Cúng Giao Thừa Ở Phòng Trọ / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Thôi Nôi Ở Phòng Trọ

Cúng thôi nôi ở phòng trọ

Thôi nôi là dịp đặc biệt của mỗi đứa trẻ cũng như những gia đình có trẻ nhỏ. Nhưng vẫn còn nhiều điều về thôi nôi các cha mẹ chưa nắm được.

Cùng với đầy cữ, đầy tháng thì t hôi nôi cũng là dịp để gia đình cảm tạ các bà Mụ. Vậy họ là ai?

Theo quan niệm từ xa xưa của ông cha ta để lại thì một đứa trẻ được hình thành là do sự nhào nặn của các vị tiên nương đầu thai. Có tất cả 12 vị tiên nương, mỗi vị sẽ nặn ra một bộ phận và họ cùng nhau đưa đứa trẻ đến với thế giới này. Dân gian gọi họ là mẹ sinh, mẹ sanh hay thân thuộc hơn là các bà Mụ.

Không những giúp hình thành hình hài xinh đẹp mà các bà Mụ còn dạy bé biết ăn, biết nói, biết đứng biết đi, biết hiếu thuận với cha mẹ,… Chính vì vậy khi đến dịp thôi nôi các gia đình sẽ chuẩn bị đồ cúng, văn tế lễ, chọn giờ đẹp làm lễ cúng thôi nôi để cảm tạ các bà Mụ và cầu xin phước lành từ họ.

Phần lớn mâm cúng thôi nôi sẽ được đặt ở giữa phòng khách, gần bàn thờ gia tiên và hướng về phía cửa ra vào chính. Theo quan niệm dân gian thì đây là nơi hợp phong thủy, thoáng mát lại tiện cho việc bày biện hoặc chụp ảnh lưu niệm. Nhiều gia đình ở nông thôn hay nhà có không gian rộng lại chọn đặt mâm cúng ngoài sân để hòa hợp với thiên nhiên, đất trời. Cũng có một số gia đình lại chọn đặt mâm cúng trong phòng của bé gần với nơi bé ngủ.

Do vậy nếu vì hoàn cảnh, công việc thì việc làm thôi nôi ở phòng trọ cũng không gặp vần đề. Miễn sao gia đình sắm lễ chu đáo và thành tâm tổ chức lễ cúng thôi nôi để bày tỏ sự tôn kính tới các bà Mụ, còn việc đặt mâm cúng ở đâu không hề bắt buộc.

Việc chuẩn bị lễ vật cúng thôi nôi càng tươm tất, chu đáo càng thể hiện được sự thành tâm của gia đình và bé sẽ nhận được nhiều may mắn. Về cơ bản lễ cúng thôi nôi sẽ có:

Lễ mặn gồm 1 con gà luộc nguyên đầu, cánh, chân; xôi (xôi gấc hoặc đậu xanh) 12 đĩa nhỏ và 1 đĩa lớn; chè (nếu là thôi nôi bé trai dùng chè đậu đỏ còn bé gái dùng chè trôi nước) 12 chén nhỏ và 1 chén lớn.

Rượu trắng hoặc nước, hoa, quả, vàng mã và nhang.

Các vật dụng như chén, thìa và cần thiết phải có 1 đôi đũa hoa.

Ngoài ra còn tùy từng vùng miền mà có những lễ vật khác nên các gia đình cần biết để chuẩn bị thêm.

Có Nên Và Cách Thờ Cúng Ở Phòng Trọ

Nhà trọ, nhà đi thuê không phải nhà mình, vậy có cần lập bát hương và thờ cúng hay không? Nếu có thì thờ cúng thế nào cho đúng? là điều không phải ai cũng hiểu hết.

Có nên thờ cúng ở nhà trọ, nhà thuê không?

