Cúng Giỗ Đầu Theo Phật Giáo / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Lễ Cúng Mụ Theo Phật Giáo

Lễ cúng Mụ theo Phật giáo

Cúng Mụ là tên gọi chung cho các lễ cúng đầy cữ (3 ngày sau sinh), đầy tháng (1 tháng sau sinh), đầy tuổi tôi (trẻ sinh ra được 100 ngày) và thôi nôi (trẻ tròn 1 tuổi) chứ không đơn giản chỉ riêng một lễ nào đó. Đó là lý do nhiều người thắc mắc sao lại có nhiều ngày cúng Mụ thế?

Cúng Mụ là lễ cúng thể hiện sự thành kính, cảm tạ và cầu phước từ các bà Mụ. Theo tín ngưỡng thờ cúng các vùng của Châu Á, trong đó có Việt Nam thì em bé được hình thành là do các bà Mụ nhào nặn từng cơ quan, bộ phận. Sau đó họ sẽ cùng Bà Chúa đưa bé đến thế giới này một cách khỏe mạnh, dạy dỗ bé trong những năm tháng đầu đời và luôn đi theo bảo vệ bé.

Bà Mụ chính là các vị tiên nương đầu thai và còn có tên gọi khác là Mẹ sanh hoặc Mẹ sinh.

Theo sự tích dân gian, các bà Mụ được Ngọc Hoàng giao phó cho chuyện sinh sản trong nhân gian, có trách nhiệm nặn, nắn chỉnh cơ thể hoàn chỉnh trước khi cho đi đầu thai.

Theo sự tích là có tất cả 12 Bà Mụ và 1 Bà Chúa cùng nhau chịu trách nhiệm trong việc tạo thành con người. Cũng có cách giải thích khác là mỗi bà Mụ sẽ lo một việc: người nặn chân tay, người nặn tai, người nặn mắt,… người dạy trẻ cười, người dạy trẻ đi,…

Nhưng theo quan niệm của miền Nam thì 12 Bà Mụ này lại phân công nhau lo việc sinh nở, giáo dưỡng. Trong 12 năm 12 Bà Mụ luân phiên nhau trông coi các việc: sanh đẻ, thai nghén, thụ thai, nặn hình hài, an thai, chuyển dạ, hộ sản, dưỡng sanh, chăm sóc trẻ, bế bồng trẻ, trông coi trẻ,…

Quan niệm vùng miền mặc dù có chút khác nhau như lễ cúng Mụ luôn được các gia đình coi trọng mỗi khi em bé chào đời.

Lễ cúng Mụ theo Phật giáo vừa là lễ tạ ơn và cũng là lễ cầu phước lành cho bé. Vì thế các ngày lễ cúng Mụ cho bé vẫn luôn là một nét đẹp truyền thống trong văn hóa Việt được lưu truyền qua bao thế hệ.

Lễ cúng Mụ theo Phật giáo

Lễ cúng Mụ theo Phật giáo

Cúng Mụ là tên gọi chung cho các lễ cúng đầy cữ (3 ngày sau sinh), đầy tháng (1 tháng sau sinh), đầy tuổi tôi (trẻ sinh ra được 100 ngày) và thôi nôi (trẻ tròn 1 tuổi) chứ không đơn giản chỉ riêng một lễ nào đó. Đó là lý do nhiều người thắc mắc sao lại có nhiều ngày cúng Mụ thế?

Cúng Mụ là lễ cúng thể hiện sự thành kính, cảm tạ và cầu phước từ các bà Mụ. Theo tín ngưỡng thờ cúng các vùng của Châu Á, trong đó có Việt Nam thì em bé được hình thành là do các bà Mụ nhào nặn từng cơ quan, bộ phận. Sau đó họ sẽ cùng Bà Chúa đưa bé đến thế giới này một cách khỏe mạnh, dạy dỗ bé trong những năm tháng đầu đời và luôn đi theo bảo vệ bé.

Bà Mụ chính là các vị tiên nương đầu thai và còn có tên gọi khác là Mẹ sanh hoặc Mẹ sinh.

