Cúng Giao Thừa Nhà Chung Cư / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Ở Nhà Chung Cư Có Cần Cúng Giao Thừa Ngoài Trời?

Theo phong tục, cúng giao thừa thường phải làm hai lễ, một lễ cúng trong nhà và một lễ ngoài trời. Nhiều gia đình ở chung cư băn khoăn việc có cần cúng giao thừa ngoài trời hay không.

1. Lễ cúng giao thừa – Lễ Trừ Tịch

Cúng giao thừa là nghi lễ không thể thiếu trong mỗi đêm 30 Tết. Theo phong tục xưa, nghi lễ này được tiến hành ở hai nơi, trong nhà và ngoài trời.

Lễ cúng giao thừa còn gọi là lễ Trừ Tịch. Trừ Tịch là phút cuối cùng của năm cũ và sắp bắt đầu qua năm mới, mang ý nghĩa đem bỏ hết những điều xui xẻo của năm cũ để đón rước điều may mắn, tốt đẹp trong năm sắp tới. Đây còn là lễ mang ý “khu trừ ma quỷ”. Lễ này thường được tiến hành vào khoảng giờ Tý (từ 23h ngày 30 Tết đến 1h ngày mùng 1 Tết).

Thông thường, cúng giao thừa được chia thành hai lễ, lễ ngoài trời trước và sau đó là lễ trong nhà. Lễ cúng giao thừa ngoài trời làm trước nhằm mục đích “tống cựu, nghênh tân”, tiễn đưa quan Hành Khiển cũ, đón rước quan Hành Khiển mới.

2. Ý nghĩa cúng giao thừa ngoài trời

Theo quan niệm của người xưa, mỗi năm Thiên đình thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là ngài có trí như quan toàn quyền.

Lễ cúng giao thừa ngoài trời

Nếu năm nào quan toàn quyền giỏi giang, anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, ít bệnh dịch…Trái lại, gặp phải ông lười biếng, kém cỏi, tham lam thì hạ giới chịu mọi điều khổ cực.

Các cụ ta hình dung trong thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới ấy, quân đi quân về tấp nập ngang trời, điều mà mắt trần ta không nhìn thấy được, thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì.

Vì thế, các gia đình dâng lên xôi gà, hoa quả, bánh trái, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà Trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.

Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc rất khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát được, mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà…

3. Nhà ở chung cư có nhất thiết phải cúng giao thừa ngoài trời hay không?

Theo quan niệm của người xưa, lễ cúng Giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các gia đình, mang ý nghĩa tiễn đưa những điều xấu, xui xẻo của năm cũ để đón điều tốt đẹp trong năm mới.

Lễ này thường được thực hiện vào khoảng giờ Tý, tức là từ 23 giờ ngày 30 Tết đến 1 giờ mồng 1 Tết.

Trong ngày lễ quan trọng này thường phải làm hai lễ, một lễ cúng Giao thừa trong nhà và một lễ cúng ngoài trời.

Lễ cúng giao thừa ngoài trời phải làm trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu” tức là đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũ. Sau đó mới đến lễ trong nhà.

Tuy nhiên nhiều gia đình ở chung cư băn khoăn rằng “ở chung cư có cần cúng giao thừa ngoài trời không”?

Trước vấn đề này, chuyên gia phong thủy Linh Quang (Tư vấn đào tạo phong thủy thực hành) cho biết, theo dân gian và hoàn cảnh nơi ở của người dân xưa, đất đai vẫn còn rộng rãi, nhà ở thường gắn liền với đất chứ không có ở chung cư, do vậy thường cúng trong nhà và ra sân để cúng.

Cúng trong nhà thường là cúng Phật, Thánh, các vị Thần linh và Gia tiên. Cúng ngoài trời thường là cúng chúng sinh, cúng “Thiên”, nghĩa là cúng ông trời, cúng quan Hành Khiển là vị thần được giao nhiệm vụ trông coi nhân gian trong năm… Để thực hiện được việc cúng này thì nhà ở phải có sân, có vườn mới thực hiện được.

Khi ở chung cư, do không gian chật hẹp không có đất có vườn nên việc cúng chỉ cần tập trung ở trong nhà mà không nhất thiết phải cúng ngoài trời. Nếu các gia đình cần cúng ngoài trời nên xuống dưới sân của nhà chung cư chứ không phải ở trên tầng.