Sinh viên ở các địa phương về thành phố học, tất nhiên phải tìm phòng cho thuê giá rẻ. Nông dân các nơi về thành phố mưu sinh, thuê nhà trọ. Các cặp vợ chồng mới xây dựng gia đình cần có tổ ấm riêng nhưng không phải ai cũng đủ điều kiện kinh tế để mua căn hộ, phương án tốt nhất là thuê nhà. Rồi kể cả nhiều người có điều kiện nhưng chưa ổn định cuộc sống, họ cũng thuê nhà cho chủ động để khi nhảy việc thì lại thuê chỗ khác gần nơi làm việc cho thuận tiện… Không ít bạn trẻ thậm chí còn thích thuê hơn mua nhà, vì được trải nghiệm nhiều không gian sống hơn, không thích lại thay đổi chứ không muốn trói buộc vào một nơi cố định đến… chung thân. Vì vậy, thuê nhà dần dần đã và đang trở thành xu hướng mang tính phổ biến.

Nhưng những người đi thuê nhà luôn có một mối băn khoăn: Vậy ở nhà thuê có cần và có nên lập ban thờ để thờ cúng thần linh, tổ tiên hay không? Và nếu thờ cúng thì có gì khác với việc thờ cúng ở ngôi nhà thuộc sở hữu của mình? Rất nhiều người đã hỏi tôi về vấn đề này, và câu trả lời ở đây là: Thờ cũng tốt mà không thờ cũng… chẳng sao.

Tại sao lại như vậy?

Đây là tâm lý của khá nhiều người khi ở trọ hay thuê nhà. Quan điểm của những người này là, nhà và đất là của chủ nhà, mà chủ nhà nào cũng đều lập ban thờ để cúng Thần linh, Thổ địa ở đất đó rồi. Người thuê nhà chỉ sống ở đó

trong thời gian nhất định, thậm chí mang tính tạm bợ, nên không cần thờ cúng ở nơi sống tạm đó. Mặt khác, chủ nhà thờ Thần linh, Thổ địa rồi, mình cũng thờ nữa thì hóa ra có hai Thần linh sao? Còn nếu thờ gia tiên thì liệu ông bà mình có vào được nhà mà thực chất là của người khác để hưởng đăng trà quả thực không, hay lại bị Thần linh chặn ở cửa?

Điều đó cũng không sai. Tuy nhiên, ở đây cần phải phân biệt các hình thức nhà trọ, nhà thuê một cách cụ thể chứ không thể gộp tất cả vào một dạng được.

Dạng thứ nhất là nhiều người cùng thuê và ở chung một căn phòng, chúng tôi tạm gọi là ở trọ. Căn phòng đó chủ yếu chỉ là để ngủ chứ không có các không gian riêng.

Chẳng hạn nhiều người ở nông thôn lên thành phố làm nghề tự do như lượm ve chai, đồng nát, bán hàng rong, xe ôm, đánh giày… Những người này thường thuê chung một phòng, trong phòng thường kê những tấm phản liền nhau làm chỗ ngủ. Ngày đi làm, đến bữa ăn cơm bụi, chỉ tối mới về đánh một giấc rồi sáng mai lại dậy đi làm.

Các sinh viên ở ký túc xá hay thuê nhà trọ cũng gần giống như thế. Khác chăng là nhiều ký túc xá hay các phòng trọ tư nhân hiện nay cũng có công trình phụ khép kín.

Trong những trường hợp trên thì không thờ cúng tại nơi trọ cũng không sao. Lý do bởi vì dạng cư ngụ này giống như ở tập thể, mỗi người chỉ sử dụng một không gian nhỏ để ngủ; còn chủ nhà vẫn cai quản cả ngôi nhà hay cả khu nhà trọ đó và đã có ban thờ để thờ cúng Thần linh, Thổ địa… rồi. Hơn nữa, người ở trọ có muốn thờ cúng cũng khó vì không gian chật hẹp, tìm được nơi đặt ban thờ phù hợp không phải là điều đơn giản. Mặt khác, nếu thờ gia tiên thì mỗi người một gia đình, dòng họ khác nhau, chả lẽ thờ gia tiên… chung, hay mỗi người lại lập một bát hương riêng? Ở ký túc xá lại càng khó hơn vì mỗi trường có quy chế quản lý riêng, có nơi còn cấm hương khói trong phòng.

