Cúng Giỗ Đầu Như Thế Nào / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Giỗ Đầu Như Thế Nào

Cúng giỗ là một buổi lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời quan trọng của người Việt, được tính theo Âm lịch. Ngày này là ngày để thể hiện tấm lòng thủy chung, thương xót của người đang sống với người đã khuất, thể hiện đạo hiếu đối với Tổ tiên. Nhà giàu thì tổ chức làm giỗ linh đình, mời người thân trong dòng họ, bạn bè gần xa, anh em bằng hữu về dự giỗ. Nhà nghèo thì chỉ cần lưng cơm, đĩa muối, quả trứng, ba nén nhang, một đôi nến và vài món ăn giản dị cúng người mất cũng đã có lòng Thành kính đối với người đã mất. Lòng thủy chung, thương xót người đã khuất chỉ phụ thuộc vào việc con cháu phải nhớ ngày người mất để làm giỗ, không liên quan đến việc làm giỗ lớn hay nhỏ.

Giỗ Đầu gọi là Tiểu Tường (chữ Hán: 小祥), là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang, là một ngày giỗ vẫn còn bi ai, sầu thảm. Thời gian một năm vẫn chưa đủ để làm khuây khỏa những nỗi đau buồn, xót xa tủi hận trong lòng của những người thân. Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.

Sắm lễ cúng giỗ đầu

Vào ngày Giỗ Đầu, ngoài mâm lễ mặn và hoa, quả, hương, phẩm oản… thì người ta thường mua sắm rất nhiều đồ hàng mã không chỉ là tiền, vàng, mã làm bằng giấy mà còn cả các vật dụng như quần, áo, nhà cửa, xe cộ và một hình nhân. Hình nhân ở đây không có nghĩa là thế mạng cho người thật (người còn sống) mà là do nhân dân tin rằng, với phép thuật của thầy phù thủy thì hình nhân này sẽ hóa thành một người thật, xuống dưới Âm giới để hầu hạ vong linh người mất. Gia chủ sẽ đem những đồ lễ này lên bàn thờ để cúng. Cúng xong thì đem ra ngoài mộ để đốt.

Những đồ vàng mã trong ngày Tiểu Tường được gọi là mã biếu, vì khi những đồ lễ này được gửi từ cõi Dương gian xuống dưới cõi Âm ty thì người quá cố và Gia tiên không được dùng, mà phải đem những đồ lễ này đi biếu các Ác thần để tránh sự quấy nhiễu.

Sau khi lễ Tạ và hóa vàng xong, gia chủ bầy cỗ bàn mời họ hàng, khách khứa ăn giỗ. Khách đến ăn giỗ ăn mặc trang nghiêm, vẫn còn một sự bi ai, sầu thảm như ngày để tang năm trước.

Sau lễ này, người ta sẽ sửa sang lại mộ cho người quá cố, thi hài vẫn nằm dưới huyệt hung táng.

Mâm cơm cúng giỗ cần những gì?

Mâm cúng giỗ ở miền Nam

Dịp cúng giỗ tổ tiên, chẳng ai hiểu rõ ông bà thời xa xưa khi vào Nam thích ăn món gì, chế biến các vật tư ra sao, nhưng tùy hoàn cảnh mà có bốn món : Hầm, Thịt luộc, Xào, Kho. Nên hiểu không phải là dâng cúng cho cha mẹ đã quá cố nhưng là cho tổ tiên đời ông cố của gia chủ, hiểu ngầm rằng những bà con xa gần thời xa xưa cũng được tham dự, vì vậy, nếu cúng 3 mâm ở 3 bàn thờ (giữa, bên trái, bên mặt), hoặc 1 bàn thờ, thì thức ăn phải giống nhau.

– Món kho thường là thịt heo, cá lóc, kho với nước dừa để gợi phong vị miền Nam. – Món thịt luộc là thịt ba chỉ, xắt mỏng. – Món hầm, tức là thịt heo hầm, thường là giò heo hầm măng tre Mạnh Tông, loại măng ngon nhất của Nam Bộ (gợi tích ông Mạnh Tông trong nhị thập tứ hiếu). – Xào là món thịt bị câu thúc về hình thức: xào chua, xào mặn, với rau cải đồ lòng, hoặc tôm, gần như tuyệt đối không dùng thịt rừng.

