Cúng Gia Tiên Ngày Cưới / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Văn Khấn Gia Tiên Ngày Cưới

Văn khấn gia tiên ngày cưới – Văn khấn gia tiên khi cưới gả

Bài văn khán gia tiên ngày cưới – Văn khấn gia tiên khi cưới gả đầy đủ, chính xác nhất. Cách sắm lễ đầy đủ, chính xác. Hôn nhân, cưới hỏi là việc hệ trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Vào ngày cưới gả, hai bên gia đình nhà trai và nhà gái đều phải làm lễ cúng gia tiên để báo cáo về việc sắp có thêm thành viên mới trong gian đình. Trong bài viết này, Webloikhuyen xin chia sẻ tới các bạn bài văn khấn gia tiên ngày cưới đầy đủ, chính xác nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.

Sắm lễ

Lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ là lễ gặp mặt chính thức của hai bên gia đình, được xem là thủ tục cần thiết để ” người lớn ” hai bên gia đình thưa chuyện với nhau.

Lễ vật cần chuẩn bị trong lễ dạm ngõ bao gồm trầu cau, chè thuốc và bánh kẹo với số lượng chẵn. Tùy thuộc vào từng vùng thỉ lễ vật có thể ít hoặc nhiều, nhưng không bao giờ thiếu trầu cau vì các cụ xưa đã có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.

Lễ ăn hỏi

– Đối với nhà trai có thể chuẩn bị 3 – 5 – 7 – 9 – 11 mâm, tùy thuộc vào điều kiện từng gia đình, đối với phong tục người miền Bắc. Đối với người Miền Nam 4 – 6 – 8 – 10 mâm.

Mâm quả gồm: trầu cau, rượu, thuốc lá, bánh ăn hỏi (bánh cốm, bánh phu thê, bánh đậu xanh hay bánh trưng, bánh giầy), chè, mứt sen và các lễ vật khác tùy theo từng gia đình chuẩn bị. Ngoài những đồ lễ trên nhà trai còn cần chuẩn bị hương, hoa quả tươi, bánh kẹo để đặt lên ban thờ Gia thần, Gia tiên. Có những gia đình còn chuẩn bị một mâm cỗ mặn thịnh soạn để cúng.

– Về phần nhà gái, tráp ăn hỏi có thể gồm 3 – 5 – 7 – 9 – 11 tráp nhưng phải là số lẻ và lễ vật trong các tráp phải là bội số của 2. Đồ lễ ăn hỏi không thể thiếu là bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá,… Một số nơi có thể thêm lẵng quả hoặc lợn sữa quay.

Nhà gái sẽ lấy ra một ít vật phẩm từ đồ lễ mà nhà trai mang tới như trầu cau, chè thuốc,… để thắp hương ở bàn thờ tổ tiên, thông báo việc cưới hỏi của con mình.

Lễ cưới

Ở một số vùng như Hà Nội, trước khi đón dâu mẹ chồng sẽ mang một cơi trầu nhỏ sang để thông báo việc nhà trai sắp đón dâu để nhà gái chuẩn bị. Nhiều nơi gọi tục lệ này là lễ “Xin dâu”, sau đó mẹ chồng sẽ về nhà và tránh mặt cô dâu mới cho đến khi cô dâu làm xong lễ ở Gia tiên bên nhà chồng.

Bài văn khấn gia tiên ngày cưới – Văn khấn gia tiên khi cưới gả

Nam Mô A Di Đà Phật ! Nam Mô A Di Đà Phật ! Nam Mô A Di Đà Phật ! – Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn thần. – Con kính lạy tổ tiên họ…. chư vị Hương linh. Tín chủ(chúng) con là: ……………………………… Ngụ tại: ………………………………………………….. Hôm nay là ngày… tháng…. năm……………… Tín chủ chúng con có con trai (con gái) kết duyên cùng ……………….. Con của ông bà: ……………………………………… Ngụ tại: ………………………………………………….. Nay thủ tục hôn lễ đã thành. Xin kính dâng lễ vật, dâng lên trước án. Kính lạy trước linh tọa Ngũ tự Gia thần chư vị Tôn linh, trước linh bài liệt vị Gia tiên, trước Phúc Tổ Di Lai, ông Tơ bà Nguyệt. Xin kính cẩn khẩn cầu: Sinh trai có vợ (nếu là nhà trai), Sinh gái có chồng (nếu là nhà gái), Lễ mọn kính dâng, Duyên lành gặp gỡ, Giai lão trăm năm, Vững bền hai họ, Nghi thất nghi gia, Có con có của. Cầm sắt giao hoà, Trông nhờ phúc Tổ. Giãi tấm lòng thành, xin được phù hộ độ trì. Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật!

