Cúng Giỗ 2 Năm / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Văn Khấn Ngày Giỗ Hết Năm 2

Giỗ Hết – Lễ Đại Tường

Giỗ Hết còn gọi là Lễ Đại Tường, là ngày giỗ sau ngày mất 2 năm. Đây là ngày giỗ quan trọng không kém gì ngày giỗ đầu và ngày tang lễ. Thời gian này người thân, con cháu trong gia đình vẫn còn vương vấn nỗi nhớ nhung, sầu thảm. Lễ giỗ hết được tổ chức trang nghiêm,vẫn mặc tang phục, đầy đủ họ hàng, con cháu để thể hiện lòng thành kính với người đã khuất và cũng để cùng nhau chia sẻ nỗi đau thương của đại gia đình.

Cũng giống như ngày giỗ đầu, trong ngày giỗ Hết, gia đình chuẩn bị hương, hoa, cỗ mặn và mua sắm rất nhiều vàng mã hình tiền, vàng, các vật phẩm tượng trưng cho quần áo, đồ dùng, nhà cửa, xe cộ, đặc biệt không thể thiếu các hình nhân. Theo văn hóa tâm linh, các vật phẩm này sau khi hóa vàng sẽ được gửi xuống âm gian, vong linh nhận được chỉ dùng phần nhỏ, còn phần lớn mang đi biếu các “quan Âm phủ” để tránh bị phiền nhiễu, các hình nhân không phải để thế mạng mà để hóa thân thành người hầu, theo giúp việc cho các linh hồn.

Sau khi làm lễ tạ và hóa vàng, gia đình bày bàn ghế, thức ăn mời họ hàng, người thân và bạn bè dùng bữa. Lễ Đại Tường thường được làm cầu kỳ, linh đình, mời nhiều khách khứa hơn so với lễ Giỗ Đầu (Tiểu Tường). Trong lễ này con cháu vẫn mặc tang phục, mọi người đều giữ vẻ trang nghiêm, đau sót trước nỗi mất mát của gia đình.

Lễ Trừ Phục – Lễ Đàm Tế

Sau Lễ Đại Tường 3 tháng, gia đình sẽ chọn ngày tốt để làm lễ Trừ Phục (Lễ Đàm Tế). Đây là lễ để bỏ tang, người thân sẽ mang tang phục đem đi đốt hết. Sau lễ này, người thân trong gia đình có thể trở lại cuộc sống thường nhật, có thể tổ chức hoặc tham gia tiệc tùng, người vợ (hoặc chồng) có thể đi bước nữa.

Văn khấn ngày giỗ Hết

Trước khi khấn vong linh người đã khuất, gia đình phải đọc văn khấn thần linh là các vị Thổ thần, Táo quân, Long mạch… trước:

Văn khấn Thần linh

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ …..

Tín chủ (chúng) con là: …..

Ngụ tại: …..

Nhân ngày mai là ngày Giỗ Hết của …..

Tín chủ con cùng toàn thể gia khuyến tuân theo nghi lễ, sửa biện hương hoa lễ vật dâng cúng các vị Tôn thần.

Cúi xin các vị Bản gia, Thổ Công, Táo phủ Thần quân, Ngữ phương, Long mạch và các vị Thần linh, hiển linh chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Chúng con kinh thỉnh các Tiên linh, Gia tiên họ …..và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn vong linh

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tổ Tiên nội ngoại họ …..

Tín chủ (chúng) con là: …..

Ngụ tại: …..

Hôm nay là ngày …..tháng …..năm …..

Chính ngày Giỗ Hết của …..

Thiết nghĩ …..vắng xa trần thế, không thấy âm dung. Năm qua tháng lại vừa ngày Giỗ Hết. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.

Thành khẩn kính mời …..

Mất ngày …..tháng …..năm …..

Mộ phần táng tại: …..

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Tín chủ lại mời vong lonh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn Khấn Trong Lễ Tang, Giỗ Đầu, Giỗ Thứ 2

Theo quan niệm xưa: Người chết là bắt đầu cuộc sống ở một thế giới khác ”Sống gửi – Thác về”. Bởi vậy, theo tục xưa trong tang chế có rất nhiều nghi lễ để tiễn đưa vong hồn người đã khuất sang thế giới bên kia được trọn vẹn, chu đáo, thể hiện lòng thành, làm trọn đạo hiếu

Trong phần này, chúng tôi xin giới thiệu văn khấn ở những nghi lễ quan trọng từ khi người mất tới khi được 100 ngày.

Phần văn khấn từ giỗ đầu (tròn một năm sau ngày mất) chúng tôi chuyển sang phần văn khấn khi cúng giỗ.

