Cúng Giao Thừa Ở Nhà Chung Cư / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Ở Nhà Chung Cư Có Cần Cúng Giao Thừa Ngoài Trời?

Theo phong tục, cúng giao thừa thường phải làm hai lễ, một lễ cúng trong nhà và một lễ ngoài trời. Nhiều gia đình ở chung cư băn khoăn việc có cần cúng giao thừa ngoài trời hay không.

1. Lễ cúng giao thừa – Lễ Trừ Tịch

Cúng giao thừa là nghi lễ không thể thiếu trong mỗi đêm 30 Tết. Theo phong tục xưa, nghi lễ này được tiến hành ở hai nơi, trong nhà và ngoài trời.

Lễ cúng giao thừa còn gọi là lễ Trừ Tịch. Trừ Tịch là phút cuối cùng của năm cũ và sắp bắt đầu qua năm mới, mang ý nghĩa đem bỏ hết những điều xui xẻo của năm cũ để đón rước điều may mắn, tốt đẹp trong năm sắp tới. Đây còn là lễ mang ý “khu trừ ma quỷ”. Lễ này thường được tiến hành vào khoảng giờ Tý (từ 23h ngày 30 Tết đến 1h ngày mùng 1 Tết).

Thông thường, cúng giao thừa được chia thành hai lễ, lễ ngoài trời trước và sau đó là lễ trong nhà. Lễ cúng giao thừa ngoài trời làm trước nhằm mục đích “tống cựu, nghênh tân”, tiễn đưa quan Hành Khiển cũ, đón rước quan Hành Khiển mới.

2. Ý nghĩa cúng giao thừa ngoài trời

Theo quan niệm của người xưa, mỗi năm Thiên đình thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là ngài có trí như quan toàn quyền.

Lễ cúng giao thừa ngoài trời

Nếu năm nào quan toàn quyền giỏi giang, anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, ít bệnh dịch…Trái lại, gặp phải ông lười biếng, kém cỏi, tham lam thì hạ giới chịu mọi điều khổ cực.

Các cụ ta hình dung trong thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới ấy, quân đi quân về tấp nập ngang trời, điều mà mắt trần ta không nhìn thấy được, thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì.

Vì thế, các gia đình dâng lên xôi gà, hoa quả, bánh trái, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà Trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.

Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc rất khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát được, mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà…

3. Nhà ở chung cư có nhất thiết phải cúng giao thừa ngoài trời hay không?

Theo quan niệm của người xưa, lễ cúng Giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các gia đình, mang ý nghĩa tiễn đưa những điều xấu, xui xẻo của năm cũ để đón điều tốt đẹp trong năm mới.

Lễ này thường được thực hiện vào khoảng giờ Tý, tức là từ 23 giờ ngày 30 Tết đến 1 giờ mồng 1 Tết.

Trong ngày lễ quan trọng này thường phải làm hai lễ, một lễ cúng Giao thừa trong nhà và một lễ cúng ngoài trời.

Lễ cúng giao thừa ngoài trời phải làm trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu” tức là đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũ. Sau đó mới đến lễ trong nhà.

Tuy nhiên nhiều gia đình ở chung cư băn khoăn rằng “ở chung cư có cần cúng giao thừa ngoài trời không”?

Trước vấn đề này, chuyên gia phong thủy Linh Quang (Tư vấn đào tạo phong thủy thực hành) cho biết, theo dân gian và hoàn cảnh nơi ở của người dân xưa, đất đai vẫn còn rộng rãi, nhà ở thường gắn liền với đất chứ không có ở chung cư, do vậy thường cúng trong nhà và ra sân để cúng.

Cúng trong nhà thường là cúng Phật, Thánh, các vị Thần linh và Gia tiên. Cúng ngoài trời thường là cúng chúng sinh, cúng “Thiên”, nghĩa là cúng ông trời, cúng quan Hành Khiển là vị thần được giao nhiệm vụ trông coi nhân gian trong năm… Để thực hiện được việc cúng này thì nhà ở phải có sân, có vườn mới thực hiện được.

Khi ở chung cư, do không gian chật hẹp không có đất có vườn nên việc cúng chỉ cần tập trung ở trong nhà mà không nhất thiết phải cúng ngoài trời. Nếu các gia đình cần cúng ngoài trời nên xuống dưới sân của nhà chung cư chứ không phải ở trên tầng.

