Cúng Giỗ Đầu Mẹ / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Bài Văn Khấn Giỗ Đầu Cha Mẹ) Đơn Giản, Dễ Nhớ, Văn Khấn Cúng Giỗ Cha Mẹ, Ông Bà

Rate this post

Đang xem: Văn khấn giỗ đầu cha

Mâm cỗ chay thanh tịnh

2 lễ quan trọng trong một kỳ giỗ

Trong một kỳ giỗ, người ta thường tiến hành 2 lễ quan trọng là lễ Tiên thường và lễ Chính kỵ.

Lễ Tiên thường còn được gọi là ngày cúng Cáo giỗ, cúng trước ngày người quá cố qua đời.

Trong ngày này, con cháu cáo giỗ để mời người đã khuất hôm sau về hưởng giỗ, xin phép Thổ công cho vong hồn người quá cố và Gia tiên nội ngoại về hưởng giỗ cùng cháu con. Ngày này con cháu, người thân cũng thường sắp lễ ra mộ, vừa là thăm viếng, sửa sang phần mộ, vừa trực tiếp mời vong linh người thân, đồng thời cáo thỉnh thần linh, thổ địa cai quản nghĩa trang cho phép vong linh thân nhân được về hưởng giỗ.

Tiên thường có nghĩa là nếm trước. Ý nghĩa ban đầu của lễ Tiên thường là con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Lễ Tiên thường thường được cúng vào buổi chiều ngày hôm trước. Ngày này, từ sáng sớm bàn thờ được dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ để bày mâm biện lễ, chuẩn bị cho việc cúng bái buổi chiều. Trong lễ Tiên thường, khi khấn, chủ lễ phải kính cáo Linh Thần Thổ Địa trước, rồi mới khấn mời Gia tiên sau. Bắt đầu từ lúc đó bàn thờ luôn phải duy trì đèn nhang, hương khói cho đến hết lễ Chính kỵ vào ngày hôm sau.

Có một điều chú ý là:

Lễ Tiên thường chỉ được áp dụng đối với Giỗ Trọng, tức giỗ những người hàng trên hoặc ngang hàng trưởng gia như kỵ, cụ, ông, bà, cha, mẹ, chồng, vợ, anh, chị, em…Còn đối với Giỗ Mọn, tức giỗ những người hàng dưới trưởng gia như con, cháu, chắt, chít… thì không cần cúng Tiên thường mà chỉ cúng ngày Chính giỗ.

Trước đây Lễ Tiên thường được tổ chức rất long trọng. Những gia đình có điều kiện còn làm cỗ mời bà con thân thích, thông gia, xóm giềng đến ăn giỗ vào ngày này. Ngày nay, trong nhịp sống hiện đại, lễ Tiên thường được tổ chức đơn giản đi nhiều. Trên bàn thờ chủ yếu bày hương hoa, trầu cau, trái cây , rượu nước và một số vật phẩm chay tịnh như phẩm oản, xôi chè để kính cáo Gia thần và khấn mời vong linh Gia tiên, mang đúng ý nghĩa là cúng Cáo giỗ. Bây giờ không nhiều người làm cỗ cúng và mời khách trong Lễ Tiên thường mà tập trung vào ngày Chính kỵ.

Ngày Chính kỵ còn được gọi là Chính giỗ, là ngày mất của người quá cố.

Tùy theo điều kiện từng gia đình, lễ Chính kỵ có thể được tổ chức quy mô to nhỏ khác nhau. Nhà giàu thì tổ chức làm giỗ linh đình, mời người thân trong dòng họ, bạn bè gần xa, anh em bằng hữu về dự giỗ. Nhà nghèo thì chỉ cần lưng cơm, đĩa muối, quả trứng, tuần nhang và vài món ăn giản dị cúng người đã mất. Lòng kính trọng, tiếc thương đối với người đã khuất phụ thuộc vào việc con cháu phải nhớ ngày mất để làm giỗ, không phụ thuộc vào việc giỗ lớn hay nhỏ. Thân bằng, cố hữu của người quá cố nếu có tình nghĩa, thấy lưu luyến thì nhớ ngày giỗ chủ động đến thắp nén hương, không cần phải đợi có lời mời.