Mâm cúng giỗ ở miền Trung

Người miền Trung nổi tiếng cầu kỳ trong các món ăn, nhất là Huế có sự ảnh hưởng lớn từ cung đình Huế từ các triều đại xưa. Do đó món ăn cũng có phần cầu kỳ không kém khi làm mâm cúng giỗ. Các món cúng sẽ được phân ra làm 04 loại là: món xào, món canh, món ăn từ thịt, món từ tôm cá:

– Thịt vịt luộc chấm nước mắm gừng – Thịt gà bóp với rau răm tiêu muối – Thịt heo luộc với mắm tôm, kèm với rau sống, vã xắt lát – Thịt heo quay -Thịt gà ru ty – Thịt bò nướng – Thịt heo kho rim – Thịt heo kho nước với sã và đậu phụng – Bánh tráng ram ( người Nam gọi là chả giò, loại bánh trán cuốn thịt băm rồi chiên dầu ăn cho vàng) – Nem chả – Cá chiên khúc – Cá thu hay cá to chặt khúc kho nước – Tôm rim hay tôm rang – Vã trộn với tôm, – Canh ổ khoa nhồi thịt – Canh bún nổi giò heo hay nấu với lòng gà, vịt – Canh củ hầm thịt bò – Thường là món củ hay légume xào với thịt heo nạc, có khi thịt bò hay tôm – Đậu cô ve, Su – Xà lách bóp thịt bò với dầu dấm – Đậu trắng, Khoai tây chiên – Món khoai Tây, với hành Tây nấu với thịt gà hay bò theo kiểu Ấn Độ gọi là món Ca ry.(người ta thường ăn với bánh mì)

Mâm cúng giỗ ở miền Bắc

Với mâm cỗ giỗ truyền thống miền bắc thì đây gần như là tất cả các món bạn có thể gặp trên hầu hết mâm cỗ ở các gia đình miền bắc từ xưa đến nay:

– Cơm trắng, Xôi gấc (ăn kèm với giò, chả) – Xôi vò, chè đường – Một con cua và một quả trứng bày chung trên một đĩa – Bánh dầy đậu – Chả quế – Thịt quay, Bê thui (chấm tương gừng) – Giò lụa hay giò bò thì là, Giò thủ, Giò bì – Thịt kho tàu – Chân giò (giò heo) hầm măng khô, mộc nhĩ – Chả giò cua bể + bún – Gà quay hay gà luộc (chặt miếng, sắp vào một chiếc đĩa sâu, những miếng đẹp và có da thì nằm sát đáy đĩa, rồi úp ngược đĩa gà này vào một chiếc đĩa trảng khác, cho ngon mắt) – Thịt đông, dưa chua (nếu cúng giỗ vào mùa lạnh) – Nem dê (làm bằng thịt bò nhưng gọi là nem dê) – Tôm sú hay tôm càng rim – Tôm thịt xào nấm đông cô, đậu ve, cà rốt, su hào – Lươn om với bắp chuối bào – Nộm măng (+ tôm, thịt, khế thái dọc, mè rang) – Miến xào lòng gà (+ mộc nhĩ) – Món bóng cá nhồi giò sống hay bóng lợn (canh bóng, nấu với rau củ, nấm, mộc nhĩ) – Xà lách búp, cà chua, dưa deo (chấm nước tôm rim)

Văn khấn giỗ đầu

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ………………………… Tín chủ (chúng) con là:………………………………Tuổi…………………….. Ngụ tại:……………………………………………………………………………… Hôm nay là ngày……………tháng……….năm…………….(Âm lịch). Chính ngày Giỗ Đầu của……………………………………………………………… Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành. Thành khẩn kính mời………………………………………………………………… Mất ngày…………. Tháng………………năm…………………(Âm lịch) Mộ phần táng tại:…………………………………………………………………….. Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo!

Cúng Giỗ Gia Tiên Như Thế Nào Cho Đúng?

