Mâm Cúng Giỗ Mấy Chén Cơm

Cúng giỗ là tục lệ từ ngàn đời nay của người dân Việt Nam. Đây là sự thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên, với những người đã khuất. Chính vì thế mâm cúng giỗ cũng cần được sắm đầy đủ để dâng lên gia tiên. Trong mâm cúng giỗ mấy chén cơm cũng là mối quan tâm của nhiều người hiện nay. Bởi mỗi nơi, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ tùy thuộc vào lòng thành và hoàn cảnh của mình.

Mâm cúng giỗ mấy chén cơm?

Đã nói mâm cơm cúng giỗ thì chắc chắn phải có cơm. Tuy nhiên mâm cúng giỗ cần mấy chén cơm thì vẫn là câu hỏi của nhiều người. Theo như phong tục của người Việt ở 3 vùng miền thì mâm cơm cúng có nhiều món khác nhau. Món cơm thì vẫn luôn phải có trong mâm cỗ.

Người miền bắc hay bới cơm vào những bát nhỏ. Cúng giỗ người mất, cúng gia tiên thường dùng 5 chén cơm sắp chung vào mâm cỗ. Khi bới cơm cúng chỉ xới 1 lần, không bới thêm vào bát 2 lần cơm.

Đối với người miền Trung và miền Nam thì xới vào tô hoặc vào đĩa. Cơm được bới đầy dĩa vuông vắn. Cúng giỗ cho ông bà, gia tiên thường có 2 mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên, người mất, còn một mâm thì thần linh, thổ địa.

Bên cạnh đó, lễ cúng giỗ cần có bình hoa, mâm quả, vàng mã, cặp hình nhân và áo quần đầy đủ cho người mất.

Thực đơn chuẩn cho mâm cúng giỗ Mâm cỗ giỗ chuẩn Việt gồm những món gì?

Vậy là mọi người đã biết mâm cúng giỗ mấy chén cơm qua chia sẻ ở trên. Tuy nhiên tùy vào mỗi gia đình, khi cúng giỗ thường cúng cơm nhiều hay ít. Cũng có thể chỉ dùng một chén cơm úp và một quả trứng.

Mâm cơm cúng giỗ chuẩn của người Việt thường có: 2 món ăn mặn 2 món ăn nhạt, 1 bát canh, và 1 dĩa xôi. Có nhiều gia đình làm nem rán, món đĩa xôi gà lớn. Hoặc có một số gia đình thường làm những món ăn mà lúc còn sống người mất thích ăn để cúng.

Ý nghĩa món ăn trong mâm cỗ giỗ

Mỗi một món ăn được sắp xếp trên mâm cỗ cúng giỗ mang ý nghĩa khác nhau. Vì vậy không phải tự nhiên mà nó lại được đưa vào menu cỗ.

Đĩa xôi là món ăn luôn có trong mâm cúng giỗ, nó là tinh hoa từ đất trời. Sự có mặt của món ăn thể hiện mong muốn của gia đình luôn bình an, đầy đủ.

Một dĩa gà món ăn mặn cũng không thể thiếu ở mâm cỗ giỗ. Đây là con vật gần gũi với con người, thể hiện sự oai phong.

Một bát canh cho thực đơn cỗ giỗ, có thể nấu từ nhiều loại rau củ khác nhau. Nó tùy thuộc vào sở thích người mất hoặc khẩu vị của mỗi gia đình. Hoặc có bát canh ngũ sắc, đó là bát canh rau củ có 5 màu. Năm màu này là tượng trưng cho 5 ngũ hành: Kim -Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ.

Một đĩa nem rán, món ăn truyền thống mà người Việt ai cũng yêu thích. Món ăn được tạo nên từ nhiều thực phẩm khác nhau thể hiện sự trọn vẹn, đầy đủ.

Có thể làm thêm món rau xào, món rau trộn tạo sự tươi mát.

Hiện nay có nhiều gia đình đặt dịch vụ nấu cỗ giỗ thuê vì lý do bận rộn trong công việc. Cuộc sống ngày càng phát triển, dịch vụ hỗ trợ và phục vụ ngày càng nhiều. Nấu cỗ thuê cũng vì thế mà xuất hiện nhiều hơn. Vì vậy, nếu bạn quá bận rộn với công việc thì đây là giải pháp lý tưởng nhất.

Cúng Đất Đai Mấy Chén Cơm, Hướng Dẫn Mâm Cúng Chi Tiết

Mâm cơm trong các tập tục cúng cổ truyền Việt Nam giữ vị trí và vai trò rất quan trọng với nhiều ý nghĩa tâm linh, nhất là đối với tục cúng đất đai. Vậy cúng đất đai mấy chén cơm và cần chuẩn bị mâm lễ cúng đất đai đầy đủ như thế nào?

Chuẩn bị mâm cơm cúng đất đai chuẩn tập tục cúng mấy chén?