Bàn Thờ Gia Tiên Ngày Cưới

Bàn thờ gia tiên ngày cưới thường được trang trí rất trang trọng, nhất là trang trí hoa và mâm ngũ quả. Phong tục của 3 miền Bắc- Trung – Nam cũng có những đặc điểm khác nhau khi trang trí Bàn thờ gia tiên ngày cưới.

MỤC LỤC

Việc chuẩn bị kỹ để trang trí một bàn thờ gia tiên ngày cưới đảm bảo trang trọng, đúng lễ nghi, đủ ánh sáng sẽ góp phần tạo nên hình ảnh đẹp trong những bức ảnh, những thước phim kỷ niệm về ngày trọng đại của đời người.

Bàn thờ gia tiên thể hiện quan điểm và điều kiện sống của gia chủ. Ngày cưới, Bàn thờ gia tiên được trang hoàng đẹp đẽ, trang nghiêm trong ngày cưới chính là thể hiện lòng hiếu kính, biết ơn cha mẹ, ông bà tổ tiên, là nền tảng để xây dựng hạnh phúc vững bền của đôi uyên ương…

2. Bài trí Bàn thờ gia tiên ngày cưới :

2.1 Bàn thờ, bát hương, các đồ thờ trên bàn thờ được lau chùi sạch sẽ, cẩn thận, ánh sáng được tăng cường vừa đảm bảo tính trang nghiêm vừa để có những bức ảnh đẹp kỷ niệm ngày cưới.

2.2 Phía trước bàn thờ được tăng cường thêm một bàn thờ phủ vải đỏ giữa bàn có chữ Hỷ để các đồ lễ cưới kính dâng lên tổ tiên.

Người ta sẽ trang trí thêm biểu tượng song hỷ trên bức tường bên cạnh bàn thờ gia tiên ngày cưới ( biểu tượng của sự chúc phúc) là lời chứng giám của ông bà tổ tiên cho con cháu của mình trong ngày vui, tiếp đó mới đến việc bổ sung, thay mới thêm các vật phẩm thờ cúng tâm linh.

2.3. Hoa tươi và mâm ngũ quả được trang trí cầu kỳ hình long phượng với kích thước phù hợp với không gian bàn thờ và không gian căn phòng thờ.

Hoa để trang trí bàn thờ gia tiên thường được cắm 2 bình đối xứng, số lượng hoa trong mỗi bình nên chọn số chẵn tượng trưng cho ý nghĩa may mắn “có đôi có cặp”, “xứng đôi vừa lứa”. Các loại hoa được lựa chọn là: lay ơn, hoa cúc, hoa hồng, hoa sen, hoa lan,… Chọn hoa cuống còn tươi, chưa nở bung để giữ được lâu, ít rụng cánh. Linh hoạt theo vùng miền, theo mùa để chọn hoa cho phù hợp lễ nghi. Một số loài hoa được hiểu là có ý nghĩa chia ly, hoa trong tang lễ … thì không nên chọn, ví dụ như hoa lily trắng,hoa cúc vạn thọ …

3.Trang trí ban thờ gia tiên ngày cưới giữa 3 miền Bắc – Trung – Nam

3.1 Bàn thờ gia tiên ngày cưới ở miền Bắc

Ở miền Bắc, bàn thờ gia tiên ngày cưới là bàn thờ chính của gia đình.

Khi nhà trai rước được cô dâu về nhà, sẽ mang một phần mâm quả đám cưới của tráp xin dâu, thường gọi là mâm lại quả và không có trầu cau, rượu, về sẽ thắp hương trên bàn thờ.

3.2 Bàn thờ gia tiên ngày cưới ở miền Trung

Lễ cưới hỏi của người miền Trung thường đơn giản, không cầu kỳ với quan niệm “trọng lễ nghi khi tài vật”. Tuy vậy, Bàn thờ gia tiên đám cưới vẫn được chuẩn bị rất chu đáo và cẩn thận.

Đặc biệt là mâm lễ cúng sẽ có đầy đủ trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng và không thể thiếu bánh phu thê. Đàng trai nếu khá giả thì mâm lễ có thêm bánh kem và bánh dẻo chứ không cúng heo quay như nhiều nơi khác.

