Cúng Giao Thừa Đồ Chay / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cỗ Cúng Giao Thừa: Nên Là Cỗ Chay

Đêm Giao thừa, gia chủ nên chuẩn bị 2 mâm cỗ chay cúng ở trong nhà và ngoài sân.

Tết đến xuân về đã mang không khí ấm áp lan tỏa khắp đất trời. Đó cũng là khoảng thời gian người người nhà nhà tất bật sửa sang, mua sắm, chuẩn bị mâm cỗ cúng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và đón chào năm mới.

Cúng Giao thừa trong nhà

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ giáo dục cho biết: “Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc năm mới vừa tới. Nhằm cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đình gặp điều tốt lành trong năm mới sắp đến”.

Thông thường, mâm lễ cúng Giao thừa trong nhà nên là mâm cỗ chay gồm những món như hương, hoa, các loại bánh làm từ gạo nếp gạo tẻ. Lí giải cho điều này, tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh cho hay: “Chiều 30 Tết, gia đình nào cũng đã cúng lễ mặn gồm bánh chưng, giò-chả, xôi gấc, thịt gà,… Vì vậy, tới đêm Giao thừa gia chủ nên cúng đồ chay thể hiện sự thanh cao, thanh sạch trong mâm cỗ”.

Theo quan niệm xưa, trong ngày đầu năm con người kiêng kị việc sát sinh. Mặc dù, gia cầm được giết mổ từ tối 30 Tết nhưng cũng không nên thờ cúng trong thời khắc năm mới. Hơn nữa, việc cúng đồ chay thể hiện sự giản tiện hơn, ít tốn kém và dồn ứ thực phẩm trong ngày Tết.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh cho biết thêm, cúng chiều 30 hay cúng đêm Giao thừa cũng cần có chút tiền vàng tượng trưng, không nhất thiết phải nhiều.

Mâm cỗ cúng đêm Giao thừa nên là cỗ chay

Khi cúng, tất cả các thành viên trong gia đình phải đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên xin các cụ phù hộ đội trì, cầu an khang thịnh vượng và ước muốn sức khỏe tốt.

Cúng Giao thừa ngoài trời

Theo tục lệ cổ truyền, Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (12 vị Hành khiển- Pv). Thời gian đó, họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào bên trong nhà nên bàn cúng các vị được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Vì vậy, cần có thêm bàn thờ cúng ngoài trời trong đêm Giao thừa.

Mâm lễ cúng được bày với lòng thành kính tiễn đưa người Nhà Trời đã cai quản gia đình năm cũ trở về Thiên đình và đón người mới xuống làm nhiệm vụ cai quản Hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc mang tính khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Do vậy, gia chủ nên cúng đồ chay.

” Theo ảnh hưởng của tập tục đạo giáo. Mâm cỗ cúng ngoài trời đêm Giao thừa gồm 9 bông hoa và đồ chay để cúng thiên địa, Thiên binh và Cửu Thiên Huyền Nữ – Ngọc Hoàng “, tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh cho biết.

Cúng Giao Thừa Là Gì? Cúng Giao Thừa Cần Những Gì?

Cúng giao thừa là gì?

Cúng giao thừa (hay còn được gọi là lễ cúng trừ tịch, lễ giao thừa) là lễ cúng được thực hiện đúng vào thời khắc giao thừa – chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Ở nhiều địa phương, lễ cúng này được thực hiện vào giờ Tý (tức là từ 23 giờ đêm tới 1 giờ sáng). Đây chính là khoảnh khắc một giờ của năm cũ và một giờ của năm mới.

Nguồn gốc của lễ cúng giao thừa

Theo quan niệm dân gian, có 12 vị Hành khiển, Phán quan nhà trời, tượng trưng cho 12 con giáp từ Tí đến Hợi, luân phiên nhau xuống trông coi công việc dưới hạ giới. Và cứ sau mỗi chu kỳ 12 năm, việc cai quản hạ giới sẽ quay trở về cho vị Hành khiển đầu tiên.

Các quan nhà Trời cũng có ông Thiện và ông Ác. Ông Thiện chuyên phù hộ, độ trì cho con người, bạn cho họ những điều tốt đẹp, may mắn, còn ông Ác thì lại gây ra lũ lụt, hạn hán, đói kém, mất mùa. Và việc năm đó lành hay dữ đều là do sớ tấu của các quan Hành khiển dâng lên Ngọc Hoàng.