Một điều quan trọng trong Lễ Chính kỵ là trên bàn thờ phải có bát cơm úp và một quả trứng luộc kèm gia vị. Ý nghĩa của việc này được chi phối bởi thuyết Âm Dương, thể hiện sợi dây tình cảm giữa người đang sống và người quá cố.

Theo luận thuyết, sự vật có Âm Dương hài hòa thì mới phát triển sinh sôi. Ở bát cơm úp, phần chìm dưới bát thuộc Âm, phần nổi trên thuộc Dương.Quả trứng luộc cũng vậy, lòng đỏ bên trong thuộc Âm, lòng trắng bên ngoài thuộc Dương.Trong quả trứng còn mang mầm sống, thể hiện ý nguyện của con cháu là các bậc tiền bối qua đi sẽ luôn nảy sinh ra thế hệ mới kế tục.

Sau khi cỗ cúng và đồ lễ bày biện xong xuôi, gia chủ khăn áo chỉnh tề, bước vào thắp hương, khấn bái. Khác với lễ Tiên thường, trong lễ Chính kỵ gia chủ cần phải khấn mời vong linh người được hưởng giỗ trước, tiếp theo mời Gia tiên nội ngoại, từ bậc cao nhất đến thấp nhất, sau đó mới cáo thỉnh Gia thần cùng về hâm hưởng.

Khách đến dự giỗ thì đặt đồ lễ lên bàn thờ, thắp nén hương vái 3 vái rồi đọc lời khấn. Khấn xong vái thêm 4 vái nữa.

Đợi hết ba tuần hương, gia chủ đứng trước bàn thờ để lễ tạ bằng ba vái ngắn rồi lấy đồ vàng mã đem đi hóa. Sau đó hạ lễ, mời khách khứa và mọi người thụ lễ (ăn giỗ). Sau khi ăn giỗ xong, gia chủ hạ lễ vật trên bàn thờ xuống, chia thành từng túi cho từng gia đình – thân khách gọi là lộc của Tổ tiên.

Theo đúng phong tục cổ truyền thì lễ Tiên thường phải cúng vào buổi chiều ngày hôm trước, lễ Chính kỵ phải cúng vào buổi sáng ngày chết (kể cả việc người đó chết vào buổi chiều hay tối). Tuy nhiên, ngày nay nhiều gia đình không câu nệ, có khi chuyển cúng Chính giỗ vào buổi chiều, thậm chí cúng trước một, hai ngày nếu đó là ngày nghỉ để tạo điều kiện thuận lợi cho con cháu được dự giỗ đông đủ. Vào sáng ngày Chính giỗ chỉ thắp hương tưởng nhớ người đã khuất và yết cáo Tổ tiên, Thần Phật.

Bài khấn cúng giỗ đầu dễ nhớ nhất

Ý nghĩa giỗ đầu

Ngày giỗ đầu hay còn được gọi là “Tiểu Tường” là ngày giỗ (kỵ giỗ) đầu tiên sau đúng một năm ngày mất của ai đó. Đây là một trong hai giỗ thuộc kỳ tang.

Bởi vậy, vào ngày Giỗ Đầu người ta thường tổ chức trang nghiêm, bi ai, sầu thảm chẳng khác gì mấy so với ngày để tang năm trước. Nghĩa là con cháu đều có vận tang phục, khi tế lễ đều có khóc như đưa đám, một số nhà có điều kiện còn thuê cả đội kèn trốngnữa.

Sắm lễ cúng giỗ đầu

Vào ngày Giỗ Đầu thường sắm:

Mâm lễ mặnHoa, quả, hương, phẩm oảnTiền, vàng, mã, giấyCác vật dụng như quần, áo, nhà cửa, xe cộHình nhân bằng giấy.

“Hình nhân” ở đây không phải để thế mạng cho ai mà là tục tín ngưỡng tin rằng, với phép thuật của thuật của thầy phù thủy thì hình nhân bằng giấy khi đốt đi sẽ hóa thành người hầu hạ vong linh nơi Âm giới.

Sau buổi lễ những đồ vàng mã sẽ được mang ra tận ngoài mộ để hóa (đốt). Nhưng đồ vàng mã đốt trong ngày Tiểu Tường còn được gọi là “mã biếu”. Gọi là mã biếu vì người ta nghĩ rằng những đồ mã này chỉ cúng cho vong linh người mất, nhưng người đó không được dùng mà phải mang biếu các ác thần để tránh sự quấy nhiễu.

Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh trước khi Giỗ Đầu

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.Con kính lạy ngài Bản gia Táo Quân, ngài Bản gia Thổ Công, Long Mạch, Thần Tài. Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm này là ngày ….. tháng ….. năm …………………(Âm lịch).

Tín chủ (chúng) con là:………………………………………… Tuổi………………………………………………………..

Ngụ tại:……………………………………………………………………………………………………………………………

Nhân ngày mai là ngày Giỗ Đầu của……………………………………………………………………………………….

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa lễ vật kính dâng lên trước án tọa Tôn Thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình. Kính cáo Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn Gia Tiên ngày Giỗ Đầu

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ

Tín chủ (chúng) con là:…………………………………………………. Tuổi…………………………………………….

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày……………tháng……….năm….…………(Âm lịch).

Chính ngày Giỗ Đầu của:……………………………………………………………………………………………………

Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.

Thành khẩn kính mời:………………………………………………………………………………………………………..

Mất ngày tháng năm (Âm lịch):…………………………………………………………………………………………….

Mộ phần táng tại:………………………………………………………………………………………………………………

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn ngày Giỗ Thường

Ý nghĩa ngày giỗ thường

Ngày Giỗ Thường hay còn được gọi là “Cát Kỵ”, đó là ngày Giỗ của người quá cố kể từ năm thứ ba trở đi. Ngày giỗ này của người quá cố sẽ được duy trì đến hết năm đời. Ngoài năm đời, người ta tin rằng vong linh người quá cố đã siêu thoát hay đầu thai trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa. Nhưng cũng có vùng miền đưa vào tống giỗ chung tại nhà thờ tộc vào Xuân – Thu nhị kỳ (Chạp mã).

Nếu như giỗ Tiểu Tường và giỗ Đại Tường là lễ giỗ trong vòng tang, còn mang nặng những xót xa, tủi hận, bi ai thì ngày giỗ Thường lại là ngày của con cháu nội ngoại xum họp tưởng nhớ người đã khuất. Đây là dịp để con cháu hai họ nội, ngoại tề tựu họp mặt đông đủ. Những dịp như thế cũng là dịp để mọi người trong gia đình, dòng họ gặp nhau thêm phần thăm viếng sức khỏe cộng đồng gia đình, dòng họ.

Sắm lễ cúng giỗ

Vào ngày Cát Kỵ lễ cúng đầy đủ gồm:

Hương, hoa, quả, phẩm oảnVàng mãMâm lễ mặn gồm có xôi, gà, các món cơm canh…

Thường thì trong ngày Cát Kỵ, người ta chỉ mời những người trong gia đình họ tộc đến dự (diện mời không rộng như hai giỗ trước).

Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh vào ngày Tiên Thường

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày tháng năm (Âm lịch):………………………………………………………………………………………

Ngày trước giỗ – Tiên Thường của……………………………………………………………………………………………

Tín chủ con là:………………………………………………………. Tuổi……………………………………………………….

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………………………

Nhân ngày mai là ngày giỗ của…………………………………………………………………………………………………

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, trước án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình. Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh linh thiêng hiển hiện trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

*****************************

Văn khấn Gia tiên ngày Tiên Thường

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ

Tín chủ con là:………………………………………………………… Tuổi……………………………………………………

Ngụ tại:……………………………………………………………………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày ………tháng ………năm………………………(Âm lịch).

Chính ngày giỗ của……………………………………………………………………………………………………………….

Thiết nghĩ vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tắc thành.

Tâm thành kính mời……………………………………………………………………………………………………….

Mất ngày ……………..tháng………………….năm……………………………………………………………………..

Mộ phần táng tại……………………………………………………………………………………………………………

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thần Linh, Thổ địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng. Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh vào chính ngày Giỗ Thường (Cát Kỵ)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày…………… tháng………………. năm………………….. (Âm lịch).

Tín chủ (chúng) con là:…………………………………………….. Tuổi…………………………………………………………

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………………………………………

Nhân hôm nay là ngày giỗ của……………………………………………………………………………………………………

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, trước án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh. Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn Gia Tiên vào chính ngày Giỗ Thường (Cát Kỵ)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………. Tuổi…………………………………………………..

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày……………… tháng…………………. năm………………………… (Âm lịch).

Là chính ngày Cát Kỵ của…………………………………………………………………………………………………………..