Việt Nam là một trong những đất nước chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền văn minh Trung Hoa cổ. Theo đó, thế giới tồn tại 3 giới: Thiên giới, Địa giới và Hạ giới. Ở mỗi giới lại có những đại diện cai quản và sinh sống nhất định. Thiên giới (trời) là nơi sinh sống và cai quản các vị Thần tiên, đứng đầu là Ngọc Hoàng. Địa giới là nơi sinh sống và cai quản của các vị thần linh, có diêm vương và các vị thần giữ chức vụ và chức năng riêng. Hạ giới là nơi sinh sống trực tiếp của con người, là trung gian của Thiên giới và Địa giới, do đó chịu những ảnh hưởng và chi phối của cả 3 giới.

Cũng theo đó, mỗi một vùng đất ở Hạ giới mà con người sinh sống, làm ăn đều có sự tồn tại, cai quản của các vị thần linh, được gọi là Thổ công. Ngoài chức năng trông coi, canh giữ đất đai. Thổ công (cùng với ông Thần tài) còn cai ngữ và chi phối của cải, tài sản, tiền bạc, vận hạn (về mặt tâm linh) trực tiếp của đời sống con người. Chính bởi vậy, khi làm bất cứ việc gì động chạm mạnh đến đất đai, long mạch như đào móng xây nhà, xây dựng thi công công trình, di dời nhà cửa, tài sản, … đều phải xin phép các vị thần linh ở đây dưới hình thức là các nghi lễ thờ cúng hay còn gọi là tập tục cúng đất đai.

Ngoài ý nghĩa khai báo, xin phép và cầu may từ các vị thần cai quản, nghi thức cúng đất cũng là hình thức để người trần bố thí của cải cho người âm – là những cô hồn, vong nhân còn lang thang không nơi nương tựa, chưa được siêu thoát còn tồn tại ở trần thế để tránh điềm xấu, đón điềm lành.

Trong tục cúng đất đai, việc chuẩn bị lễ cơm rất được chú ý. Cơm (cơm tẻ) không chỉ là món ăn thiết yếu trong mỗi bữa cơm chính, mà còn là sự kết tinh những tinh hoa của trời, đất và sức lao động của con người. Việc dâng cơm lên các vị thần linh, thổ địa chính là sự biểu hiện tấm lòng thành kính, biết ơn. 

Vậy cúng mấy chén (bát ) cơm cho mâm cúng đất đai?

Trong văn hóa (truyền thuyết) Trung Hoa, quan niệm về Thần tài – Thổ địa có những quy định rõ ràng về chất lượng, số lượng và tên riêng nhất định của các vị Thần.

Theo đó, có 5 vị Thần tài – thổ địa tương ứng với 4 phương trong trời đất là: 

Vương Hợi (Được gọi là Trung bân Tài thần)

Tỷ Can (Gọi là Đông lộ Tài thần)

Phạm Lãi (Gọi là Nam lộ Tài thần)

Quan Công (Gọi là Tây lộ Tài thần)

Triệu Minh (Gọi là Bắc lộ Tài thần)

Do vậy, trong mâm cúng cơm cho lễ cúng đất đai dân gian sẽ chuẩn bị 5 bát cơm (chén cơm) cho 5 vị Thần tài – Thổ địa mà nơi mình sinh sống.

Những lễ vật cơ bản trong mâm cúng đất đai

Dù là mâm lễ đơn giản hay mâm lễ đầy đủ, một mâm lễ cúng đất đai nên chuẩn bị đầy đủ những lễ vật như sau:

Hương: Có địa phương gọi là nhang cúng, là lễ vật bắt buộc và đối với mâm lễ cúng đất thắp 3 nén nhang (có thể cắm thành bát riêng hoặc cắm trực tiếp lên lễ vật)

Đèn hoặc nến: 2 cây

Trầu cau: 1 bộ trầu cau tươi bao gồm 1 quả cau và 1 lá trầu được lau sạch (không rửa).

Nước: 1 chén (hoặc 1 bát nhỏ) – nước sạch mới lấy xuống từ vòi nước

Muối: 1 bát (hoặc 1 đĩa) – muối tinh

Gạo: 1 bát (hoặc 1 đĩa) – gạo tẻ sạch, chưa đem đãi với nước

Rượu: 5 hoặc 6 chén rượu sắp theo trật tự cơ bản. Nếu là 5 chén sẽ xếp theo hình ngũ giác đại diện cho ngũ hành, nếu là 6 chén sắp chia đôi 2 bên bát hương mỗi bên 3 chén

Trà: 1 bao trà khô

Hoa tươi: Lễ hoa trong mâm lễ cúng đất đai thường chọn là hoa cúc đại vàng, có thể cắm 5, 7 hoặc 9 bông. Vị trí đặt bình hoa ở hướng Đông

Trái cây: Gia chủ có thể xếp 5 loại trái quả không đồng màu và tính chất để hình thành mâm ngũ quả chuẩn phong tục. Về màu sắc, nên chọn những loại quả có màu đậm, tươi sáng. Về tính chất, theo quan niệm dân gian, 5 loại trái quả trong mâm ngũ quả lần lượt sẽ đại diện cho 5 hành: Hành Kim tương ứng với loại trái quả màu vàng (ví dụ quả bưởi), hành Mộc tương ứng với loại trái quả màu xanh (ví dụ nải chuối), hành Thủy tương ứng với loại trái quả màu trắng (ví dụ quả na), hành Hỏa tương ứng với loại trái quả màu đỏ (ví dụ quả thanh long) và hành Thổ tương ứng với loại trái quả có màu xám, đen (ví dụ quả mận đen, hồng xiêm hoặc nho).