Dạng thứ hai là thuê nhà, ở trọ nhưng không gian sống mang tính độc lập hay tương đối độc lập, chúng tôi gọi chung là thuê nhà, thì lại khác một chút. Đó là những người thuê cả một ngôi nhà độc lập, thậm chí là hai ba tầng, hay thuê hẳn một căn hộ riêng biệt…; tóm lại là thuê những không gian sống riêng biệt. Trường hợp này thì lại nên và cần phải thờ cúng.

Bởi vì, quan niệm của người Á Đông là đất có Thổ Công, sông có Hà Bá, nếu là thuê ngôi nhà riêng biệt thì việc thờ cúng Thần linh, Thổ địa ở mảnh đất ấy là đương nhiên. Trường hợp thuê căn hộ thì với không gian khép kín, trong đó có bếp thì đương nhiên có Táo quân cai quản việc bếp núc. Cho dù hiện nay vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau về việc Ông Công và Ông Táo là một hay là hai, nhưng cho dù là với quan điểm nào thì đó đều là các vị Thần linh, vì vậy việc thờ cúng là theo đúng phong tục truyền thống và để được Thần linh che chở, phù hộ.

Còn về việc thờ gia tiên, ở đây thông thường có hai trường hợp. Thứ nhất, nếu là một gia đình thuê một ngôi nhà độc lập hay căn hộ khép kín, riêng biệt (dù là có đầy đủ vợ chồng, con cái hay chỉ là người độc thân thì đó vẫn là một gia đình) thì việc thờ gia tiên là phải đạo, vì ai cũng có tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Tuy nhiên có người lại cho rằng, việc thờ gia tiên là trách nhiệm của người con trưởng, còn con thứ thì không phải thờ. Điều đó hoàn toàn sai trái, vì cha mẹ là cha mẹ chung; việc thờ cúng là để nhớ tới công ơn sinh thành dưỡng dục, hướng về cội nguồn và mang tính giáo dục truyền thống cho các thế hệ sau. Hơn nữa, cha ông ta đã dạy: Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, nếu thành tâm thờ cúng sẽ được âm phúc, tổ tiên che chở, phù hộ…

Còn vấn đề Thần linh ngăn cản thì không cần phải lo lắng. Nếu khi dọn về nhà thuê, ta làm lễ nhập trạch đầy đủ, báo cáo và xin Thần linh cho phép thỉnh gia tiên về thờ cúng thì đương nhiên là đã “nhập hộ khẩu” rồi, gia tiên sẽ được vào nhà hưởng đăng trà quả thực và ban lộc cho con cháu. Lễ nhập trạch này rất đơn giản, chỉ cần 1 bếp ga du lịch, 1 ấm đun nước, 3 hũ nhỏ muối, gạo, nước và hoa quả, bánh trái, nếu có đĩa xôi, khoanh giò càng tốt. Khi làm lễ, bật bếp đun nước để sôi rồi lên hương, khấn Thần linh trước, khấn gia tiên sau… là được.

Trường hợp thứ hai, vài ba người độc thân thuê chung một căn hộ khép kín thì cũng vẫn nên lập ban thờ, nhưng trên ban thờ chỉ có một bát hương thờ Thần linh, Thổ địa mà không thờ gia tiên, và thành tâm cúng hương hoa vào ngày rằm, mồng một là được.

Ngay như khi nhiều người thuê chung một phòng, ở theo dạng tập thể, không có không gian riêng, hoặc sinh viên thuê chung phòng trọ hay ở ký túc xá, nếu điều kiện cho phép, có thể lập ban thờ đơn giản với 1 bát hương Thần linh, Thổ địa cũng tốt.

Tóm lại, việc thờ cúng ở nhà trọ hay nhà thuê nếu điều kiện cho phép thì nên làm. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, điều kiện cụ thể mà có những hình thức phù hợp, có thể đơn giản hóa chứ không câu nệ nhất thiết phải thực hiện đầy đủ như ở nhà riêng mà ta là chủ nhà.