Việc cúng ngoài trời cần có khoảng không gian có trời và có đất, do vậy lễ vật cần được đặt gần với mặt đất. Vì thế nếu cúng ở trên khoảng không tầng lầu chung cư thì không gian bày lễ cách nhau quá xa nên không thể gọi là cúng ngoài trời được.

Cũng có thể hiểu cách khác là việc cúng bái nên làm tại trên mặt đất vì bên trên có trời, ở dưới có đất, ở giữa là con người, việc cúng bái như vậy thể hiện sự hài hòa giữa thiên địa nhân nên sẽ gắn kết được thế giới tâm linh với con người tốt hơn” – chuyên gia Linh Quang giải thích.

Về lễ vật cũng giao thừa, theo ông Linh quang, lễ cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời về cơ bản giống nhau, gồm đầy đủ các thứ cần thiết. Tuy nhiên tùy điều kiện từng gia đình để linh hoạt thêm bớt các lễ vật, cần sự thành tâm chứ không phải lễ vật đầy đủ.

Đồ lễ thường gồm: ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, chè kho, trà, rượu, quần áo mũ nón, mâm lễ mặn với gà trống luộc, thịt lợn luộc, xôi, bánh chưng…

Nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay, Sau khi bày diện lễ đủ, gia chủ đốt đèn, nến, thắp hu7ong và thành kinh cầu khẩn, Khi cúng cần ăn mặc chỉnh tề.

https://www.officesaigon.vn/van-phong-cho-thue-quan-phu-nhuan.html

Hướng Dẫn Cúng Giao Thừa Tết Nguyên Đán Canh Tý Ở Căn Hộ Chung Cư

Trong bài “Nên cúng Giao thừa trong nhà hay ngoài trời?“, chúng tôi đã hướng dẫn đầy đủ cách làm lễ cúng Giao thừa năm Canh Tý năm 2020. Theo đó, lễ cúng Giao thừa là để tiễn Quan hành khiển năm cũ và đón Quan hành khiển năm mới, đồng thời chứng kiến phút chuyển giao của đất trời sang xuân nên cần phải tiến hành ngoài trời.

Cũng có người cúng Giao thừa cả ngoài trời và trong nhà, trên ban thờ tiên tổ với ý nghĩa dâng lễ vật lên tổ tiên trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ, mở đầu một năm mới với những khát vọng mới.

Tuy nhiên, nếu chỉ tiến hành một lễ thì thường là tiến hành ngoài trời. Ở nông thôn đất ở rộng rãi các gia đình thường cúng ngoài sân, còn ở thành phố các gia đình thường cúng ở khoảng hè phố trước cửa nhà.

Nhưng nếu như vậy, những gia đình ở chung cư không có sân riêng thì cúng ở đâu?

Căn hộ chung cư cúng Giao thừa Canh Tý 2020 ở đâu?

Trong xã hội hiện nay, đất chật người đông nên ngoại trừ ở nông thôn các gia đình thường có đầy đủ nhà cửa, sân vườn… nên việc cúng Giao thừa ở ngoài trời là điều không có gì khó khăn. Tuy nhiên, ở các đô thị hiện nay nhà cửa thường chật chội, nhiều gia đình sống trong các căn hộ chung cư cao tầng, không có sân riêng, thậm chí nhiều người ở nhà mặt đất nhưng diện tích chật hẹp, không có sân hè… thì chọn nơi cúng Giao thừa cũng là băn khoăn của không ít người.

Ở căn hộ chung cư có thể cúng giao thừa ở ban công hoặc giữa cửa ra vào

Theo các chuyên gia văn hóa, trong trường hợp ở căn hộ chung cư, gia chủ có thể cúng ngoài ban công hoặc có thể lên sân thượng tòa nhà để cúng nếu thuận tiện, vì ở đó cũng là không gian mở ra bên ngoài nên vẫn mang đầy đủ ý nghĩa của lễ cúng Giao thừa.

Tuy nhiên, ban công thường là nơi phơi phóng, do đó cần cất hết quần áo, dọn dẹp thật phong quang trước khi cúng để bảo đảm sự thanh tịnh nơi hành lễ. Cũng có gia đình mang lễ xuống sân chung dưới mặt đất của tòa nhà để cúng cũng tốt.