Trong việc cúng giỗ ông bà tổ tiên ngày nay nhiều gia đình cũng đã tốn kém chi phí , giết mổ lợn gà, cao lương mỹ vị, mời mọc khách khứa, con cháu sau vầy, thụ hưởng lễ vật, nhưng không đáp ứng được sự hội tụ linh hồn của ông bà tổ tiên. Thậm chí có những chỗ xảy ra va chạm, hiềm khích, to tiếng, bất hòa anh em, nghiệp nặng hơn còn xảy ra đâm chém., hận thù, từ mặt. Nhiều người đã đổ lỗi cho ngẫu nhiên hay bia rượu, vẫn là những con người đó trong cuộc sống họ đã từng nâng chén tâm tình huyết thống, hay tri kỷ, huynh đệ mà họ chưa hiểu được rằng đó là một tín hiệu sân hận, giận dữ của những linh hồn, tạo nên những bất hòa hay tai họa cho người dương trần đang sống.

Mọi vạn vật sinh ra trên đời này đều có sự tương quan lẫn nhau, xúc tiến lẫn nhau và nương tựa bổ trợ nhau, cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, con người cũng vậy, có tình mẫu tử, chuyển hóa, luân hồi. Tất cả mọi thứ đều có linh hồn, từ cổ xưa người ta đã tôn sùng vạn vật thiên nhiên, các vị thần sông, thần núi, thần cây….đến đức phật, thánh mẫu các vị thần trong lăng tẩm đình chùa, đền miếu, chúng ta đều đến thắp hương và tỏ lòng thành kính, và được các đấng thần linh che chở phù hộ. còn tổ tiên, ông bà, cha mẹ thì sao?

Khi các cụ, ông bà đã về cõi âm thì linh hồn vẫn tồn tại trong thế giới trường sinh học, đến ngày cúng giỗ các thần thức đó vẫn cảm nhận được sự vô cảm của người dương trần hay cũng cảm nhận được sự quan tâm đối đãi của con cháu đối với mình. Các thần thức cũng chỉ cần sự nhất tâm, lòng hiếu thảo, và trên mâm cúng chỉ cần những đồ chay tịnh là đủ, vì khi sang thế giới bên kia những thần thức đó cần được rũ bỏ phàm tục, muốn được siêu thoát về nơi cực lạc.

Về phong tục: Từ cổ xưa đến, việc thờ cúng đã diễn ra hầu hết của con người, trên nhiều quốc gia trên thế giới, Còn tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam đã trở thành một bản sắc văn hóa đặc sắc, một nét đẹp văn hóa nổi bật trong cách ứng xử của con người, nó mang đậm một giá trị đạo hiếu, nhân cách, tình cảm và có giá trị to lớn trong nền giáo dục cho những thế hệ mai sau. Tục cúng giỗ góp phần thức tỉnh những giá trị tình cảm của cuộc sống, những cái thiện trong con người, nhớ về nguồn cội, nhớ tới công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ cho ta khôn lớn. Con người sinh ra, ai cũng có cha mẹ, ông bà, cao hơn nữa là tổ tiên dòng tộc. Mẹ cha nuôi dưỡng chúng ta, nhưng không bao giờ nghĩ đến việc mình được trả công, mà duy nhất chỉ mong cho các con trưởng thành vinh hiển, làm vẻ vang dòng họ tổ tông. Với công ơn sinh thành dưỡng dục, khi mẹ cha còn sống thì phụng dưỡng, khi khuất bóng thì kính thờ, phận làm con cần phải đáp đền thế nào cho tròn chữ Hiếu? Dù tiền tài, phẩm vật có uy nghi đến đâu chăng nữa cũng chẳng thể đáp đền công đức Cù Lao, cao lương mỹ vị đủ đầy cũng không thể sánh bằng công ơn cha mẹ. Vì vậy, khi người còn sống ta hãy làm vui lòng người sống, khi mất ta phụng thờ và tu tâm hơn cho hoàn thiện cũng sẽ làm mát mẻ những linh hồn nơi chín suối.