Theo sự tích dân gian, các bà Mụ được Ngọc Hoàng giao phó cho chuyện sinh sản trong nhân gian, có trách nhiệm nặn, nắn chỉnh cơ thể hoàn chỉnh trước khi cho đi đầu thai.

Theo sự tích là có tất cả 12 Bà Mụ và 1 Bà Chúa cùng nhau chịu trách nhiệm trong việc tạo thành con người. Cũng có cách giải thích khác là mỗi bà Mụ sẽ lo một việc: người nặn chân tay, người nặn tai, người nặn mắt,… người dạy trẻ cười, người dạy trẻ đi,…

Nhưng theo quan niệm của miền Nam thì 12 Bà Mụ này lại phân công nhau lo việc sinh nở, giáo dưỡng. Trong 12 năm 12 Bà Mụ luân phiên nhau trông coi các việc: sanh đẻ, thai nghén, thụ thai, nặn hình hài, an thai, chuyển dạ, hộ sản, dưỡng sanh, chăm sóc trẻ, bế bồng trẻ, trông coi trẻ,…

Quan niệm vùng miền mặc dù có chút khác nhau như lễ cúng Mụ luôn được các gia đình coi trọng mỗi khi em bé chào đời.

Lễ cúng Mụ theo Phật giáo vừa là lễ tạ ơn và cũng là lễ cầu phước lành cho bé. Vì thế các ngày lễ cúng Mụ cho bé vẫn luôn là một nét đẹp truyền thống trong văn hóa Việt được lưu truyền qua bao thế hệ.

Cách Thờ Cúng Tổ Tiên Theo Quan Điểm Phật Giáo

Thờ cúng tổ tiên để bày tỏ lòng hiếu thảo, thể hiện tâm nhớ ơn sâu nghĩa nặng. Đây là phong tục tốt đẹp của các nước Á Đông. Trong đó có Việt Nam. Chính điều này đã ươm mầm và hình thành nên truyền thống hiếu nghĩa quý báu của người Phật tử.

Kinh sách Phật giáo Bắc tông nói chung đều xác định người chết sau khoảng thời gian tối đa 49 ngày thì theo nghiệp mà tái sinh. Vào cõi tương ứng trong lục đạo. Dĩ nhiên, tái sinh vào cõi nào thì theo nghiệp của cõi ấy sống hết thọ mạng. Khi chết lại tùy nghiệp tái sinh vào cõi khác nữa, gọi là luân hồi trong sáu nẻo.

Phật tử thờ cúng tổ tiên được không?

Người Phật tử vẫn thờ cúng ông bà tổ tiên. Nhưng với cái nhìn mới vừa phù hợp với truyền thống dân tộc vừa thuận hợp với quan điểm Phật giáo. Người Phật tử không xem bàn thờ gia tiên là “nơi ở” của ông bà, tổ tiên.

Người Phật tử không nên xem việc thờ cúng ông bà là “thờ quỷ”. Một số người vong ơn, bội nghĩa, bất hiếu, tà kiến quan niệm. Thờ cúng gia tiên để liên kết với quá khứ và phát huy các giá trị sống tốt đẹp cho hiện tại.

Phật giáo khuyến khích Phật tử làm phước để hồi hướng cho người thân đã khuất. Dầu họ tái sinh vào đâu cũng nhận được phước đức do con cháu hiếu thảo hồi hướng đến.

Vì vậy người Phật tử không quá chú trọng đến mâm cao cỗ đầy. Rồi thù tạc linh đình trong những ngày tưởng niệm, giỗ chạp. Chủ yếu là tạo phước để hồi hướng, trao truyền hiếu đạo cho người sau.

Bàn thờ gia tiên được lập ra để tưởng niệm, ghi nhớ ân đức sinh dưỡng của tổ tiên, ông bà. Bàn thờ gia tiên biểu trưng cho cội nguồn huyết thống. Song hành với cội nguồn tâm linh – bàn thờ Phật.

Vật phẩm trên bàn thờ cúng tổ tiên có ăn được không?

Người Phật tử nên biết rõ, nếu ông bà tổ tiên tái sinh ngoài cõi ngạ quỷ – quỷ thần thì không thể ăn uống hay thọ dụng những lễ phẩm dâng cúng ấy.