Việc cúng ngoài trời cần có khoảng không gian có trời và có đất, do vậy lễ vật cần được đặt gần với mặt đất. Vì thế nếu cúng ở trên khoảng không tầng lầu chung cư thì không gian bày lễ cách nhau quá xa nên không thể gọi là cúng ngoài trời được.

Cũng có thể hiểu cách khác là việc cúng bái nên làm tại trên mặt đất vì bên trên có trời, ở dưới có đất, ở giữa là con người, việc cúng bái như vậy thể hiện sự hài hòa giữa thiên địa nhân nên sẽ gắn kết được thế giới tâm linh với con người tốt hơn” – chuyên gia Linh Quang giải thích.

Về lễ vật cũng giao thừa, theo ông Linh quang, lễ cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời về cơ bản giống nhau, gồm đầy đủ các thứ cần thiết. Tuy nhiên tùy điều kiện từng gia đình để linh hoạt thêm bớt các lễ vật, cần sự thành tâm chứ không phải lễ vật đầy đủ.

Đồ lễ thường gồm: ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, chè kho, trà, rượu, quần áo mũ nón, mâm lễ mặn với gà trống luộc, thịt lợn luộc, xôi, bánh chưng…

Nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay, Sau khi bày diện lễ đủ, gia chủ đốt đèn, nến, thắp hu7ong và thành kinh cầu khẩn, Khi cúng cần ăn mặc chỉnh tề.

https://www.officesaigon.vn/van-phong-cho-thue-quan-phu-nhuan.html

Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Ở Chung Cư: Có Nhất Thiết Phải Làm?

Cúng giao thừa là nghi lễ không thể thiếu trong mỗi đêm 30 Tết. Theo phong tục xưa, nghi lễ này được tiến hành ở hai nơi, trong nhà và ngoài trời.

Lễ cúng giao thừa còn gọi là lễ Trừ Tịch. Trừ Tịch là phút cuối cùng của năm cũ và sắp bắt đầu qua năm mới, mang ý nghĩa đem bỏ hết những điều xui xẻo của năm cũ để đón rước điều may mắn, tốt đẹp trong năm sắp tới. Đây còn là lễ mang ý “khu trừ ma quỷ”. Lễ này thường được tiến hành vào khoảng giờ Tý (từ 23h ngày 30 Tết đến 1h ngày mùng 1 Tết).

Thông thường, cúng giao thừa được chia thành 2 lễ, lễ ngoài trời trước và sau đó là lễ trong nhà. Lễ cúng giao thừa ngoài trời làm trước nhằm mục đích “tống cựu, nghênh tân”, tiễn đưa quan Hành Khiển cũ, đón rước quan Hành Khiển mới.

Lễ cúng giao thừa ngoài trời

2. Ý nghĩa cúng giao thừa ngoài trời

Theo quan niệm của người xưa, mỗi năm Thiên đình thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là ngài có trí như quan toàn quyền.

Nếu năm nào quan toàn quyền giỏi giang, anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, ít bệnh dịch…Trái lại, gặp phải ông lười biếng, kém cỏi, tham lam thì hạ giới chịu mọi điều khổ cực.

Các cụ ta hình dung trong thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới ấy, quân đi quân về tấp nập ngang trời, điều mà mắt trần ta không nhìn thấy được, thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì.

Vì thế, các gia đình dâng lên xôi gà, hoa quả, bánh trái, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà Trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.

Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc rất khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát được, mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà…

Nhà chung cư không nhất thiết phải tiến hành lễ cúng giao thừa ngoài trời

3. Cúng giao thừa ngoài trời ở chung cư, có nhất thiết phải làm?

Không nhất thiết phải cúng giao thừa ngoài trời ở chung cư

Không ít người băn khoăn rằng liệu ở nhà chung cư có nhất thiết phải tiến hành nghi lễ cũng giao thừa ngoài trời hay không.

Để giải đáp thắc mắc này, chuyên gia phong thủy Linh Quang (Tư vấn đào tạo phong thủy thực hành) cho biết, căn cứ vào hoàn cảnh nơi ở của người xưa, đất đai nhà cửa rộng rãi, nhà gắn liền với mặt đất, vườn tược chứ chưa có nhà chung cư cao tầng. Do đó, cúng giao thừa thường được tiến hành ở cả hai nơi trong nhà và ngoài trời.

Cũng theo chuyên gia, cúng trong nhà thường là cúng Phật, các vị Thần linh và gia tiên.