Chính vì thế, đúng lúc nửa đêm khi mà quan Hành khiển cũ và quan Hành khiển mới bàn giao công việc, nhà nhà đều thực hiện lễ cúng để mong các vị Hành khiển có thể dâng lên Ngọc Hoàng những lời tốt đẹp.

Ý nghĩa của việc cúng giao thừa

Lễ cúng giao thừa được xem như lễ cúng để “tống cựu nghinh tân” tức là tiễn những vị thần năm cũ và chào đón những vị thần mới xuống hạ giới cai quản công việc.

Lễ cúng này có ý nghĩa cầu mong các vị Thần linh, gia tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho gia đình được đón một năm mới bình an, hạnh phúc, đón nhận được những điều tốt đẹp, may mắn.

Cúng giao thừa gồm những gì?

Lễ cúng giao thừa sẽ được thực hiện cả ở trong nhà và ở ngoài trời. Vì vậy, mỗi gia đình cần chuẩn bị 2 phần lễ để thực hiện nghi lễ này cho trọn vẹn nhất. Cụ thể, mâm cúng giao thừa sẽ bao gồm các lễ vật như sau:

1 con gà trống luộc (có thể thay thế bằng thủ lợn)

Bánh chưng

Bánh, kẹo, mứt Tết

Trầu cau

1 lọ hoa tươi

Vàng mã

Nhang, đèn, 2 ngọn nến

3 chén rượu

3 chén nước

1 đĩa muối

1 đĩa gạo

1 đĩa xôi

Trái cây cúng giao thừa bao gồm các loại ngũ quả như truyền thống tùy theo phong tục của từng địa phương

Ngoài ra, ở một số địa phương còn có tục lệ thực hiện mâm cơm cúng giao thừa. Các món ăn trong mâm cơm cúng này cũng đa phần là những món ăn truyền thống. Và tùy thuộc điều kiện của từng gia đình mà các món ăn sẽ khác nhau. Tuy nhiên, mâm cơm cúng giao thừa này cũng không bắt buộc bởi chỉ cần có lễ mặn gồm xôi, thịt gà luộc là được rồi. Quan trọng nhất khi thực hiện lễ cúng giao thừa là người chủ gia đình cần ăn mặc chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ và phải thành tâm.

Cúng Giao Thừa Lúc Mấy Giờ? Thắp Hương Giao Thừa Mấy Giờ?

Cúng giao thừa lúc mấy giờ? Thắp hương giao thừa mấy giờ?

Giao thừa là thời khắc chuyển giao từ ngày 30 tháng Chạp – tháng 12 Âm lịch sang ngày mùng 1 tháng Giêng – tháng 1 Âm lịch (với năm thiếu thì sẽ là từ ngày 29 tháng Chạp sang ngày mùng 1 tháng Giêng). Đêm ngày 30 hoặc ngày 29 tháng Chạp còn được gọi là đêm trừ tịch. Đêm trừ tịch mang ý nghĩa là để trừ hết những điều không may mắn của năm cũ để đón những điều may mắn hơn khi bước sang năm mới. Vào đêm 30 (hoặc 29), các gia đình Việt thường chuẩn bị một mâm cỗ để thực hiện nghi lễ cúng giao thừa.

Nghi lễ thắp hương giao thừa thường được thực hiện vào giờ chính Tý, tức là đúng 12 giờ đêm ngày 30 (hoặc ngày 29) tháng Chạp, thời khắc chuyển sang mùng 1 Tết của năm mới, để tiễn đưa những vị thần của năm cũ và nghênh đón những vị thần mới. Mỗi gia đình thường chuẩn bị một chiếc bàn được trải một tấm vải trải bàn màu vàng hoặc đỏ (tùy từng gia đình có thể dùng khăn trải bàn hoặc không) để đặt mâm cơm cúng giao thừa. Thông thường, các gia đình sẽ tiến hành cúng giao thừa ngoài trời trước, sau đó sẽ cúng và thắp hương giao thừa trong nhà.