Về hình thức thì thông thường ban thờ có 3 bát hương, bát hương thờ Thần linh to hơn đặt ở giữa, bên trái từ ngoài nhìn vào là bát hương thờ bà cô tổ và bên phải là bát hương thờ gia tiên. Trường hợp căn phòng quá hẹp, có thể chọn bát hương nhỏ nhưng không nên gộp làm 1 bát hương thờ chung. Còn trường hợp nhiều người ở chung một phòng có thể thờ 1 bát hương, nhưng đó là bát hương thờ Thần linh chứ không phải là thờ gộp Thần linh với bà cô tổ và gia tiên.

Ở nhà trọ có cần cúng nhập trạch

Trước khi tiến hành thờ cúng ở phòng trọ, bạn cần phải tiến hành làm lễ nhập trạch. Theo quan niệm của một số người, việc làm lễ nhập trạch khi ở nhà thuê, phòng trọ là điều hoàn toàn không cần thiết vì đó không phải là nhà của mình. Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Vì ý nghĩa của lễ nhập trạch là một hình thức thể hiện sự ra mắt, xin phép thần linh gia hộ tại nơi ở mới, dù không phải là nhà của mình, những việc để “bề trên” trông giữ căn nhà biết đến bản thân mình sẽ giúp gia chủ tránh được sự quấy phá của các nguồn khí xấu xung quanh.

Đối với những ai đang ở trọ hoặc thuê nhà, việc làm lễ nhập trạch cũng đơn giản hơn rất nhiều, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, việc làm lễ nhập trạch ở phòng trọ, nhà tọ không tốn quá nhiều thời gian mà vẫn đảm bảo cuộc sống của bạn tốt hơn.

Không như làm lễ nhập trạch ở mặt đất hoặc đối với gia chủ sở hữu ngôi nhà, nhập trạch ở phòng trọ đơn giản hơn rất nhiều, bạn chỉ cần 1 bếp gas mini, 1 ấm nước, 3 hũ nhỏ muối, gạo, nước và ít hoa quả, trái cây là được. Ý nghĩa của các đồ thờ cúng này chính là mong muốn về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đủ đầy và được “bề trên” phù hộ, mang đến may mắn, thịnh vượng.

Cách lập bàn thờ ở nhà trọ, phòng trọ

Sau khi bạn tiến hành xong lễ nhập trạch ở nhà trọ, việc thờ cúng sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Trong trường hợp bạn muốn thờ ông bà, tổ tiên, bạn cần tiến hành lễ “xin phép” đối với các vị thần đang canh giữ và phù hộ căn nhà, sau đó mới có thể “thỉnh” tổ tiên về được.

Trong trường hợp bạn muốn thờ Phật, thần tài, ông địa, mỗi vị thần mà bạn muốn thờ sẽ có sự khác biệt nhất định.

Tùy thuộc vào mục đích của mỗi người khác nhau mà bàn thờ ở phòng trọ, nhà thuê cũng khác nhau. Để có thể trả lời cho câu hỏi “Ở trọ nên lập bàn thờ gì?”, cần phải làm rõ mong muốn của bản thân cũng như tín ngưỡng, truyền thống của gia đình bạn. Dựa vào đó mới có thể xác định được bàn thờ phù hợp với bạn nhất.

Thờ thần tài thường được nhiều người lựa chọn ở phòng trọ, nhà trọ với mong muốn đem lại may mắn, thành công và tài lộc tới cho bản thân. Để có thể thờ Thần tài ở nhà trọ, phòng trọ một cách tốt nhất, bạn nên lưu ý đến những yếu tố sau:

Trước khi “thỉnh” Thần tài về phòng trọ, bạn nên lau, rửa tượng Thần tài bằng nước lá bưởi cho sạch sẽ.

Vào những ngày quan trọng như trước rằm, trước mùng 1 hoặc vào mùng 10 tháng giêng nên lau bàn thờ bằng nước hoa bưởi để thanh tẩy bàn thờ.

Nên lựa chọn hoa cúc, hoa đồng tiền hoặc hoa hồng để cúng Thần tài.

Phía sau lưng Thần tài nên là vách tường vững chãi, trước mặt phải thoáng đãng, không bày bừa các đồ vật linh tinh.

