Cúng Gia Tiên Ngày Tết Đoan Ngọ / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

5 Điều Cần Biết Khi Cúng Gia Tiên Dịp Tết Đoan Ngọ

Ngày 5 tháng năm gọi là Đoan Ngọ. Vì chữ “Đoan” có nghĩa là chính, là thẳng, là mở đầu. Có khi gọi là Đoan Ngũ vì có hai số 5. Người ta còn gọi là Đoan Dương hoặc Trùng Ngũ. Gọi là Đoan Dương vì số 5 thuộc dương.

Thời tiết vào dịp mồng 5 tháng năm rất nóng, ở Đông Nam Á châu, đây là thời điểm khí hậu rất nóng, côn trùng và sâu bọ nở ra nhiều, nông dân cần phải tìm cách trừ diệt để bảo vệ cho sự canh tác, trồng trọt. Có lẽ vì sự kiện này mà người ta còn xem Tết Đoan Ngọ là “ngày giết sâu bọ”.

Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là “ngày giết sâu bọ” là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết.

Cách trừ sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ

Theo quan niệm xưa, vào ngày này chúng ta phải giết sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm và giết sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh tro và hoa quả…

Với trẻ em: sáng sớm ngủ dậy khi trẻ còn ở trên giường cho trẻ ăn hoa quả, ít rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Sau đó mới đi rửa mặt mũi, chân tay, đánh răng rửa mặt.

Với người lớn: sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc. Sau đó bước chân ra khỏi giường uống một ít rượu (hoặc ăn một bát rượu nếp) cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.

Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ

Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ gồm:

– Hương, hoa, vàng mã.

– Nước.

– Rượu nếp.

– Các loại hoa quả gồm các loại quả mùa hè như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối…Tuy nhiên mận và vải là hai loại quả không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ.

– Xôi, chè

– Bánh ú tro (còn gọi là bánh tro hay bánh gio).

Cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào?

Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.

Văn khấn Tết Đoan Ngọ

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là:……………………………………………

Ngụ tại:………………………………………………………….

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an.

Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

(Theo Gia đình & xã hội)

Ý Nghĩa Ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ tức ngày 5 tháng Năm Âm lịch, trong truyền thống người Việt là ngày lễ đặc biệt quan trọng. Ngày 5 tháng Năm gọi là Đoan Ngọ. Vì chữ “Đoan” có nghĩa là chính, là thẳng, là mở đầu. Có khi gọi là Đoan Ngũ vì có hai số 5. Người ta còn gọi là Đoan Dương hoặc Trùng Ngũ, vì số 5 thuộc dương.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi bằng một cái tên dân dã hơn: Tết Giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hoá phong phú. Không riêng gì Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan Ngọ. Từ đó cho thấy, Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông và gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Ở Đông Nam Á, thời tiết vào dịp mồng 5 tháng Năm thường rất nóng. Đây là thời điểm khí hậu nóng, côn trùng và sâu bọ sinh nở nhiều, nông dân cần phải tìm cách trừ diệt để bảo vệ cho sự canh tác, trồng trọt. Có lẽ vì sự kiện này mà người ta gọi Tết Đoan Ngọ là “ngày giết sâu bọ”.

Vào ngày Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam, tại nhiều nơi người ta phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị giết chết hết.

Lễ cúng ngày Tết Đoan Ngọ

Ngày Tết Đoan Ngọ đến vào sau vụ mùa. Lúa nếp, bắp đậu và kê khá dồi dào, nông dân nghỉ ngơi lấy sức. Vì thế mà mâm lễ cúng ngày Tết Đoan Ngọ cũng khá phong phú

Đồ cúng Tết Đoan Ngọ cần có:

– Hương, hoa, vàng mã.

– Các loại hoa quả:

Nên Cúng Gia Tiên Tết Đoan Ngọ 5/5 Vào Giờ Nào Là Chuẩn?

Tết Đoan ngọ hay Tết Đoan Dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Việt Nam. Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là Tết giết sâu bọ.

Ngày 5 tháng 5 gọi là Đoan ngọ. Vì chữ “Đoan” có nghĩa là chính, là thẳng, là mở đầu. Có khi gọi là Đoan Ngũ vì có hai số 5. Người ta còn gọi là Đoan Dương hoặc Trùng Ngũ. Gọi là Đoan Dương vì số 5 thuộc dương.

Thời tiết vào dịp mồng 5 tháng năm rất nóng, ở Đông Nam Á châu, đây là thời điểm khí hậu rất nóng, côn trùng và sâu bọ nở ra nhiều, nông dân cần phải tìm cách trừ diệt để bảo vệ cho sự canh tác, trồng trọt. Có lẽ vì sự kiện này mà người ta còn xem Tết Đoan ngọ là “ngày giết sâu bọ”.

Tết Đoan ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là “ngày giết sâu bọ” là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết.

Lễ cúng vào giờ chính Ngọ là tốt nhất

Theo tục lệ ngày xưa, người dân thường cúng Tết Đoan ngọ vào sáng sớm, nhưng thực chất Tết Đoan ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.

Dịp Đoan ngọ (5/5 Âm lịch) là lúc tiết trời oi ả. Đây là lúc chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối.

Vì vậy, người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa.

Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5.

