Cúng Giỗ Đến Đời Thứ Mấy / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Nên Cúng Giỗ Đến Mấy Đời Là Thôi?

Giỗ tính ngày Âm hay Dương?

Ngày giỗ theo âm Hán là huý nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ.

Nguyên ngày trước, “Lễ giỗ” gọi là “Lễ chính kỵ”; chiều hôm trước lễ chính kỵ có “lễ tiên thường” (nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước.

Ngày xưa, những nhà phú hữu mời bà con làng xóm ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. Dần dần hoặc vì bận việc hoặc vì kinh tế hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta giản lược đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ.

Tóm lại, nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước thì trước ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng.

Ngày cúng giỗ được tính theo Âm lịch.

Cúng giỗ mấy đời?

Theo sách Thọ Mai Gia Lễ thì ông bà ta có tục lệ “Ngũ đại mai thần chủ”, tức việc cúng giỗ chỉ thực hiện trong 5 đời theo phép “Ngũ đại đồng đường”. 5 đời là tính cả đời người chịu trách nhiệm cúng giỗ, nên thực tế thì chỉ cúng có 4 đời là: Cao, Tằng, Tổ, Phụ, tức 4 đời tính từ dưới lên là:

Nhưng những ngày tết và những ngày giỗ khác, các vị từ đời thứ năm trở lên vẫn được tiến chủ (người đứng lễ) khấn, mời về “đồng hưởng” cùng vong linh những người đã khuất của gia đình.

Các đời trên Cao tổ khảo (tức kỵ/can) gọi chung là Tiên tổ thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ tế vào ngày giỗ của Thuỷ tổ. Người chịu trách nhiệm cúng giỗ sẽ mang thần chủ của cụ đời thứ 6 đem đi chôn và sửa lại thần chủ của các đời bên dưới bằng cách nâng lên một bậc, cụ đời 6 được rước vào nhà thờ họ để khấn chung với cộng đồng Gia tiên trong các dịp giỗ chạp, tết lễ.

Những người theo thuyết Luân hồi thì cho rằng, sau năm đời vong linh người quá cố được siêu thoát, đầu thai hóa kiếp trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa mà nạp chung vào kỳ xuân tế.

Thủ tục góp giỗ

Theo tục lệ thì con trai trưởng là người chịu trách nhiệm lo cúng giỗ bố mẹ. Đến ngày giỗ, con cháu sẽ tập trung ở nhà ông trưởng để làm giỗ. Trường hợp con trai trưởng mất thì tổ chức tại nhà cháu đích tôn. Nếu người được giỗ là hàng cao thì con cái, cháu chắt đến nhà trưởng tộc làm giỗ.

Con gái và con trai thứ chịu trách nhiệm góp giỗ cho con trai trưởng. Các cháu, chắt cũng là những người đóng góp thêm để giảm bớt gánh nặng chi phí cho trưởng chi hay trưởng tộc. Lễ gửi góp giỗ lớn hay nhỏ tùy thuộc vào hoàn cảnh và mối quan hệ với người chết của từng gia đình. Trước đây, gần đến ngày giỗ, những người đóng giỗ thường đem tiền, gạo đến góp cho trưởng chi để chuẩn bị tổ chức giỗ. Một số gia đình, dòng họ còn có ruộng hương hỏa, cày cấy lấy phần lợi nhuận cho người làm giỗ.

Ngày nay có nhiều đổi khác, con cháu thường góp giỗ bằng tiền và các đồ lễ vật khác như: vàng hương, trái cây, bánh kẹo… Cũng có người gửi giỗ là những vật phẩm thuộc sở thích của người quá cố. Một số gia đình tổ chức giỗ trong phạm vi hẹp lại phân công mỗi anh chị em trong nhà chuẩn bị một vài món theo sở trường từng người rồi đem đến tập trung lại bày cỗ…

Những người sống ở xa không có khả năng về dự giỗ thì gửi đồ lễ cho trưởng họ và cúng vọng mời vong linh người quá cố về hưởng giỗ tại nhà mình. Bây giờ có nhiều người góp giỗ không đưa trực tiếp cho trưởng họ mà để phong bì thắp hương trên bàn thờ, điều này không đúng với tục lệ, mặt khác khi gia chủ thu dọn đồ lễ dễ rơi vãi, thất lạc.

