Cúng Giao Thừa Trong Nhà Năm Canh Tý / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Bài Cúng Giao Thừa Trong Nhà Năm Canh Tý 2022

Văn khấn cúng đêm giao thừa

Giao thừa và đón năm mới Tết nguyên đán Canh Tý 2020 là thời khắc được chờ đợi nhất trong năm, đó không chỉ đơn giản chỉ là thời điểm tiễn năm cũ, đón năm mới mà đây còn là lúc mọi người cầu sự bình an, may mắn, thịnh vượng và xua đi những khó khăn, đen đủi trong một năm sắp tới.

Bài cúng giao thừa trong nhà

Sớ giao thừa tại tư gia

Phục dĩ:

Tam dương khai thái, Ngũ phước lâm môn.

Giờ giao thừa đảnh lễ đấng Từ Tôn,

Mùa tuế đán đón mừng xuân Khánh Triệu

Nước Bát Đức thắm hoa lòng hàm tiếu

Mây Tam Đa vờn hương giới khai minh

Hướng tâm thành: lợi lạc chúng sanh

Trình ý khẩn: quang huy quốc độ.

Duyên nay có:

Nước Việt Nam (địa chỉ nơi gia đình cư ngụ) ……….

Chúng con tên: (tên các thành viên trong gia đình, từ lớn đến nhỏ) …………

Nhân buổi giao thừa năm mới, đảnh lễ đấng Từ Tôn

Cúng dường chư Phật, Bồ-tát, Thánh Hiền

Bổn thổ Tài thần, Địa thần, Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn thần.

Kỳ nguyện cho đệ tử chúng con:

Thân thể vinh an, gia đình hòa lạc, dân chúng đều hưởng chữ an vui, mọi người được triêm ân phước lợi.

Giờ đây:

Trước cảnh thiêng liêng của mùa Tuế Đán, chúng con thành tâm đảnh lễ: Nam-mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam-mô Từ Thị Di Lặc Tôn Phật.

Nam-mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.

Nam-mô Diệu Cát Tường Bồ-tát.

Nam-mô Nhật Quang Biến Chiếu Bồ-tát.

Nam-mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ-tát.

Nam-mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ-tát.

Kim Niên Đương Cai Hành Khiển Lỗ Vương Chí Đức Tôn Thần.

Hành Binh Ngũ Nhạc – Cự Tào Chí Đức Tôn Thần.

Kính nguyện:

Chư Phật nhủ từ bi vô lượng, ban ân lành khắp cõi nhân gian,

Chúa xuân đem phước lộc đề đa, tạo cảnh mới đại đồng hoàn vũ.

Khiến mọi người ân triêm pháp nhũ, giữ giới mà giác ngộ tâm vương,

Để chúng con tắm ánh xuân huy, niềm vui được tràn lan quốc độ.

Khắp mọi nhà: nhân phong vật phụ,

Khắp mọi người: an lạc thọ khương.

Chúng con tắm gội ánh đạo vàng,

Nhân loại xưng dương mùa xuân thủ.

Người già lão đội ân sâu: Phật từ gia hộ,

Khách thanh niên nhờ đức cả: Cam lộ huân triêm.

Cảnh vui tươi nhuần thấm, điều lợi lạc thực thi.

Cùng sát cánh chen vai làm quang huy quốc độ,

Quyết chung lòng góp sức mà phổ độ quần sanh.

Nhân dân an lạc, thế giới an bình,

Chúng con vô cùng cảm bội chư Phật chứng minh.

Mùa Tuế Đán – giờ giao thừa – Xuân Mậu Tuất

Đệ tử chúng con chí thành dâng sớ.

Văn Khấn Lễ Giao Thừa Trong Nhà Đầy Đủ Năm Canh Tý 2022

Văn khấn giao thừa là một phần rất quan trọng khi cúng giao thừa. Đây chính là lời cầu xin của gia chủ tới gia tiên và thần linh để mong cầu một năm mới với nhiều tài lộc và bình an. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nghi thức và văn khấn cúng đêm giao thừa năm 2020 Canh Tý. Xem thêm: Văn khấn giao thừa ngoài trời

Mẫu tượng chuột mạ vàng do Golden Gift Việt Nam chế tác chào đón xuân Canh Tý 2020

Văn khấn giao thừa hay còn là văn khấn đêm giao thừa, được xem là điều không thể thiếu khi cúng đêm giao thừa của người Việt Nam. Các bạn cũng cần phân biệt rõ cúng giao thừa, cúng ngày 30 tết và cúng tất niên. 3 buổi lễ này thường được diễn ra trong 1 ngày, nhưng ý nghĩa của chúng lại khác nhau.

Thời khắc giao thừa là gì?

