Cúng Giỗ Đầu Vào Năm Nhuận / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cách Cúng Giỗ Gia Tiên Vào Tháng Nhuận Trong Năm

* Theo dương lịch, chứa một ngày dư ra. * Theo âm-dương lịch, chứa tháng thứ 13.

Để đảm bảo đồng bộ việc lặp lại của năm trên lịch với năm thiên văn hay năm thời tiết.

Trong trường hợp dương lịch thì các mùa và các sự kiện thiên văn không lặp lại chính xác sau một số ngày, vì thế năm dương lịch cứ sau một khoảng thời gian nhất định phải thêm vào một ngày để đảm bảo việc chỉnh lại các sai số do làm tròn năm.

Trong trường hợp âm dương lịch như lịch Trung Quốc thì do một chu kỳ quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất là khoảng 29,53 ngày nên một năm âm lịch chỉ có khoảng 354 ngày (làm tròn). Do vậy, cứ sau một vài năm âm lịch thì người ta phải bổ sung một tháng (tháng nhuận) để đảm bảo năm âm lịch tương đối phù hợp với chu kỳ của thời tiết, là yếu tố phụ thuộc vào chu kỳ quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời.

Khái niệm năm nhuận không nên nhầm lẫn với các giây nhuận (dùng để đảm bảo cho thời gian của đồng hồ đồng bộ với ngày).

Cách tính năm nhuận theo Dương lịch

Để xác định năm 2020 hoặc một năm nào đó có phải là năm nhuận theo dương lịch hay không thì chỉ cần lấy năm đó chia cho 4. Nếu kết quả năm đó chia hết cho 4 thì tức là năm đó sẽ nhuận dương lịch. Tuy nhiên, người tính cũng cần lưu ý rằng, với những năm trong thế kỷ tức là số biểu của năm đó có 2 con số không ở cuối, thì ta phải lấy năm đó chia cho 400. Nếu số đó chia hết cho 400 thì năm đó mới là năm nhuận dương lịch. Như vậy, nếu tính đúng theo cách trên thì năm 2020 là năm nhuận theo dương lịch. Bởi nó thỏa mãn các điều kiện trên. Năm 2020 đã là năm nhuận theo dương lịch thì tức là năm nay sẽ có thêm 1 ngày đó là ngày 29/2.

Cách tính năm nhuận theo Âm lịch thì phức tạp và còn phức tạp hơn là phần tính tháng nhuận. Nếu như theo dương lịch, tháng 2 sẽ có 29 ngày thì theo Âm lịch, năm nay sẽ có 2 tháng nào đó.

Để xác định được năm 2020 hoặc một năm nào đó là năm nhuận theo Âm lịch thì ta chỉ cần lấy năm đó đem chia cho 19, nếu số dư là một trong các số 0,3,6,9 hoặc 11,14,17 thì năm đó là năm nhuận theo lịch âm. Nếu đúng theo cách tính trên thì năm 2020 là năm nhuận theo lịch âm, bởi lấy 2020 chia cho 19 sẽ dư 6.

Tuy nhiên, cách tính tháng nhuận theo lịch âm thì khó hơn nhiều. Theo các nhà lịch pháp việc tính toán này rất công phu, họ phải có kinh nghiệm tính và lập thành bảng để tuân theo. Không có một công thức tính toán đơn giản như tính năm nhuận.

Việc cúng giỗ gia tiên khi gặp năm nhuận

Năm có tháng nhuận không có hàm ý “tốt”, “xấu” gì về thời tiết, khí hậu. Do vậy cũng không thể ảnh hưởng đến vận hạn của con người hay khu vực, quốc gia rộng ra là toàn thế giới.

Có điều đối với công việc tính theo lịch âm thì Tết và ngày cúng giỗ nếu rơi vào tháng trước nhuận thì bình thường, rơi vào sau tháng nhuận phải “chờ” thêm 1 tháng nữa. Trường hợp sự kiện xảy ra vào chính tháng nhuận thì:

Đầu Năm Đi Giỗ Bà Chúa Kho

Bà Chúa Kho quê ở Làng Diềm, tỉnh Bắc Ninh, là một người phụ nữ vừa có nhan sắc lại vừa đảm đang, có công chiêu dân lập làng và dạy người dân cách làm mùa, giúp cho người dân có cuộc sống no đủ.

Vào đời nhà Lý, Bà có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và đã “thác” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1077).

