, với vị chua ngọt hấp dẫn là gợi ý của chúng tôi cho câu hỏi đám giỗ nấu gì?

Tai heo sau khi mua về bạn cạo lại cho sạch phần lông, sau đó dùng giấm hoặc phèn chua chà rửa cho sạch.

Bắt nồi nước lên bếp, cho vào cùng ít gừng thái lát, hành tím băm. Sau đó cho lỗ tai heo vào và bắt lên bếp để luộc.

Trước khi thịt heo chín bạn chuẩn bị tô nước lạnh cho vào ít phèn chua vào. Khi tai heo chín bạn vớt ra và cho vào tô nước này để cho nguội. Đây là bí quyết giúp tai heo giòn và trắng.

Bạn chuẩn bị thau nước, rồi nặn nước cốt chanh vào. Sau đó bạn cắt khúc và chẻ ngó sen rồi cho vào thau nước nàu. Như vậy ngó sen sẽ có được màu trắng.

Dưa leo bạn rửa sạch cắt bỏ hai đầu, tuỳ theo kích thước của dưa leo mà bạn có thể chia làm 2-3. Sau đó dùng dùng cụ cắt dưa leo lát dài hình răng cưa như trong hình. Sau khi cắt xong bạn cho dưa leo vào tô và cho vào cùng ít đường trộn đều lên (như vậy dưa leo sẽ có được độ giòn).

Cà rốt bạn gọt vỏ rồi cũng cắt lát như dưa leo.

Hành tây cắt lát mỏng.

Ớt bạn cắt dọc thân, rồi bỏ hạt. Một phần ớt bạn băm nhỏ, một phần cho vào nồi nước luộc chín.

Tỏi bạn băm nhỏ.

Tắc bạn cắt phần đầu cuốn rồi vắt lấy nước cốt.

Bạn cho vào chén 50g đường, 50g nước mắm và 23g nước cốt tắc. Sau đó cho hỗn hợp này cùng với ớt luộc vào máy và xay nhuyễn.

Cho vào chén 30g đường, 30g nước mắm, 10g nước cốt tắc, 15g ớt ăm,và 10g tỏi băm và trộn đều.

Cho ngó xen, cà rốt hành tây, dưa leo, tai heo thái sợi vào thau, sau đó cho hỗn hợp nước sốt trộn gỏi, dầu hành vào trộn đều cho thấm gia vị.

Tiếp đến cho đậu phộng, răm răm thái rối hành phi lên trên khi ăn trộn đều và thưởng thức cùng bánh phồng tôm. Chúc mọi người thực hiện thành công món gỏi tai heo ngó sen.

Tôm lăn bột chiên- món ăn đám giỗ

Ngày giỗ nên nấu món gì? Thì món tiếp theo chúng tôi xin gợi ý đó là tôm lăn bột chiên.

Tôm xú bạn lọt vỏ, ngắt bỏ đầu. Sau đó dùng dao mũi nhọn lấy bỏ chỉ ở lưng và bụng.

Tôm bạn rửa sạch để ráo nước, rồi cho vào tô và tiến hành ướp tôm. Sau đó cho vào tôm tỏi bằm, hạt nêm, bột ngọt, đường, tiêu, dầu mè, …tất cả trộn đều lên.

Tôm sau khi ướp được một lúc bạn dùng khăn ăn nắn tôm cho thẳng.

Bạn cho vào tô bột chiên giòn 200gr, nước 200g, bột li on 1 muỗng canh. Tất cả cho vào tô và đánh đều lên cho thật hoà quyện.

Tiếp đến bạn cho 300g bột chiên sù ra đĩa, sau đó lăn qua hỗn hợp bột chiên giòn.

Bắt chảo lên bếp rồi dầu ăn vào (chiên ngập nên cho nhiều dầu) và nấu cho dầu sôi. Khi dầu sôi cho tôm vào chiên từ từ . Tôm chuyển sang màu vàng chúng ta vớt ra cho lên giấy thấm dầu, rồi cho ra đĩa.

Món tôm chiên này ăn cùng với tương ớt và nước sốt Mayonnaise.