Cơm cúng giỗ

Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc theo truyền thống được người dân thực hiện khá đơn giản và tiết kiệm. Tuy nhiên, sự đơn giản và tiết kiệm này vẫn luôn đảm bảo sự thành tâm của con cháu dâng lên người đã khuất. Theo đó, mâm cơm cúng giỗ của người miền Bắc đầy đủ sẽ bao gồm những món sau đây:

Gà luộc (có thể thay thế bằng thịt lợn luộc)

Xôi gấc (hoặc có thể sử dụng xôi đỗ lạc, đỗ xanh)

Cơm trắng và trứng gà luộc

Giò chả

Bánh chưng

Chân giò hầm với măng khô, mộc nhĩ

Ngoài ra gia chủ còn có thể chuẩn bị thêm nem rán, tôm tẩm bột chiên giòn

Thịt đông cùng với dưa chua

Một số món xào như: giá đỗ xào, miến xào lòng gà

Các món rau củ quả dễ ăn như: rau luộc hay nộm

Miền Trung và miền Nam thì có phần đơn giản và đỡ cầu kỳ hơn. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện kinh tế cụ thể của mỗi gia đình mà gia chủ có thể chế biến thêm một số món ăn khác hoặc giảm bớt một số món ăn sao cho phù hợp. Dù vậy, gia chủ luôn cần phải đảm bảo yếu tố sạch sẽ, tươm tất cho mâm cơm cúng để thể hiện lòng biết ơn và sự thành kính của mình dành cho người đã khuất.

Lời khấn vái khi cúng giỗ

Lời khấn vái là lời nói chuyện với người quá cố, do đó lời khấn là tấm lòng của người còn sống. thì muốn khấn sao cũng được. Tuy nhiên người xưa cũng đã đặt ra lễ khấn và lời khấn.

Lễ khấn gồm các thủ tục như sau:

– Sau khi mâm cỗ đã đặt xong thì gia trưởng ăn mặc chỉnh tề (ngày xưa thì khăn đống áo dài) đi ra mở cửa chính. Ở xứ lạnh thì cũng phải ráng hé cửa chứ không đóng được cửa kín mít.

– Sau đó phải khấn xin Thành Hoàng Thổ địa để họ không làm khó dễ vong Linh về hưởng lễ giỗ.

Lời văn khấn

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ…………………………………………………. Tín chủ (chúng) con là……………………………………Tuổi……………………… Ngụ tại…………………………………………………………………………………. Hôm nay là ngày ………tháng ………năm…………………………( m lịch). Là chính ngày Cát Kỵ của…………………………………………………………… Thiết nghĩ…………………. vắng xa trần thế, không thấy âm dung. Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời………………………………………………………… Mất ngày ……..tháng…….năm…………………………( m lịch). Mộ phần táng tại………………………………………………………………… Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng. Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo!

Thông tin chỉ mang tính tham khảo!

Thờ Cúng Tổ Tiên Mấy Đời Thì Dừng Lại? Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa

“Trong các hình thái tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền mang tính phổ quát của người Việt Nam. Là người Việt Nam thì mọi người đều thờ cúng tổ tiên, mọi người đều thờ ông bà”. Thờ cúng tổ tiên mấy đời thì dừng lại? Không có một quy ước nào đặt ra cả, mà do mục đích của mỗi gia đình.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên xuất hiện từ khi nào?

Ý thức “con người có tổ, có tông” được bảo tồn và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc biệt đây là hình thức tín ngưỡng được Nhà nước từ xưa đến nay trân trọng thừa nhận. Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc, đây là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam.