3.3 Bàn thờ gia tiên ngày cưới ở miền Nam

Với người miền Nam, lễ cưới là một dịp vô cùng quan trọng, yếu tố thẩm mỹ và lễ nghi đều được đặt lên cao. Thường các gia đình sẽ lập một bàn thờ giả ngay tại phòng khách rộng rãi nhất để đảm bảo được sự trang trọng.

Bàn thờ gia tiên ngày cưới sẽ được treo phông đỏ, treo chữ hỷ và cặp câu đối. Cặp lư đồng đã được đánh bóng kỹ trước đó, cặp mâm quả hình long phụng kết tỉ mỉ, bình hoa lớn. Trên bàn thờ cũng có thể để ảnh tổ tiên, ông bà hoặc có thể bỏ trống.

Lễ gia tiên miền Nam còn đặc biệt ở chỗ không thể thiếu một phụ kiện cưới, đó là cặp đèn cầy lớn khắc hình long phụng. Nhà trai sẽ chuẩn bị đôi đèn cầy này đặt trong mâm tráp đem qua nhà gái, nhà gái sẽ chuẩn bị sẵn một cặp chân nến và thắp trên bàn thờ tổ tiên trong ngày đón dâu.

Thông thường, đèn cầy của người theo đạo Phật hoặc không theo đạo là đèn cầy long phụng màu đỏ, đèn cầy của người theo đạo Thiên Chúa thường là màu hồng. Đặc biệt hơn, nếu nhà nào biết cách trang trí thêm trái cây chưng bàn thờ ngày cưới sẽ làm tăng thêm phần trang trọng hơn cho bàn thờ gia tiên ngày cưới của đôi trẻ.

Ngày nay, khi kinh tế phát triển , nghi thức lễ cưới ngày nay đã được giản lược đi rất nhiều phù hợp với điều hiện sống hiện đại. tuy nhiên Lễ gia tiên được thự hiện với việc trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới một cách cẩn thật , trang trọng là một phần không thể thiếu và vẫn được duy trì, giữ vững qua thời gian. Nghi lễ này thể hiện sự kính trọng với tổ tiên, nguồn cội và cũng góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ GIÀNH THỜI GIAN ĐỌC CHUYÊN SAN NÀY, KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH VÀ GIA ĐÌNH: MẠNH KHỎE – PHÚ QUÝ THỌ KHANG NINH !

CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ NGHỆ HẢI MINH

Số 1, khu 2 Cụm CN làng nghề xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

ĐT: 0918 653 838 , Email : mnhm@mynghehaiminh.vn

http://mynghehaiminh.vn , http://facebook.com/my.nghe.hai.minh.vn

Trình Tự Lễ Gia Tiên Trong Ngày Cưới

THÔNG TIN VÀ TRÌNH TỰ LỄ GIA TIÊN TRONG NGÀY CƯỚI

Tại nhà trai – Chuẩn bị trước khi đi đón dâu:

? Cha mẹ hoặc bậc trưởng thượng sẽ là người chuẩn bị, kiểm tra, sắp xếp lại các mâm quả – sính lễ. Sau đó, đậy nắp ngay ngắn cho các mâm quả, phủ khăn vải đỏ.

? Cha hoặc Bác cả trong nhà sẽ thắp nhang đưa cho Chú Rể khấn vái, báo cáo với ông bà tổ tiên, xin phép được xuất gia đi đón dâu về nhà.

? Cha Mẹ hoặc bậc trưởng thượng lần lượt trao các quả cho những nam thanh niên ( phụ rể ), và trao hoa cầm tay cho Chú Rể.

✨✨ Tại nhà gái – Khi đoàn nhà trai đã đến trước cổng:

? Nhà trai sắp xếp thứ tự ngay ngắn, chỉnh tề đội ngũ khoảng 100-200m trước khi vào nhà gái. Hoặc tuỳ điều kiện đường xá mà khoảng cách này có thể thay đổi.

? Thứ tự sắp xếp của nhà trai sẽ là ông bà đi đầu tiên, sau đến cha mẹ Chú Rể, và các chú các bác, kế đến là đội bưng mâm quả, sau cùng là bà con họ hàng, bạn bè.

? Ông đại diện nhà trai (còn gọi là Chủ Hôn nhà trai) và người bưng khay trầu rượu (thường gọi là rể phụ) đi phía trước để xin phép ông đại diện nhà gái

? Ông đại diện nhà gái đồng ý. Sau đó rể phụ rót ra hai ly rượu để hai ông đại diện cụng ly, uống rượu và bắt tay nhau

? Đoàn nhà trai theo thứ tự đã sắp xếp trước di chuyển đến trước cổng nhà gái. Tiến hành nghi thức trao mâm quả giữa đội bưng quả nam và đội đỡ quả nữ.