Gà luộc hoặc heo quay: Tùy từng quy mô cúng đất đai. Đối với những lễ cúng là lễ lớn, quy mô đông người thì gia chủ có thể sắp lễ vật là 1 con heo quay, để nguyên con trên 1 đĩa lớn và đặt ở vị trí trung tâm, trước bát nhang cúng đất đai. Với những quy mô lễ cúng gia đình nhỏ hơn, gia chủ có thể chuẩn bị lễ vật là 1 con gà trống luộc. Lưu ý đối với lễ vật gà cúng để cả con, sắp đặt đầy đủ các bộ phận của gà (bao gồm cả chân và nội tạng) lên mâm lễ.

Xôi nếp: Thông thường, xôi nếp trong mâm cúng đất đai sẽ là 1 đĩa xôi trắng, Tùy cách sắp đặt truyền thống hoặc hiện đại. Nếu gia chủ chọn lễ vật mặn là gà trống luộc thì có thể sắp lễ xôi trắng to, sau đó xếp trực tiếp gà nằm bên trên lễ xôi. Còn nếu lễ vật mặn chính là heo quay, sắp 1 lễ xôi đặt riêng

Cơm trắng (cơm tẻ): Sắp 5 bát cơm tẻ là đại diện cho 5 vị Thần tài – Thổ địa cai quản. Lưu ý đến khi sắp cúng mới mang lễ cơm ra, đảm bảo cơm vẫn còn nóng là tốt nhất.

Mâm lễ tam sinh: Đối với hầu hết các nghi thức thờ cúng, mâm lễ tam sinh là đại diện cho nhóm lễ vật và gần như không thể thiếu. Theo quan niệm dân gian, lễ tam sinh là 3 loài sinh sống, chọn thịt của 3 động vật sống ở 3 môi trường  khác nhau là 1 miếng thịt lợn ba chỉ luộc, để nguyên miếng (đại diện cho loài sống trên cạn); 1 quả trứng luộc (đại diện cho loài sống trên mặt đất – trên không) và 1 con tôm hoặc 1 con tôm luộc – tôm cua cỡ to (đại diện cho loài sống dưới nước).

Những điều cần lưu ý trong sắp và đặt mâm cúng đất đai

Khi sắp mâm cúng, gia chủ lưu ý phải sắp lễ vật đầy đủ và tươm tất lên mâm cúng trước khi thắp nhang. Theo quan điểm dân gian, khi nhang đã đốt và cắm lên bát nhang hoặc trực tiếp lên lễ vật thì không nên bổ sung thêm lễ nữa, nếu sót lễ có thể tạm bỏ qua.

Đối với những lễ vật hoa, trái quả (những lễ vật cần làm sạch) không nên rửa trôi bằng nước mà chỉ nên dùng khăn sạch (khăn ẩm hoặc khô tùy từng lễ vật) lau lễ vật vì quan niệm rửa nước là rửa trôi.

Một số quy tắc bất biến, ví dụ như: Bình hoa sẽ được đặt ở hướng Đông, còn lễ ngũ quả sẽ được đặt ở hướng Tây.

Người được chọn để thực hiện nghi thức thờ cúng (cúng bái) phải là người hợp mệnh với gia chủ (nếu mượn tuổi), ăn mặc lịch sự, sạch sẽ.

Các bước cúng đất đai đơn giản trong tục cúng đất tại Việt Nam

Cúng đất đai là một tục cúng không quá cầu kỳ về hình thức, song về cơ bản vẫn phải diễn ra theo một trật tự quy trình hợp lý nhất định.

Hướng dẫn cách cúng:

Bước 1: Chọn ngày cúng đất đai

Để xem được ngày tốt, gia chủ có thể xem sách tâm linh, lịch cúng cơ bản (nếu là những người có kiến thức về thờ cúng). Đối với những gia đình ít kiến thức thờ cúng, thường là thế hệ trẻ, có thể xem ngày cúng là ngày Hoàng đạo tại các địa điểm nhà thầy Địa uy tín trong vùng.