Nghiệp báo phúc họa ở cúng giỗ

Tổ chức ăn cỗ ngày cúng giỗ thì ta phải xem việc chè chén là thứ yếu, chỉ cần mâm cúng chay tịnh, tụ tập con cháu là để tưởng nhớ, báo hiếu người tri đã mất, thắp hương hoa, oản quả, trầu cau là được. Mâm cơm cúng đều phải làm bằng chính những thứ mình trồng cấy, hoặc bằng chính sức lao động chân chính của mình, không dùng bằng những đồng tiền tanh hôi, bẩn thỉu. Khi khấn thì ăn mặc gọn gàng nghiêm túc, lời khấn phải thành tâm kính cẩn, sám hối, phải tri ân công đức, phải tự bạch tu tâm tích phúc, hứa hẹn dạy dỗ cháu con hiếu thảo. chính điều này đã làm cho những linh hồn hoan hỉ, phù hộ độ trì, giúp đỡ cháu con, ban nhiều phước báo. Trước khi ngồi vào ăn cỗ cúng, gia chủ luôn phải có lời mời lại với khách khứa ( như là tuyên bố một lý do) hoặc nhắc nhở con cháu luôn nhớ tới ngày tháng giỗ kỵ hàng năm. Sau ăn cỗ thì gia chủ có một chút phẩm vật mà các linh hồn đã chứng giám như: Hoa quả, nắm xôi để biếu khách trước khi ra về, để chia xẻ phần phúc lộc cho người đến dự.

Còn những cái giỗ sử dụng bằng những đồng tiền bất chính để làm cỗ hay đua nhau giết mổ chè chén linh đình, con cháu hội tụ đông đủ, nhưng chỉ trọng tâm kén trọn khoái khẩu, dải chiếu, chạm cốc mà không hề quan tâm nắm được thông tin, tên tuổi, cuộc đời người đã mất. hay dựa vào đó để mời mọc kết giao, mở rộng quan hệ, hay thể hiện một phong cách đẳng cấp với khách mời, hàng xóm, chiêu đãi bừa phứa như hoan hỉ chúc mừng. rồi cầu mong được phù hộ độ trì, làm ăn thuận lợi, dư giả tiền tài… Những cái giỗ như này đều không làm vui lòng linh hồn người cõi âm, bị hậu họa nghiệp báo.

Còn nghiệp báo hậu họa như nào, diễn biến ra sao, và ta phải làm thế nào khi mà ta đã từng cúng giỗ như vậy, chúng tôi không thể chia xẻ hết ở bài viết này. Nhưng dù có phước báo tốt hay họa phúc hay không, linh hồn tổ tiên ông bà nhà mình có linh nghiệm hay không, thì dù thế nào trong tình cảm của chúng ta cũng tôn kính ơn nghĩa bề trên, để làm tròn đạo hiếu. mình sống có đức trí tuệ văn minh và cũng mong những linh hồn ghi nhận lòng thành, ở nơi chin suối họ an lòng, rồi siêu thoát về nơi tiên cảnh. Khi viết bài này chúng tôi cũng có nhiều do dự vì ở thế giới vô hình còn chứa nhiều bí ẩn, còn quan điểm suy nghĩ của riêng từng người, từng tôn giáo và trình độ, mức độ tu tập khác nhau. Để hiểu hơn về các nghi thức tâm linh chúng ta nên tham dự những buổi nói chuyện cùng các nhà khoa học, các thầy pháp để đẩy lùi những mê tín, hủ tục, không bị dụ dỗ, u mê, bất ổn về tâm lý, hao tốn tiền bạc. ảnh hưởng đến hạnh phúc và cuộc sống của chính mình.

Bài viết mang tính chất tham khảo, hy vọng sẽ giúp ích cho các gia đình có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong cúng giỗ gia tiên.

Cúng Khai Trương Đầu Năm Như Thế Nào Để Cầu Tài Lộc?

Cúng khai trương đầu năm là nghi lễ cầu tài lộc thường diễn ra khi bạn mở đầu cho hoạt động kinh doanh, sản xuất, buôn bán của công ty, cửa hàng, cửa tiệm, văn phòng, quán ăn.

1. Ý nghĩa của cúng khai trương đầu năm – cầu tài cầu lộc

“Đất có thổ công – sông có hà bá” là câu nói quen thuộc được tương truyền từ đời này sang đời khác, mỗi vùng đất chúng ta đang sống cư ngụ đều nằm trên đất do vị Thổ Thần nơi đó cai quản, và các vong hồn đang tồn tại ở đó.

Việc làm lễ khấn cúng khai trương công ty, cửa hàng, cửa tiệm, văn phòng, quán ăn là một cách để những người còn sống thông báo và trình diện với các thổ thần đó. Người Việt ta cũng có câu: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” cho dù chúng ta có giỏi toan tính nhưng kết quả quyết định thành bại cũng do trời định đoạt.