1) Văn khấn lễ Thiết Linh:

Lễ Thiết Linh là lễ sau khi lập xong bàn thờ tang, đặt linh vị

2) Văn khấn lễ Thành Phục:

Lễ Thành Phục là lễ sau khi gia đình thân nhân mặc đồ tang, tề tựu quanh linh cữu.

3) Văn khấn lễ Chúc Thực:

Lễ Chúc Thực là lễ dâng cơm khi còn để linh cữu ở nhà.

4) Văn khấn Lễ cáo Long Thần Thổ Địa:

Là lễ cúng Long Thần Thổ Địa trước khi đào huyệt.

5) Văn khấn lễ Thành Phần:

Lễ Thành Phần là lễ khi đắp xong mộ.

6) Lễ Hồi Linh:

Lễ Hồi Linh là lễ rước ảnh hoặc linh vị từ mộ về.

7) Vản khấn lễ Chầu Tổ (Triều Tổ lễ cáo):

Sau khi làm lễ Hồi Linh ở bàn thờ tang xong thì làm lễ cáo yết với Tổ Tiên ở bàn thờ chính, nếu là gia đình nhà con thứ thì yết cáo tại nhà thờ của chi họ, nơi thờ ông bà nội, hoặc cụ nội.

9) Lễ Chung Thất và Tốt Khốc:

Lễ Chung Thất là lễ 49 ngày. Lễ Tốt Khốc là lễ 100 ngày.

10) Lễ Triệu tịch Điện văn:

Lễ Triệu tịch Điện văn là lễ cúng cơm trong 100 ngày.

11) Lễ Tiểu Tường, Đại Tường (Giỗ Đầu, Giỗ thứ Hai):

Giỗ Đầu và Giỗ thứ Hai là hai lễ giỗ rất quan trọng.

12) Văn khấn lễ Đàm Tế (Tức là lễ hết tang Trừ phục):

Sau 2 năm và 3 tháng dư ai, chọn một ngày tốt làm lễ: Đắp sửa mộ dài thành mộ tròn, cất khăn tang, huỷ đốt các thứ thuộc phần lễ tang, rước linh vị vào bàn thờ chính, bỏ bàn thờ tang.

13) Văn khấn lễ rước linh vị vào chính điện và yết cáo Tiên Tổ:

Cách tiến hành nghi lễ: chép sẵn linh vị mới phủ giấy (hoặc vải) đỏ, khi Đàm Tế ở bàn thờ tang xong, thì đốt linh vị cũ cùng với bảng đen phủ quanh khung ảnh và văn tế. Sau đó rước linh vị, bát hương và chân dung (nếu có) đưa lên bàn thờ chính, đặt ở hàng dưới. Trường hợp nhà không có bàn thờ chính thờ gia tiên bậc cao hơn thì không phải làm lễ này mà yết cáo gia thần và yết cáo Tổ ở nhà thờ tổ.

14) Lễ Cải Cát:

Lễ Cải Cát là lễ sang Tiểu, sửa mộ, dời mộ.

Văn khấn lễ Thiết Linh

Văn khấn lễ Thành Phục

Văn khấn Lễ cáo Long Thần Thổ địa

Văng khấn lễ Hồi Sinh.

Văn khấn lễ Chầu Tổ (Triều Tổ lễ cáo)

Việc Cúng Giỗ, Đầy Tháng, Thôi Nôi, 100 Ngày Gặp Năm Nhuận 2 Tháng Âm Lịch Tiến Hành Thế Nào

Việc cúng đầy tháng, thôi nôi, 49 ngày, 100 ngày gặp năm nhuận tiến hành như thế nào Năm có tháng nhuận không có hàm ý “tốt”, “xấu” gì về thời tiết, khí hậu. Do vậy cũng không thể ảnh hưởng đến vận hạn của con người hay khu vực, quốc gia rộng ra là toàn thế giới.

Nhiều bạn đọc có thắc mắc về các công việc như cúng giỗ, đầy tháng, thôi nôi (đầy năm) của bé, 49 ngày, 100 ngày thì tiến hành như thế nào nếu rơi vào năm nhuận hoặc tháng nhuận. Điều này cực kỳ đơn giản nhưng lại khá nhiều người quan niệm sai lầm. Lịch Vạn Niên 365 xin hướng dẫn bạn đọc cách tính những ngày này khi xảy ra vào năm nhuận

Năm nhuận là năm có nhiều ngày hơn năm thường ( có 2 loại năm nhuận là năm nhuận Dương lịch và năm nhuận Âm lịch)

Năm nhuận Dương lịch là năm có 366 ngày, tức là có thêm 1 ngày 29-2, năm nhuận Dương lịch cứ 4 năm lại có thêm 1 năm nhuận. Do đó ngày 29-2 dương lịch cứ 4 năm lại xuất hiện một lần. Nếu bạn sinh nhật vào ngày 29-2 thì phải 4 năm mới tổ chức lại 1 lần vì sinh nhật tính theo Dương lịch

Năm nhuận Âm lịch là năm có 2 tháng âm lịch giống nhau. Thông thường cứ 3 năm lại có 1 năm nhuận 2 tháng âm lịch. Ví dụ năm 2020 nhuận 2 tháng 4. Và câu hỏi chủ yếu của bạn đọc là về các nghi lễ như cúng giỗ, đầy tháng, thôi nôi, 49 ngày, 100 ngày …các sự kiện tính theo lịch âm sẽ tính như thế nào nếu gặp tháng nhuận.