Theo phong tục truyền thống của người Việt xưa, giao thừa là thời khắc mà các vị quan hành khiển sẽ bàn giao các công việc đã thực hiện trong năm vừa rồi. Cúng giao thừa thường được chia làm hai lần cúng là cúng ngoài trời trước và cúng trong nhà sau. Mâm cúng giao thừa ngoài trời có ý nghĩa là để tiễn đưa các vị quan hành khiển và các vị phán quan của năm cũ và nghênh đón các vị thần mới của năm nay. Mâm cúng giao thừa trong nhà mang ý nghĩa là thể hiện sự hiếu thảo và sự biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều gia đình thường gộp cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà thành một mâm cúng cũng được.

Mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời thường gồm các lễ vật như hương, các loại hoa quả, hoa tươi, nến hoặc đèn dầu, trầu cau, gà trống luộc (hoặc thủ lợn luộc), xôi, bánh chưng (hoặc bánh tét), rượu (rượu trắng hoặc rượu vang đỏ) và một số món ăn truyền thống ngày Tết khác (tùy chọn).

Đồ cúng giao thừa trong nhà thường bao gồm các món ăn mặn ngày Tết như bánh chưng (bánh tét), giò chả, xôi gấc, thịt gà luộc, hương, hoa, nến hoặc đèn dầu, trầu cau, bánh kẹo, mứt Tết, rượu, bia (hoặc thêm các loại đồ uống khác), các món ăn mặn ngày Tết khác.

Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm đồ gia dụng, đồ dùng nhà bếp, điện máy – điện lạnh, thiết bị số – phụ kiện, y tế & sức khỏe, mỹ phẩm & làm đẹp… thì bạn hãy truy cập website chúng tôi để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại:

Ý Nghĩa Của Lễ Cúng Giao Thừa:ý Nghĩa Của Lễ Cúng Giao Thừa

Nếu xem giao thừa là khoảnh khắc bắt đầu một năm mới thì ta cũng có thể xem đó là sự kết thúc của một năm cũ. Cho nên giao thừa có nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Cũng vì ý nghĩa đó để hoàn thành việc bàn giao để lại những cái cũ ta có lễ trừ tịch.

Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ chuẩn bị bước qua năm mới. Với ý nghĩa để lại những cái cũ, những cái xui và bắt đầu một năm mới thì ta làm lễ trừ tịch.

Lễ trừ tịch còn có ý để “trừ khử ma quỷ” đó cũng là ý nghĩa của từ “trừ tịch”. Vì thời điểm trừ khử vận xui và đón mừng những điều mới xảy ra ngay vào lúc giao thừa nên còn được gọi là lễ giao thừa.

Theo dân gian lưu truyền thì mỗi một năm đều có một ông (thần) coi khiển việc nhân gian, hết năm thì ông này bàn giao lại cho ông kia cho nên ta sẽ cúng để tiễn ông cũ và đón ông mới.

Lễ trừ tịch (lễ giao thừa) được tiến hành cúng ở ngoài trời vì người xưa hình dung trong lúc cựu vương hành khiển bàn giao trách nhiệm trông coi việc nhân gian cho tân vương luôn có quân đi, quân về trong không trung tấp nập. Do đó việc cúng ngoài trời sẽ giúp “lễ trừ khử tà ma” linh thiêng hơn.

Giây phút cúng giao thừa của các gia đình với hoa quả, xôi gà, bánh trái sẽ được thực hiện ngoài trời, với lòng thành khẩn tiễn người nhà trời cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới cai quản nhân gian trong năm mới.

Cũng vì ý nghĩa việc bàn giao của nhà trời diễn ra trong khẩn trương nên các vị không thế khề khà măm bát trong nhà được và vì thế sẽ không thể chứng giám lòng thành khẩn của gia chủ.

Mâm cúng tiêu biểu

– Gà trống tơ luộc – Bánh chưng – Xôi (gấc). – Trái cây (chuối, quít…) – Đèn nến – Vàng mã (ra tiệm vàng mã hỏi cúng trừ tịch hay cúng giao thừa) – Trầu cau – Rượu/trà (Rượu trước sau đến trà) – Một chiếc mũ chuồn mua của hàng mã, chính là mũ để cúng tế vị thần. – Nhang đèn.