Bước 2: Chọn vị trí cúng đất đai

Vị trí cúng đất thường được đặt trực tiếp tại địa điểm thi công, theo hướng hợp phong thủy

Bước 3: Chuẩn bị lễ vật cúng đất đai và sắp đặt bàn cúng, mâm cúng đất

Bước 4: Chuẩn bị bài văn khấn cúng đất đai chuẩn theo phong tục – dành cho những người cúng lần đầu. Những người đã cúng quen thì có thể bỏ qua

Bước 5: Cúng, bái

Người được chọn làm nghi lễ cúng, bái sẽ vào vị trí trước bàn cúng, chắp tay và đọc văn khấn. Sau khi hoàn tất sẽ vái và lui ra khỏi án thờ cúng theo tư thế lùi ra đằng sau (không quay người lại mâm cúng)

Bước 6: Đợi hết lễ, cúng lại 1 lần nữa và xin lễ

Khi hương cháy gần hết, người thực hiện cúng bái sẽ vào tạ lễ, xin lễ để hạ lễ xuống và kết thúc nghi lễ cúng đất đơn giản

Bước 7: Tạ lễ, thụ hưởng lễ vật và hóa vàng mã

Phần lễ vật hạ xuống sẽ do tất cả những người tham dự lễ cúng đất thụ hưởng dưới lời mời của gia chủ.

Riêng phần tiền vàng mã có thể hóa đi, tro vàng mã nếu tiện sông suối có thể rắc xuống, tránh đổ tro vàng mã vào những nơi bẩn, ẩm thấp (thùng rác)

Lễ hoa tươi khi hạ xuống cũng không nên bỏ đi hoặc vứt vào thùng rác mà nên cắm gọn gàng ra các cành cây hoặc ở 1 góc sạch sẽ cho đến khi héo mới bỏ đi.

Cúng Đất Đai Mấy Chén Cơm Và Kết Hợp Với Lễ Vật Gì?

Cúng đất đai mấy chén cơm? Và cần chuẩn bị thêm lễ vật cũng như bài văn khấn nào để tổ chức lễ cúng sao cho phù hợp với truyền thống và tâm linh của người Việt.

Cúng đất đai là một trong những truyền thống tâm linh của người Việt lâu đời. Truyền thống này đã được truyền từ đời này sang đời khác và đến nay vẫn còn giữ nguyên vẻ đẹp của nó. Cúng đất đai mấy chén cơm? Cách chuẩn bị lễ vật và bài văn khấn là tất cả những thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc. Để giúp cho gia chủ có thể thực hiện được nghi thức cúng đất đai theo đúng tâm linh của người Việt.

Cúng đất đai gồm mấy chén với với ý nghĩa gì?

Theo như quan niệm tâm linh của người Việt thì mỗi vùng đất mà chúng ta sinh sống đều có một vị thần linh cai quản được gọi là Thổ Công. Chính vì lý do đó khi chúng ta thực hiện việc đào móng nhà, động thổ hoặc san lấp đều tổ chức một lễ cúng cho thổ công. Để cầu mong sự gia hộ của Thổ Công cho gia chủ bình an và gặp nhiều điều may mắn.

Ngoài ra người ta tổ chức lễ cúng đất đai cũng mục đích là để bố thí cho vong linh. Để những vong linh lưu lạc và đói khác có thể nhận được lễ vật từ gia chủ. Tránh sự quậy phá cũng nhất cho gia đình của người cúng bình an.

Cúng đất đai mấy chén cơm? Đây là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi tổ chức lễ cúng đất đai. Theo quan niệm truyền thống thì khi chúng ta tổ chức lễ cúng đất đai thông thường sẽ bày ra năm chén cơm. Tượng trưng cho 5 vị Thần Tài và Thổ Địa cai quản vùng đất mà mình sinh sống.

Khi chúng ta tổ chức lễ cúng đất đai thì một phần không thể thiếu được đó chính là lễ vật. Mâm cúng đất đai sẽ bao gồm có có mâm ngũ quả, mâm tam sên và mâm hương hoa. Nếu như gia chủ vẫn chưa biết cách lựa chọn lễ vật nào cho đúng với văn hóa của người Việt thì có thể tham khảo mâm cúng cơ bản sau đây.

Mâm cúng đất đai hoàn chỉnh và cơ bản cần phải có những lễ vật như sau:

Thông thường thì khi chúng ta tổ chức lễ cúng đất đai thì phải chuẩn bị một bộ tam sên. Đây là một trong những lễ vật không thể thiếu được khi chúng ta tổ chức lễ cúng đất đai. Bộ tam sơn sẽ bao gồm 3 món là một con tôm luộc, một trứng vịt luộc và một miếng thịt luộc.

Lễ vật không thể thiếu được khi chúng ta tổ chức cúng đất đai đó chính là mâm ngũ quả. Gia chủ có thể lựa chọn 5 loại quả khác nhau có màu sắc và ý nghĩa tốt lành. Gia chủ nên chọn những loại có kích thước lớn và màu sắc bắt mắt. Tốt nhất là chúng ta nên tránh trái cây bị dập hoặc hư hỏng.

Để đảm bảo tổ chức cúng đất đai một cách trọn vẹn và đúng với tâm linh của người Việt thì gia chủ cần phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật. Chuẩn bị đầy đủ lễ vật là một trong những cách thể hiện được lòng thành của gia chủ đối với các đấng thần linh.