Nhà vua thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho.

Cũng vì lý do này mà những người kinh doanh, làm ăn buôn bán rất có lòng tin vào việc đi lễ đền Bà Chúa Kho trong dịp đầu năm để đi vay vốn làm ăn hoặc tín khách đến xin lộc rơi, lộc vãi.

Hàng năm, tại đền Bà Chúa Kho cũng như tại Làng Diềm, nơi sinh và nơi mất của Bà, chính quyền, làng xã và Ban quản lý Đền đều làm lễ tưởng nhớ Bà.

Năm nay, dù ngày mất của Bà vào thứ hai đầu tuần (12/1 âm lịch) nhưng cũng không ngăn nổi lòng thành của những người thành tâm ở nhiều tỉnh thành lân cận về thắp hương xin lộc.

Ngay từ sáng sớm, bãi xe ô tô và xe máy đã đầy kín chỗ.

Ban quản lý đền đã dành riêng một chỗ để tín khách dâng lễ tưởng nhớ 931 năm ngày mất của Bà Chúa Kho.

Toàn bộ đường đi và sân đền đều chật kín người.

Người đi lễ chen chúc nhau để có thể vào tận trong cung Bà Chúa để làm lễ.

Vào những ngày đông như ngày giỗ Bà, cuối tuần, mỗi ngày những người viết sớ có thể viết tới 30 bộ (mỗi bộ là 10.000 đồng).

Sau khi dâng lễ Bà Chúa Kho, các tín khách liền kiếm một chỗ và … thụ lộc tại chỗ.

Khi ra về, tín khách cũng muốn mua một món đồ để lấy may.

Đền Bà Chúa Kho rất đông người đến thắp hương xin lộc và cũng rất đông những người ăn xin xếp thành hàng.

Cúng Sao Giải Hạn Đầu Năm Vào Ngày Nào? Văn Khấn Dâng Sao Giải Hạn Đầu Năm

Năm 2021 là năm Tân Sửu tức năm con trâu – con vật đứng thứ 2 trong 12 con giáp Năm Âm lịch 2021 có mốc thời gian Dương lịch là từ ngày 12 tháng 02 năm 2021 đến ngày 31 tháng 01 năm 2022.

Cúng sao giải hạn đầu năm vào ngày nào

Theo quan niệm dân gian, người Việt thường cúng sao giải hạn với mong muốn hóa giải mọi vận xấu về sức khỏe, sự nghiệp, tình cảm và ước muốn một năm bình an, may mắn. Nhưng không phải ai cũng biết cúng sao giải hạn vào thời gian nào thì chuẩn nhất.

Trong tín ngưỡng dân gian Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, mỗi tuổi trong một năm đều chịu ảnh hưởng của một sao.

Có tất cả 9 sao lần lượt là: Kế Đô, La Hầu, Thái Dương, Thái Âm, Mộc Tinh, Hỏa Tinh, Thủy Tinh, Kim Tinh, Thổ Tinh. 9 sao này cứ luân phiên ảnh hưởng đến cuộc sống của con người trong từng năm.

Trong đó có các sao xấu như: La Hầu, Thổ Tú, Kế Đô, Thái Bạch, Vân Hán. Các sao tốt như Thủy Diệu, Thái Dương, Thái Âm và Mộc Đức.

Người dân thường làm lễ giải hạn từ ngày mùng 10 đến 15 tháng Giêng. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, lễ dâng sao giải hạn đầu năm vào ngày rằm tháng Giêng là tốt nhất vì mọi tai ách, mọi sự xui xẻo ta phải giải trừ nó ngay từ đầu năm thì suốt cả năm con người đều yên tâm, vui vẻ và hạnh phúc.

Đặc biệt, vào Tết Nguyên Tiêu, sao Thái Bạch giáng trần. Sao Thái Bạch được cho là “xấu nhất trong các sao xấu”, gắn liền với câu “Thái Bạch quét sạch của nhà”. Người nào bị sao Thái Bạch chiếu, trong năm nay sẽ gặp hạn về sức khỏe, mất tiền của, không làm ăn được…

Do đó, ngày rằm tháng Giêng làm lễ cúng giải hạn sẽ hóa giải được mọi vận đen trong một năm, để mỗi gia đình sẽ được bình an, may mắn và phát tài.

Lễ vật cúng sao giải hạn

Lễ vật gồm: Hương, hoa tươi, ngũ quả, trầu cau, rượu, nước, tiền vàng, gạo, muối.