Thiết nghĩ vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời………………………………………………………………………………………………………………………………..

Mất ngày ……….tháng………..năm…………………………(Âm lịch).

Mộ phần táng tại……………………………………………………………………………………………………………….

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng. Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Kiêng kỵ trong tất cả cácngày giỗ

– Tuyệt đối không nêm nếm thức ăn, ăn thử các món sẽ đem lên bàn thờ thắp hương vì như vậy là phạm úy, gây tội.– Trên mâm cơm cúng giỗ hạn chếnhững món gỏi, sống hay có mùi tanh kẻo làm ô uế khu tâm linh– Không nên dùng hoa ly lên bàn thờ thắp hương cho người đã khuất vì loài hoa này biểu tượng cho sự chia ly, mất mát, tin buồn…– Mâm cơm cúng giỗ phải được đặt riêng, bày trên những bát đĩa, đĩa mới. Tránh dùng chung với chén đũa thừa ngày sử dụng.

Nghi cúng cơm nầy truyền thừa trong dân gian, do ông bà từ ngày xưa bày ra. Đây là một tập tục có từ ngàn xưa.

Khi cúng để 3 chén cơm, một chén chính giữa phải đầy cơm và 2 chén 2 bên thì lưng. Chén cơm và đôi đủa ở giữa là để cúng cho hương linh mới chết, còn 2 chén và 2 chiếc đũa 2 bên là để cúng cho 2 bên vai giác, tức là tả mạng thần quang và hữu mạng thần quang.

Thường là để cúng 3 chén, 6 chén hoặc 9 chén, chớ để 5 chén là sai. Lý do để 2 chiếc đủa 2 bên, ý nói rằng, ma cũ thường ăn hiếp ma mới, nên chỉ để một chiếc mà không để nguyên đôi. Nếu để nguyên đôi, thì hương linh mới chết đó khó có thể ăn được trọn vẹn, mà bị các cô hồn giành giựt ăn hết vậy.

Cách thức cúng cơm nầy không phải là nghi thức của Phật giáo, mà là theo tục lệ tín ngưỡng nhân gian ngày xưa bày nay làm lại mà thôi.

Diễm My 9X Trải Lòng Trong Ngày Giỗ Đầu Của Mẹ

Trưa ngày 10/4, trên trang cá nhân, diễn viên Diễm My 9X chia sẻ, hôm nay là giỗ đầu của mẹ cô. Với nữ diễn viên, dù đã tròn năm nhưng nỗi buồn mất mẹ vẫn chưa nguôi ngoai.

Cô viết: “Mẹ mất như mới hôm qua, cảm giác đau đớn tột cùng vẫn còn nguyên vẹn, đau đến mức tưởng chừng như không chịu nổi nữa, nhưng rồi cũng sống được qua được hết một năm”.

Diễm My chia sẻ, trước đây, đối với cô cái chết chỉ như một câu chuyện buồn trên phim ảnh, hay trong cuộc sống, rồi cũng thoáng qua và quên mất, cho tới khi nó xảy ra với chính Mẹ – người mà Diễm My yêu thương nhất.

“Cũng không biết phải diễn tả cảm giác đó nó như thế nào nữa. Cảm giác cuộc đời mình được chia làm 2 giai đoạn, sống với Mẹ, và sống để chờ chết để được gặp Mẹ. Nghe có vẻ bi lụy quá nhưng đối với mình mất Mẹ là mất tất cả”, nữ diễn viên bộc bạch tâm trạng.

Mâm cơm trong ngày giỗ đầu của mẹ Diễm My là những món ăn mà khi còn sống mẹ cô rất thích…

Hiện, Diễm My đã vượt qua được năm đầu tiên. Cô hy vọng năm thứ 2, thứ 3 sẽ đỡ hơn… “Mình cũng hy vọng sẽ tìm được ánh sáng cuối đường hầm, không biết bao giờ có thể thực sự vui trở lại… Mình biết Mẹ muốn mình tìm được hạnh phúc thực sự, niềm vui trong cuộc sống”.