Món gà bó xôi/gà không lối thoát-món ăn trên mâm cổ đám giỗ

Bạn chuẩn bị thau nước, sau đó cho bột nghệ vào khuấy rồi, rồi cho nếp vào để ngâm. Nếp này bạn ngâm khoảng 8 tiếng, để tiết kiệm thời gian mọi người có thể ngâm qua đêm. Ngâm với nghệ sẽ giúp xôi có màu vàng đẹp.

Thịt gà bạn làm sạch bỏ ruột. Gừng, hành, tỏi bạn thái nhỏ sau đó vào cối giã nhỏ. Bạn cho hỗn hợp đã giã ra tô, rồi cho vào hạt nêm, ít muối, mì chính, dầu hào vào trộn đều.

Tiếp đến bạn đeo bao tay vào lấy hỗn hợp đã pha ở trên bôi và quết lên bên trong con gà. Sau đó dùng dây bó cánh gà lại rồi cho vào nồi hấp chín khoảng. Sau đó đem ra bên ngoài để nguội, rồi cắt bỏ phần chân và cổ cho vào bên trong ruột, bỏ phần đầu gà đi.

Gạo sau khi ngâm gạo nếp xong bạn đổ ra ráo nước, rồi trộn vào gạo nếp ít muối sau đó cho vào nồi hấp dàn đều và đậy vung lại, tiến hành hấp chín.

Bạn chuẩn bị lớp bao nilong trên mâm. Sau đó cho hỗn hợp sôi đang còn nóng ra mâm ém và dàn đều.

Sau đó cho gà đã luộc vào giữa mâm sôi miết và lăn cho sôi bao bọc thật chặc gà bên trong để khi chiên không bị rớt ra.

Cho dầu vào chảo, bắt lên bếp nấu cho dầu nóng sau đó cho gà bó sôi vào chiên giòn. Khi chiên khéo léo đảo để xôi giòn và vàng đều.

Như vậy là bạn đã hoàn thành món gà bọc xôi để có thể cho lên mâm cổ cúng, và tiếp đã khách ngày đám giỗ.

Gỏi bò trộn rau mầm-Món ăn ngon cho đám giỗ

Ngày giỗ nên nấu món gì? Hãy thử thực hiện món gỏi bò trộn rau mầm với hương vị hấp dẫn. Đây là món ngon đám giỗ được rất nhiều người yêu thích.

Thịt bò sau khi thái lát bạn tiến hành ướp. Cho thịt ra tô sau đó cho vào tiêu, dầu hào, bột canh, bột ngọt, dầu ăn vào. Tiến hành trộn đều lên cho thấm gia vị.

Bạn chuẩn bị tô nước cho vào muỗng đường và muối khuấy đều cho tan ra. Hành tây bạn thái lát mỏng rồi cho vào tô nước đã chuẩn bị sẵn. Cách này giúp cho hành tây giòn và không bị hăng.

Ớt, tỏi bạn cho vào cối giã nhỏ, sau đó cho ra chén. Tiếp đến cho vào 2 muỗng nước mắm, muỗng đường và nặn nước cốt chanh cho vào cùng. khuấy đều cho các nguyên liệu hoà quyện vào với nhau.

Sau khi thịt bò thấm gia vị, cho thịt bò vào chảo dầu và xào cho chín tái.

Bạn chuẩn bị một thau sạch sau đó cHo rau mầm đã rửa sạch để ráo nước, hành tây thái lát mỏng, thịt bò đã xào, và nước sốt vào và tiến hành trộn đều.

Như vậy bạn có được món gỏi bò vô cùng đơn giản và nhanh chóng để làm cho mâm cổ đám giỗ thêm đầy đặn.

Lẩu gà tiềm ớt hiểm-món ăn trong đám giỗ

Bạn lấy một chén cho vào muỗng cà phê muối, muỗng cà phê bột ngọt, muỗng cà phê hạt nêm, tiến hành trộn đều lên.

Sau đó bạn đeo bao tay và lấy hỗn hợp trên, quết bôi lên bên trong và ngoài của gà.

Hành tím bạn lọt vỏ khô bên ngoài, để nguyên củ (20g)

Gốc ngò bạn rửa sạch (2 gốc)

Gốc sả bạn cắt khúc sau đó đập dập (4 gốc)

Ớt hiểm khoảng (5 trái)

Bạn cho tất cả nguyên liệu trên cho vào bên trong ruột gà. Sau đó bạn dùng tăm xiên phần da gà lại để gia vị bên trong không rớt ra bên ngoài.