Lưu ý hướng đặt bàn thờ Thần tài phải dựa theo các hướng tốt của gia chủ.

Việc thờ cúng ở nhà thuê, nhà trọ có phần đơn giản hơn so với căn nhà thuộc sở hữu của gia chủ, vì các bước thờ cúng đã được giản lược hơn rất nhiều, nhưng vẫn phải chú ý để có thể đảm bảo được yếu tố phong thủy bàn thờ khi thuê trọ một cách tốt nhất.

Đối với những căn hộ có diện tích bé, dưới 15m2, cần phải lưu ý việc thờ Thần tài sao cho vừa đảm bảo được yếu tố linh thiêng của bàn thờ, đồng thời không tốn quá nhiều diện tích trong căn phòng.

Trong trường hợp ngôi nhà, căn phòng bạn đang thuê là ở tầng 1, bạn hoàn toàn có thể thờ Ông Địa với mong muốn phù hộ, bảo vệ gia đình của bản thân. Tuy nhiên. Trước khi bạn thờ ông Địa, bạn nên tìm hiểu người chủ cho bạn thuê nhà có thờ ông Địa không, nếu có, bạn không thể tiếp tục “thỉnh” thêm ông Địa về nhà thuê, nếu không sẽ gây ảnh hưởng cực kỳ xấu đến với chính bản thân và chủ nhà cho bạn thuê trọ. Vì vậy, trước khi thờ ông Địa ở nhà thuê, phòng trọ, bạn cần phải bàn bạc trước với chủ nhà để tránh việc xung khắc lẫn nhau.

Việc thờ tượng Phật, Bồ-tát là nhu cầu rất chính đáng và nên làm, vừa phù hộ cho bản thân, lại vừa có thể mang lại bình yên trong cuộc sống xô bồ hiện nay. Tuy nhiên, việc thờ Phật tỏng phòng trọ lại không hề dễ dàng, vì yêu cầu yếu tố trang nghiêm, tậm linh rất cao.

Đối với gia chủ là thuê nhà riêng, căn hộ chung cư mini (diện tích > 30m2), các không gian sống trong căn phòng được phân tách rõ ràng, việc thờ cúng tượng Phật, Bồ-tát là hoàn toàn có thể làm được.

Còn đối với gia chủ đang sinh sống tại những căn hộ có diện tích khá nhỏ, các khu vực chức năng ăn – ngủ – nghỉ không được phân tách rõ ràng, việc kiến tạo không gian cho việc thờ cúng không hề dễ dàng, bởi vì không đủ sự thanh tịnh và trang nghiêm cần có, gây hao tổn phước đức của bản thân gia chủ. Trong trường hợp trên, các Phật tử ở nước ngoài (như Nhật Bản, Đài Loan) đã có cách thờ Phật khác nhau sao cho vừa thể hiện được tín ngưỡng tâm linh của bản thân, mà không gây ra quá nhiều ảnh hưởng tới không gian chật hẹp của căn phòng.

Cách thờ Phật đối với những căn phòng trọ, nhà thuê có diện tích bé chính là thiết kế một hình ảnh chánh điện, có Phật, Bồ-tát cùng với hương, hoa, trà, quả đầy đủ, sau đó lưu vào máy tính hay điện thoại di động. Như vậy, đến thời gian muốn hành lễ, gia chủ chỉ cần mở màn hình điện thoại hoặc máy tính là được. Trước mặt là hình Phật, gia chủ hoàn toàn có thể quán tưởng như đang ngồi trước điện, có thể lễ bái, tụng niệm như bình thường. Sau khi thực hiện xong lễ, bạn chỉ cần khóa lễ lễ lại, tắt màn hình là có thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt khác trong căn phòng như bình thường.

“Tu tại tâm”, việc lập bàn thờ Phật, Bồ-tát trong nhà phải đảm bảo được yếu tố thuận tiện trong cuộc sống mới phù hợp, còn nếu không, việc thờ cúng ở nhà thuê, phòng trọ sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi trong thời gian dài. Chỉ cần trong lòng bạn có Phật, việc thờ cúng tại nhà trọ sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Như vậy, qua bài viết này, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn về việc thờ cúng ở nhà thuê cũng như cách lập bàn thờ ở phòng trọ một cách chuẩn xác nhất.