Trải lòng về một năm qua, Diễm My cũng có vài niềm vui nho nhỏ, và rồi trở lại với công việc cũng cuốn theo sự bận rộn. “8 tháng xa nhà ra Hà Nội đóng phim đôi lúc tưởng quên mất nỗi đau đó. Nhưng rồi tối về nó cứ ập đến ngập cả bầu trời. Cuộc đời sao lạ quá. Giỗ đầu này con chỉ xin ông trời cho con hiểu giá trị và ý nghĩa của nỗi đau này là gì, và tại sao con người phải chết”.

Nữ diễn viên xúc động khi nghĩ về sự ra đi của mẹ: “Không biết bây giờ Mẹ đang ở đâu? Mẹ cứ thế tan biến đi đâu không biết nữa… để lại con ở lại mồ côi và đơn độc. Giờ còn mình con với cuộc đời xin cho con có được niềm vui niềm hạnh phúc và sự dũng cảm để sống tốt”.

Nữ diễn viên luôn nhớ mẹ, nhất là trong ngày giỗ đầu tiên của mẹ cô càng buồn và nhớ mẹ nhiều hơn.

Hiện bộ phim truyền hình Tình yêu và tham vọng do Diễm My đóng chính cùng Nhan Phúc Vinh đang được phát sóng trên VTV3 nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khán giả.

Bạn bè, đồng nghiệp và người hâm mộ đều mong muốn cô sớm vượt qua nỗi buồn để tiếp tục sống vui vẻ và hạnh phúc sau nỗi đau quá lớn mà cô đã trải qua.

Văn Cúng Ngày Giỗ Đầu

Văn cúng ngày giỗ đầu

1. Ý nghĩa: Ngày giỗ đầu hay còn được gọi là “Tiểu Tường” là ngày giỗ (kỵ giỗ) đầu tiên sau đúng một năm ngày mất của ai đó. Đây là một trong hai giỗ thuộc kỳ tang. Bởi vậy, vào ngày Giỗ Đầu người ta thường tổ chức trang nghiêm, bi ai, sầu thảm chẳng khá gì mấy so với ngày để tang năm trước. Nghĩa là con cháu đều có vận tang phục, khi tế lễ đều có khóc như đưa đám, một số nhà có điều kiện còn thuê cả đội kèn chồng nữa.

2. Sắm lễ: Vào ngày Giỗ Đầu, ngoài mâm lễ mặn, hoa, quả, hương, phẩm oản, người ta thường mua sắm rất nhiều đồ hàng mã không chỉ là tiền, vàng, mã, giấy mà còn cả các vật dụng như quần , áo, nhà cửa, xe cộ mà thậm chí còn mua sắm cả hình nhân bằng giấy nữa.

“Hình nhân” ở đây không phải để thế mạng cho ai mà là tục tín ngưỡng tin rằng, với phép thuật của thuật của thầy phù thủy thì hình nhân bằng giấy khi đốt đi sẽ hóa thành người hầu hạ vong linh nơi Âm giới.

Sau buổi lễ những đồ vàng mã sẽ được mang ra tận ngoài mộ để hóa (đốt). Nhưng đồ vàng mã đốt trong ngày Tiểu Tường còn được gọi là “mã biếu”. Gọi là mã biếu vì người ta nghĩ rằng những đồ mã này chỉ cúng cho vong linh người mất, nhưng người đó không được dùng mà phải mang biếu các ác thần để tránh sự quấy nhiễu.

Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh trước khi Giỗ Đầu Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản gia Táo Quân, ngài Bản gia Thổ Công, Long Mạch, Thần Tài.

– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm này là ngày ….. tháng ….. năm ……………………………………………………..

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………

Nhân ngày mai là ngày Giỗ Đầu của……………………………………………………….

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa lễ vật kính dâng lên trước án tọa Tôn Thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.

Kính cáo Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn ngày Giỗ Đầu Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ………………………………

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………………………

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày …………… tháng ……………. năm ……………………………………

Chính ngày Giỗ Đầu của……………………………………………………………………

Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.

Thành khẩn kính mời………………………………………………………………………

Mất ngày…………. Tháng………………năm……………………………………………

Mộ phần táng tại:…………………………………………………………………………..

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nguồn: Cẩm Nang Gia Đình

Viết Trong Ngày Giỗ Mẹ

Mẹ ơi, lại thêm một lần giỗ của mẹ mà con không về ! Con cảm thấy đau và nước mắt hoen lệ sầu giữa phố phường đông đúc nhạt nhòa ánh đèn màu nhấp nháy. Trời hôm nay lại mưa trên xứ sở Ba lê mà con đang sống ! Sông Sen rập rềnh những con sóng khi chuyến tàu Mousse chạy qua. Con đứng đây, chơi vơi giữa đất người xa lạ mà giờ đây con phải làm quen và coi nó như mảnh đất của chính mình !