Còn đối tượng mà nghi lễ cúng ngoài trời hướng tới thường là cúng “Thiên”, nghĩa là cúng ông trời, cúng quan Hành Khiển là vị thần được giao nhiệm vụ trông coi nhân gian trong năm, cúng chúng sinh… Việc cúng này chỉ có thể thực hiện được khi nhà có sân hoặc vườn.

Theo ông Linh Quang, không gian phía ngoài nhà ở chung cư khá chật hẹp, không có đất có vườn nên việc cúng chỉ cần tập trung ở trong nhà mà không nhất thiết phải cúng ngoài trời.

Cúng giao thừa ở chung cư thì cúng ở đâu?

Theo ông Linh Quang, gia đình nào cần cúng ngoài trời, nên xuống dưới sân của tòa chung cư chứ không phải ở ngay ngoài hành lang của tầng nhà mình.

Việc cúng ngoài trời cần có khoảng không gian có trời và có đất, do vậy lễ vật cần được đặt gần với mặt đất. Do đó, nếu cúng ở trên tầng lầu chung cư thì không gian bày lễ cách không gian dưới mặt đất quá xa nên không thể gọi là cúng ngoài trời được.

Có thể hiểu theo cách khác rằng, việc cúng bái nên được tiến hành trên mặt đất vì bên trên có trời, ở dưới có đất, ở giữa là con người, như vậy thể hiện sự hài hòa giữa cả ba yếu tố Thiên – Địa – Nhân, sẽ gắn kết được thế giới tâm linh với con người tốt hơn.

Còn theo chuyên gia phong thủy Song Hà, có chung cư ban công ở ngay phòng khách, có căn hộ thì ban công lại ở phòng bếp, có căn hộ chung cư gần như chỉ có cửa thoáng, không có lô ra cũng không có ban công…

Do vậy, nếu không cúng ở dưới tòa nhà chung cư, khi các gia đình cúng giao thừa ở chính căn hộ của mình thì chỉ cần mở cửa sổ lớn và cúng theo hướng ra ngoài là đã đón được thiên khí, đón được gió trời.

Các gia đình không đòi hỏi phải cúng ra tận ngoài trời hay đòi hỏi phải cúng thông thiên. Bởi vì nếu cúng thông thiên mà đêm giao thừa mưa bão thì không cúng được..

Điều quan trọng nhất khi cúng giao thừa ở nhà chung cư là thu được thiên khí, nắng gió, ánh sáng thiên nhiên thì việc cúng giao thừa đã chuẩn chỉ.

Lưu ý khi cúng giao thừa ở chung cư:

– Hạn chế dùng đồ cúng bằng giấy hay đồ dễ cháy quá gần nến, lửa. Cẩn thận khi thắp hương, tránh tình trạng hỏa hoạn.

– Không nên dùng nến cây mà dùng nến cốc, đặt trên một cái đĩa có nước. Làm lễ xong phải thổi tắt nến đi.

– Hạn chế tối đa sử dụng hương vòng. Vì không gian phòng chung cư thường khá kín, không tốt cho hô hấp trẻ nhỏ.

– Khi thắp hương cần mở tất cả cửa chính, cửa sổ trong nhà.

– Dùng đèn đỏ đèn vàng hai bên ban thờ tạo cảm giác ấm cúng, không để ban thờ tối trong những ngày Tết.

Sửa Nhà Chung Cư Có Cần Cúng Không? Văn Khấn Sửa Nhà Chung Cư?

Sửa nhà chung cư có cần cúng không?

Theo quan điểm về phong thủy tâm linh của người dân Việt Nam, trước khi sửa nhà chung cư, việc thờ cúng, xin phép thổ công, thổ địa và điều cần thiết. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, việc cúng trước khi sửa nhà chung cư là việc cần thiết.

Tuy nhiên, để có thể thực hiện được lễ cúng sửa nhà chung cư một cách chính xác nhất, bạn nên nắm được những thông tin, vấn đề xoay quanh bao gồm xem tuổi khi cúng nhà chung cư, mâm lễ và văn khấn khi cúng nhà một cách chuẩn xác nhất.

Cách xem tuổi khi sửa nhà chung cư

Lưu ý, việc xem tuổi khi sửa nhà chung cư chỉ xảy ra khi gia chủ muốn thay đổi, tu sửa lớn cho ngôi nhà chung cư, từ đó có thể thay đổi cả kiến trúc của ngôi nhà.