Sau đó bạn dùng hắc xì dầu hoặc nếu không có bạn có thể sử dụng nước tương bôi bên ngoài.

Khi thịt gà đã ướp khoảng 30 phút, bạn rửa sơ để ra bớt phần nước xì dầu thừa. Sau đó bạn dùng khăn lau cho thật ráo nước.

Bạn bắt chảo lên bếp cho dầu ăn vào, nấu cho dầu sôi thì cho gà vào chiên vàng.

Chuẩn bị ớt hiểm 50g, kỳ tử 20g, tá tàu 10 trái, hạt sen tươi 100g, củ sen 300gr, nấm hương 20gr, 6 gốc ngò rí, dừa xiêm 1 trái

Ớt hiểm bạn rửa sạch để ráo nước sau đó cho vào nồi để rang. Rang đến khi nghe dậy mùi là được.

Nấm hương bạn ngâm khoảng 30 phút, sau đó cắt bỏ gốc, rồi rửa sạch. Sau đó bắt nồi nước nước lên bếp. Khi nước sôi cho đường vào, sau đó cho nấm hương vào luộc khoảng 20-30 phút.

Củ sen bạn gọt vỏ, rửa sạch sau đó thái lát nhỏ.

Bạn bắt nồi lên bếp, cho dầu ăn vào. Nấu đến khi dầu nóng bạn cho củ hành tím, gốc ngò, ớt hiểm, củ sen vào xào.

Khi các nguyên liệu dậy mùi thơm cho vào 2 lít nước, 600ml nước dừa và cho gà vào hầm.

Nấu khi nước sôi cho nấm hương, táo đỏ và cho gia vị gồm 15g muối, 35g hạt nêm, 35 g đường phèn vào.

Nấu được khoảng nửa tiếng cho hạt sen và kỳ tử vào và hầm thêm nửa tiếng.

Trong lúc hầm nếu nước không ngập gà thì cứ khoảng 15 phút bạn trở một lần để gà thấm và chin đều.

Khi gà chín bạn vớt gà, ớt hiểm ra, Sau đó nêm nếm lại cho hợp vừa vị, rồi cho vài trái ớt hiểm tươi vào để tạo màu đẹp.

Khi thưởng thức bạn chặt gà ra đĩa, hoặc xé rồi ăn kèm cùng với rau cải xoong và mì trứng.

Gà nấu xí muội-món ngon trong thực đơn đám giỗ

Một món nấu đám giỗ ngon và hấp dẫn tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu đến mọi người đó là gà nấu xí muội.

Thịt gà: 500gr

Dừa: 1 quả

Hành tím

Tỏi

Cà rốt

Hành tây

Tương xí muội

Bột năng

Thịt gà bạn chặt thành từng lát vừa ăn.

Cà rốt bạn gọt vỏ, sau đó tỉa cánh hoa và cát thành từng lát tròn.

Tỏi, hành tím tiến hành băm nhuyễn

Hành tây cắt lát múi cau.

Cho tỏi băm, hành tây băm, muỗng dầu hào, nửa muỗng muối, nửa muỗng hạt nêm, nửa muỗng bột ngọt vào thịt gà và tiến hành trộn đều. Ướp xong để khoảng 15 phút cho gà thấm gia vị.

Cho vào nồi 50ml dầu ăn, sau đó cho tỏi băm vào và phi cho vàng thơm.

Khi tỏi đã vàng mọi người cho thịt gà đã ướp vào và xào. Xào đến khi thịt gà xăn lại đổ hết nước dừa vào. Nấu đến khi nước sôi cho cà rốt vào. Khi nước sôi cho vào 3 muỗng tương xí muội.

Nấu đến khi cà rốt mềm bạn cho vào 1 muỗng bột năng đã hoà với ít nước. Bột năng này sẽ giúp tạo độ sệt cho món ăn. Cuối cùng cho hành tây vào. Nấu thêm khoảng 1 phút thì tiến hành tắt bếp. Như vậy là mọi người đã hoàn thành món gà nấu xí muội.

Đám giỗ nên nấu món gì? Ngoài những món trên thì chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thêm món khác để mọi người tham khảo.