Nhiều cư dân cũng mang lễ xuống sân chung tòa nhà dưới mặt đất để cúng giao thừa

Đối với những căn hộ không có ban công, hoặc những nhà mặt ngõ hẹp không có vỉa hè, mái che lại lợp mái chảy không có sân thượng thì có thể cúng trong nhà, nhưng nên lựa nơi gần cửa sổ để đặt lễ với ý nghĩa để Trời – Đất và Quan hành khiển chứng giám.

Với những nhà thậm chí không có cả cửa sổ thông với ngoài trời thì mở rộng cửa ra vào rồi kê chiếc bàn hoặc chiếc ghế cao ngay giữa cửa rồi đặt lễ để cúng cũng tốt, vì theo chúng tôi, việc hành lễ cốt ở tâm thành là chính. Giáo lý nhà Phật cũng thường dạy “Phật tại tâm” đấy thôi.

Chuẩn bị mâm lễ cúng Giao thừa Canh Tý 2020

Cũng giống như lễ cúng giao thừa ngoài trời, mâm lễ vật cúng giao thừa ở căn hộ chung cư cũng chỉ cần đơn giản, gọn nhẹ. Thông thường gồm: Gà trống hoặc thủ lợn luộc, đĩa xôi hoặc bánh chưng, trầu cau, hoa quả, gạo, muối, cút rượu, chén nước trắng, bánh kẹo; có người còn cúng thêm vàng mã và chiếc mũ chuồn của Quan hành khiển.

Lễ cúng Giao thừa cốt ở sự thành tâm, nên quan trọng là thời điểm cúng và sự trang trọng của gia chủ, chứ không cần quá coi trọng lễ vật. Vì vậy, tùy từng hoàn cảnh, điều kiện và không gian hành lễ, có thể chỉ cần con gà ngậm bông hoa (thường là hoa hồng đỏ), đĩa xôi, cút rượu, đĩa gạo, đĩa muối, chén nước trắng là được.

Trong văn hóa truyền thống của người Việt, thông thường người ta vẫn dùng gà trống để cúng vì quan niệm gà trống là biểu tượng của ngũ đức (văn, võ, dũng, nhân, tín) và bông hoa hồng đỏ trên miệng gà là hình ảnh tượng trưng cho ông Mặt Trời.

Thủ tục cúng Giao thừa Canh Tý 2020

Do mâm lễ đặt trên bàn hoặc ghế cao nên không có bát hương như trên ban thờ, vì vậy hương cắm trực tiếp lên đĩa xôi, bánh chưng, đĩa gạo hoặc lấy chiếc lọ nhỏ để cắm hương là được.

Thường là trước giao thừa mấy phút, gia chủ khăn áo tề chỉnh bày lễ, thắp nến hoặc đèn dầu trên mâm cỗ cúng rồi lên hương. Sau đó khấn bài văn khấn, thành tâm cầu xin vị Tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu bài văn khấn mang tính chất tham khảo; hoặc có thể chỉ cần khấn nôm, cốt ở tâm thành là được.

Sau khi hết tuần hương thì hạ lễ, cả gia đình quây quần thụ lộc, uống chén rượu xuân và cùng chúc nhau năm mới an khang thịnh vượng.

Bài văn khấn cúng Giao thừa năm Canh Tý 2020 (tham khảo)

Nam mô A di đà Phật (3 lần) Kính lạy: Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương; Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật; Con kính lạy Đức Bồ tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh; Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần; Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan; Con kính lạy ngài đương niên thiên quan Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan; Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Hổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần. Nay là phút giao thừa năm Kỷ Hợi với năm Canh Tý Chúng con là: …, sinh năm: …, hành canh: … tuổi, cư ngụ tại số nhà:…, ấp/khu phố:…, xã/phường …, quận/huyện/ thành phố …, tỉnh/thành phố … Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật-Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh. Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cái Thái tuế, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân, và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự tốt lành, tứ thời bát tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần. Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì. Nam mô A di đà Phật (3 lần, 3 vái).