Theo quan điểm của các chuyên gia phong thủy, nếu gia chủ muốn thực hiện những thay đổi lớn với căn hộ chung cư, gia chủ nên chọn sửa nhà vào những năm sao cho tuổi của bản thân không bị phạm vào tam hai, hoang ốc, kim lâu,…để bảo đảm nguồn vượng khí trong ngôi nhà không bị tác động, ảnh hưởng.

Trong trường hợp gia chủ cần sửa nhà chung cư gấp nhưng lại vào thời điểm năm không được tuổi, gia chủ có thể mượn tuổi người khác để sửa nhà. Lưu ý, gia chủ nên mượn tuổi của người đàn ông trong gia đình thật sự phù hợp để thay mặt cho gia chủ, thực hiện các “thủ tục” cần thiết trước khi sửa nhà chung cư.

Trong trường hợp bạn không tìm được người phù hợp để mượn tuổi, thì cũng không nên quá lo lắng. Gia chủ chỉ cần thắp một nén nhang và xin phép trước khi làm lễ sửa nhà chung cư là được.

Cách làm lễ cúng khi sửa nhà chung cư

So với các loại hình bất động sản khác như nhà phố, nhà nguyên căn, nhà mặt tiền, biệt thự,…rõ ràng chung cư có một sự…khác biệt. Không gắn liền với mặt đất, các căn hộ chung cư đều có sự phụ thuộc vào phần chung của các tòa nhà, dù có không gian sở hữu riêng biệt, nhưng vẫn mang trong mình những sự chung đụng nhất định mà gia chủ không thể thay đổi được.

Trong trường hợp gia chủ thực hiện các việc sửa nhà như sơn lại tường, sàn, thay đổi nội thất trong ngôi nhà, lát lại gạch,…thì không cần thiết phải làm lễ cúng sửa nhà chung cư. Bởi đây là các hoạt động đơn giản, không gây ra nhiều tác động đến ngôi nhà, đặc biệt là trong lĩnh vực phong thủy.

Tuy nhiên, nếu gia chủ thực hiện các công việc sửa nhà chung cư như thiết kế lại kiến trúc ngôi nhà, thay đổi vị trí, chức năng của các phòng trong căn hộ, đặc biệt là phòng thờ, thì việc cúng sửa nhà chung cư là việc cần thiết. Bởi đây là những công việc tác động trực tiếp đến không gian, kết cấu của ngôi nhà. Mà ý nghĩa của phong thủy chính là sự tương tác giữa con người và môi trường xung quanh. Một khi môi trường xung quanh đã thay đổi, phong thủy cũng không thể giữ nguyên như cũ, vô hình chung sẽ tác động đến cuộc sống thường ngày của chính bản thân gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.

Để thực hiện lễ cúng sửa nhà chung cư, đầu tiên, bạn phải chuẩn bị mâm lễ. Mâm lễ cúng sửa nhà gồm có mâm lễ mặn và hoa quả, tiền vàng, hương hoa,…

Mâm lễ mặn bao gồm: đồ nếp (xôi hoặc bánh chưng), bộ tam sinh (trứng gà luộc, gà luộc nguyên con, thịt lợn luộc).

Mâm trái cây: nên chọn trái cây tươi

Đồ cúng khác: 1 chén nước, 1 chén rượu, 1 chén muối, 1 túi trà, trầu cau,…Tùy thuộc vào từng địa phương khác nhau mà đồ cúng sẽ có sự khác biệt nhất định.

Sau khi chuẩn bị xong mâm cúng sửa nhà chung cư, gia chủ chọn giờ hoàng đạo, thắp nhang ông bà tổ tiên, thổ địa xin phép được sửa nhà. Gia chủ nên đọc bài văn khấn chung cư:

“- Nam mô a di Đà Phật! – Nam mô a di Đà Phật! – Nam mô a di Đà Phật! – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy Quan Đương niên. – Con kính lạy các Tôn thần bản xứ. Tín chủ (chúng) con là:……………. Hôm nay là ngày… tháng… năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén hương dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con muốn sửa chữa căn nhà ở địa chỉ……….. là ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi xin soi xét và cho phép được sửa chữa. Tín chủ con lòng thành kính mời ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần cai quản khu vực này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi chuyện thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ bình an, âm phù dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc quanh quất khu vực này, xin mời tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên, khiến cho an lành, công việc chóng thành. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. – Nam mô a di Đà Phật! – Nam mô a di Đà Phật! – Nam mô a di Đà Phật!”

Sau khi đọc bài văn khấn sửa nhà xong, gia chủ sẽ đốt vàng, rải muối gạo và tiến hành sửa chữa căn hộ chung cư như đã định trước.