Chư thiên không ăn được vì họ thấy dơ bẩn, không xứng với họ. Còn các loài trong địa ngục dù đói khát đến mấy cũng không thể thoát ngục để tới ăn uống. Chỉ riêng loài ngạ quỷ – quỷ thần là có thể ăn được đồ cúng của loài người.

Nếu người thân của chúng ta chết rồi tái sinh làm ngạ quỷ thì cúng kiếng cho họ sẽ thọ dụng được. Nhưng hầu hết chúng ta lại không thể biết người thân của mình chết rồi tái sinh về đâu. Thành ra lễ phẩm dâng cúng ông bà tổ tiên chủ yếu nhằm thể hiện lòng thành, là bổn phận của con cháu, còn thọ dụng được hay không thì tùy nhân duyên.

Ý nghĩa việc thờ cúng tổ tiên

Như vậy cách thờ cúng tổ tiên là để bày tỏ tâm hiếu thảo, biết ơn và đền ơn công đức sinh dưỡng sâu nặng của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Truyền thống của tổ tông, gia tộc là một sợi chỉ đỏ kết nối quá khứ với hiện tại.

Việc thờ cúng ông bà cha mẹ là để thực tiễn hóa ý niệm tri ân và báo đáp công ân dưỡng dục. Thờ cúng đồng thời cũng là cách giáo dục lòng hiếu thảo cho con cháu về sau.

Nếu mất gốc rễ, không thờ cúng, quên dấu vết cội nguồn huyết thống là một sự vong bản, phi đạo đức. Đó là lợi ích đầu tiên của việc thờ cúng tổ tiên.

Giáo lý đạo Phật cho cách thờ cúng tổ tiên là đề cao tinh thần hiếu đạo, kính thờ và phụng dưỡng cha mẹ mang lại phước báo lớn… với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt để trở thành nếp sống đạo đức, hiếu thảo của người Phật tử Việt hiện nay.

Các Ngày Lễ Phật Giáo Trong Năm (Theo Âm Lịch)

Các ngày Lễ Phật giáo trong năm (theo Âm lịch)

Trong quá trình phát triển, tuy Phật giáo được phân chia thành nhiều hệ phái và tông phái khác nhau, nhưng những ngày lễ lớn của Phật giáo vẫn được duy trì, được tổ chức trọng thể trong từng quốc gia theo đạo Phật, đặc biệt là một số quốc gia xem Phật giáo là quốc giáo.