Từ lâu, trong nhận thức dân gian, thể xác và linh hồn vừa gắn bó, vừa tách biệt. Chúng gắn bó khi sống và tách biệt khi chết. Thân xác sẽ hòa vào cát bụi nhưng phần hồn vẫn tồn tại, sống ở một thế giới khác. Cõi âm ấy cũng có mọi nhu cầu như cuộc sống dương gian.

Người ta cho rằng nếu người chết không được cung cấp đầy đủ sẽ trở thành “dã quỷ” lang thang. Sau đó quấy nhiễu người sống. Các am chúng sinh lập ở cuối làng, hay lễ Xóa tội vong nhân dành cho “chúng sinh” là những biểu hiện chia sẻ, xoa dịu những linh hồn bơ vơ, không người cúng tế. Người ta cũng tin rằng, nơi “âm phủ”, người thân đã mất sẽ phù trợ cho người sống.

Mối quan hệ giữa những người sống và người chết cùng chung huyết thống lại càng gắn bó hơn. Trong vòng hai, ba đời thì đó còn là mối quan hệ rất sâu sắc. Ông bà, cha mẹ dù qua đời nhưng vẫn luôn hiện diện trong tâm tưởng của con cháu. Và con cháu luôn cảm thấy có trách nhiệm, nhớ ơn với họ. Họ tin rằng ông bà và tổ tiên có thể dõi theo, phù hộ độ trì cho con cháu. Đây một một yếu tố quan trọng hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ thần, người dân Việt thờ Mẫu (thờ mẹ) với mong muốn kéo vị thần này gần với tín ngưỡng gia tộc. Từ đó có mối đồng cảm gắn bó như giữa người mẹ luôn che chở với đàn con của mình.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa bình dị và giàu tính thực tiễn. Không giống như sự cực đoan trong nhiều tôn giáo khác. Bởi vậy, tục thờ này dễ dàng được thế tục hóa trở thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong tiềm thức của mỗi người. Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước làm gương cho thế hệ sau. Đây không chỉ vì trách nhiệm đối với các bậc sinh thành mà còn để giáo dục dạy dỗ con cháu lưu truyền nòi giống.

Giáo sư Đào Duy Anh cho rằng: ” Tế tự tổ tiên là lấy sự duy trì chủng tộc làm mục đích “. Khi thực hành tín ngưỡng, người ta thường sẽ nêu những nguyện vọng, lời cầu xin như: lời cầu xin che chở, phù trợ cho cuộc sống được bình yên, suôn sẻ… Không biết có hiệu quả không, nhưng ý nghĩa của thờ cúng tổ tiên đã thành công. Con người cảm thấy thanh thản về mặt tâm linh, điểm tựa tinh thần quan trọng cho cuộc sống.

Như đã đề cập phía trên, quan niệm về một nơi là “âm phủ” khiến con người sợ hãi. Xuất phát từ sự thành kính, đền ơn đáp nghĩa, con cháu thờ cúng tổ tiên, ông bà để họ không trở thành quỷ đói. Ngoài ra, việc thờ cúng này sẽ tạo cảm giác linh hồn các người thân luôn bên cạnh con cháu. Họ mách bảo cho con cháu và giúp đỡ chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp thuận hòa.

Với những mong muốn bình dị và niềm tin nguyên thủy chất phát, thờ tổ tiên được coi là thứ tín ngưỡng không thể thiếu với mọi lớp người. Có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng dân gian của dân tộc có nguồn gốc từ xa xưa. Mang đạo lý nhân ái “Uống nước nhớ nguồn” trong tiến trình lịch sử.

Ngày nay, khi xã hội hiện đại càng ngày càng phát triển, các chuẩn mực về gia đình xưa cũ cũng dần được thây thế. “Tứ đại đồng đường” hay “Tam đại đồng đường” đã không mấy được áp dụng, thay vào đó là những gia đình đơn lẻ. Việc thờ cúng tổ tiên cũng dần thay đổi theo tiến trình này.