Tuy nhiên, bài viết trên đây chỉ mang yếu tố tham khảo, quan trọng nhất vẫn là chính bản thân của bạn. Chỉ cần bạn sống tốt, tự khắc cả thế giới sẽ đối tốt với bạn. Còn nếu như bạn làm điều xấu, thì “nhân nào quả nấy”, dù bạn có thờ ai đi chăng nữa cũng không thể phù hộ mãi cho bản thân bạn và gia đình được.

Cùng Thuenhatro.net cập nhật thường xuyên kinh nghiệm về thuê và cho thuê nhà trọ bạn nhé.

(Theo Reatimes.vn & Chothuephongtrore.com)

Kinh Nghiệm Phòng Trọ Nên Thờ Gì?

Thực trạng đô thị hóa nhanh chóng kéo theo tình cảnh đất chật người đông tại các thành phố lớn, thuê nhà trọ cũng như phòng trọ là một trong những xu hướng được nhiều người lựa chọn. Thời gian sống và làm việc ở phòng trọ chiếm phần lớn thời gian 1 năm của người lao động cũng như sinh viên. Do vậy, vấn đề thờ cúng ở phòng trọ trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu đối với các anh chị em có nhu cầu thuê phòng trọ lâu dài.

Photo: Phòng trọ có thể thờ Thần tài với mong muốn đem lại may mắn, thành công và tài lộc cho người thuê trọ. Nguồn: Internet

Không quá phức tạp như làm lễ nhập trạch ở mặt đất hay với người trực tiếp sở hữu ngôi nhà, việc nhập trạch ở phòng trọ sẽ đơn giản hơn nhiều. Tất cả những gì bạn cần chuẩn bị là một bếp ga (có thể dùng bếp ga mini), 1 ấm nước, 3 chén nhỏ đựng muối, gạo, nước và một ít hoa quả, trái cây là được. Việc chuẩn bị những đồ cúng này hàm ý bạn mong muốn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đủ đầy và được bề trên phù hộ để mang đển may mắn, thịnh vượng.

Sau khi đã hoàn thành lễ nhập trạch ở phòng trọ, việc thờ cúng sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Trong trường hợp bạn muốn thờ ông bà, tổ tiên, bạn cần tiến hành lễ “xin phép” đối với các vị thần đang canh giữ và phù hộ căn nhà, sau đó mới có thể “thỉnh” tổ tiên về được. Còn nếu bạn muốn thờ Phật, thần tài, ông địa thì tùy mỗi vị thần mà bạn muốn thờ sẽ có sự khác biệt nhất định.

Vậy phòng trọ nên thờ gì?

Tùy theo mục đích, công việc, tình trạng gia đình của người thuê phòng trọ sẽ quyết định xem phòng trọ nên thờ gì. Việc thờ cúng gì cũng chịu ảnh hưởng lớn mang tính quyết định từ tín ngưỡng, truyền thống của gia định bạn.

Phòng trọ có thể thờ Thần tài với mong muốn đem lại may mắn, thành công và tài lộc cho người thuê trọ. Lưu ý rằng trước khi thỉnh Thần tài về thờ thì bạn cần dùng nước lá bưởi lau rửa tượng thần cho sạch sẽ. Tương tự, bạn cũng nên lau bàn thở bằng nước hoa bưởi trước mùng 1 hay vào mùng 10 tháng giêng để thanh tẩy sạch sẽ. Một điều cần chú ý khi bạn thờ thần tài là phía sau lưng nơi thờ cần là nơi vách tường vững chãi, trước mặt phải thoáng đãng. Do vậy, đối với những căn hộ có diện tích bé, dưới 15m2, cần phải lưu ý việc bài trí nhà cửa phù hợp gọn gàng để đảm bảo yếu tố linh thiêng của bàn thờ Thần tài.