Cúng khai trương đầu năm

Người xưa thường có câu: ” Đầu xuôi thì đuôi lọt”. Đây là quan niệm đúng được đúc kết rất đúng từ dân gian bởi việc khởi đầu hết sức quan trọng, nhất là trong sự hình thành một dự án kinh doanh, buôn bán. Chúng ta cần phải cân bằng với tự nhiên, môi trường, xã hội lẫn cả thế giới vô hình, đạt được ” thiên thời – địa lợi – nhân hòa”.

Khi một công ty, cửa hàng kinh doanh, quán xá, cửa tiệm mới được thành lập bắt đầu khởi sự buôn bán làm ăn thì theo phong tục của người Việt hay người Hoa cũng thực hiện nghi thức, chuẩn bị mâm lễ vật văn khấn “Cúng khai trương” để cầu tài lộc, mua may bán đắt.Theo tín ngưỡng văn hóa của dân làm ăn buôn bán đây là một lễ cũng rất quan trọng cần thực hiện chu đáo và thành tâm!

Chính vì vậy để khởi sự kinh doanh thuận buồm xuôi gió, Đại cát Đại lợi, gia chủ phải cần làm lễ khấn cúng khai trương thật chu đáo, nhằm ra mắt thổ địa, thần linh mang đến nhiều may mắn cho việc buôn bán kinh doanh. Khi bắt đầu khởi nghiệp thì ngoài việc tìm hiểu cách cúng khai trương đúng chuẩn thì các bạn cần phải chọn được ngày giờ tốt để làm lễ cúng khai trương nữa đấy.

2. Cách chọn ngày lành làm lễ khai trương đầu năm mới

Khi bắt đầu công việc làm ăn buôn bán thì việc chọn giờ lành tháng tốt thì lễ khấn cúng khai trương rất quan trọng. Nếu chọn được những ngày tốt thì việc làm ăn của gia chủ sẻ rất tốt, thuận lợi và gặp nhiều may mắn, vì thời khắc khai trương được vượng cát hay họa hung cho gia chủ phụ thuộc vào giờ tốt hay giờ xấu đối với bản mệnh của gia chủ.

Thời khắc này được xác định tùy vào tuổi của mỗi người, có người thời khắc này không hợp, xấu nhưng người khác lại hợp mạng, tốt. Nếu thời khắc cực xấu thì việc của quý bạn sẽ thất bại, thậm chí có những biến cố khác tác động đến để làm đổ vở công việc của quý bạn.

Sau khi chọn ngày tốt thì người chủ kinh doanh còn phải chọn giờ tốt (giờ hoàng đạo) thì việc cúng khai trương sẽ được diễn ra tốt đẹp hơn.

Cúng khai trương đầu năm là lễ cúng rất quan trọng nên phải chọn khung giờ tốt nhất, nó quyết định sự thành bại trong kinh doanh của gia chủ sau này.

Chọn ngày tốt để làm lễ cúng khai trương

3. Nên cúng khai trương đầu năm trong nhà hay ngoài sân?

Mọi người thường hay thắc mắc là cúng khai trương trong nhà hay ngoài sân? Thì hôm nay, Đồ Cúng Gia Tiên sẽ giải đáp những thắc mắc này.

Hầu hết các dịp khai trương cửa hàng, nhà xưởng, công ty đều làm ở ngoài sân hoặc vị trí trước cửa chính công ty ít khi đặt mâm cúng trong nhà. Việc đặt mâm cúng ngoài trời có không gian thoáng đãng, việc báo cáo được suôn sẻ, thuận lợi hơn ở trong nhà.

Nơi đặt mâm cúng còn phụ thuộc vào sinh mệnh, tuổi của người đứng đầu. Tất cả những vị trí đặt mâm cúng đều nhằm mục đích mang lại thuận lợi, may mắn cho người chủ.

Sở dĩ cúng khai trương ngoài sân vì lễ cúng này dùng để khai báo các Thổ thần và những thần linh cai quản khu vực. Nó có ý nghĩa giống như lễ ra mắt, lễ tân gia, với mục đích là “chào hỏi”, khai báo với các vị có trách nhiệm cai quản khu vực.

Để công việc “đầu xuôi đuôi lọt” và các hoạt động xuôi chèo mát mái. Thì các bạn nên chuẩn bị thật kỹ lưỡng cùng mâm cúng chứ đừng chỉ quan tâm đơn thuần cúng khai trương ngoài hay trong nhà.

4. Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng khai trương đầu năm

Mâm cúng khai trương đầu năm

4.1. Chuẩn bị mâm lễ vật cúng khai trương

Mâm lễ cúng khai trương đầu năm không ép buộc những lễ vật cụ thể mà tùy vào tấm lòng của người kinh doanh. Theo thông thường thì mâm lễ cúng khai trương đầu năm cần có:

Chú ý: Cần chuẩn bị vàng mã như tiền đô âm phủ, tiền vàng, ngũ sắc, giấy trắng,…

Ngoài ra, có thể chuẩn bị luôn mâm lễ cúng Thần Tài, Thổ Địa kết hợp với nhau vừa cầu tài lộc vừa cầu bình yên.

4.2. Cách chọn trái cây cúng khai trương

Theo phong tục mỗi miền thì việc chọn trái cây cho lễ cúng khai trương cũng khác nhau. Tốt hơn hết gia chủ nên chọn mâm ngủ quả: Cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung. Để cầu cả năm làm ăn sung túc, đầy đủ.

4.2. Cách trình bày mâm lễ cúng khai trương 2020

“Đông bình Tây quả” là việc sắp xếp mâm cúng đúng chuẩn của ông bà xưa – phía Đông đặt bình hoa tươi, phía Tây đặt mâm ngũ quả. Chè đặt trước gà, gà đặt ở vị trí chỉnh giữa mâm cúng, phần đầu quay ra ngoài, xôi đặt sau lưng gà. Xung quanh hai bên gà là đặt cháo, nước lọc, nước trà. Heo quay, thịt luộc, cá kho,… đặt ở các vị trí còn trống.

5. Bài cúng khai trương năm 2020

Bài Văn Khấn Cúng Giỗ Người Đã Khuất Như Thế Nào?

Giỗ là nghi thức theo phong tục tập quán của người Việt Nam nhằm tưởng nhớ những người đã khuất. Ngày giỗ được tổ chức đúng ngày mất theo ngày âm lịch của người được thờ cúng. Ý nghĩa của ngày giỗ là để con cháu nhớ về những người đã đi trước; gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ, đôi khi lại trong cùng nghề.

Hãy cùng tìm kiểu về ngày giỗ và bài văn khấp cúng giỗ nào đúng chuẩn nhé!

Ý nghĩa của ngày cúng giỗ trong gia đình Việt

Cúng giỗ là lễ kỷ niệm ngày mà người mất qua đời, mang lại ý nghĩa quan trọng của người Việt, ngày làm cúng giỗ được tính theo âm lịch. Ngày cúng giỗ là ngày để thể hiện lòng thủy chung, thương xót của người còn sống đối với người đã khuất, thể hiện đạo lý với tổ tiên.

Nhà giàu thì làm đám giỗ linh đình, mời hết người thân trong dòng họ, bạn bè gần xa, anh bằng hữu về dự đám giỗ. Còn nhà nghèo thì chỉ cần lưng cơm, đĩa muối, quả trứng, ba nén hương, một đôi nến và vài món ăn giản dị để cúng cũng là đã có lòng thành kính với người đã khuất.

Lòng thủy chung, thương xót với người đã khuất chỉ phụ thuộc vào việc con cháu phải nhớ ngày của người mất để làm đám giỗ, không quan trọng hóa việc làm giỗ lớn hay nhỏ.

Thân bằng, cố hữu của người đã khuất nếu vẫn còn lưu luyến thì đến dự đám giỗ theo ngày đã được định sẵn từ trước, không cần phải chờ có thiệp mời đến dự như tiệc cưới, lễ mừng, không nên có tư tưởng “hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo”, câu này có nghĩa là “Mời thì đến, không mời thì thôi”.

Cách khấn trong ngày lễ cúng giỗ:

Sau đây là cách khấn khi đọc bài cúng giỗ theo vai vế trong gia đình mà bạn nên biết:

Nếu bố đã mất thì phải khấn Hiển khảo;

Nếu mẹ đã mất thì phải khấn Hiển tỷ;

Nếu ông đã mất thì phải khấn Tổ khảo;

Nếu bà đã mất thì phải khấn Tổ tỷ;

Nếu cụ ông đã mất thì phải khấn Tằng Tổ khảo;

Nếu cụ bà đã mất thì phải khấn Tằng Tổ tỷ;

Nếu anh hoặc em trai đã mất thì phải khấn Thệ huynh, Thệ đệ;

Nếu chị hoặc em gái đã mất thì phải khấn Thệ tỵ, Thệ muội;

Nếu cô, dì, thím, mợ, chú, bác, cậu đã mất thì phải khấn Bá thúc, cô dì, tỷ muội;

Có thể khấn chung Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ đối với nội ngoại gia tiên.