Trước đây, những quốc gia theo Phật giáo đều tổ chức lễ Phật đản vào ngày rằm tháng tư âm lịch. Trước năm 1963, ở Việt Nam, Phật giáo Bắc tông tổ chức lễ Phật đản kéo dài từ mồng 8 tháng 4 đến rằm tháng 4. Từ sau năm 1975, ngày lễ Phật đản ở Việt Nam được chính thức tổ chức vào ngày rằm tháng tư, cũng là ngày mở đầu cho mùa an cư kiết hạ của các tăng ni theo Phật giáo Bắc tông. Theo kinh điển của Phật giáo Nam tông, ngày đức Phật đản sinh, thành đạo và niết bàn đều diễn ra vào ngày trăng tròn. Ngoài đại lễ mừng Phật đản sinh, trong năm từng hệ phái còn có ngày đại lễ riêng. Đối với Phật giáo Nam tông, lễ hội rằm tháng giêng, rằm tháng tư, rằm tháng sáu, rằm tháng bảy và rằm tháng chín có ý nghĩa lớn. Lễ hội rằm tháng giêng có hai ý nghĩa chính: Đức Phật tuyên hứa và khẳng định với Ma vương ba tháng nữa sẽ nhập niết bàn, là ngày đại hội thánh tăng tại Trúc Lâm tịnh xá (Ấn Độ) Phật thuyết pháp cho 1.250 vị tỳ kheo. Lễ hội rằm tháng tư của Phật giáo Nam tông kỷ niệm ngày Phật đản sinh. Đây là ngày trọng đại của Phật giáo trên thế giới và của Phật giáo Nam tông, kỷ niệm một lúc ba sự kiện Bồ tát đản sinh, Bồ tát thành đạo và Phật nhập niết bàn. Lễ hội rằm tháng sáu là ngày Phật giáo Nam tông mở đầu mùa an cư kiết hạ, đánh dấu những sự kiện quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp đạo pháp của Đức Phật. Lễ hội rằm tháng bảy là ngày Phật giáo Nam tông tổ chức lễ Vu lan báo hiếu nhưng theo nghi thức của Nam tông. Lễ hội rằm tháng chín đối với Phật giáo Nam tông là ngày mãn mùa an cư kiết hạ, là khởi điểm mùa dâng y Kathina trong vòng một tháng, từ 16.9 đến 15.10 âm lịch. Ngày này, Phật tử chuẩn bị vật phẩm cúng dường cho chư tăng. Tăng sĩ vui mừng vì ngày này đánh dấu thêm một tuổi đạo. Trong ngày này, tăng sĩ cũng nói rõ những sai lầm, khuyết điểm của mình, trước sự chứng minh của chư tăng để sám hối. Đây là hình thức sinh hoạt tốt đẹp, thể hiện tinh thần tập thể góp ý, phê bình. Cá nhân tiếp thu ý kiến và sửa đổi, không tái phạm. Lễ nghi của Phật giáo Bắc tông và Nam tông cũng có sự khác biệt. Phật giáo Nam tông có chín nghi thức hành lễ riêng biệt quan trọng như: nghi thức Quy y và thọ giới, nghi thức thờ Phật, nghi thức tụng kinh, nghi thức sám hối, nghi thức trai tăng, nghi thức thuyết pháp, nghi thức hành thiền, nghi thức khất thực, nghi thức hôn nhân. Lễ nghi của Phật giáo Bắc tông có khác biệt, do không chủ trương đi khất thực và trong thờ phụng, do có quan niệm, ngoài thờ Phật còn có các vị bồ tát, các thần linh cần được sự hỗ trợ, nên nghi lễ trong Phật giáo Bắc tông có lễ cúng dành cho các vị bồ tát, cho những oan hồn uổng tử, không có thân nhân cúng bái. Mỗi chiều từ 16 giờ đến 17 giờ mỗi chùa theo hệ phái Bắc tông đều có buổi lễ cúng Môn Sơn thí thực dành cho cho những người này. Trong chùa còn có các nghi lễ như lễ Chúc tán (ca ngợi Phật và các bồ tát), lễ Bố tát (đọc giới luật cho những người thọ giới nghe), lễ Tự tứ (kiểm điểm trước tăng chúng)… Nhìn chung, những ngày lễ lớn và những nghi lễ chính của Phật giáo là những sinh hoạt Phật giáo mang tính chung nhất trên thế giới, tuy có một ít khác biệt theo hệ phái Bắc tông và Nam tông, đã tồn tại hàng ngàn năm nay, tạo cho Phật giáo một sức sống bền bỉ, vững chắc.   