Trong các phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, con trai trưởng mới là người thờ phụng chính ông bà tổ tiên. Nếu vậy, nhưng người anh em tách riêng thành một gia đình cá thể thì sao, họ có thờ phụng tổ tiên không? Câu trả lời là có, nhưng được lược giản đi rất nhiều. Họ không thờ riêng từng thế hệ các đời trước, may chăng là thờ bố mẹ, còn lại là thờ chung “gia tiên”.

Với người thờ thờ chính trong gia đình thì sẽ thờ nhiều đời. Thế hệ con thờ cha mẹ gọi là thờ một đời. Thế hệ cháu thờ ông bà nội ngoại gọi là thờ hai đời. Thế hệ chắt thờ ông bà cố gọi là thờ ba đời. Thế hệ chút (người miền Nam gọi là cháu sơ) thờ ông bà sơ gọi là thờ bốn đời.

Theo thông lệ xa xưa, khi ông bà trở thành đời thứ năm thì việc thờ phụng sẽ dừng lại. Mục đích là đểi vong linh theo cát bụi thời gian, siêu thoát. Các bài vị sẽ mang đi đốt hay đi chôn, đúng với câu “Ngũ đại mai thần chủ”. Nhưng hiện nay, cũng rất ít người có thể giữ được tục này. Thường, các gia đình chỉ thờ tới đời thứ ba đã dừng lại.

Hotline: 0984.888.889 – 0915.979.388

Lễ Giỗ Bà Thứ Phi Hoàng Phi Yến

Năm 1783, sau khi thua quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh mang theo vợ, con và khoảng 100 gia đình thuộc hạ chạy ra đảo Côn Sơn. Cùng với những người dân chài đang sinh sống ở Côn Sơn, Nguyễn Ánh đã lập nên 3 làng là: An Hải, An Hội và Cỏ Ống. Để đánh lại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh dự định gửi con cả là hoàng tử Hội An (tên tục là hoàng tử Cải) đi theo cố đạo Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện. Bà Phi Yên (tên tục là Lê Thị Răm) ngỏ lời khuyên Nguyễn Ánh rằng: “Việc đánh nhau với Tây Sơn là chuyện trong nhà, thiếp nghĩ chúa công không nên nhờ vả ngoại bang, nếu thắng được Tây Sơn thì chẳng vẻ vang gì mà e còn lắm điều rối rắm về sau…”Nguyễn Ánh không những không nghe lời khuyên của bà mà còn tức giận, nghi bà thông đồng với quân Tây Sơn, nên định giết bà. Nhờ quân thần can xin, Nguyễn Ánh đã tống giam bà vào một hang đá trên đảo Côn Lôn nhỏ, về sau núi đó được đặt tên là hòn Bà. Khi quân Tây Sơn đánh ra đảo, Nguyễn Ánh bỏ chạy ra biển. Hoàng tử Cải, con bà Phi Yến lúc đó mới 4 tuổi đòi mẹ đi cùng. Trong cơn tức giận và nghĩ rằng bụng dạ Cải rồi cũng như mẹ nó nên Nguyễn Ánh đã ném con xuống biển. Xác hoàng tử Cải đã trôi vào bãi biển Cỏ Ống. Dân làng đã chôn cất hoàng tử.

Phần bà Phi Yến, sau khi được dân làng giải cứu và biết tin con trai mình đã mất, bà vô cùng đau xót. Bà đứng hoài trước mộ con và khóc, tình cảnh thật thương tâm. Dân làng cám cảnh, họ hát ví:”Gió đưa cây Cải về trời, Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay”Và người dân Côn Đảo tin rằng, câu hát này, xuất phát từ một câu chuyện lịch sử, đau lòng như thế. Vào tháng 10 âm lịch năm 1785, làng An Hải tổ chức hội làm chay tế lễ trong làng. Họ đến rước bà Phi Yến đến tham dự cho thêm phần long trọng. Đêm hôm ấy, bà bị kẻ xấu xúc phạm nên đã tự tử để được vẹn toàn danh tiết. Dân làng đã lo việc tống táng và lập miếu thờ bà- người phụ nữ “Trung Trinh Tiết Liệt”.