2. Việc cúng giỗ khi năm nhuận 2 tháng âm lịch giống nhau thì tiến hành thế nào?

Ví dụ trong năm 2020 là năm nhuận và nhuận 2 tháng 4. Vì thế, nhiều người thắc mắc rằng, một số nghi thức cúng lễ hay giỗ gia tiên nên tiến hành vào tháng 4 chính hay tháng 4 nhuận?

Câu trả lời chắc chắn là chúng ta sẽ tiến hành cúng giỗ tổ tiên vào tháng 4 đầu tiên, nếu gia đình nào có điều kiện có thể làm thêm lễ cúng giỗ tiếp theo vào tháng 4 thứ 2 ( nghĩa là 1 năm giỗ 2 lần) còn nếu không có điều kiện thì thôi, chỉ cần làm giỗ 1 lần vào tháng 4 trước là được

Âm lịch hôm nay ngày bao nhiêu Xem ngày tốt tháng này Xem bói bài – Xem Tử Vi Hàng Ngày

3. Việc cúng đầy tháng, thôi nôi, 49 ngày, 100 ngày gặp năm nhuận tiến hành như thế nào

Năm có tháng nhuận không có hàm ý “tốt”, “xấu” gì về thời tiết, khí hậu. Do vậy cũng không thể ảnh hưởng đến vận hạn của con người hay khu vực, quốc gia rộng ra là toàn thế giới.

Có điều đối với công việc tính theo lịch âm thì Tết và ngày cúng giỗ nếu rơi vào tháng trước nhuận thì bình thường, rơi vào sau tháng nhuận phải “chờ” thêm 1 tháng nữa. Trường hợp sự kiện xẩy ra vào chính tháng nhuận thì:

– Với những nghi lễ tính theo ngày, tuần thì phải tính từ ngày xẩy ra, tức là chú ý tới tháng nhuận.

– Với nghi lễ tính theo năm thì vẫn phải tiến hành theo tháng chính bởi thực ra năm khác làm gì còn tháng “nhuận” đó nữa!

Do đó mà ta sẽ phân loại các sự kiện.

– Việc cúng đầy tháng cho trẻ vào năm nhuận ( có nghĩa đủ 1 tháng là có thể tiến hành, sẽ đếm số ngày để thực hiện, ví dụ bé sinh ngày 1-4 âm lịch năm 2020 ( tháng 4 trước) thì đến ngày 1-4 âm lịch của tháng 4 sau được tính là đầy tháng. Có thể cúng trước ngày này 1,2 ngày đều được. Không có vấn đề gì

– Việc làm lễ thôi nôi vào tháng nhuận thì sao. Làm lễ thôi nôi nghĩa là lễ tròn năm, do đó sẽ tính theo năm chứ không tính theo tháng. Tức là nếu sinh vào ngày 1-4 âm lịch năm 2020 ( tháng tư trước hoặc tháng 4 sau) thì đều cúng đầy tháng vào ngày 1-4 âm lịch năm 2021. Tức là việc theo năm thì phải tính theo năm chứ không tính theo tháng, ngày.

– Việc cúng 49 ngày, 100 ngày ( dù xảy ra ngày nào ,không cần để ý đến tháng nhuận, vẫn đếm cho đủ 49, 100 ngày là thực hiện)

– Việc giỗ, chạp vào tháng nhuận tính thế nào, do đây là sự kiện tính theo năm, ví dụ mất vào ngày 1-4 âm lịch của tháng 4 trước hoặc tháng 4 sau, thì đều giỗ vào ngày 1-4 âm lịch hàng năm. Nếu gặp năm có 2 tháng 4 tiến hành làm cúng giỗ vào tháng 4 đầu tiên, nếu có thể làm được cả tháng 4 thứ 2 nữa thì càng tốt. Chú ý để mang lại phước đức thì nên cúng đồ chay, không nên cúng đồ mặn.

Sinh con vào tháng nhuận, năm nhuận có tốt hay xấu?