Nhà trọ cũng có thể thờ Ông Địa trong trường hợp bạn đang thuê ở tầng 1 với mong muốn Ông Đại sẽ phù hộ và bảo vệ gia đình bạn. Tuy nhiên có một lưu ý là trước khi bạn thờ ông Địa, bạn nên tìm hiểu người chủ cho bạn thuê nhà có thờ ông Địa không. Trong trường hợp chủ nhà đã thờ Ông Địa thì bạn không thể tiếp tục “thỉnh” thêm ông Địa về nhà thuê, nếu không sẽ gây ảnh hưởng cực kỳ xấu đến với chính bản thân và chủ nhà cho bạn thuê trọ.

Bạn cũng có thể thờ tượng Phật, Quan thế âm bồ tát để phù hộ cho bản thân, gia đình người ở trọ. Tuy nhiên không phải phòng trọ nào cũng có thể thờ tượng Phật, tượng Bồ Tát. Bởi lẽ, thờ Phật và Bồ Tát cần yếu tố trang nghiêm và tâm linh rất cao. Trong trường hợp bạn thuê nhà riêng hay căn hộ mini với diện tích lớn hơn 30m2 thì hoàn toàn có thể thờ tượng Phật và Bồ Tát. Còn đối với các căn hộ hay phòng trọ có diện tích quá nhỏ, các khu vực chức năng ăn ngủ nghỉ không thể phân tách rõ ràng thì việc thờ Phật sẽ không đủ sự thanh tịnh và trang nghiêm cần có, gâu hao tổn phước đức của bản thân người thuê trọ. Tuy nhiên, cũng có cách thờ Phật đối với các phòng trọ, nhà thuê có diện tích bé thường được áp dụng ở Nhật hay Đài Loan. Bạn có thể thiết kế một hình ảnh chánh điện, có Phật, Bồ-tát cùng với hương, hoa, trà, quả đầy đủ, sau đó lưu vào máy tính hay điện thoại di động. Như vậy, đến thời gian muốn hành lễ, bạn có thể mở màn hình điện thoại hoặc máy tính để lễ bái hay tụng niệm. Sau khi thực hiện xong bạn có thể khóa lễ lại, tắt màn hình và thực hiện các hoạt động sinh hoạt khác như bình thường.

Như vậy, chúng tôi đã đưa ra một số khuyến nghị về phòng trọ nên thờ gì. Hy vọng các bạn có thể học hỏi kinh nghiệm để hoàn thiện căn phòng trọ của mình. Và một điều không thể quên rằng, dù sao đi nữa, tu là tại tâm vì vậy những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Quan trọng nhất là bạn cần sống tốt, tích đức thì mọi chuyện tốt lành sẽ đến.

Mai An Theo Blog chúng tôi

Mâm Cỗ Mặn Cúng Giao Thừa Ở Trong Nhà Năm Nay

Mâm cỗ mặn cúng giao thừa ở trong nhà năm nay

Gà luộc

Gà luộc là món ăn thường không thiếu vắng trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam.

Hớt xong bọt bạn cho phần măng xào vào nồi canh xương và tiến hành đậy nắp nồi áp xuất để ninh nấu. Thường dùng măng lá thì ninh nấu sẽ nhanh hơn măng lưỡi lợn nên thời gian ninh chỉ cần từ 20-30 phút là măng đã nhừ. Bạn mở nắp nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng ăn.

Trước khi bắc ra khỏi bếp bạn thả nắm miến đã ngâm qua nước để ráo vào nồi. Miến mềm bạn vớt ra để riêng ra bát, chú ý đừng để bị nhũn miến ăn sẽ mất ngon. Thả hành củ, rắc hành lá, mùi tàu thái nhỏ vào canh rồi múc ra bát. Múc ra xong bạn cho ngay phần miến đã chuẩn bị lúc nãy lên trên cùng và ăn nóng.

Giò lụa

Thịt heo xay cho vào ngăn đá 45 phút. Qua 45 phút lấy thịt ra cho vào máy xay thịt cùng với bột bắp, bột nở, đường, bột nêm, tiêu trắng, nước mắm rồi ấn máy xay 15 giây.

Bạn có thể gói bằng lá chuối hay giấy bóng kính.