Bạn đang đọc bài viết Hướng dẫn cúng Giao thừa Tết Nguyên Đán Canh Tý ở căn hộ chung cư tại chuyên mục Kiến trúc – Quy hoạch của Tạp chí Bất động sản Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư batdongsantapchi@gmail.com

Chuyện Thờ Cúng Ở Chung Cư

15/12/2018 07:10

Khoảng 15 năm về trước, chung cư không được nhiều người lựa chọn, nhất là những người cao tuổi, bởi họ ngại tầng cao. Tuy nhiên, theo thời gian, cùng với quá trình đô thị hóa, dân số tăng cao, nhu cầu nhà ở quá cao, chung cư trở thành sự lựa chọn tất yếu, đặc biệt với các gia đình trẻ ở đô thị.

Theo chuyên gia phong thủy Hoàng Trà, Phó viện trưởng Viện Lý học phương Đông, khi bàn về phong thủy thờ cúng, nhiều người cho rằng, vì mình không phải là con trưởng, hoặc bố mẹ còn khỏe mạnh và đang phụng thờ gia tiên rồi thì con cái không phải thờ nữa.

Tuy nhiên, về đường tâm linh, mỗi cá nhân thường sẽ có gia tiên độ mệnh cho tài lộc và công danh và nếu không có nơi thờ tự, thì các cụ về không có nơi để ngự, đương nhiên sẽ không độ mệnh và cho lộc nữa. Khi đó, ra lộc đường Âm giảm, thì sự nghiệp kém may mắn. Với nhiều người có lộc Dương mạnh thì không thấy rõ, nhưng người lộc bản mệnh kém, thì lộc đường Âm lại thể hiện rất rõ ràng.

Ông Trà cho rằng, một dòng tộc có rất nhiều gia tiên và ông mãnh, bà cô ở nhiều đời khác nhau. Và đường Âm, các cụ hợp với ai thì sẽ độ cho người đó nhiều hơn. Tương tự, trong nhà, bố mẹ có nhiều con thì bố mẹ hợp với vợ chồng người con nào thì hay đến và ở lại nhà đó. Dù nhà rộng, nhà chật, thì con cái đều phải bố trí chỗ ăn, nghỉ cho bố, mẹ. Còn nếu không chu đáo, có thể bố, mẹ cũng giận và ít qua lại.

Tương tự như vậy, các cụ có câu “Trần sao Âm vậy”, do đó khi gia tiên nhà chúng ta cho lộc, mà không có ban thờ, bát hương để phụng thờ, thì sau năm lần, bảy lượt chắc chắn các cụ cũng sẽ chẳng độ lộc cho nữa.

Thờ cúng sao cho đúng

Theo chuyên gia Hoàng Trà, trong phong thủy, được chia làm hai phần Âm – Dương. Trong đó, phần Dương là toàn bộ phong thủy nhà ở, còn phong thủy Âm trong ngôi nhà là phòng thờ, ban thờ, bát hương, đồ thờ. Nếu một nhà không thờ cúng, thì thiếu đi mất một nửa đường lộc. Dù là nhà ở mặt đất hay chung cư, nhiều người cũng cho rằng, nhà mình có thờ bát hương thần linh là đủ rồi, vì gia chủ không phải con trưởng, mà bố mẹ vẫn còn khỏe mạnh.

Tuy nhiên, về nguyên tắc thờ cúng, thì bát hương thờ thần linh dù ở nhà đất hay chung cư luôn vẫn phải có. Đó là thờ các vị thần cai quản cả lô đất đó. Nhưng ở chung cư có sự khác biệt là Thổ Công cai quản đất đó sẽ không ngự tại một gia đình nào cả, mà bát hương chúng ta thờ chỉ có ý nghĩa thờ vọng, thể hiện lòng tôn kính. Ngoài ra, như đã nói ở trên, gia đình nào cũng nên có bát hương thờ gia tiên.

Gia tiên nhà chúng ta thông thường chỉ là dân thường đường Âm, muốn đi vào nhà ở của con cháu thì phải được phép của Thổ Công. Nếu vị thần cai quản lô đất không cho phép, thì gia tiên chỉ đứng ở ngoài cổng mà thôi. Tương tự, bây giờ chúng ta vào các khu chung cư, nếu bảo vệ không cho vào thì chẳng có người thân nào có thể lên tới căn hộ chung cư của gia đình chúng ta. Kể cả người nhà là quan chức cũng phải chấp nhận.