Vậy là đã bao mùa mẹ đi xa để rồi con luôn thấy hình bóng mẹ lẩn quất đâu đây, bên con, bên khu vườn nhỏ cạnh ban công con đang đứng ! Chiều nay, đưa cháu ngoại của mẹ đi học, con đậu xe bên một con đường nhỏ, ngắm nhìn xe cộ vượt qua ! Mắt con va phải một nhành hoa bên rệ cỏ ! Cành hoa lung lay trước gió, bỗng dưng một kỷ niệm xa xưa trỗi dậy ùa về ! Mảnh vườn nhà mình dạo ấy có một cây hồng nhỏ, xum xuê cành lá nhưng có rất ít hoa. Con hỏi mẹ vì sao vậy, trong khi cây hoa nhà hàng xóm lại nở nhiều đến thế. Mẹ nói tại nhà mình ít tỉa cành, cắt đi những cành thừa thì hoa sẽ nở nhiều. Sáng hôm đó, con cầm cây kéo cắt dược thảo của bố, chạy ra vườn. Hồi ấy, con còn bé tí mẹ nhỉ, cầm kéo còn chưa vững. Con lấy kéo mà cắt lia lịa, vì con chỉ muốn cây nhà mình có thật nhiều hoa, sáng sáng tỏa hương thơm. Khi mẹ nhìn thấy con thì cây hồng đã trơ trụi và tay con tứa máu vì gai đâm ! Con nhận ra ánh mắt giận dữ của mẹ, nhưng khi nhìn thấy vết máu loang lổ trên tay con thì mẹ đã bế con vào lòng và chạy ùa vào lấy bông và nước rửa cho con !

Vậy là đã bao mùa mẹ đi xa để rồi con luôn thấy hình bóng mẹ lẩn quất đâu đây, bên con, bên khu vườn nhỏ cạnh ban công con đang đứng ! Chiều nay, đưa cháu ngoại của mẹ đi học, con đậu xe bên một con đường nhỏ, ngắm nhìn xe cộ vượt qua ! Mắt con va phải một nhành hoa bên rệ cỏ ! Cành hoa lung lay trước gió, bỗng dưng một kỷ niệm xa xưa trỗi dậy ùa về ! Mảnh vườn nhà mình dạo ấy có một cây hồng nhỏ, xum xuê cành lá nhưng có rất ít hoa. Con hỏi mẹ vì sao vậy, trong khi cây hoa nhà hàng xóm lại nở nhiều đến thế. Mẹ nói tại nhà mình ít tỉa cành, cắt đi những cành thừa thì hoa sẽ nở nhiều. Sáng hôm đó, con cầm cây kéo cắt dược thảo của bố, chạy ra vườn. Hồi ấy, con còn bé tí mẹ nhỉ, cầm kéo còn chưa vững. Con lấy kéo mà cắt lia lịa, vì con chỉ muốn cây nhà mình có thật nhiều hoa, sáng sáng tỏa hương thơm. Khi mẹ nhìn thấy con thì cây hồng đã trơ trụi và tay con tứa máu vì gai đâm ! Con nhận ra ánh mắt giận dữ của mẹ, nhưng khi nhìn thấy vết máu loang lổ trên tay con thì mẹ đã bế con vào lòng và chạy ùa vào lấy bông và nước rửa cho con !

Nuôi dạy con cái thật khó phải không mẹ ! Đến bây giờ khi mà con đã có con, các cháu đã lớn và con chứng kiến từng ngày sự lớn khôn của chúng ! Hẳn chúng cũng như con ngày xưa và con bắt đầu học được tính kiên nhẫn từ mẹ. Tuổi thơ nhiều khi làm mà không lường hết những hậu quả. Nhiều lúc các con của con đã làm những việc không đúng, khiến con bực mình và định quát mắng chúng, nhưng những lúc như vậy, con lại như nhìn thấy ánh mắt cương nghị nhưng cũng tràn đầy tình âu yếm của mẹ. Con lại dịu xuống. Nhiều lúc không dừng được, con lấy roi quất chúng một cái, tiếng khóc của chúng khiến con đau đớn, nhưng quay đi để cố giấu những giọt lệ ! Mẹ đã từng nói không được mềm yếu trước mặt người khác, với các con thì càng không. Nuôi dạy con cái phải biết thưởng phạt công minh ! Con đã khóc vì chứng kiến niềm vui của bé Bin khi cháu từ biển hớn hở về để nói với mẹ rằng cháu đã câu được một con cá, dù con cá đó chỉ bé như ngón tay. Cháu đã hồ hởi biết bao nhiêu !  Con đã ngân ngấn lệ khi bé Hà lần đầu tiên làm được bánh ga tô mừng sinh nhật bố !