THÁNG GIÊNG   Ngày mùng 1 Ngày Đức Phật Di-lặc đản sanh; ngày tu tập và làm phước của toàn thể Phật tử, theo Bắc tông. Ngày rằm Theo Nam tông, đây là ngày Pháp Bảo (Māghapūjā), kỷ niệm Đức Phật nói Kinh Giải Thoát Giáo (Ovādapāṭimokkha) và là ngày Đức Phật tuyên bố sẽ viên tịch. – Theo Bắc tông, ngày rằm thượng ngươn này là ngày lễ hội lớn, tu tạo các công đức. Ngày 22 Tổ Thập Tháp (tức tổ Phước Huệ), Chứng Minh Đạo Sư, Hội Phật giáoTrung Phần, viên tịch. Ngày 30 Tổ Khánh Anh, Pháp Chủ Tăng-già Việt Nam, nhiệm kỳ 2, viên tịch. THÁNG 2   Ngày mùng 8 Ngày Đức Phật Thích-ca Mâu-ni xuất gia, theo Bắc tông. – Vía tôn giả A-nan-đa , theo Bắc tông. Ngày rằm Ngày Đức Phật Thích-ca Mâu-ni nhập diệt, theo Bắc tông. Ngày 19 Vía Đức Bồ-tát Quán Thế Âm, theo Bắc tông. Ngày 21 Vía Đức Bồ-tát Phổ Hiền, theo Bắc tông. THÁNG 3   Ngày 02 Hòa thượng Thích Trí Thủ, ngày 02 tháng 4 năm 1984 Ngày 16: Vía Đức Bồ-tát Chuẩn-đề, theo Bắc tông. THÁNG 4   Ngày mùng 4 Vía Đức Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi. Ngày mùng 8 Ngày Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đản sanh và ngày lễ tắm Phật, theo Bắc tông. Ngày rằm Theo Nam tông, đây là ngày Đại Lễ Tam Hợp hay còn gọi ngày Phật Bảo(Visākhapūjā) kỷ niệm ba sự kiện trọng đại của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni: đản sinh, thành đạo và viên tịch. Từ năm 1956, Phật giáo thế giới chọn ngày này làm ngày tưởng niệm đức Phật giáng sanh. Ngày 16 Ngày an cư kiết hạ của Tăng Ni, truyền thống Bắc tông. Ngày 20 Ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 11-6-1963) THÁNG 6   Ngày rằm Theo Nam tông, đây là ngày Đức Phật chuyển Pháp Luân tại Lộc Uyển, và là ngày an cư kiết hạ của chư Tăng, Nam tông. – Ngày Đại đức Thích Nguyên Hương vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 4-8-1963) Ngày 19 Vía Đức Bồ-tát Quán Thế Âm, theo Bắc tông. – Vía tổ Khánh Hoà, tổ thứ nhất của phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam. Ngày 24 Ngày Đại đức Thích Thanh Tuệ vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 13-8-1963) Ngày 26 Ngày Sư Cô Thích Nữ Diệu Quang vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 15-8-1963) Ngày 27 Ngày Đại đức Thích Tiêu Diêu vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 16-8-1963) Ngày 13 Vía Đức Bồ-tát Đại Thế Chí. Ngày rằm Ngày Tự tứ và Mãn hạ của Tăng Ni, cũng là ngày dâng cúng y công đức, và ngày đại lễ Vu-lan-bồn hay còn gọi là ngày báo hiếu công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ, theo Bắc tông. Ngày 30 Vía Đức Bồ-tát Địa Tạng Vương. THÁNG 9   Ngày mùng 2 Ngày Đại đức Thích Quảng Hương vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 5-10-1963). Ngày 11 Ngày Đại Đức Thích Thiện Mỹ vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 27-10-1963). Ngày rằm Ngày Mãn hạ và dâng y công Đức (Kathina) hay còn gọi là ngày Tăng Bảo, theo Nam tông. Ngày 19 Vía Đức Bồ-tát Quán Thế Âm, theo Bắc tông. Ngày 30 Vía Đức Phật Dược Sư. THÁNG 11   Ngày mùng 1 Tổ Huệ Quang, Pháp Chủ GHPGVN, nhiệm kỳ I, viên tịch. Ngày 17 Vía Đức Phật A-di-đà, theo Bắc tông. THÁNG CHẠP   NGày 8 Vía Phật Thích-Ca thành đạo. Ngày rằm Ngày Hiệp kỵ, tức ngày tưởng niệm các bậc tiền bối đã dày công xây dựng và phát huy đạo Phật Nguyên thủy tại Việt Nam. Ngày 20 Hoà thượng Thích Thiện Hoa, viện trưởng Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN,viên tịch. PHỤ LỤC: NGÀY TƯỞNG NIỆM CÁC CƯ SĨ TIỀN BỐI HỬU CÔNG Cư sĩ Nguyễn Hữu Kha, pháp danh Thiều Chửu, nNgày 15.7.1954, tức ngày 16.6 năm Giáp Ngọ Cư sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám, ngày 23-4-1969 (nhằm 7-3 âl, năm Kỷ Dậu) Cư sĩ Mai Thọ Truyền, ngày 17-4-1973 tức rằm tháng ba năm Quý Sửu Cư sĩ Nguyễn Văn Hiểu, ngày mùng 2 tháng 5 năm 1979, tức ngày mùng 7 tháng 4 năm Kỷ Mùi Cư sĩ Đoàn Trung Còn, ngày 15 tháng 3 năm 1988 ngày 28 tháng Giêng năm Mậu Thìn Cư sĩ Nguyễn Đăng Thục, ngày 3 tháng 6 năm 1999 (Tổng hợp bài viết từ https://thuvienhoasen.org và https://phapthihoi.org) Thiện Đạo (Ban TTTT GHPGVN tỉnh Đăk Lắk)