Ngày Giao thừa là ngày, là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới (tức giờ Tý – từ 23h ngày 30 tết đến 1h mồng 1 tết), là lúc mà trẻ nhỏ thêm trưởng thành, người già càng trường thọ; trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Xem thêm: Văn khấn giao thừa ngoài trời

Tương truyền, hằng năm thường có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian, vào đêm giao thừa, vị thần đó sẽ bàn giao lại công việc cho vị thần khác, vì vậy người ta làm mâm để cúng đưa tiễn vị thần cũ lên trời và đón vị thần mới. Thời điểm diễn ra bàn giao công việc của 2 vị thần diễn ra hết sức khẩn trương. Hơn nữa các vị này là thần cai quản không phải chỉ riêng cho một gia đình mà là tất cả công việc dưới trần gian, nên việc bài cúng giao thừa cần được tiến hành ở cả trong nhà và ngoài trời. Vậy văn khấn giao thừa ngoài trời là gì? văn khấn giao thừa trong nhà như thế nào? Mâm cúng giao thừa như thế nào. Mời các bạn xem tiếp phần dưới. Xem thêm: Quà tặng tết cao cấp

Mâm cúng giao thừa đầy đủ và đúng phong tục truyền thống

Vào thời khắc giao thoa giữa năm cũ và năm mới, người Việt thường có tục lệ chuẩn bị những mâm cỗ cúng để mong một năm đầm ấm và hạnh phúc. Dưới đây là 2 mâm cỗ ngọt và mặn phổ biến, theo truyền thống Việt Nam.

Mâm cỗ mặn cúng giao thừa trong nhà

1. Bánh chưng

2. Giò

3. Chả

4. Xôi gấc (xôi các loại)

5. Thịt gà

6. Rượu (bia, thức uống khác)

Mâm cỗ ngọt cúng giao thừa trong nhà

1. Bánh kẹo

2. Mứt tết

3. Hoa

4. Đèn (nến)

5. Hương

Khi cúng Giao thừa trong nhà gia chủ và một số thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ. Đầu tiên cần khấn thần Thổ vị thần cai quản trong nhà để xin phép cho Tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Sau đó khấn tổ tiên và xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới và cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. Xem thêm: Quà tặng tết cao cấp

Bài văn Cúng giao thừa đêm 30 tết Canh Tý 2020

– HOÀNG THIÊN, HẬU THỔ, CHƯ VỊ TÔN THẦN– LONG MẠCH, TÁO QUÂN, CHƯ VỊ TÔN THẦN– CÁC CỤ TỔ TIÊN NỘI-NGOẠI CHƯ VỊ TIÊN LINH Nay phút giao thừa giữa năm Kỷ Hợi với năm Canh Tý. Chúng con là: ………………………………Tuổi……………Hiện cư ngụ tại: T.P (Tỉnh):…………………Quận (Huyện):………………………….Phường (Xã):……………..Khu phố (Thôn):……………Xứ đất:……………(Hoặc: Số nhà :……… Đường:………… Khu phố :……….Phường :…………..Quận :………….Tp:………………….) Phút giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh. Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lể vật. Con lại kính mời, các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâm hưởng lễ vật. Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho chúng con, tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Phục duy cẩn cáo! Nếu bạn là người xông nhà đầu năm. Bạn có thể tặng gia chủ bức tranh chữ Lộc mạ vàng để mang lại may mắn

Ngoài ra, sau lễ cúng giao thừa phong tục Việt Nam có tục lì xì tiền và tặng quà tiền xu phong thủy may mắn lấy hên đầu năm, tiền xu có thể mua từ trước hoặc mua trong các ngày tết đều mang lại may mắn (thể hiện việc rước tiền về nhà). Xem thêm: Quà tặng tết cao cấp

Thu Trang/ Golden Gift Việt Nam ST

Cách Làm Gà Cúng Giao Thừa Năm Canh Tý

Cúng giao thừa là nghi lễ không thể thiếu của người Việt mỗi dịp Tết đến Xuân về. Tùy điều kiện của mỗi gia đình và các yếu tố vùng miền, vào đúng khoảnh khắc giao thừa, các gia đình đều bày lên những mâm cỗ đã chuẩn bị sẵn.

Lễ cúng đêm giao thừa hay còn gọi là lễ “trừ tịch” được thực hiện với ý nghĩa tiễn đưa những điều xui xẻo của năm cũ để đón điều tốt đẹp trong năm mới. Lễ thường được tiến hành vào giờ chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm hôm 30 tháng Chạp.

Mâm xôi, con gà cúng giao thừa.

Người Việt tin rằng, mỗi một năm có các vị thần Hành binh, Hành khiển, Phán quan cai quản hạ giới khác nhau. Cứ hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống cai quản hạ giới trong năm mới.