Tùy theo điều kiện, chúng ta có thể sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng đất đai. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ đặt mâm cúng để giúp cho bạn có thể tiết kiệm được thời gian và công sức. Đồng thời lễ vật cho việc cúng đất đai được chuẩn bị đầy đủ và tươm tất nhất.

Văn khấn bài cúng đất đai chuẩn nghi lễ

Bên cạnh lễ vật, phần không thể thiếu được khi tổ chức lễ cúng đất đai đó chính là bài văn khấn. Bài văn khấn chính là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt. Nếu như gia chủ tổ chức cúng đất đai mà vẫn chưa biết bài văn khấn sử dụng như thế nào là phù hợp thì có thể tham khảo bài mẫu sau đây.

Thông thường thì người ta sẽ tổ chức lễ cúng thổ công vào đầu năm, cuối năm lễ Tết hoặc khi chúng ta mới chuyển nhà, mua đất động thổ hoặc đào móng. Để giúp cho gia chủ có thể tổ chức được lễ cúng Thổ Công đơn giản nhất thì chúng tôi xin chia sẻ theo từng bước. Chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn từng bước là bạn đọc có thể tổ chức được lễ cúng đất đai chuẩn tâm linh Việt.

Thông thường người Việt chúng ta tổ chức lễ cúng đất đai vào những sự việc quan trọng. Lựa chọn ngày và giờ hợp phong thủy sẽ mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ. Gia chủ có thể xem trong sách hoặc nhờ thầy phong thuỷ.

Bên cạnh lựa chọn thời gian thì nhiều người còn lựa chọn hướng để đặt mâm cúng. Với hy vọng mang lại nhiều may mắn và tài lộc nhất cho gia chủ.

Bước tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ đối với bạn đọc đó là chuẩn bị lễ vật. Lễ vật là một trong những thứ không thể thiếu được khi chúng ta tổ chức lễ cúng đất đai. Nếu như gia chủ ăn mặn thì chúng ta có thể ăn cứ vào những lễ vật hướng dẫn phía trên mà chuẩn bị. Còn nếu như gia chủ ăn chay thì chúng ta có thể thay thế những món mặn bằng những món chay sao cho phù hợp nhất.

Để tiết kiệm thời gian trong việc chuẩn bị lễ vật cúng đất đai thì chúng ta có thể liên hệ sử dụng dịch vụ. Đây là một trong những phương pháp tiết kiệm thời gian và công sức nhất. Đồng thời giúp cho gia chủ có thể chuẩn bị được mâm cúng đất đai đầy đủ và chi tiết.

Đến ngày giờ đã định chúng ta sẽ tiến hành bày biện lễ vật để cúng đất đai. Người đại diện tiến hành lễ cúng đất đai sẽ thắp hương và đọc to bài văn khấn. Lưu ý là khi chúng ta tổ chức lễ cúng đất đai nên trang phục chỉnh tề và nghiêm trang. Cần phải đọc to và thành khẩn để thể hiện được tấm lòng của gia chủ đối với Thổ Công.

Sau khi đợi hương tàn thì chúng ta sẽ tiến hành mang vàng mã đi đốt. Bước cuối cùng để hoàn thiện quy trình cúng đất đai đó chính là chúng ta sẽ thực hiện bố thí cho vong linh. Rải muối và gạo xung quanh khu vực đất đai để vong linh có thể nhận được vật phẩm.

Đặt lễ vật cúng đất đai ở đâu cho đúng tâm linh?

Hiện nay có rất nhiều gia đình lựa chọn dịch vụ đặt mâm cúng đất đai để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên vấn đề mà nhiều gia đình quan tâm đó là lựa chọn đơn vị nào để đặt mâm cúng cho đúng với tâm linh của người Việt. Cũng như đảm bảo chất lượng và giá cả của mâm cúng mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng.

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp mâm cúng cho rất nhiều khách hàng. Chúng tôi cam kết về chất lượng cũng như giá cả của mâm cúng đất đai sẽ mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng. Đặc biệt chúng tôi hiện đang triển khai rất nhiều mâm cúng khác nhau để phù hợp đa dạng yêu cầu. Bên cạnh mâm cúng đất đai mặn thì chúng tôi cũng cung cấp mâm cúng chay. Thiết kế lễ vật vô cùng hài hòa và cân đối, mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng sử dụng.

Vui lòng gọi cho chúng tôi để được tư vấn về các gói mâm cúng đất đai.

Nên Cúng Giỗ Đến Mấy Đời Là Thôi?

Giỗ tính ngày Âm hay Dương?

Ngày giỗ theo âm Hán là huý nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ.

Nguyên ngày trước, “Lễ giỗ” gọi là “Lễ chính kỵ”; chiều hôm trước lễ chính kỵ có “lễ tiên thường” (nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước.

Ngày xưa, những nhà phú hữu mời bà con làng xóm ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. Dần dần hoặc vì bận việc hoặc vì kinh tế hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta giản lược đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ.

Tóm lại, nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước thì trước ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng.

Ngày cúng giỗ được tính theo Âm lịch.

Cúng giỗ mấy đời?