– Trải 1 miếng màng bọc thực phẩm xuống bàn. Sau đó, cho 3 miếng lá chuối to lên, rồi mới lấy giò sống cho vào giữa. Để giò sống không dính tay bạn thấm vào tay 1 ít nước lạnh. Nắm hai mép lá chuối và màng bọc thực phẩm lại với nhau, sau đó gói lại (Giống như gói bánh tét). Gấp 1 đầu giò lại, dựng đứng cây giò lên, cắt bớt phần dư nếu lá dư nhiều. Dùng tay ấn mình giò sống rồi gấp lại. Đầu bên kia bạn cũng làm như thế. Và cột dây dọc. Bây giờ bạn lăn tròn cho đòn giò tròn tròn rồi cột dây ngang.

Cho giò vào hấp 30-45 phút kể từ khi nước sôi. Khi giò chín bạn lấy ra. Lăn đòn giò lên bàn, và để ráo nước. Cắt giò lụa ra từng khoanh tròn xếp thành hoa hồng bày ra dĩa cùng với ít dưa leo trang trí viền dĩa xinh xinh.

Giò xào

Ngâm nấm mèo trong nước ấm khoảng 5 phút để nở mềm. Cắt bỏ gốc, rửa sạch nấm đông cô. Thái nhỏ nấm mèo và nấm đông cô.

Sơ chế sạch da heo, tai heo và thịt thăn. Trụng da heo, tai heo qua nước sôi khoảng 2 phút. Đem tất cả thịt đi thái nhỏ. Ướp hỗn hợp thịt với 40ml nước mắm, 20g tiêu, 60g đường, 20g bột nêm. Đặt một chiếc chảo lên bếp, cho một ít dầu vào, mở lửa vừa. Khi dầu nóng, thả hỗn hợp thịt vào xào đều khoảng 10 phút.

Khi giò xào được, bạn có thể đem bọc lại rồi mang biếu người thân, bạn bè hoặc cắt khoanh, chia nhỏ giò xào, xếp ra dĩa rồi cúng trong mâm cơm ngày Tết.

Bánh chưng

Cũng giống như gà luộc, bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Bánh chưng thường được các gia đình nấu vào giáp Tết như từ 27 cho đến 30 âm lịch hàng năm.

Miến xào lòng gà

Cho nước sôi vào nồi cơm điện, ấn nút “Cook”, cho gạo trộn gấc vào giá hấp của nồi cơm, chọc vài lỗ để hơi nước lên trên dễ dàng hơn. Trong quá trình nấu bạn đảo xôi vài lần để xôi được chín đều. Sau hai lần ấn nút “cook” là xôi chín lúc này bạn cho nước cốt dừa và đường vào xôi và đánh đều. Lượng đường tùy theo sở thích ăn ngọt của gia đình bạn. Đậy nắp nồi và để thêm 10 phút nữa cho đường và nước cốt dừa thấm đều vào hạt xôi là được.

Lòng gà rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp lòng gà với ½ thìa bột nêm, hành khô băm nhỏ. Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở rửa sạch, thái sợi; cà rốt gọt vỏ bào sợi; hành hoa, rau dăm rửa sạch cắt nhỏ, giá đỗ rửa sạch để ráo. Phi thơm hành với dầu cho lòng gà vào xào chín, cho nấm hương, mộc nhĩ vào xào cùng, thêm 1 thìa nhỏ bột nêm.

Miến ngâm nước lạnh, cắt làm 3-4 đoạn nhỏ. Khi lòng gà xào chín cho tiếp miến vào xào. Xào với lửa lớn. Thêm gia vị vừa miệng.

Cho tiếp cà rốt vào đảo thật nhanh. Cuối cùng là giá đỗ, ít hành hoa rau dăm. Thêm ít mỳ chính, hạt tiêu nếu thích rồi tắt bếp.

Trên là các món tuyển tập hay gợi ý các bạn nên có trong mâm cỗ mặn cúng giao thừa trong nhà, mỗi gia đình cũng có thể thêm một số món khác để mâm cỗ thêm phong phú.

Các món mâm cỗ mặn cúng giao thừa trong nhà