Lễ Giao thừa trong dân gian có thể hiểu như là buổi tiệc để “tống cựu nghinh tân”, tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghinh đón những vị thần mới. Đây chính là một tập tục đẹp thể hiện sự tri ân báo đức, cũng như bày tỏ lòng mong ước được bình an, hạnh phúc và ấm no.

Một món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng giao thừa đó là gà luộc. Khi thờ cúng tổ tiên, người ta luôn cầu mong chữ “phúc”, tức sự duy trì nòi giống của gia tộc, dòng họ. Từ quan niệm đó, người ta chọn gà sống hoa – loài vật có khả năng sinh sản cao để bày lên mâm cúng giao thừa.

Bên cạnh đó, gà là loài chuyên gáy báo thức vào buổi sáng, nó như một biểu tượng để gọi mặt trời thức dậy, làm bừng sáng lên ánh dương, dương khí. Chính vì lẽ đó, cúng gà sống hoa như một cách để cầu tính dương, tức yếu tố sinh khí đi vào trong nhà.

Hiện nay, trong cuộc sống hiện đại, người dân Việt Nam vẫn duy trì phong tục cúng gà đêm giao thừa, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu những điều kiêng kỵ khi làm gà cúng giao thừa.

Gà cúng giao thừa phải là loại gà sống hoa, tức con gà đang đến độ trưởng thành, không được dùng gà sống thiến. Khi làm gà cố giữ nguyên các bộ phận của gà, đặc biệt là hai hạt kê gà.

Mỗi ngón chân gà đều có móng vuốt, đây là bộ phận mà gà dùng để bới đất, tìm kiếm thức ăn nên rất bẩn và ô uế. Do đó, khi làm gà phải tuốt sạch toàn bộ móng gà, tuyệt đối không được để sót.

Theo quan niệm dân gian, nếu chân gà cúng giao thừa còn sót móng sẽ khiến gia chủ gặp những điều không may mắn trong năm mới.

Sau khi luộc, gà nên được đặt theo hình dáng đang vươn cánh lên và ngậm trong miệng một bông hoa hồng.

Ngọc Anh

Lễ Vật Cúng Giao Thừa Năm Canh Tý 2022

Theo nhà văn hóa Phan Kế Bính (1875-1921) trong Việt Nam phong tục, viết: “Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới.

Cúng tế cốt ở tâm thành và lễ cúng vào giữa nửa đêm nên đượm vẻ thần bí trang nghiêm. Cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương thay đức Ngọc Hoàng để coi sóc nhân gian trong một năm cho đến giờ phút giao thừa sang năm.

Lễ trừ tịch bao hàm một ý nghĩa trọng đại tống cựu nghinh tân nên lễ được cử hành rất trịnh trọng từ tư gia tới các đình chùa”.

Theo Thượng tọa Thích Minh Hóa (chùa Minh Phước, Hóc Môn, TP.HCM):

“Hằng năm theo phong tục cổ truyền Việt Nam, thiết lễ giao thừa tiễn năm cũ chúc mừng năm mới đến để mọi sự an lạc đến với tất cả mọi người. Đúng 12 giờ đêm đặt một hương án trước sân nhà.

Lễ vật gồm có: Dĩa trái cây ngũ quả (bên trái), một bình bông (bên phải, từ ngoài nhìn vào), ba ly trà, ba ly rượu, ba dĩa mứt, một lư hương, ba cây nhang thơm, hai cây đèn, xôi, chè.

Giấy cúng kim ngân, tiền bạc, thổ thần, thổ địa, ngũ công tất cả các chư vị. Trong đó, ngũ quả (theo miền Nam) gồm: Cầu, dừa, đủ (đu đủ), xoài, thanh long; tượng trưng cho ngũ hành; ngũ hành tương sanh, ngũ hành tương khắc. Mọi người phải có niềm tin để cúng, cầu nguyện.

Trước hết cầu nguyện cho quốc thái dân an, tất cả mọi người đều được vạn sự như ý từ đầu năm cho đến những cuối năm. Điều lành đem tới điều dữ tống đi. Cầu tài lộc đủ đầy, sức khỏe dồi dào, thanh tâm an lạc. Phước lộc thọ miên trường, bồ đề tâm mãn nguyện”.

Năm nay là năm Canh Tý nên khấn vị: “Thiên ôn Hành binh, ông Châu vương Hành khiển”.

Một số hình ảnh lễ vật cúng giao thừa, chủ yếu là mâm cúng chay:

Lễ vật cúng tất niên

năm Canh Tý 2020

Lễ vật cúng Táo quân năm Canh Tý 2020