? Đoàn nhà trai bước qua cổng nhà gái. Các cô gái đỡ quả đi vào sau đoàn nhà trai.

✨✨ Tại nhà gái – Khi nhà trai đã nhập gia, chuẩn bị làm lễ

? Ông đại diện nhà trai xin phép nhà gái để trình mâm quả – sính lễ và ý nghĩa của sính lễ nếu có.

? Ông đại diện nhà trai xin phép cho mời Cô Dâu ra mắt hai họ. Nhà gái đưa quả về sau nhà và chia quả để chuẩn bị “lại quả” cho nhà trai.

? Mẹ hoặc Dì sẽ dẫn Cô Dâu từ nhà trong đi ra. Cô Dâu ra mắt, cúi chào hai họ. Chú Rể tiến đến đỡ Cô Dâu và trao hoa cầm tay.

? Cô Dâu – Chú Rể đứng giữa trao nhẫn cưới trước sự chứng kiến của hai gia đình. Đồng thời, Mẹ chồng hoặc bậc nữ trưởng thượng nhà gái trao nữ trang cho Cô Dâu: dây chuyền, bông tai…

? Tiến hành nghi lễ gia tiên tại họ nhà gái:

Trước khi cô dâu về nhà chồng, cả chú rể và cô dâu phải lên làm lễ thắp hương trên bàn thờ tổ tiên.

– Thành phần tham gia: Bố mẹ cô dâu hoặc đại diện gia đình nhà gái và cô dâu chú rể.

– Lễ vật thắp hương: Nhà trai phải chuẩn bị trầu cau để xin dâu, đồng thời cũng để thắp hương trên bàn thờ nhà gái.

Người miền Nam quan niệm, khi thắp đèn cầy (nến) trên bàn thờ như vậy, hạnh phúc của đôi trẻ cũng sẽ hạnh phúc, ấm áp như ngọn lửa đèn cầy.

Nhà trai bắt buộc phải chuẩn bị một đôi đèn cầy (nến) có khắc hình long phụng để thắp trên bàn thờ nhà gái. Họ quan niệm, khi thắp đèn cầy (nến) trên bàn thờ như vậy, hạnh phúc của đôi trẻ cũng sẽ hạnh phúc, ấm áp như ngọn lửa đèn cầy

Gia đình nhà gái cũng sẽ chuẩn bị hai chân đèn để cắm đèn cầy.

– Nghi thức: Bố cô dâu hoặc đại diện nam giới trong họ nhà gái sẽ là người thắp hương, lên đèn trên bàn thờ, đồng thời cũng là người đọc bài khấn trước tổ tiên.

? Sau đó, Cô Dâu – Chú Rể mời trà Cha mẹ và các bậc trưởng thượng. Trong lúc này, gia đình nhà gái sẽ trao quà cho hai vợ chồng.

? Hai gia đình ăn bánh, uống một vài tuần trà, chờ đến giờ tốt để xuất giá. Ông đại diện nhà trai xin phép được đón dâu và rót rượu mời ông đại diện nhà gái. Hai ông đại diện bắt tay chào nhau.

? Tiến hành nghi thức “lại quả” ( trả quả, thường nhà gái sẽ giữ lại một nửa số lễ nhà trai mang qua sau đó nhà trai mang một nửa về) . Hai gia đình xuất phát. Trước đó nhà trai phải chuẩn bị xe cho gia đình nhà gái theo số lượng người đưa dâu.

✨✨ Tại nhà trai: Khi đã đón Cô Dâu về nhà

? Mẹ chồng (hoặc bậc nữ trưởng thượng) dắt tay Cô Dâu từ ngoài xe hoa vào trong nhà.

? Hai gia đình ổn định chỗ ngồi. Nhà trai phục vụ trà – bánh mời nhà gái.

? Tiến hành làm Lễ Gia Tiên tại họ nhà trai:

– Thành phần tham gia: Một số gia đình chỉ có bố mẹ chú rể và đôi uyên ương tham gia vào lễ thắp hương trên bàn thờ. Tuy nhiên, một số gia đình khác lại sửa soạn một bàn thờ nhỏ đặt trong phòng khách để tượng trưng cho bàn thờ gia tiên và tất cả thành phần đoàn đưa, rước dâu đều được chứng kiến nghi lễ này.

– Lễ vật thắp hương: Nhà trai sẽ chuẩn bị sẵn mâm ngũ quả, gà luộc hoặc cầu kỳ hơn, có thể đặt mâm trái cây hình long phụng để bàn thờ thêm đẹp mắt.