Theo sách Thọ Mai Gia Lễ thì ông bà ta có tục lệ “Ngũ đại mai thần chủ”, tức việc cúng giỗ chỉ thực hiện trong 5 đời theo phép “Ngũ đại đồng đường”. 5 đời là tính cả đời người chịu trách nhiệm cúng giỗ, nên thực tế thì chỉ cúng có 4 đời là: Cao, Tằng, Tổ, Phụ, tức 4 đời tính từ dưới lên là:

Nhưng những ngày tết và những ngày giỗ khác, các vị từ đời thứ năm trở lên vẫn được tiến chủ (người đứng lễ) khấn, mời về “đồng hưởng” cùng vong linh những người đã khuất của gia đình.

Các đời trên Cao tổ khảo (tức kỵ/can) gọi chung là Tiên tổ thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ tế vào ngày giỗ của Thuỷ tổ. Người chịu trách nhiệm cúng giỗ sẽ mang thần chủ của cụ đời thứ 6 đem đi chôn và sửa lại thần chủ của các đời bên dưới bằng cách nâng lên một bậc, cụ đời 6 được rước vào nhà thờ họ để khấn chung với cộng đồng Gia tiên trong các dịp giỗ chạp, tết lễ.

Những người theo thuyết Luân hồi thì cho rằng, sau năm đời vong linh người quá cố được siêu thoát, đầu thai hóa kiếp trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa mà nạp chung vào kỳ xuân tế.

Thủ tục góp giỗ

Theo tục lệ thì con trai trưởng là người chịu trách nhiệm lo cúng giỗ bố mẹ. Đến ngày giỗ, con cháu sẽ tập trung ở nhà ông trưởng để làm giỗ. Trường hợp con trai trưởng mất thì tổ chức tại nhà cháu đích tôn. Nếu người được giỗ là hàng cao thì con cái, cháu chắt đến nhà trưởng tộc làm giỗ.

Con gái và con trai thứ chịu trách nhiệm góp giỗ cho con trai trưởng. Các cháu, chắt cũng là những người đóng góp thêm để giảm bớt gánh nặng chi phí cho trưởng chi hay trưởng tộc. Lễ gửi góp giỗ lớn hay nhỏ tùy thuộc vào hoàn cảnh và mối quan hệ với người chết của từng gia đình. Trước đây, gần đến ngày giỗ, những người đóng giỗ thường đem tiền, gạo đến góp cho trưởng chi để chuẩn bị tổ chức giỗ. Một số gia đình, dòng họ còn có ruộng hương hỏa, cày cấy lấy phần lợi nhuận cho người làm giỗ.

Ngày nay có nhiều đổi khác, con cháu thường góp giỗ bằng tiền và các đồ lễ vật khác như: vàng hương, trái cây, bánh kẹo… Cũng có người gửi giỗ là những vật phẩm thuộc sở thích của người quá cố. Một số gia đình tổ chức giỗ trong phạm vi hẹp lại phân công mỗi anh chị em trong nhà chuẩn bị một vài món theo sở trường từng người rồi đem đến tập trung lại bày cỗ…

Những người sống ở xa không có khả năng về dự giỗ thì gửi đồ lễ cho trưởng họ và cúng vọng mời vong linh người quá cố về hưởng giỗ tại nhà mình. Bây giờ có nhiều người góp giỗ không đưa trực tiếp cho trưởng họ mà để phong bì thắp hương trên bàn thờ, điều này không đúng với tục lệ, mặt khác khi gia chủ thu dọn đồ lễ dễ rơi vãi, thất lạc.

Cơm cúng giỗ

Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc theo truyền thống được người dân thực hiện khá đơn giản và tiết kiệm. Tuy nhiên, sự đơn giản và tiết kiệm này vẫn luôn đảm bảo sự thành tâm của con cháu dâng lên người đã khuất. Theo đó, mâm cơm cúng giỗ của người miền Bắc đầy đủ sẽ bao gồm những món sau đây:

Gà luộc (có thể thay thế bằng thịt lợn luộc)

Xôi gấc (hoặc có thể sử dụng xôi đỗ lạc, đỗ xanh)

Cơm trắng và trứng gà luộc

Giò chả

Bánh chưng

Chân giò hầm với măng khô, mộc nhĩ

Ngoài ra gia chủ còn có thể chuẩn bị thêm nem rán, tôm tẩm bột chiên giòn

Thịt đông cùng với dưa chua

Một số món xào như: giá đỗ xào, miến xào lòng gà

Các món rau củ quả dễ ăn như: rau luộc hay nộm

Miền Trung và miền Nam thì có phần đơn giản và đỡ cầu kỳ hơn. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện kinh tế cụ thể của mỗi gia đình mà gia chủ có thể chế biến thêm một số món ăn khác hoặc giảm bớt một số món ăn sao cho phù hợp. Dù vậy, gia chủ luôn cần phải đảm bảo yếu tố sạch sẽ, tươm tất cho mâm cơm cúng để thể hiện lòng biết ơn và sự thành kính của mình dành cho người đã khuất.