Bài vị cúng sao giải hạn nên được viết trên giấy đồng màu với ngũ hành của từng sao, sau đó dán bài vị lên một chiếc que cắm vào li gạo và đặt ở khoảng giữa phía trong cùng của bàn lễ.

Bàn hương án dâng sao giải hạn thường được đặt ở ngoài trời, có thể là ở sân trước nhà hoặc trên sân thượng.

Thời gian thích hợp nhất để làm lễ dâng sao giải hạn là vào tối ngày rằm tháng Giêng, thường là vào khoảng 19h tối.

Khi thực hiện xong xuôi khóa lễ, gia chủ lưu ý hóa cả tiền vàng, văn khấn và bài vị.

Văn khấn dâng sao giải hạn đầu năm

Na mô A Di Đà Phật (3 lần).

Na mô Hữu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng thượng đế

Kính lạy

– Đức Trung thiện tinh chúa Bắc cực tử vi Trùng sinh đại đế

– Đức Tả Nam Tào lục ty Duyên thọ tinh quân

Đức Hưu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách tinh quân

Đức Nhật cung Thái Dương Thiên tử Tinh quân.

Đức Thượng Thanh bản mệnh Nguyên thần chân quân,

Hôm nay là ngày…. tháng… năm

Tín chủ con là…

Ngụ tại…

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật thiết lập tại địa chỉ….

Làm lễ giải hạn sao (Nếu là sao gì chiếu mạng thì ghi thêm vào văn khấn và bài vị. Ví dụ “làm để giải hạn sao Kế Đô chiếu mệnh”).

Cúi mong chư vị chấp kỳ bạc lễ phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Chúng con cúi đầu chí thiết chí thành, nhất tâm bái lạy.

Cẩn cáo

* Sao Thái Dương: Nhật cung Thái Dương Thiên tử tình quân

* Sao Thái Âm: Nguyệt cung Thái âm Hoàng hậu tinh quân

* Sao Mộc Đức: Đông phương Giáp ất Mộc Đức tinh quân

* Sao Vân Hán: Nam phương Bính đinh Hỏa đức tinh quân

* Sao Thổ Tú: Trung ương mậu kỷ Thổ Đức tinh quân

* Sao Thái Bạch: Tây Phương canh tân Kim Đức Thái Bạch tinh quân

* Sao Thủy Diệu: Bắc Phương nhâm quý Thủy Đức tinh quân

* Sao La Hầu: Thiên cung Thần thủ La Hầu tinh quân

* Sao Kế Đô: Địa Cung Thần Vỹ Kế Đô tinh quân

Việc Cúng Giỗ, Đầy Tháng, Thôi Nôi, 100 Ngày Gặp Năm Nhuận 2 Tháng Âm Lịch Tiến Hành Thế Nào

Việc cúng đầy tháng, thôi nôi, 49 ngày, 100 ngày gặp năm nhuận tiến hành như thế nào Năm có tháng nhuận không có hàm ý “tốt”, “xấu” gì về thời tiết, khí hậu. Do vậy cũng không thể ảnh hưởng đến vận hạn của con người hay khu vực, quốc gia rộng ra là toàn thế giới.

Nhiều bạn đọc có thắc mắc về các công việc như cúng giỗ, đầy tháng, thôi nôi (đầy năm) của bé, 49 ngày, 100 ngày thì tiến hành như thế nào nếu rơi vào năm nhuận hoặc tháng nhuận. Điều này cực kỳ đơn giản nhưng lại khá nhiều người quan niệm sai lầm. Lịch Vạn Niên 365 xin hướng dẫn bạn đọc cách tính những ngày này khi xảy ra vào năm nhuận

Năm nhuận là năm có nhiều ngày hơn năm thường ( có 2 loại năm nhuận là năm nhuận Dương lịch và năm nhuận Âm lịch)

Năm nhuận Dương lịch là năm có 366 ngày, tức là có thêm 1 ngày 29-2, năm nhuận Dương lịch cứ 4 năm lại có thêm 1 năm nhuận. Do đó ngày 29-2 dương lịch cứ 4 năm lại xuất hiện một lần. Nếu bạn sinh nhật vào ngày 29-2 thì phải 4 năm mới tổ chức lại 1 lần vì sinh nhật tính theo Dương lịch

Năm nhuận Âm lịch là năm có 2 tháng âm lịch giống nhau. Thông thường cứ 3 năm lại có 1 năm nhuận 2 tháng âm lịch. Ví dụ năm 2020 nhuận 2 tháng 4. Và câu hỏi chủ yếu của bạn đọc là về các nghi lễ như cúng giỗ, đầy tháng, thôi nôi, 49 ngày, 100 ngày …các sự kiện tính theo lịch âm sẽ tính như thế nào nếu gặp tháng nhuận.