– Nghi thức: Bố chú rể hoặc đại diện nam giới trong họ nhà trai cũng sẽ là người thắp hương, lên đèn trên bàn thờ và đọc bài khấn báo cáo tổ tiên. Cô dâu chú rể sẽ làm theo sự hướng dẫn của cha mẹ hoặc người đại diện.

? Cô Dâu – Chú Rể mời trà rượu Cha Mẹ và các bậc trưởng thượng. Nhà trai trao quà cho Cô Dâu – Chú Rể.

? Ông đại diện thông báo hoàn thành Lễ Rước Dâu. Nhà trai có thể mời nhà gái ăn tiệc trưa hoặc hai gia đình cùng dùng trà – bánh và nói chuyện để thắt chặt tình thông gia

Sưu tầm nhiều nguồn

Điều Không Thể Thiếu Ở Lễ Gia Tiên Ngày Cưới

Lễ gia tiên là nghi thức cô dâu chú rể thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, để tỏ lòng nhớ tới những dòng tộc và cũng là phong tục không thể thiếu trong đám cưới truyền thống.

1. Thời điểm lễ gia tiên

– Trong ngày cưới, nghi thức này tiến hành ở cả lễ ăn hỏi và lễ cưới.

– Với đám hỏi, lễ gia tiên chỉ diễn ra tại nhà gái, khi đó cô dâu chú rể sẽ thắp hương ở bàn thờ nhà gái. Tới ngày cưới, lễ gia tiên sẽ tiến hành ở cả hai gia đình.

– Trong cả lễ ăn hỏi và lễ cưới, nghi thức gia tiên thường diễn ra cuối cùng, sau khi nhà trai và nhà gái đã thưa chuyện xong cũng như đồng ý về việc cưới hỏi.

2. Thành phần tham gia

– Lễ gia tiên diễn ra tại nhà nào thì phụ huynh của gia đình sẽ đưa cô dâu chú rể lên phòng thờ và thắp hương. Ví dụ, với lễ gia tiên ở nhà gái, bố mẹ cô dâu sẽ cùng đôi uyên ương thực hiện nghi lễ báo cáo với tổ tiên.

3. Lễ vật không thể thiếu

– Trong đám cưới và đám hỏi, nhà trai đều phải chuẩn bị một lễ vật nhỏ, gồm trầu cau, phong bì lễ đen (là lễ vật tiền hoặc vàng) để mang tới nhà gái thắp hương.

– Nhà gái cũng cần chuẩn bị mâm ngũ quả và làm mâm cơm cúng đặt lên bàn thờ giống như lễ vật tại các

– Với lễ gia tiên ở miền Nam, đôi đèn cầy lớn chạm khắc hình long phụng là vật phẩm quan trọng, không thể bỏ qua. Cặp đèn cầy này cũng phải do nhà trai chuẩn bị. Gia đình nhà gái cũng sẽ chuẩn bị hai chân đèn để cắm đèn cầy. Để chân và đèn cầy khớp nhau, hai nhà nên thống nhất trước kích cỡ, để khi làm lễ gia tiên không mắc phải những điều sai sót. Người miền Nam quan niệm, khi thắp đèn cầy (nến) trên bàn thờ như vậy, hạnh phúc của đôi trẻ cũng sẽ hạnh phúc, ấm áp như ngọn lửa đèn cầy.

– Trong lễ đón dâu, khi tân nương mới về nhà chồng, gia đình chú rể sẽ chuẩn bị một mâm quả, xôi, gà luộc hoặc cầu kỳ hơn, có thể đặt mâm trái cây hình long phụng để bàn thờ thêm đẹp mắt và làm lễ vật thắp hương.

4. Nghi thức lễ gia tiên

– Tại cả nhà gái và nhà gái: Bố cô dâu, chú rể hoặc đại diện nam giới trong họ sẽ là người thắp hương, lên đèn trên bàn thờ, đồng thời cũng là người đọc bài khấn trước tổ tiên. Bài khấn này thường được các gia đình xin tại chùa. Cô dâu chú rể sẽ làm theo sự hướng dẫn của cha mẹ hoặc người đại diện.

Để lễ gia tiên diễn ra suôn sẻ hai gia đình cần chuẩn bị các lễ vật chu đáo và sửa soạn, dọn dẹp bàn thờ cũng như hướng dẫn đôi uyên ương trẻ các bước trong nghi lễ để mọi công việc diễn ra chu đáo, trang trọng.