Lời khấn vái khi cúng giỗ

Lời khấn vái là lời nói chuyện với người quá cố, do đó lời khấn là tấm lòng của người còn sống. thì muốn khấn sao cũng được. Tuy nhiên người xưa cũng đã đặt ra lễ khấn và lời khấn.

Lễ khấn gồm các thủ tục như sau:

– Sau khi mâm cỗ đã đặt xong thì gia trưởng ăn mặc chỉnh tề (ngày xưa thì khăn đống áo dài) đi ra mở cửa chính. Ở xứ lạnh thì cũng phải ráng hé cửa chứ không đóng được cửa kín mít.

– Sau đó phải khấn xin Thành Hoàng Thổ địa để họ không làm khó dễ vong Linh về hưởng lễ giỗ.

Lời văn khấn

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ…………………………………………………. Tín chủ (chúng) con là……………………………………Tuổi……………………… Ngụ tại…………………………………………………………………………………. Hôm nay là ngày ………tháng ………năm…………………………( m lịch). Là chính ngày Cát Kỵ của…………………………………………………………… Thiết nghĩ…………………. vắng xa trần thế, không thấy âm dung. Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời………………………………………………………… Mất ngày ……..tháng…….năm…………………………( m lịch). Mộ phần táng tại………………………………………………………………… Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng. Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo!

Thông tin chỉ mang tính tham khảo!

Mâm Cơm Cúng Giỗ Miền Bắc

Cúng giỗ là một công việc không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt, nhằm tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên đã khuất, cũng như cầu mong những người thân của gia đình ở thế giới bên kia có thể phù hộ cho gia đình mình được bình an, may mắn và hạnh phúc, có nhiều tiền tài, phúc lộc.

Trong những ngày này, người ta thường dâng lên người đã khuất những sản vật đặc sắc nhất, thơm ngon nhất của cuộc sống. Và ở mỗi vùng miền, những sản vật ấy lại không hề giống nhau.

Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc gồm những gì?

Ngày giỗ của người miền Bắc có thể chia thành ba loại dựa theo mốc thời gian như sau:

Ngày giỗ đầu, là ngày tưởng nhớ tròn 1 năm ngày mất của người thân trong gia đình. Ngày giỗ này đối với người miền Bắc là quan trọng nhất, nên ngoài mâm cơm cúng, người ta thường mời thêm những người bạn, anh em và làng xóm đến chia buồn cùng gia đình

Ngày giỗ xong tang, là ngày tròn 2 năm ngày mất của người thân trong gia đình, cũng là ngày đánh dấu sự kết thúc những tháng năm buồn bã nhất của gia đình ấy với hi vọng người mất được siêu thoát, bình an ở thế giới bên kia. Trong ngày này, người ta thường làm mâm cơm cúng thịnh soạn, đốt nhiều vàng mã mời các thầy tâm linh về khấn bái.

Từ ngày giỗ lần thứ 3 trở đi, nỗi đau cũng vơi dần nên ngoài việc tưởng nhớ người đã khuất, đây còn là dịp những thành viên trong gia đình đoàn viên. So với hai ngày giỗ trên, ngày gỗ này thường được làm đơn giản hơn tùy điều kiện từng gia đình

Trong ngày giỗ của người thân trong gia đình, người miền Bắc thường sửa soạn mâm cơm cúng gồm những sản vật như:

Thịt gà luộc hoặc thịt lợn luộc, thường là chân giò luộc.

Các loại xôi như xôi gấc, xôi đỗ hoặc xôi lạc. Có thể thay thế bằng bánh chưng. Người ta cũng kiêng kị các loại xôi như xôi ngô, xôi đỗ đen,…

Giò chả hoặc nem rán.

Các món canh như canh măng, canh bí nấu xương hoặc canh miến,..

Một số món xào như giá đỗ xào lòng gà, miến xào, măng xào,..

Một số món nộm như nộm hoa chuối, nộm đu đủ,…

Các món rau luộc.

Một số món chiên như tôm chiên, cá chiên, thịt chiên,…

Thực đơn Mâm cơm cúng giỗ miền Trung 

Cũng giống như người miền Bắc, người miền Trung thường làm những tiết giỗ đầu và giỗ lần 2 của những người thân rất to và có mời anh em bạn bè. Từ tiết giỗ thứ 3, quy mô ngày giỗ cũng nhỏ hơn và độ to nhỏ cũng tùy thuộc vào điều kiện của gia đình ấy.

Tuy nhiên, mâm cơm cúng của người miền Trung lại có đôi chút khác biệt so với người miền Bắc. Nếu người miền Bắc kiêng kị việc mâm cơm cúng có xuất hiện thịt vịt thì đối với người miền Trung, đây lại là món quan trọng nhất và gần như là bắt buộc trong mâm cơm cúng.

Và trong khi người miền Bắc rất coi trọng các món xôi và bánh chưng, coi đây là những món bắt buộc phải có trong mâm cơm cúng thì người miền Trung lại thường không có những món này.