Cách trừ sâu bọ trong ngày Tết Đoan ngọ

Theo quan niệm xưa, vào ngày này chúng ta phải giết sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm và giết sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh tro và hoa quả…

Với trẻ em: sáng sớm ngủ dậy khi trẻ còn ở trên giường cho trẻ ăn hoa quả, ít rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Sau đó mới đi rửa mặt mũi, chân tay, đánh răng rửa mặt.

Với người lớn: sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc. Sau đó bước chân ra khỏi giường uống một ít rượu (hoặc ăn một bát rượu nếp) cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.

Tết Đoan ngọ cúng gì?

Trong dịp Tết này, các gia đình thường làm lễ cúng gia tiên và tùy thuộc vào phong tục của mỗi nhà mà có thể làm cỗ cúng chay hoặc mặn. Ở một số vùng miền sẽ có cách cúng khác nhau, tuy nhiên tất cả đều có những điểm chung nhất.

Vào ngày Tết Đoan ngọ, dân gian Việt Nam thường cúng vào sáng sớm. Nhưng thực chất tiết Đoan ngọ được tiến hành vào giữa trưa ngày 5/5 âm lịch.

Thông thường, mâm cúng vào ngày Tết Đoan Ngọ gồm: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp và các loại hoa quả. Những loại hoa quả thường được dùng là hồng xiêm, mận, dưa hấu, vải, chuối, xôi, chè và đặc biệt là bánh ú tro.

Với đặc tính của ngày lễ là vào tiết trời nóng, lúc chuyển mùa nên sâu bọ cũng có dịp phát triển gây bệnh cho cây cối, con người, nên thời xưa, mọi người tin rằng khi ăn bánh ú tro, trái cây và rượu nếp sẽ giết được sâu bọ.

Linh Nhi (Tổng hợp)

Mâm Cúng Tết Đoan Ngọ

NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm: “Từ ngàn xưa đây vốn là vùng nông nghiệp lúa nước trù phú do các dân tộc Bách Việt gầy dựng nên. Do nằm dọc hai bên chí tuyến bắc, mùa hè ở đầy oi bức, khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. May mắn, người nông dân với nghề lúa nước luôn đòi hỏi phải quan sát thời tiết, cố để tránh tối đa những tác hại của nó và tận dụng hữu hiệu những lợi thế mà tự nhiên mang lại, nhờ vậy phong tục tết Đoan ngọ hình thành, đánh dấu một cột mốc quan trọng của chu kỳ tuần hoàn thời tiết” (Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP HCM, 2004).

Như vậy, có thể thấy, Tết Đoan ngọ xưa là do nhân dân lao động cùng nhau sáng tạo, cùng hưởng thành quả và không ai làm tác giả cụ thể. Nó là thành quả từ trí tuệ của truyền thống nông nghiệp phương Nam của các bộ tộc Bách Việt. Về sau, cùng với việc xâm lấn và mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam sông Dương Tử, Tết Đoan Ngọ được người Hán tiếp nhận và hưởng ứng.

Sự giao thoa và du nhập tự nhiên cùng với chính sách “cưỡng bức văn hóa” của chính quyền đô hộ phương Bắc đã tạo nên một hệ quả tất yếu đó là hình thành diện mạo văn hóa có phần “mới” của Việt Nam trong nhiều thời kì lịch sử sau đó.

Ý NGHĨA TẾT ĐOAN NGỌ

Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi là “Tết diệt sâu bọ” vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết thì dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này hằng năm dân gian có nhiều tục trừ trùng để phòng trừ sâu bệnh.

Vào ngày này, cả làng nhộn nhịp hẳn lên, nhà nào cũng dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên và hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Người Việt thường quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để cầu mong cho một mùa bội thu.

MÂM LỄ CÚNG TẾT ĐOAN NGỌ GỒM

Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.

Các loại hoa quả bao gồm các loại quả mùa hè như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, nhãn…Tuy nhiên mận và vải là hai loại quả thường không thể thiếu trong mâm lễ cúng.

Xôi, chè, bánh ú tro (còn gọi là bánh tro hay bánh gio).

Sau lễ cúng thường là các tục lệ giết sâu bọ. Mọi thành viên trong gia đình cùng nhau ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro… để diệt trừ” sâu bọ”, xua đuổi hết bệnh tật…

PHONG TỤC ĐƯỢC LÀM TRONG DỊP TẾT ĐOAN NGỌ?

Theo tục lệ, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Bởi lẽ, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.

Khoảng thời gian này, người dân ở các vùng thôn quê rủ nhau đi hái lá. Đây là thời khắc có dương khí tốt nhất, là giờ mặt trời toả ánh nắng tốt nhất trong năm. Lá cây cỏ hái được vào giờ này có tác dụng chữa bệnh rất tốt như các bệnh ngứa ngoài da, nhất là các bệnh về đường ruột hay khi cảm mạo, đem những lá thuốc này nấu nước xông giải cảm rất tốt.

Ý NGHĨA ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Dù xã hội phát triển, vận động, có thể nhiều gia đình cho rằng, để giết sâu bọ hay dịch bệnh phải bằng những cách khác mới hiệu quả. Tuy nhiên, bản chất sự hình thành những phong tục văn hóa là hướng về tổ tiên, gia đình, giáo dục lòng biết ơn, thể hiện lối sống trọng quan hệ và trọng tình cảm của người Việt Nam.