Phật Giáo: Nghi Cúng Lễ Phật Thành Đạo

* Tiết thứ làm nghi:

– Cử nhạc khai đàn.

– Chủ lễ đăng điện.

– Chủ lễ niệm hương.

– CÚNG HƯƠNG(chủ lễ xướng): Nguyện đem lòng thành kính,

Phưởng phất khắp mười phương,

Cúng dường ngôi Tam Bảo.

Cùng pháp giới chúng sanh,

– TÁN PHẬT( Tán dương công đức Phật):

Đấng Pháp vương vô thượng,

Thầy dạy khắp trời người,

Cha lành chung bốn loại.

Xưng dương cùng tán thán,

Ức kiếp không cùng tận!

Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng,

Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn,

Lưới Đế châu ví đạo tràng,

Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời .

Trước bảo tọa thân con ảnh hiện,

Cúi đầu xin thệ nguyện qui y.

Tánh không tám đức sạch trần gian,

Pháp giới rộng thênh thang,

Lửa đỏ hóa sen vàng.

Nam mô Thanh Lương Địa Bồ Tát. (3 lần)

Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị gia bà lô kiết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tả. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a lị gia bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà đà, ma phạt đặt đậu đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê lị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà la đà là, địa rị ni, thất Phật ra da, giá ra gía ra. Mạ mạ phạt ra ma, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha, tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khư gia, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma kiết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà rị thắng kiết ra dạ ta bà ha.

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da bà lô kiết đế thước bàn ra dạ, ta bà ha.

Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà dạ ta bà ha.

Trên trời dưới đất không bằng Phật,

Thế giới mười phương cùng không sánh.

Thế gian có gì con đã thấy,

– TỤNG BÀI Ý NGHĨA NGÀY THÀNH ĐẠO:

Chúng con cung kính nghe rằng:

Khổ hạnh sáu năm quả mãn;

Hân hoan muôn đức công thành!

Muôn loài hưởng phước!

Và chư Phật tử chúng con.

Giờ này: Cung kính quỳ trước Phật đường,

Chí thành dâng lên pháp cúng.

Cúng dường đấng từ bi cứu thế,

Tôn vinh ngôi trí tuệ siêu trần.

Cỏ hoa hoan hỷ muôn phần,

Người, vật thiết tha một dạ.

Gọi hồn thế giới ba ngàn.

Soi sáng nước non tám vạn.

Trước đài nhất tâm qui mạng,

Trên tọa bách bảo chứng minh.

Một Bồ Tát xuất thế, Con vua Tịnh Phạn vương,

Người liền tuyên lời phán:

Chúng sanh Thánh sẽ thành, Vì tất cả chúng sanh,

Thành Chảng đẳng Chánh giác,

Cùng thiên nhạc thiên hương,

Xin Pháp Vương thuyết pháp.

Nhưng người chưa vội đáp,

Không thể được vội truyền,

Pháp thiêng của chư Phật.

Cùng với các phương tiện,

Trong trí thường nghĩ suy,

Người đến vườn Lộc Thú (Lộc Uyển),

Sống cuộc đời triền miên,

Là “Khổ, Tập, Diệt, Đạo”.

Muốn dứt (diệt) các khổ nhơn,

Hết các thứ nghiệp khiên,

Hết tham sân “sử triền”, (1)

Sống cuộc đời giải thoát,

Với “ngã tịnh thường lạc”, (2)

Vui hơn các trời cao!

Kính bạch Đức Bổn Sư Từ phụ!

Nhìn lại ánh sáng sao Mai,

Nhớ thuở Bổn Sư thành đạo,

Nghĩ tới lời vàng dạy bảo,

Nhớ ngày trời đất hân hoan.

Muôn thuở hào quang rạng rỡ,

Tỏa hương ngào ngạt nhơn gian.