Một mâm cơm cúng điển hình của người miền Trung thường gồm những món như sau:

Thịt vịt: vịt được chọn ở đây là vịt béo vừa phải, không quá nạc cũng không quá nhiều mỡ. Tốt nhất là vịt khoảng 3kg. Vịt được luộc và được cúng đi kèm nước mắm gừng.

Thịt gà bóp lá răm và tiêu muối ớt: thay vì đĩa gà luộc như người miền Bắc, người miền Trung chuộng món gà xé phay và trộn với các gia vị đặc trưng của họ như muối tiêu ớt hơn bởi món này dễ ăn và cũng rất lịch sự, bắt mắt.

Canh bún giò heo nấu với lòng gà, lòng vịt. Đây là món canh được người miền Trung ưa chuộng nhất và hầu như không thể thiếu trong mâm cơm cúng giỗ.

Một số món thịt heo khác như thịt heo chiên, canh thịt heo nhồi mướp đắng, thịt heo luộc,…

Một số món thịt bò. Đối với người miền Trung, một mâm cơm cúng đầy đủ và lịch sự không thể thiếu các món thịt bò. Đây là điểm khác biệt so với mâm cơm cúng của người miền Bắc, bởi mâm cơm cúng của người miền Bắc thường không có thịt bò. Một số món thịt bò thường xuất hiện trong mâm cơm của người miền Trung là thịt bò xào, thịt bò nướng, canh bò hầm,…

Một số món tôm chiên, cá chiên, nem rán hay giò chả cũng hay xuất hiện trong mâm cơm cúng giỗ của người miền Trung.

Mâm cơm cúng giỗ của người miền Nam

 

Mâm cơm cúng của người miền Nam thường bao gồm những món điển hình như sau:

Thịt gà hoặc thịt vịt. Tuy vậy, người miền Nam ưa chuộng các món quay hơn nên trong mâm cơm cúng thường không xuất hiện món gà luộc như người miền Bắc và cũng không phải vịt luộc như người miền Trung mà là vịt quay và gà quay.

Bánh tét cũng là một món không thể thiếu trong mâm cơm cúng của họ.

Các món giò lụa, chả cốm, chả nem,…

Thịt kho tàu cũng là một món ăn gần như bắt buộc phải có trong mâm cơm cúng của người Miền Nam.

Một số món canh như canh khổ qua nhồi thịt, canh bông điên điển, canh nấm,

Đặc biệt là một số món gỏi. Điều này rất khác biệt so với mâm cơm cúng của người miền Bắc và miền Trung, bởi 2 miền này kiêng kỵ cúng các món gỏi.

Cách làm mâm cơm cúng giỗ 

Người Việt có quan niệm trần sao âm vây, nên cũng không có yêu cầu gì quá khắt khe với mâm cơm cúng giỗ. Những món thường ngày khi còn sống người ấy hay ăn thì khi người thân ấy mất đi đều có thể dùng để cúng, đặc biệt là nên cúng những món ăn mà khi người ấy còn tại thế thích ăn. Cũng không nên cúng những món ăn mà khi còn sống, người ấy không thích hoặc không ăn được.

Thông thường, một mâm cơm cúng giỗ của người Việt nên đầy đủ các món sau:

Thịt luộc

Giò lụa, chả hoặc nem rán

Cơm và các món bánh đặc trưng theo vùng miền hoặc xôi

1 đến 2 món canh

Khoảng 3 đến 4 món chiên xào

1 món rau củ quả luộc và 1 đĩa nộm

1 đĩa hoa quả tươi

Rượu hoặc bia

Cách bày mâm cơm cúng giỗ đầy đủ và đơn giản nhất

Cách bày trí mâm cơm cúng giỗ không có một quy chuẩn nào quy định rõ ràng, nhưng quan trọng nhất vẫn là tính lịch sự và đẹp mắt, sang trọng. Để đảm bảo những yêu cầu này, một mâm cơm cúng giỗ có thể bày trí như sau:

Các món chính như thịt gà, thịt vịt hay thịt lợn nên được bày ở vị trí trung tâm, sau là các món xào, chiên rán và ngoài cùng là các món nấu. Nên bày trí các món ăn thành một vòng tròn và nên đặt trong mâm to để đảm bảo tính lịch sự.

Các loại bát, đĩa sử dụng trong mâm cơm cúng không được cũ hay sứt mẻ. Tốt nhất là nên sử dụng đồ mới.

Các món ăn cần sử dụng bát đĩa chén sao cho cân đối với lượng thức ăn, không nên quá to hay quá bé gây mất thẩm mỹ. Các loại nước chấm nên dùng chén bát dành riêng để đựng đồ chấm, không nên dùng chén đĩa to để đựng.

Bát ăn cơm và đũa, chén uống rượu phải sử dụng theo bộ 6 chiếc cùng họa tiết hoa văn và nên đặt đối xứng trong mâm cơm, mỗi bên ba bộ.

Cùng với đó là vàng mã nên đặt cạnh mâm cơm cúng, trong một chiếc mâm nhỏ hơn.