Miếu Bà đã được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh. Hàng năm cứ vào ngày 18/10 âm lịch, nhân dân Côn Đảo đều tổ chức lễ giỗ bà rât long trọng và thường là làm cổ chay để tưởng nhớ./

http://www.bariavungtautourism.com.vn

Chương Trình Lễ Giỗ Bà Thứ Phi Hoàng Phi Yến Lần Thứ 235 Năm 2022

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người dân Côn Đảo. Đồng thời, thông qua Lễ hội để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các giá trị khu di tích, danh thắng, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân dân trong việc thực hành, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, gắn kết với hoạt động du lịch, góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Huyện Côn Đảo sẽ tổ chức Lễ giỗ lần thứ 235 của Bà Thứ phi Hoàng Phi Yến trong hai ngày mùng 01 và 02/12/2020 (nhằm ngày 17-18/10 Âm lịch) với các hoạt động như sau:

1. Ngày 01/12/2020 (ngày 17/10 âm lịch)

1.1 Phần Hội

– Từ 08h30 đến 11h30: Tổ chức hội thi Cắm hoa, chưng mâm quả và các trò chơi dân gian tại sân di tích An Sơn Miếu.

– Từ 19h00 đến 22h00: Chương trình đờn ca tài tử tại sân di tích An Sơn Miếu.

– Từ 18h00 đến 22h00: Tổ chức viết, trưng bày thư pháp tại sân di tích An Sơn Miếu.

1.2 Phần lễ

– Diễn ra các hoạt động cúng, viếng, tế lễ vật theo tín ngưỡng của nhân dân, (cả ngày) tại di tích An Sơn Miếu, Khu dân cư số 3 và tại Miếu Bà, Miếu Cậu, Khu dân cư số 1, Cỏ Ống.

– 15h00 đến 17h30: Lễ rước bài vị Hoàng tử Hội An (xuất phát từ An Sơn miếu đến miếu Cậu Cỏ Ống và ngược lại)

– 18h00: Lễ cúng tiên thường, cúng chè xôi; dâng hoa và mâm ngũ quả tại di tích An Sơn Miếu.

2. Ngày 02/12/2020 (Ngày 18/10 âm lịch)

– 08h00 đến 09h30: Phát băng truyền thuyết về Bà Phi Yến; kiểm tra lần cuối các công tác chuẩn bị nghi thức giỗ.

– 10h00: Tế lễ chính thức tại di tích An Sơn Miếu.

III. CHƯƠNG TRÌNH LỄ GIỖ CHÍNH

1. Tuyên bố lý do.

2. Giới thiệu Đại biểu.

3. Mời chủ Tế và học trò lễ vào vị trí lễ.

4. Mời khai chiêng, trống.

5. Đội múa khai lễ (10 phút).

6. Mời chủ Tế: Dâng hương, dâng đèn, dâng rượu, dâng trà.

7. Chủ tế đọc Văn tế.

8. Hóa Văn tế.

9. Mời các Đoàn lần lượt lên dâng lễ (09 đoàn).

10. Các đoàn lần lượt thắp hương.

– Đại biểu, các vị cao niên.

– Các đoàn khách tham quan.

– Bà con nhân dân địa phương.

11. Mời dùng cơm chay: Toàn thể đại biểu và bà con nhân dân.

12. Kết thúc lễ giỗ chính.

– 15h00: Đoàn Ban Tổ chức khởi hành đưa bài vị Hoàng tử Hội An từ An Sơn Miếu về Cỏ Ống, kết thúc chương trình lễ giỗ.

Mạnh Cường (Tổng hợp)