Một số lưu ý khi sửa nhà chung cư

Xin phép ban quản lý tòa nhà chung cư để thông báo, tránh việc tự ý sửa nhà khi chưa được phép, có thể dẫn tới những tranh cãi, mâu thuẫn không đáng có.

Nên có người giám sát quá trình bạn sửa chữa căn hộ chung cư, hạn chế sự tác động đến cấu trúc chung của tòa nhà như đường dây điện, hệ thống ống nước, vách ngăn giữa các căn hộ,…

Sau khi sửa chữa xong, nên liên lạc với đơn vị chức năng của tòa chung cư giám định, nghiệm thu lại tình trạng của ngôi nhà để đảm bảo chất lượng ngôi nhà.

Sống Tại Chung Cư, Cúng Giao Thừa, Hoá Vàng Ở Đâu Để Không Mất Lộc?

Cúng giao thừa ở đâu, hoá vàng như thế nào để không bị mất lộc là câu hỏi mà nhiều người đang sinh sống tại chung cư lo lắng.

Cúng giao thừa ở đâu?

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Giáo dục – Liên hiệp hội KHKT Việt Nam (VNUSTA), thông thường, với nhà mặt đất thì việc cúng bái thuận lợi vì có không gian, chủ nhà có thể cúng ở sân thượng hoặc ở sân của căn nhà.

Nhưng do đất nhà ở dần ít đi, cư dân đông đúc nên các gia đình phải chọn sinh sống tại các toà chung cư hàng chục tầng. Từ đó cũng bắt đầu phát sinh những bài toán về việc cúng tế cũng như việc xem phong thuỷ cho căn hộ.

Để tạm giải quyết những vấn đề này, người dân sống tại chung cư có thể sử dụng ban công, tầng thượng hoặc sân chung cư là nơi để cúng giao thừa hay những việc cần phải cúng ngoài trời.

“Nhà mặt đất thì phân biệt hướng và tọa rất dễ. Còn để xem hướng cho nhà chung cư thì có đến 12 phương án. Để giải quyết nhu cầu cúng bái ngoài trời như cúng giao thừa, theo tôi nếu căn hộ đó có ban công thì có thể sử dụng. Việc cúng giao thừa có ý nghĩa là chiêu khí tốt, đón dương khí đầu năm, cầu những điều tốt nên cần thực hiện ngoài trời.

Trường hợp nếu căn hộ không có ban công riêng thì có thể cúng ở tầng thượng, dưới sân chung cư, khu vực hoá vàng mã. Nhưng cũng cần lưu ý là bất kể cúng gì đi chăng nữa thì chủ nhà cũng cần phải đọc rõ địa chỉ, số căn hộ, tên tuổi người cúng… có như vậy thì không sợ bị mất lộc”, Tiến sĩ Vịnh giải thích.

Hoá vàng mã ở đâu để không mất lộc?

Còn theo quan điểm của Nhà nghiên cứu phong thuỷ, Kiến trúc sư Phạm Cương tục đốt vàng mã đã tồn tại trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt từ lâu đời. Với quan niệm “trần sao âm vậy” nên người sống cũng cố gắng làm tất cả bằng tấm lòng của mình với người đã khuất bằng cách đốt tiền vàng. Đây cũng là cách để họ tin rằng người thân khi chết đi sẽ được hưởng cuộc sống đầy đủ.

Tuy nhiên đốt vàng mã cần phải đúng cách. Số lượng vàng mã chỉ nên mang tính tượng trưng, không phô trương và đốt đúng nơi, đúng chỗ mới thể hiện được cái tâm của người trần với người đã khuất.

“Đối với nhà mặt phố không nên đốt ngoài đường khói và tro bụi ảnh hưởng đến người đi đường. Nhà chung cư không nên hóa vàng mã ở ban công hoặc các không gian chung như hành lang, sân thượng vừa ảnh hưởng đến hàng xóm vừa không đảm bảo về phòng cháy.

Theo quan niệm của Phât giáo: tâm xuất thì Phật biết. Nếu đã có lò đốt vàng mã chung của cả khu thì nên hóa đúng nơi quy định thì người đã khuất vẫn chứng được cho tấm lòng của người thân mà không sợ mất lộc đi đâu cả”, Nhà nghiên cứu phong thuỷ Kiến trúc sư Phạm Cương khẳng định.

Theo Minh Trang (Khám phá)