Nguyên tắc đặt ban thờ

Dù ở chung cư hay ở nhà đất, một nhà thông thường vẫn phải thờ ba bát hương. Bát ở giữa to nhất, kê cao nhất thờ các vị thần tại lô đất. Bát hương bên phải từ ngoài nhìn vào để thờ gia tiên, là những người đã lập gia đình mà mất. Bát hương bên trái là thờ người chưa lập gia đình mà mất, gọi là ông mãnh, bà cô, cậu, cô.

Nhiều người hay băn khoăn là chung cư thì căn hộ gia đình nhà khác ở trên đầu nhà mình, vậy liệu thờ cúng có bị xấu hay không?

Về vấn đề này, ông Trà khẳng định, không có vấn đề gì phải lo lắng. Theo như phân tích ở trên, chúng ta thấy, các vị thần cai quản cả tòa nhà chung cư, hay thậm chí cả khu chung cư không ngự riêng ở nhà ai và chỉ có gia tiên về tại bát hương ở căn hộ chung cư mà thôi.

Mà lúc này, gia tiên nhà nọ ở trên gia tiên nhà kia cũng không có gì là phạm. Giống như dương trần, có nhiều gia đình sống ở các tầng khác nhau của chung cư, dù là dân thường có căn hộ ở trên nhà quan chức cũng chẳng có vấn đề gì phải băn khoăn.

Lưu ý một số người có căn phải thờ điện, trong trường hợp đã và đang ở chung cư do không đủ duyên mua nhà đất. Khi đặt nơi thờ tự, phải lưu ý cẩn trọng chọn vị trí và phương vị đặt nơi thờ cho thật chuẩn chỉ.

Những lưu ý khi đặt phong thủy ban thờ ở chung cư

Cơ bản, chúng ta không nên đặt ban thờ ở dưới giường ngủ của tầng sát trên hay dưới vị trí bộ bàn ghế khách. Đó cũng là điều nên tránh với ban thờ của một gia đình thông thường khi ở chung cư.

Ngoài ra, còn nhiều yếu tố kiêng kị khác như không nên đặt bát hương dưới dầm, không nên đặt dưới khu bếp hay bàn ăn nhà trên… Đặc biệt, không nên đặt ban thờ dưới nhà vệ sinh của tầng trên (điều này ở chung cư ít xảy ra, vì thiết kế chung cư thường xây theo trục thẳng đứng).

Thông thường, mọi người tính hướng ban thờ theo tuổi của nam gia chủ và quan điểm đặt ban thờ theo phong thủy Bát trạch. Phong thủy Bát trạch chỉ là trường phái phong thủy cơ bản ban đầu, chưa hợp lý về mặt đạo lý cho lắm.

Bởi vì, nếu giải thích ứng vào trường hợp nhà thờ họ, nhà thờ chi mà đời hiện tại đang có hướng tốt, rồi đến đời sau mà ban thờ phạm hướng tuyệt mệnh chẳng nhẽ lại thay đổi phương vị của nhà thờ và ban thờ hay sao? Ban thờ tại nhà riêng còn có thể kê đặt lại, chứ ban thờ của cả dòng họ thì chẳng bao giờ có thể thay đổi, xoay chuyển một cách dễ dàng.

Nhưng khi đã ở chung cư, nếu tìm được vị trí hợp lý về phong thủy địa lý tổng quan và hợp với hướng nam gia chủ, thì sẽ tạo được sự an tâm cho gia chủ. Tuy vậy, dù có hợp hướng mấy đi chăng nữa cũng vẫn phải kiêng kỵ là phòng vệ sinh, cửa phòng vệ sinh tuyệt đối không được ở trước ban thờ. Tiếp theo, giường ngủ vợ chồng và cửa phòng ngủ vợ, chồng cũng không được đặt trước ban thờ.

Vệ sinh và giường ngủ có thể đặt đằng sau và bên hông thì cũng không có sai phạm gì. Để đạt được thêm các tiêu chí tốt khi đặt ban thờ thì không nên treo vào tường nhà vệ sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mà không gian của căn hộ chung cư không có vị trí nào tốt hơn, mà vẫn phải treo vào tường phòng vệ sinh, kể cả khi xem xét từ tổng thể cho đến chi tiết, hay còn có thể nói là từ đại cục đến tiểu cục, cách hóa giải là chúng ta có thể ốp thêm một vách bằng gỗ và tạo khoảng không cách tường vệ sinh khoảng 3 – 5 cm.