Cầu cho đất nước bình an,

Nguyện cho nhân dân hạnh phúc.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (30 lần)

Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. (3 lần)

Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. (3 lần)

– LỄ 12 LỄ LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT.

( Chủ lễ xướng đến: Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thì nhịp khánh hướng dẫn Phật tử đồng hòa: Bổn Sư Thích Ca …)

A tỳ ngục tốt, mới phát lòng lành,

Một đời Bổ xứ, hiện ở Suất Đà,

Từ trời Đâu Suất, ứng mộng Ma Gia,

Dưới cây Vô Ưu, đản sanh thị hiện,

Hiện hưởng dục lạc, chán cảnh vô thường,

Nửa đêm vượt thành, xuất gia tìm đạo,

Dưới cây Đạo thọ, hàng phục ma quân,

Bốn mươi chín năm, độ sanh thuyết pháp

Dưới cây Ta La, Niết Bàn thị hiện,

Hiện tọa đạo tràng, Ta Bà giáo chủ,

Đạo sư ba cõi, Từ phụ bốn loài. Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)

Tham thiền nhập định giữa rừng xanh,

MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH.

Quán tự tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. “Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị”. Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo, vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đỏa y Bát nhã ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu tam Bồ đề. Cố tri Bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chơn thiệt bất hư, cố thuyết Bát nhã ba la mật đa chú. Tức thuyết chú viết: “Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, Ba la Tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha”.

Hào quang chiếu diệu. Sáng tỏ mười phương, Ngộ lý chơn thường, Phá màn hôn ám. Đệ tử lòng thành bài sám, Trước điện dâng hoa, Cúng dường Phật Tổ Thích Ca, Ba ngôi thường trú. Đệ tử chúng con, Nhân lành chưa đủ, Nghiệp báo theo hoài. Nay nhờ Văn Phật Như Lai, Giáng trần cứu độ, Sáu năm khổ hạnh, Bảy thất tham thiền, Ma oán dẹp yên, Thần long che chở, Tâm quang rực rỡ. Chứng lục thần thông. Lộ chiếu minh tinh, Đạo thành Chánh giác, Trời, người hoan lạc, Dậy tiếng hoan hô. Năm mươi năm hóa độ, Ba trăm hội đàm Kinh,

Cứu phàm ngu thoát khỏi mê đồ, Tiếp Hiền Thánh siêu sinh Tịnh độ Muôn đời xưng tán, Vạn đức hồng danh, Đệ tử chí thành, Lễ bày kỷ niệm. Tâm hương phụng hiến, Gọi chút báo ân, Ngửa trông Vô thượng Pháp vương Từ bi gia hộ.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần) Nam mô Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. (3 lần) Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. (3 lần) Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. (3 lần) Nam mô Đạo Tràng Hội Thượng Bồ Tát. (3 lần)

Vừa rồi bao nhiêu công đức,

Thích Ca Bổn Sư Hòa thượng,

Thành Đạo Thánh lễ tôn vinh,

Thùy từ tác đại chứng minh,

Cúng dường Thánh lễ đã viên hoàn,

Công đức ban cho khắp thế gian,

Phật tánh mọi loài đều sẵn có,

Khắp xin tất cả hãy hồi quang.

Nguyện tiêu ba chướng trừ phiền não,

Nguyện chơn trí tuệ thường sáng tỏ,

Nguyện bao tội chướng thảy tiêu trừ,

Kiếp kiếp thường tu Bồ Tát hạnh.

Nguyện sanh Tịnh độ cảnh Tây phương,

Chín phẩm hoa sen là cha mẹ,

Hoa nở thấy Phật chứng vô sanh,

Bất thoái Bồ Tát là bạn hữu,

Đều trọn thành Phật đạo.

Tự qui Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng. (1 lễ)

Tự qui y Pháp, xin nguyện chúng sanh thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 lễ)

Tự qui y Tăng, xin nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Đại Từ Đại Bi Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Lộc Uyển Ngũ Vị Đại Tỳ Kheo A La Hán. (1 lễ)

Cúi đầu lễ tất.

(1) Sử triền: xuôi khiến, ràng buộc.

(2) Bốn Đạo quả Niết Bàn.

Nghi cúng lễ Phật Thành Đạo