Những hoạt động chính trong buổi lễ cúng giỗ

Sau khi làm lễ và đọc bài cúng giỗ xong, gia đình thường dọn thức ăn vừa cúng xong để mọi người cùng ăn, coi như là hưởng lộc của tiền nhân. Bạn bè thân thuộc cũng có thể được mời đến để dùng bữa, có nghĩa là đi ăn đám giỗ.

Một biến thể khác của cúng giỗ chính là tục thờ “hậu” do nhà chùa hay đình làng đảm nhiệm. Trong trường hợp này thì người quá cố đã cúng tiền hay ruộng vào chùa hay đình làng để được hưởng lễ vật trong những ngày kỵ nhật.

Trước khi hạ xuống, chủ nhà vái 3 vái ngắn (còn được gọi là lễ tạ). Phải làm như vậy để tạ ơn gia tiên đã về thừa hưởng những lễ vật mà con cháu đã dâng lên cho người đã khuất.

Dịp này là để con cháu trong dòng họ tề tựu lại về cùng ăn đám giỗ, thăm hỏi tình hình lẫn nhau trong nội bộ dòng họ. Ngày Cát Kỵ thường mời khách là những người chỉ nằm trong gia đình, dòng tộc đến ăn giỗ (không rộng như Tiểu Tường và Đại Tường).

Gia chủ phải ăn mặc khăn áo chỉnh tề, bước vào để đọc bài cúng giỗ khấn tổ tiên. Khách đến dự đám giỗ thì đặt đồ lễ lên bàn thờ, cùng với gia chủ vái 4 lạy 3 vái. Sau khi gia chủ, khách mới và bạn bè thân hữu khấn lễ xong, đợi hết ba tuần hương nữa thì gia chủ đứng trước bàn thờ để lễ tạ bằng ba vái ngắn rồi đem đi đốt vàng mã.

Cuối cùng, gia chủ bày bàn để mời khách cùng ăn giỗ, để ôn lại những kỷ niệm xưa về người đã mất, đồng thời hỏi thăm sức khỏe và công việc lẫn nhau. Sau khi ăn đám giỗ xong, gia chủ hạ tất cả các lễ vật được bày trên bàn thờ, chia đều mỗi túi một hay nhiều thứ cho từng gia đình dự đám giỗ gọi là lộc của tổ tiên, lễ vật được tặng bao gồm hoa quả, bánh kẹo,….

Những ngày quan trọng trong ngày lễ cúng giỗ:

Trong việc thờ cúng tổ tiên, có ba ngày giỗ quan trọng là: Giỗ đầu, giỗ hết, giỗ thường.

Theo phong tục tập quán, dân ta thường lấy ngày giỗ (ngày qua đời của người đã mất) làm trọng tâm, nên vào ngày đó, ngoài việc đi thăm mộ, tùy gia cảnh và vị trí của người đã khuất mà thực hiện cúng giỗ.

Đây cũng là dịp để gặp mặt những người thân trong gia đình dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn công việc người còn sống để giữ gìn gia phong.

Vào dịp đó, người ta thường tổ chức ăn uống, nên mới gọi là đi ăn đám giỗ, là trước cúng sau ăn, và cũng là để cho cuộc gặp mặt thêm phần đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sum họp gia đình, cùng nhau kể chuyện tâm tình và chuyện làm ăn. Điều quan trọng nhất với ngày cúng giỗ chính là mang ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn”, việc đó còn có thể được xếp vào loại thuần phong mỹ tục.

Bài cúng giỗ thông thường

Sau đây là bài cùng giỗ thông thường dành cho mọi gia đình Việt.

Con lạy chín Phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này

Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ: Xưng họ của bạn.

Tín chủ con là: Xưng đầy đủ họ tên và tuổi.