“Lười biếng còn buồn hơn cả khổ con ạ”, mẹ đã nói như thế khi con thấy mẹ lúc nào cũng quần quật làm việc ! Mẹ ơi, cùng với năm tháng con lớn lên, trưởng thành hơn và ngẫm nghĩ về những câu nói của mẹ. Những câu nói bình thường được chắt chiu từ cuộc sống lam lũ của mẹ đôi khi con thấy chúng còn thiết thực hơn cả những câu châm ngôn hay những câu nói cao siêu của các nhà hiền triết !

Con nhớ mẹ, mẹ ạ. Trong đầu con lúc này trỗi dậy bao hình ảnh của mẹ. Hình ảnh mẹ ngồi đan những chiếc rổ tre để bán, hình ảnh mẹ đêm đêm cặm cụi đan cho chúng con những chiếc áo len, những buổi mẹ hí hoáy sửa những bộ quần áo cũ, cảnh mẹ sắp quanh gánh ra đồng, cảnh mẹ đập lúa trên sân, cảnh mẹ xúc cơm cho bà nội ăn…  Nhiều lắm mẹ ạ, con làm sao kể hết !

Mùa giỗ mẹ con lại không về được ! Có trách con không mẹ ơi ! Đời mẹ tần tảo quá nhiều và gánh chịu bao đau thương. Việc nhà việc nước ! Còn con, có lẽ số phận đã trả công cho mẹ bằng cách cho con được hưởng nguồn hạnh phúc. Tiếng cười của con và các cháu ngoại của mẹ là nguồn hạnh phúc vô tận của con rể mẹ để anh ấy lại lao vào làm việc mà không hề kêu la ! Con chẳng phải mua nợ nhà chồng, nhưng con chia sẻ ! Từ ngày cha mẹ ra đi, con đã dồn tình cảm yêu thương cho cha mẹ chồng của con, chính ông bà đã góp phần tạo nên nguồn hạnh phúc cho con ngày hôm nay, ông bà cũng dành cho con rất nhiều tình cảm, còn các cháu thì khỏi nói. Con đôi lúc cũng cảm thấy chạnh lòng ! Chính cha mẹ đã sinh ra con và nuôi con đến lúc trưởng thành, khi con chập chững bắt đầu đầu bay được bằng chính đôi cánh của mình, thì cha mẹ không còn nữa, con đã chẳng báo hiếu gì được cho cha mẹ !

“Công việc khiến con cảm thấy cuộc sống không nhàm chán!” mẹ cũng đã nói thế ! Vâng, và bây giờ con đã chiêm nghiệm được điều ấy ! Hãy vui nha mẹ, vì con đã theo đúng và tiếp tục con đường xưa mà con đã chọn. Mẹ hồi đầu đã không bằng lòng với quyết định của con ! Ngày đó, con đường mà con chọn, theo mẹ là gập ghềnh, đầy gian truân và xa thẳm mù khơi, vậy mà con đã đi và đã tới, con đã ít nhiều thành công và vẫn tiếp tục ! Ôi ! Giá mà mẹ còn, hẳn mẹ sẽ hài lòng vì con, đứa con gái bướng bỉnh nhưng luôn nghe lời mẹ, luôn thích chở mẹ đi chợ, luôn thích ngồi nghe mẹ kể chuyện ngày xưa…

Ngồi tâm sự với mẹ, khiến lòng con ấm lại, con như trút được bao u ám của buổi chiều mây mù, sương giăng giăng tối mờ khắp ngả ! Con biết, mẹ vẫn luôn đi theo con, đúng không ! Mẹ ở đây, mẹ ở kia…

Lê Thị Hiệu (nhavan.vn)