2. Việc cúng giỗ khi năm nhuận 2 tháng âm lịch giống nhau thì tiến hành thế nào?

Ví dụ trong năm 2020 là năm nhuận và nhuận 2 tháng 4. Vì thế, nhiều người thắc mắc rằng, một số nghi thức cúng lễ hay giỗ gia tiên nên tiến hành vào tháng 4 chính hay tháng 4 nhuận?

Câu trả lời chắc chắn là chúng ta sẽ tiến hành cúng giỗ tổ tiên vào tháng 4 đầu tiên, nếu gia đình nào có điều kiện có thể làm thêm lễ cúng giỗ tiếp theo vào tháng 4 thứ 2 ( nghĩa là 1 năm giỗ 2 lần) còn nếu không có điều kiện thì thôi, chỉ cần làm giỗ 1 lần vào tháng 4 trước là được

Âm lịch hôm nay ngày bao nhiêu Xem ngày tốt tháng này Xem bói bài – Xem Tử Vi Hàng Ngày

3. Việc cúng đầy tháng, thôi nôi, 49 ngày, 100 ngày gặp năm nhuận tiến hành như thế nào

Năm có tháng nhuận không có hàm ý “tốt”, “xấu” gì về thời tiết, khí hậu. Do vậy cũng không thể ảnh hưởng đến vận hạn của con người hay khu vực, quốc gia rộng ra là toàn thế giới.

Có điều đối với công việc tính theo lịch âm thì Tết và ngày cúng giỗ nếu rơi vào tháng trước nhuận thì bình thường, rơi vào sau tháng nhuận phải “chờ” thêm 1 tháng nữa. Trường hợp sự kiện xẩy ra vào chính tháng nhuận thì:

– Với những nghi lễ tính theo ngày, tuần thì phải tính từ ngày xẩy ra, tức là chú ý tới tháng nhuận.

– Với nghi lễ tính theo năm thì vẫn phải tiến hành theo tháng chính bởi thực ra năm khác làm gì còn tháng “nhuận” đó nữa!

Do đó mà ta sẽ phân loại các sự kiện.

– Việc cúng đầy tháng cho trẻ vào năm nhuận ( có nghĩa đủ 1 tháng là có thể tiến hành, sẽ đếm số ngày để thực hiện, ví dụ bé sinh ngày 1-4 âm lịch năm 2020 ( tháng 4 trước) thì đến ngày 1-4 âm lịch của tháng 4 sau được tính là đầy tháng. Có thể cúng trước ngày này 1,2 ngày đều được. Không có vấn đề gì

– Việc làm lễ thôi nôi vào tháng nhuận thì sao. Làm lễ thôi nôi nghĩa là lễ tròn năm, do đó sẽ tính theo năm chứ không tính theo tháng. Tức là nếu sinh vào ngày 1-4 âm lịch năm 2020 ( tháng tư trước hoặc tháng 4 sau) thì đều cúng đầy tháng vào ngày 1-4 âm lịch năm 2021. Tức là việc theo năm thì phải tính theo năm chứ không tính theo tháng, ngày.

– Việc cúng 49 ngày, 100 ngày ( dù xảy ra ngày nào ,không cần để ý đến tháng nhuận, vẫn đếm cho đủ 49, 100 ngày là thực hiện)

– Việc giỗ, chạp vào tháng nhuận tính thế nào, do đây là sự kiện tính theo năm, ví dụ mất vào ngày 1-4 âm lịch của tháng 4 trước hoặc tháng 4 sau, thì đều giỗ vào ngày 1-4 âm lịch hàng năm. Nếu gặp năm có 2 tháng 4 tiến hành làm cúng giỗ vào tháng 4 đầu tiên, nếu có thể làm được cả tháng 4 thứ 2 nữa thì càng tốt. Chú ý để mang lại phước đức thì nên cúng đồ chay, không nên cúng đồ mặn.

Sinh con vào tháng nhuận, năm nhuận có tốt hay xấu?