Ngụ tại: Đọc nơi bạn đang sống

Hôm nay là ngày/tháng/năm (âm lịch)

Chính là ngày giỗ của người được cúng giỗ

Năm qua tháng lại vừa ngày húy lâm, Ơn võng cực xem bằng trời biển. Nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ chúng con và toàn gia con cháu. Nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng đốt nén nhang hương dãi tỏ tấc thành.

Thành khẩn kính mời: Họ tên người được cũng giỗ

Mất ngày/tháng/năm (âm lịch)

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng thịnh vượng.

Xin mời các vị Tổ tiên, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Cô Di và toàn thể các hương kinh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Xin mời vong linh các vị Tiền Chủ, Hậu chủ trong đất này với tâm hưởng.

Chúng con với lễ bạc lòng thành xin cúi đầu được phụ trì,

Phục duy cẩn cáo.

Nam mô A di đà phật! (3 lần)

Bài cúng theo văn khấn ba ngày sau khi mất

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín Phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy chư vị gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ.

Hôm nay là ngày …………….. tháng …………… năm …………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là …………………………………. vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Tế Ngu theo nghi lễ cổ truyền,

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của: Hiển …………………………………… chân linh.

Xin kính cẩn trình thưa rằng.

Than ôi! Trên tòa Nam cực, lác đác sao thưa; (nếu khóc cha hoặc đổi là Bắc cực nếu khóc mẹ).

Trước chốn Giao trì, tờ mờ mây khóa.

Cơ tạo hóa làm chi ngang ngửa thế, bóng khích câu, khen khéo trêu người.

Chữ cương thường nghĩ lại ngậm ngùi thay, tình hiếu dễ chưa yên thỏa dạ.

Ơn nuôi nấng áo dày cơm nặng, biển trời khôn xiết biết công lao;

Nghĩ sớm hôm ấp lạnh quạt nồng, tơ tóc những hiềm chưa báo quả;

Ngờ đâu! Nhà Thung (nếu là cha hoặc Nhà Huyên nếu là mẹ) khuất núi, trời mây cách trở muôn trùng;

Chồi Tử mờ sương, âm dương xa vời đôi ngả.

Trông xe hạc lờ mờ ẩn bóng, cám cảnh cuộc phù sinh chưa mấy, gót tiên du đã lánh cõi trần ai.

Rồi khúc tằm áy náy trong lòng, thương thay hồn bất tử về đâu, cửa Phật độ biết nhờ ai hiện hóa.

Suối vàng thăm thẳm, sáng phụ thân (hoặc mẫu thân) một mình lìa khơi,

Giọt ngọc đầm đìa, đàn con cháu, hai hàng lã chã.

Lễ Sơ Ngu (hoặc Tái Ngu, Tam Ngu) theo tục cổ, trình bày:

Nhà đơn bạc, biết lấy gì để dóng dả.

Đành đã biết: đất nghĩa trời kinh, nào chỉ ba tuần nghi tiết, đủ lễ báo đền.

Cũng gọi là: lưng cơm chén nước, họa may chín suối anh linh, được về yên thỏa.

Ôi! Thương ôi!

Chúng con lễ bạc tâm thành, thành tâm kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Kính cáo!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Bài văn khấn cúng lễ 49 ngày và 100 ngày sau khi mất

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín Phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày ……….. tháng ………….. năm ……………….. âm lịch tức ngày ………… tháng ………… năm ………… dương lịch.

Tại (địa chỉ): ………………………………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là: ……………………………….. vâng theo lệch của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái, dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, con kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm: ……………………………………………..

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của Hiển: ……………………………… chân linh.

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha) Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế (Nếu là mẹ)

Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;

Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.

Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;

Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.

Sống thời lai lai láng láng, hởn hở chừng nào!

Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!

Ngày qua tháng lại, tính đến nay Chung Thất (hoặc Tốt Khốc) tới tuần.

Lễ bạc tâm thành gọi là có nén hương kính tế.

Xin mời: Hiển ………………………………………

Hiển …………………………………………………

Hiển …………………………………………………

Cùng các vị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô, và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.

Kính cáo: Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh Sư, Tiên Sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Cúng giỗ là nghi thức rất đáng trân trọng và cần được giữ gìn trong văn hóa của người Việt. Hi vọng qua bài viết cúng giỗ này, sẽ giúp bạn đã biết được bài cúng giỗ người đã khuất như thế nào và chuẩn bị cho một buổi lễ cúng giỗ đúng chuẩn.