Về quan điểm, chúng ta có thể thấy một phòng rộng 30 m hay 3 m cũng là một phòng, nên 3 cm cũng là một không gian giống như một phòng. Vì vậy, kê cách ra thì cũng không còn bị treo trực tiếp vào tường vệ sinh nữa.

Nhiều người cũng băn khoăn về việc ban thờ có chân hay treo tường sẽ tốt. Theo chuyên gia phong thủy Hoàng Trà, chung cư nếu diện tích đủ rộng có thể sắp được không gian ban thờ có chân là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu không đủ khoảng trống thì có thể treo cũng chẳng xấu, quan trọng là vị trí phù hợp phong thủy và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. Dù sao căn hộ chung cư cũng ở trên cao rồi thì ban thờ treo lên cũng chẳng phải băn khoăn thêm gì.

Tư Vấn Xem Ngày Nhận Bàn Giao Nhà Chung Cư

Xem ngày nhận bàn giao nhà chung cư giúp bạn yên tâm hơn khi chuyển tới sinh sống.

Vì sao nên xem ngày nhận bàn giao nhà chung cư?

Theo quan niệm của dân gian, ngày tốt, ngày xấu, ngày hoàng đạo và đắc đạo cần được quan tâm để vận dụng vào từng trường hợp cụ thể. Phương pháp tính ngày tốt, ngày xấu này thường dựa trên quỹ đạo của Trái đất và vị trí sắp xếp của các hành tinh ảnh hưởng đến con người. Do đó, có khá nhiều phương pháp khác nhau được dùng để tính ngày tốt, xấu.

Trên thực tế có thể bạn đã từng nhờ thầy phong thủy xem ngày nhưng mỗi thầy lại tư vấn một kiểu khác nhau, lý do là vì mỗi thầy áp dụng phương pháp xem ngày khác nhau. Để giúp bạn tự tin chọn ngày nhận bàn giao nhà chung cư, trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu những phương pháp đơn giản nhất để xem ngày tốt xấu nhận bàn giao nhà chung cư mà bạn có thể áp dụng dễ dàng, phù hợp với cuộc sống hiện đại của chúng ta ngày nay.

Phương pháp thứ nhất: Xem ngày nhận bàn giao nhà chung cư theo tuổi hoặc can chi

Trong một tháng, bạn nên tránh những ngày xung khắc với tuổi hoặc can chi của mình. Ví dụ như bạn tuổi Dần thì thường hay xung khắc trong tháng Thân ngày Thân hoặc những ngày tứ hành xung Dần, Thân, Tỵ, Hợi. Bạn chọn nên ngày có can chi hợp với can chi năm sinh của bạn.

Tìm hiểu về tam hợp và tứ hành xung sẽ giúp bạn có cơ sở vững chắc để xem ngày nhận bàn giao nhà chung cư.

THAM KHẢO THÊM:

Phương pháp thứ hai: Xem ngày nhận bàn giao nhà chung cư cần tránh ngày xấu dân gian quan niệm

Bạn nên tránh những ngày được quan niệm là xấu trong dân gian; ví dụ ngày Tam Nương là mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22, 27 hoặc ngày Nguyệt Kỵ là mùng 5, 14, 23.

Còn nếu bạn không quá quan trọng thì có thể lấy ngày 9, 19, 29 để nhận bàn giao nhà chung cư vì theo cách tính trong lịch, đa phần những ngày này ít điềm xấu nhất.

Phương pháp thứ ba: Xem ngày nhận bàn giao nhà chung cư trên lịch vạn niên

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về những ngày cơ bản trong các quyển lịch Vạn Niên để biết những ngày hợp với từng việc gì. Ví dụ, những ngày trực kiến, trực phá, trực bình… có phù hợp đi giao dịch, ký hợp đồng, sửa nhà, sửa bếp hay không. Không phải ngày tốt là tốt hết cho mọi việc, ngày xấu là xấu hết cho mọi việc mà tùy vào từng việc cụ thể của bạn.

Xem ngày nhận bàn giao nhà chung cư sẽ giúp tâm lý bạn thoải mái và yên tâm khi chuyển đến sinh sống.