40 Năm Cúng Giỗ Bác Hồ

(Dân trí) – Câu chuyện nhà ông Sáu Tòng 40 năm đời nối đời thờ cúng Bác Hồ như thờ cúng ông bà được bà con ấp 12, xã Vĩnh Viễn trân trọng. Năm nào đến ngày Bác mất, người dân lại tìm đến nhà ông thắp hương tưởng nhớ Bác Hồ…

Người con trai út của ông Sáu Tòng bên bàn thờ Bác Hồ.

Ngày Bác mất, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, Hậu Giang còn chìm trong khói lửa chiến tranh; đây là căn cứ kháng chiến thường xuyên bị giặc bắn phá, khủng bố. Giữa mưa bom bão đạn đó, nhiều gia đình vẫn lập bàn thờ Bác, trong đó có gia đình ông Sáu Tòng. Tủ thờ đặt ảnh Bác ngày đó còn găm lại nhiền mảnh bom của giặc.

Giỗ đầu của Bác vào ngày 3/9/1970, ông Phan Văn Tòng (Sáu Tòng) làm mâm cơm đạm bạc như chính cuộc sống đạm bạc thường ngày của Bác Hồ với đĩa trái cây, đòn bánh tét, đĩa bánh ít, những đặc sản mang hương vị của miền Nam dâng lên Bác.

Ngày Bác ra đi ông sáu Tòng mới ngoài 30 tuổi. Ông nói với bà con: “Thế là ước mong đón Bác vào miền Nam không còn nữa, thương Bác quá chừng, Bác chưa vô được miền Nam nhưng đồng bào miền Nam ai cũng như thấy có Bác Hồ bên cạnh”. Ông Sáu rước ảnh Bác về lập bàn thờ trong căn nhà lá bé nhỏ với tình cảm trân trọng để cảm nhận mình luôn luôn được ở gần Bác.

Gia đình ông là cơ sở nuôi chứa cán bộ hoạt động trong lòng địch. Nhà nghèo, đông con nhưng ông từng dành hàng trăm dạ lúa, cả con trâu hiến nuôi bộ đội giải phóng. Ông có 10 người con thì có tới 5 người (cả con đẻ và con rể) là thương binh, liệt sĩ.

Kể từ mùa thu năm 1969 khi Bác qua đời tới nay đã tròn 40 năm, trong nhà ông sáu Tòng không lúc nào ngơi hương khói thờ phụng Người. Năm 1998 ông Sáu Tòng qua đời. Trước lúc về cõi vĩnh hằng, ông gọi con trai út là Phan Văn Nam đến cạnh căn dặn con cháu nhớ nối đời nhau thờ cúng Bác như thờ cúng ông bà, cha mẹ.

Làm theo di nguyện của cha, mấy năm qua, trong căn nhà tình nghĩa xã xây tặng ông Sáu Tòng, đêm đêm ngọn đèn thờ vẫn đỏ và nghi nghi ngút khói hương. Căn nhà giờ đây đã cũ kỹ, xuống cấp nhưng nơi thờ phụng Bác đặt cạnh bàn thờ ông bà, cha mẹ vẫn trang nghiêm ấm cúng. Tủ thờ Bác năm xưa dính nhiều mảnh bom đã được viện bảo tàng Cần Thơ đưa về lưu giữ, thay vào đó là chiếc tủ thờ mới đẹp đẽ hơn.

Từ ngày quê hương được giải phóng, đời sống nhân dân xã Vĩnh Viễn ngày càng no ấm, gia đình ông Sáu Tòng cũng khá hơn. Sau ngày ông mất, con trai út làm được căn nhà khang trang. Căn nhà tình nghĩa năm xưa như là một kỉ niệm của gia đình làm nơi thờ cúng Bác Hồ, ông bà, cha mẹ.

Câu chuyện nhà ông Sáu Tòng 40 năm đời nối đời thờ cúng Bác Hồ như thờ cúng ông bà được bà con trong huyện, trong tỉnh và nhiều nơi coi là một việc làm có nhiều ý nghĩa sâu nặng về lòng kính yêu Bác. Nhiều người đã đến thăm, thắp hương tưởng niệm Bác Hồ tại nhà ông Sáu. Năm 1990 UBND tỉnh Cần Thơ (cũ) tặng ông Sáu Tòng một chiếc máy thu hình để mỗi lần dân làng hội tụ về đây cúng giỗ Bác Hồ cùng được xem thời sự, xem lại hình ảnh Bác.

Năm nay giỗ Bác lần thứ 40,anh Nam, con trai út của ông Sáu Tòng mong muốn tổ chức chu đáo, trạng trọng hơn để mời bà con, lối xóm tới thắp hương tưởng nhớ Bác. Anh cũng đang có ý định một, hai mùa lúa nữa tích góp được tiền sẽ sữa lại căn nhà tình nghĩa đang làm nơi thờ Bác đẹp hơn, khang trang hơn.